Đề thi học kì 1 Môn Vật lý 10

3 499 4
Đề thi học kì 1 Môn Vật lý 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TH – THCS – THPT BÙI THỊ XUÂN ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC KÌ I KHỐI 10 MÔN: VẬT LÝ Thời gian làm bài:45 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 105 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Trong công thức định luật Húc thì k là: A. Độ biến dạng lò xo. B. Độ cứng lò xo. C. Giới hạn đàn hồi. D. Chiều dài tự nhiên của lò xo. Câu 2: Hai lò xo có độ cứng K 1 > K 2 . Hỏi lò xo nào khó biến dạng hơn? A. Lò xo K 1 B. Lò xo K 2 C. Như nhau D. Chưa kết luận được Câu 3: Chọn phát biểu Sai với lực đàn hồi? A. Tỷ lệ thuận độ biến dạng. B. Xuất hiện khi vật bị biến dạng. C. Luôn là lực kéo. D. Ngược hướng biến dạng. Câu 4: Một vật có khối lượng m= 0,7 Kg được treo vào một lò xo có độ cứng K = 100 N/m. Cho g=10m/s 2 . Hỏi lò xo dãn ra một đoạn là bao nhiêu? A. 0,05 m. B. 0,02 m. C. 0,07 m. D. 0,01 m. Câu 5: Một chất điểm chuyển động tròn đều được 1800 vòng trong 5 phút. Tần số chuyển động của chất điểm là: A. 8 Hz B. 80 Hz C. 60 Hz D. 6 Hz Câu 6: Chọn đáp án đúng. Mô men lực có biểu thức? A. M = F/d B. M = d/F C. M = F.d D. M = F.d 2 Câu 7: Một người gánh một thùng gạo nặng 200 N và một thùng khoai nặng 150 N. Đòn gánh dài 1,5 m. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh, vai người đó phải đặt ở điểm cách thùng gạo một đoạn l và phải chịu một lực là: A. l = 0,64 m ; F = 350 N. B. l = 0,86 m ; F = 200 N. C. l = 1 m ; F = 150 N. D. l = 0,5 m ; F = 50 N. Câu 8: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống đất. Tính vận tốc của vật khi chạm đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do bằng g = 9,8m/s 2 . A. v = 19,6 m/s. B. v= 9,8 m/s. C. v = 16 m/s. D. v = 15 m/s. Câu 9: Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng K = 100 N/m để nó giãn ra được 15 cm? A. 15 N B. 50 N C. 10 N D. 100 N Câu 10: Khối lượng của một vật có các tính chất nào sau đây? A. Biểu thị cho mức quán tính của vật. B. Biểu thị cho lượng chất chứa trong vật. C. Là đại lượng dương, có tính cộng được. D. Các đáp án nêu ra đều đúng. Câu 11: Một vật có trục quay cố định. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực là 2 m. Lực tác dụng làm vật quay là 15 N. Tìm mômen lực: A. 10N.m B. 30N.m C. 40N/m D. 20N/m. Câu 12: Giá trị của hằng số hấp dẫn là: A. G=6,67.10 -11 Nm 2 /kg 2 . B. G=6,86.10 -11 m 2 /kg 2 . C. G=6,67.10 -21 Nm 2 /kg 2 . D. G=6,86.10 -10 Nm 2 /kg 2 Câu 13: Chọn câu trả lời đúng. Đây là phát biểu của định luật nào: “Gia tốc của một vật thu được tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật” A. Định luật I Niutơn. B. Định luật II Niutơn. C. Định luật III Niutơn. D. Định luật bảo toàn động lượng. Câu 14: Một chiếc xe đang đứng yên, có khối lượng 200 Kg, chịu tác dụng một lực F = 500 N. Hỏi gia tốc mà xe thu được ? Trang 1/3 - Mã đề thi 105 A. 5 m/s 2 . B. 3 m/s 2 . C. 2,5 m/s 2 . D. 2 m/s 2 . Câu 15: Gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có: A. Hướng không đổi. B. Chiều không đổi. C. Độ lớn không đổi D. Phương không đổi. Câu 16: Một vật có khối lượng 5 Kg trượt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát trượt là 0,3. Tính lực ma sát trượt ? Cho g = 10 m/s 2 . A. 5 N. B. 3 N. C. 10 N. D. 15 N. Câu 17: Hợp lực của hai lực song song cùng chiều: A. Cả A, B, C. B. Song song với hai lực đó. C. Có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực đó. D. Cùng chiều với hai lực thành phần. Câu 18: Một giọt nước rơi từ độ cao 5 m xuống, cho g = 10m/s 2 . Thời gian vật rơi tới mặt đất là bao nhiêu? A. 2s. B. 5 s. C. 4s. D. 1s Câu 19: Hệ số mát sát trượt phụ thuộc vào: A. Vật liệu. B. Độ lớn của áp lực. C. Tình trạng của hai mặt tiếp xúc. D. Vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. Câu 20: Gia tốc trọng trường trên Sao Hỏa là 8,7 m/s 2 . So với trên Trái Đất, một phi hành gia trên Sao Hỏa sẽ có khối lượng và trọng lượng như thế nào so với trên Trái Đất? A. Khối lượng giảm, trọng lượng không đổi. B. Khối lượng nhỏ hơn và trọng lượng nhỏ hơn. C. Khối lượng nhỏ hơn và trọng lượng lớn hơn. D. Khối lượng không đổi, trọng lượng giảm. Câu 21: Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ có khối lượng 70 Kg khi người đó ở trên Mặt Trăng có gia tốc rơi g MT = 1,7 m/s 2 là? A. 100 N B. 119 N C. 110 N D. 125 N. Câu 22: Khi tăng khối lượng cả hai vật lên 2 lần, giữ nguyên khoảng cách giữa chúng thì lực hấp dẫn: A. Giảm 4 lần. B. Tăng 2 lần. C. Không đổi. D. Tăng 4 lần. Câu 23: Một vật đang chuyển động với vận tốc 5 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì : A. Vật dừng lại ngay. B. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 5 m/s. C. Vật đổi hướng chuyển động. D. Vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại. Câu 24: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: A. S = v 0 t + 1 2 at 2 . B. x = x 0 + v 0 t + 1 2 at 2 . C. x = x 0 + v 0 t + at. D. x = x 0 - v 0 t + 1 2 at 2 . Câu 25: Chuyển động thẳng chậm dần điều là chuyển động có A. vận tốc không đổi, gia tốc giảm đều. B. vận tốc giảm đều, gia tốc giảm đều. C. vận tốc không đổi, gia tốc không đổi. D. vận tốc giảm đều, gia tốc không đổi. Câu 26: Gia tốc là một đại lượng: A. Đại số, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc. B. Véctơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc. C. Đại số, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động. D. Véctơ, đặc trưng cho sự biến đổi của quãng đường. Câu 27: Tại sao các cây cầu lớn người ta phải làm vòng lên ? A. Giảm diện tích. B. Giảm lực ma sát. C. Giảm áp lực của xe lên cây cầu D. Giảm trọng lượng. Trang 2/3 - Mã đề thi 105 Câu 28: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc v 0 = 36 km/h thì tăng tốc, sau 5 s vận tốc là v = 72 km/h. Gia tốc của ôtô là: A. a = - 2 m/s 2 . B. a = 2 m/s 2 . C. a = 5 m/s 2 . D. a = 6,7 m/s 2 . Câu 29: Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào: A. Tình trạng bề mặt tiếp xúc. B. Tính chất vật liệu bề mặt tiếp xúc. C. Diện tích bề mặt tiếp xúc. D. Áp lực của vật tác dụng lên bề mặt tiếp xúc. Câu 30: Đặc điểm nào đúng với lực ma sát trượt: A. Lực luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt lên nhau và có hướng ngược chiều chuyển động của vật. B. Lực xuất hiện chỉ trên vật chuyển động trên mặt đường. C. Lực xuất hiện khi vật chịu tác dụng của ngoại lực mà nó vẫn đứng yên. D. Lực xuất hiện khi trái banh chuyển động trên mặt sàn. Câu 31: Hai vật có khối lượng m 1 > m 2 rơi tự do tại cùng một điểm. Gọi t 1 và t 2 tương ứng là thời gian từ lúc rơi đến lúc chạm đất của vật thứ nhất và vật thứ hai. Bỏ qua sức cản của không khí: A. Thời gian chạm đất t 1 < t 2. B. Thời gian chạm đất t 1 = t 2. C. Không có cơ sở để kết luận. D. Thời gian chạm đất t 1 > t 2 . Câu 32: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều? A. Ngoài các lực cơ học còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm. B. Vật không chịu tác dụng của một lực nào ngoài lực hướng tâm. C. Hợp lực của tất cả các lực ngoài tác dụng lên vật là lực hướng tâm. D. Hợp lực của các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát. Câu 33: Khi vật chuyển động tròn đều thì: A. Vectơ vận tốc không đổi. B. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm. C. Vectơ vận tốc luôn hướng vào tâm. D. Vectơ gia tốc không đổi. Câu 34: Gọi F 1 , F 2 là hai lực tác dụng vào vật có trục quay cố định. Gọi d 1 , d 2 lần lượt là cánh tay đòn của hai lực F 1 , F 2 . Để vật ở trạng thái cân bằng thì: A. F 1 d 1 = F 2 d 2 B. F 1 /d 1 = F 2 /d 2 C. F 1 d 2 = F 2 d 1 D. F 1 /F 2 = d 1 /d 1 Câu 35: Biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn là: A. F hd = ma. B. F hd = G 2 r M . C. F hd = G 1 2 2 m m r . D. F hd = G 1 2 m m r . Câu 36: Công thức tính vận tốc khi vật chạm đất trong chuyển động rơi tự do A. v = 2gh . B. v = gh . C. v= gh. D. v = 2h . Câu 37: Một người gánh hàng, một đầu nặng, một đầu nhẹ hơn. Hỏi vai người này phải đặt gần đầu nào hơn để đòn gánh cân bằng? A. Đầu nặng. B. Đầu nhẹ. C. Ở chính giữa. D. Đầu nào cũng được. Câu 38: Một quả bóng, khối lượng 0,3 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 240 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,01 s. Quả bóng bay đi với tốc độ. A. 0,01 m/s. B. 24 m/s. C. 8m/s. D. 0,3 m/s. Câu 39: Chu kỳ trong chuyển động tròn đều là: A. Thời gian vật di chuyển. B. Thời gian vật chuyển động. C. Số vòng vật đi được trong 1 giây. D. Thời gian vật đi được một vòng. Câu 40: Câu nào đúng ? Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niu tơn A. Tác dụng vào cùng một vật. B. Tác dụng vào hai vật khác nhau. C. Không cần phải bằng nhau về độ lớn. D. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 105 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TH – THCS – THPT B I THỊ XUÂN ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC KÌ I KH I 10 MÔN: VẬT LÝ Th i gian làm b i: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 10 5 Họ, tên thí sinh: Số. 20N/m. Câu 12 : Giá trị của hằng số hấp dẫn là: A. G=6,67 .10 -11 Nm 2 /kg 2 . B. G=6,86 .10 -11 m 2 /kg 2 . C. G=6,67 .10 - 21 Nm 2 /kg 2 . D. G=6,86 .10 -10 Nm 2 /kg 2 Câu 13 : Chọn câu trả l i đúng chậm dần i u là chuyển động có A. vận tốc không đ i, gia tốc giảm đều. B. vận tốc giảm đều, gia tốc giảm đều. C. vận tốc không đ i, gia tốc không đ i. D. vận tốc giảm đều, gia tốc không đ i. Câu

Ngày đăng: 31/07/2015, 20:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan