Chiến lược phát triển trường cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

108 614 0
Chiến lược phát triển trường cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Con người luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Từ kết quả thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010, Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XI đã thông qua định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 như sau: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghi ệp theo hướng hiện đại; chính trị-xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”. Từ mục tiêu tổng quát, các mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng đã được xác định trong đó có giáo dục và đào tạo: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ phải đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân”. Để thực hiện các mục tiêu chủ yếu được nêu trong định hướng, cần phải có những khâu đột phá chiến lược, mà khâu giữ vai trò then chốt là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân”. Là một sơ sở đào tạo, Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình về cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Để làm được điều đó, bên cạnh việc tổ chức giảng dạy, học tập, Nhà trường phải có được một Chiến lược xây dựng và phát triển theo từng giai đoạn. Nội dung Chiến lược sẽ là cẩm nang giúp cho Lãnh đạo Nhà trường quản lý, điều hành để đạt được các mục tiêu đặt ra từ nay đến năm 2020. Với mong muốn đóng góp một 2 phần vào việc xây dựng chiến lược cho Trường trong thời gian tới, người viết mạnh dạn chọn đề tài: “Chiến lược phát triển trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên c ứ u * Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá một cách khá toàn diện về thực trạng hoạt động của trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP.Hồ Chí Minh , tìm ra những lợi thế, những yếu kém, những cơ hội và những đe dọa, t ừ đề xuất chiến lược phát triển Trường đến năm 2020, mốc thời gian mà Nhà nước đã đặt ra là chuy ể n Việt Nam thành nước công nghi ệ p. * Nội dung nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu trên đây, luận văn thực hiện các nội dung nghiên cứu cụ thể sau: Thứ nhất, tìm hiểu và hệ thống hóa một số lý luận chung về chiến lược cũng như chiến lược trong các trường cao đẳng Thứ hai, đánh giá thực trạng năng lực và các nguồn lực bên trong Trường. Từ đó rút ra các điểm mạnh mà Trườ ng cần phát huy và những điểm yếu Trường cần cải thiện. Thứ ba, đánh giá môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó nhận dạng những cơ hội Trường cần tận dụng và các nguy cơ, thách thức mà Trường cần khắc phục. Thứ tư, đưa ra mục tiêu, chiến lược hoạt động cho trường đến năm 2020 Thứ năm, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện chiến lược hoạt động đã đề ra. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo, kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. 3 Phương pháp nghiên cứu định tính trước hết được sử dụng để hệ thống cơ sở lý luận về chiến lược phát triển bằng việc phân tích và hệ thống các lý thuyết có liên quan, để phân tích môi trường hoạt động của trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh qua các phương pháp phân tích, so sánh và mô tả tính chất của môi trường và để mô tả các chiến lược phát triển. Dữ liệu sử dụng để phân tích trong phương pháp này chủ yếu là dữ liệu thứ cấp. đó. Phương pháp định lượng chủ yếu được sử dụng để thiết lập ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) và ma trận hoạch định chiến lược định lượng (QSPM) . 3. Ý nghĩa khoa học và thực t iễ n của đề t à i : ! Ý nghĩa khoa học: Trong nền kinh tế thị trường, chiến lược có tính quyết định đến sự thành bại của một tổ chức. Muốn tồn tại và phát triển thì tổ chức nào cũng cần phải có một chiến lược tốt và hiệu qu ả . Có nhi ề u cách tiếp cận để xây dựng chiến lược cho một tổ chức. Đề tài nghiên cứu có một ý nghĩa khoa học là tổng hợp lý luận đã có t ừ nhi ề u nguồn khác nhau để xây dựng một qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh cho một trường cao đẳng một cách cơ bản nhất, dễ hiểu và dễ sử dụng. ! Ý nghĩa thực ti ễ n : Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh được áp dụng để xây dựng chiến lược phát triển trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, đó là một trường cao đẳng chỉ vừa được thành lập không lâu (10/2008), trước đó việc xây dựng chiến lược kinh doanh chưa được quan tâm. Đó cũng là tình trạng chung của nhiều trường cao đẳng vừa được nâng cấp. Do đó đề tài cũng có thể áp dụng xây dựng chiến lược kinh doanh cho các trường Cao đẳng khác có đặc điểm tương t ự . 4 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG 1.1. Tổng quan về chiến lược 1.1.1. Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh Theo Fred R.David: “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn”. Theo Bruce Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập tập đoàn tư vấn Boston thì: “Chi ế n lược là sự tìm kiếm th ậ n trọng một kế ho ạ ch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”. Theo giáo sư Alfred Chandler thuộc trường đại học Havard định nghĩa: “Chi ế n lược kinh doanh là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghi ệ p, cách lựa chọn phương hướng hành động và phân bổ tài nguyên nh ằ m thực hiện các mục tiêu đó” Theo Fred R.David thì: “Chiến lược kinh doanh là một định hướng có tính tổng quát, dài hạn để vươn tới mục tiêu nhất định, là sự hoạch định quản lý dài hạn của doanh nghiệp. Nó chỉ rõ doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt động ra sao để theo đuổi sứ mệnh lịch sử của nó” Tóm lại, t rong môi trường cạnh tranh hiện nay, có thể nói chiến lược kinh doanh chính là việc xác định mục tiêu kinh doanh, lập kế họach và phân bổ nguồn lực của tổ chức để tạo ra lợi thế cạnh tranh nh ằ m đạt được mục tiêu đã đề ra một cách tốt nh ấ t. 1.1.2. Nội dung chủ yếu của một chiến lược kinh doanh Theo Fred R.David , một chiến lược kinh doanh bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Xác định phạm vi dòng sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn để tham gia thị trường 5 - Phạm vi địa lý mà doanh nghiệp sẽ cố gắng để phục vụ - Các hoạt động mang tính cạnh tranh và mức độ mà doanh nghiệp sẽ huy động và sử dụng các hoạt động đó - Các nguồn lực sẽ được huy động, sử dụng cho các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp và hiệu quả thực hiện các mục tiêu đối với các vấn đề như giành thị phần, sự tăng trưởng và khả năng tạo ra lợi nhuận, - Các hoạt động xã hội mà doanh nghiệp cam kết sẽ tham gia. 1.1.3. Vai trò của chiến lược - Giúp tổ chức xác định sứ mạng và mục tiêu, lựa chọn phương hướng để đạt được mục tiêu và cho biết vị trí của tổ chức trong quá trình thực hiện mục tiêu. Do đó, giúp các nhà quản trị và nhân viên biết được các công việc cần làm để đạt được mục tiêu. - Giúp tổ chức thấy rõ cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài, cùng với những các điể m mạnh và điểm yếu của nội bộ tổ chức ở hiện tại và tương lai để phát huy những điểm mạnh, hạn chế các điểm yếu nhằm tận dụng được cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ cho tổ chức. - Giúp tổ chức đưa ra các quyết định để đối phó phù hợp với môi trường hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động, đưa tổ chức đi lên. - Giúp tổ chức lựa chọn lợi thế cạnh tranh thích hợp trong môi trường hoạt động luôn thay đổi, tìm ra cách tồn tại và tăng trưởng để nâng cao vị thế cạnh tranh của tổ chức. 1.1.4. Các c h i ế n lược đơn vị kinh d o a nh 1.1.4.1. Các c h i ế n lược cạnh tranh theo Michael P o r te r :  Chiế n lược dẫn đầu nhờ phí thấp: Là chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh nhờ chi phí thấp, sử dụng chi phí thấp để định giá dưới mức giá của các đối thủ cạnh tranh nh ằ m thu hút số đông khách hàng nhạy cảm với giá cả để gia tăng l ợ i nhu ậ n.  Chiế n lược khác biệt hóa: Là chiến lược tạo ra sản phẩm dịch vụ và các chương trình Marketing khác biệt rõ rệt so với đối thủ cạnh tranh nh ằ m thu hút khách hàng.  Chiế n lược hỗn hợp: kết hợp chi phí thấp hợp lý với khác biệt hóa 6 1.1.4.2. Các c h i ế n lược cạnh tranh dành cho các đơn vị kinh doanh theo vị trí t h ị phần trên thị t r ư ờ n g : Trong quá trình kinh doanh, mỗi đơn vị chi ế m được vị trí khác nhau trên th ị trường, do đó mỗi đơn vị có chiến lược riêng phù hợp vị trí của mình. * Chiế n lược dành cho các đơn vị kinh doanh dẫn đầu thị t r ườ ng : Trong mỗi ngành kinh doanh đều có đơn vị kinh doanh được xem là dẫn đầu thị tr ư ờ ng, đơn vị này có thị phần lớn nhất và dẫn đầu các đối thủ cạnh tranh. Để giữ vững v ị trí dẫn đầu này thì đơn vị phải có chiến lược riêng, chủ yếu là các chiến l ư ợ c: + Chi ế n lược mở rộng tổng nhu cầu thị t r ườ ng : Là việc khai thác tối đa kh ả năng tiêu thụ sản ph ẩ m bằng các biện pháp như: Tìm kiếm khu vực địa lý mới, tìm kiếm khách hàng mới, phát triển công cụ mới hay khuy ế n khích sử dụng sản ph ẩ m nhi ề u h ơ n,… + Chi ế n lược bảo vệ thị phần: Các đơn vị dẫn đầu thị trường luôn bị đe dọa chi ế m mất vị trí dẫn đầu, do đó cần phải có chiến lược để bảo vệ vị trí dẫn đầu của mình, đó là các chiến lược như: Phòng thủ vị trí bằng cách luôn rà soát để có nh ữ ng chiến lược bảo vệ vị trí của mình, thường dùng các giải pháp như luôn chỉnh đốn các hoạt động để giữ được chi phí thấp, dịch vụ hoàn h ả o,… nh ằ m giữ chân khách hàng; đa dạng hóa sản ph ẩ m để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng hay đổi m ớ i liên tục nh ằ m tăng các giá trị gia tăng cho khách hàng,… - Chi ế n lược phòng thủ bên sườn: Luôn quan tâm bảo vệ những điểm y ế u của mình, đó là những điểm dễ bị đối thủ tấn công. - Chi ế n lược phòng thủ phía trước: Chi ế n lược này được thực hiện một cách năng động bằng cách tấn công vào đối thủ trước khi họ có thể t ấ n công mình, để thực hiện cần phải có đội ngũ nhân viên giỏi có khả n ă ng giám sát được đối thủ cạnh tranh - Chi ế n lược phòng thủ phản công: Khi bị tấn công cần phải đưa ra nh ữ ng đòn p hản công để tấn công lại nh ằ m giữ vững vị thế của mình. - Chi ế n lược phòng thủ di động: Được thực hiện bằng cách luôn đổi m ớ i, phát 7 triển sản ph ẩ m mới, thị trường mới, đa dạng hóa,… nh ằ m đề phòng những bất trắc của thị tr ư ờ ng. - Chi ế n lược phòng thủ co cụm: bằng cách tập trung những nguồn lực vào những điểm m ạ nh của mình, không dàn tr ả i. + Chi ế n lược mở rộng thị phần: Các đơn vị dẫn đầu thị trường luôn có l ợ i thế để mở rộng thị phần bằng cách thâu tóm, mua lại các đơn vị đối thủ nhỏ, t ấ n công các đối thủ cạnh tranh y ế u. * Các c h i ế n lược cạnh tranh dành cho các đơn vị kinh doanh thách thức thị t r ư ờ n g : Thường được sử dụng cho các đơn vị đứng thứ hai, ba, bốn,… trên thị tr ư ờ ng nhưng có tiềm lực m ạ nh có thể tấn công đơn vị dẫn đầu và các đơn vị khác để gia tăng thị phần, để thực hiện cần phải xác định rõ mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và l ự a chọn chiến lược tấn công thích hợp, có thể là các chiến lược như tấn công phía trước, tấn công bên sườn, tấn công đường vòng,…. * Các c h i ế n lược dành cho các đơn vị theo sau thị t r ư ờ n g : Đó là các đơn vị yếu không đủ sức để đương đầu với các đơn vị m ạ nh, do đó tìm cách tránh né đi theo sau các đơn vị m ạ nh. Các chiến lược có thể lựa chọn nh ư : mô phỏng hoàn toàn, tức là bắt chước hoàn toàn các đơn vị m ạ nh; mô phỏng một phần, tức là chỉ bắt chước một phần và mô phỏng có cải tiến, tức là bắt chước và có cải tiến cho phù hợp với mình. 1.2. Quản trị chiến lược 1.2.1. Khái niệm về quản trị chiến lược Theo Fred R.David, giáo sư trường đại học Harvard thì: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu môi trường hiện tại cũng như tương lai; từ đó hoạch định các mục tiêu của tổ chức; trên cơ sở đó đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”. 1.2.2. Mô hình quản trị chiến lược 8 Theo Fred R.David thì mô hình quản trị chiến lược được thể hiện qua sơ đồ dưới đây Sơ đồ 1.1: Mô hình quản trị chiến lược (Nguồn: Khái luận về quản trị chiến lược – Fred R.David) 1.2.2.1. Phân tích môi trường hoạt động (bên trong +bên ngoài): Bất kể một doanh nghi ệ p, tổ chức nào cũng đ ặ t trong một môi trường hoạt động nhất định, bao hàm cả các yếu tổ chủ quan (môi trường bên trong) và các yếu tố khách quan (môi trường bên ngoài). Để phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài, chúng ta có thể sử dụng các số liệu có sẵn ho ặ c qua khảo sát nghiên cứu từ bên trong và bên ngoài doanh nghi ệ p. * Phân tích môi trường bên trong (nội bộ) doanh nghiệp: Môi trường nội bộ doanh nghiệp gồm tất cả những yếu tố và hệ thống bên trong doanh nghiệp. Phân tích những yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận diện những điểm mạnh và những điểm yếu cơ bản để trên cơ sở đó mà có hướng phát huy hoặc Phân tích môi trường hoạt động Xác định nh i ệ m vụ hay sứ mạng và m ụ c tiêu Thiết lập và lựa chọn các phương án chiến lư ợ c Thực h i ệ n c h i ế n lược Đánh giá và kiểm tra việc thực hiện chiến lư ợ c 9 khắc phục. Các yếu tố nội bộ cần phân tích như nguồn nhân lực, sản xuất, nghiên cứu và phát triển, tài chính kế toán, marketing … . * Phân tích các yếu tố môi trường bên n go à i: Có thể nói, phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài chính là phân tích c ơ hội và nguy cơ của doanh nghi ệ p. Môi trường các yếu tố bên ngoài có thể phân ra thành hai loại là môi tr ư ờ ng vĩ mô và môi trường vi mô. - Các yếu tố môi trường vĩ mô: Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến sản xu ấ t kinh doanh của doanh nghi ệ p bao gồm các yếu tố như: Kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, khoa học kỹ thu ậ t, - Các yếu tố môi trường vi mô: Chủ yếu là áp lực cạnh tranh, trong nền kinh tế thị trường, doanh nghi ệ p hay gặp phải chính là áp lực cạnh tranh. Theo sơ đồ mô hình năm cạnh tranh của Porter, doanh nghi ệ p luôn phải ch ị u năm áp lực cạnh tranh, bao gồm: áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại trong ngành; áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn ; áp lực từ quyền mặc cả của khách hàng; áp lực từ nhà cung cấp và áp lực từ sự đe dọa của sản ph ẩ m hay dịch vụ thay thế. Sơ đồ 1.2. Sơ đồ mô hình n ă m cạnh tranh của Michael Porter (Nguồn: Khái luận về quản trị chiến lược – Fred R.David) 10 Trên cơ sở phân tích các yếu tố môi trường, chúng ta lập ra bảng tổng hợp các nhân tố môi trường. Bảng tổng hợp các nhân tố môi trường có kết cấu kiểu ma trận, trong đó các hàng ghi các nhân tố ảnh hưởng còn các cột mô tả tầm quan trọng của nhân tố đến sự phát triển của công ty trong ngành và mức độ tác động của mỗi nhân tố đối với doanh nghiệp. Cột trọng số thể hi ện mức độ phản ứng của công ty đối với yếu tố. Bảng 1.1 : Bảng tổng hợp các nhân tố môi trường (Nguồn: Khái luận về quản trị chiến lược – Fred R.David) Có thể trình bày quá trình đánh giá các nhân tố thông qua các bước cụ thể sau: Bước 1: Lựa chọn các nhân tố quan trọng để đưa vào bảng đánh giá. Bước 2: Phân lọai tầm quan trọng của mỗi yếu tố từ 0,0 đến 1,0. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến sự thành công của công ty trong ngành. Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố. Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm của các yếu tố. Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điể m của ma trận. Các nhân tố (1) Tầm quan trọng (2) Trọng số (3) Điểm tác động (4) Bên ngoài Nội bộ Liệt kê các yếu tố cần đánh giá =0 : không quan trọng =1 : rất quan trọng ( tổng số tầm quan trọng các yếu tố là 1) =4: phản ứng tốt =4: phản ứng rất mạnh Nhân Kết quả Cột (2) và (3) =3: phản ứng khá tốt =3: phản ứng khá m ạnh =2: phản ứng trung bình =2: phản ứng khá yếu =1: phản ứng yếu =1: phản ứng rất yếu [...]... PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Giới thiệu chung về Trường 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 6939/ QĐ - BDGĐT ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở Trường Trung học Giao thông Công chính Tp Hồ Chí Minh Kể từ thời điểm này, Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành. .. dân thành phố Hồ Chí Minh – Trường Công nhân Kỹ thuật được thành lập theo quyết định số 279/QĐ-TC ngày 18/03/1981 của Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh trên cơ sở sát nhập 02 trường, Trường Công nhân Kỹ thuật và Trường Lái xe – Trường Công nhân Kỹ thuật - Nghiệp vụ được thành lập theo quyết định số 14/QĐ-TC ngày 09/04/1983 của Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh trên cơ sở sát nhập 02 trường, trường. .. Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (trước đó Trường chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Giao thông Vận tải TP .Hồ Chí Minh) , chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường hoạt động theo điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Trong hơn 35 năm hình thành và phát triển, Trường đã trải qua các giai đoạn phát triển sau: – Trường Lái xe được thành lập theo quyết... 27/02/1995 của Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất 02 trường: Trường Kỹ thuật Đường thủy và Trường Công nhân Kỹ thuật Đường bộ – Trường Trung học Giao thông – Công chánh được nâng cấp theo quyết định số 4946/QĐ-UB-QLĐT ngày 23/09/1998 của Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh từ Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Giao thông - Công chánh – Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải được nâng cấp theo quyết định... 2013-2014 Năm học Do Trường chỉ mới được phép tuyển sinh hệ cao đẳng từ năm học 2009-2010 và tuyển sinh hệ cao đẳng liên thông từ tháng 4 năm 2010, nên mãi đến năm học 2011- 36 2012 mới có 80 sinh viên hệ cao đẳng liên thông (thời gian đào tạo 1,5 năm) khóa đầu tiên tốt nghiệp, chiếm tỷ lệ 80/114 = 70,18% và đến đầu năm học 2012-2013, khóa sinh viên cao đẳng hệ chính quy đầu tiên và khóa sinh viên hệ cao đẳng. .. nhiệm vụ 2.1.2.1 Chức năng - Trường Cao đẳng Giao Thông Vận Tải là cơ sở đào tạo công lập, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân; chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh, Sở Giao thông Vận Tải TP Hồ Chí Minh, đồng thời chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giáo dục; về tiêu chuẩn giảng... 15/10/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ Trường Trung học Giao thông – Công chánh Hiện nay Trường do Ủy ban Nhân thành phố ủy quyền cho Sở Giao thông Vận tải quản lý Từ ngày thành lập đến nay, Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải đã chấp hành nghiêm túc các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thể hiện trên các mặt: – Giữ vững ổn định hoạt động trong Trường: tập thể Ban lãnh đạo đoàn kết... Bên cạnh việc phát triển bền vững công tác đào tạo chính qui, Trường chuyển hướng tuyển sinh, đào tạo từ hệ vừa làm vừa học sang tập trung đầu tư phát triển cho hệ liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng 33 Đồ thị 2.2 Thống kê quy mô các hệ đào tạo từ năm học 2009-2010 đến nay 7000 6809 6831 6000 Cao đẳng chính quy 4299 5000 3236 4000 Cao đẳng nghề 3000 2000 1000 Cao đẳng liên thông 752 428... cho Trường năm 2012 – BCH Đảng bộ TP Hồ Chí Minh tặng cờ cho Đảng bộ trường Cao đẳng Giao thông Vận tải là “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 05 năm 2005-2009” – Công đoàn Trường được Công đoàn Sở GTVT công nhận “Công đoàn vững mạnh xuất sắc” nhiều năm liền – Đoàn Thanh niên Trường được Đoàn Sở GTVT đánh giá là “Cơ sở Đoàn xuất sắc” nhiều năm liền 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 2.1.2.1 Chức năng - Trường. .. từng giai đoạn thực hiện chiến lược kinh doanh nhằm tìm ra những khiếm khuyết, những thiếu sót của chiến lược, từ đó có sự chỉnh sửa và bổ sung kịp thời 1.3 Chiến lược phát triển của trường cao đẳng 1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của trường cao đẳng 1.3.1.1 Khái niệm Theo điều 6 của luật Giáo dục năm 1998 nói về hệ thống giáo dục quốc dân: “Giáo dục đại học đào tạo 2 trình độ là cao đẳng và đại học” 17 Điều . dựng chiến lược phát triển trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, đó là một trường cao đẳng chỉ vừa được thành lập không lâu (10/2008), trước đó việc xây dựng chiến. của trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP .Hồ Chí Minh , tìm ra những lợi thế, những yếu kém, những cơ hội và những đe dọa, t ừ đề xuất chiến lược phát triển Trường đến năm 2020, . luận về chiến lược phát triển bằng việc phân tích và hệ thống các lý thuyết có liên quan, để phân tích môi trường hoạt động của trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh qua

Ngày đăng: 31/07/2015, 19:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan