THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

92 737 1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHTM được hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người. NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với khách hàng tổ chức, cá nhân bằng cách nhận tiền gởi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng tiền đó để cho vay; chiết khấu; cung cấp các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác

Trang 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃI SUẤT CHO VAY .7 1.1. Khái niệm lãi suất: .7 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất cho vay: 9 1.3. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường: .10 1.4. Quản trị lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM: .11 1.4.1. Rủi ro lãi suất: .11 1.4.2. Mục tiêu quản trị lãi suất: .12 1.4.3. Các phương thức quản lý lãi suất cho vay: .13 1.4.4. Kỹ thuật phòng chống rủi ro lãi suất: 16 1.5. Những phương pháp xác định lãi suất cho vay của NHTM: .16 1.5.1. Lãi suất cho vay dựa trên tổng hợp chi phí: 16 1.5.2. Lãi suất cho vay theo lãi suất cơ sở: .17 1.5.3. Lãi suất cho vay theo chi phí-lợi ích: 19 1.6. Vấn đề tự do hóa lãi suất ở một số quốc gia Châu Á: .21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 24 2.1. Khái niệm về NHTM: 24 2.2. Quá trình hình thành, phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam: 25 2.2.1. Giai đoạn đầu của quá trình hình thành: .25 2.2.2. Các đợt cải tổ hệ thống ngân hàng: .26 2.3. Phân loại các khoản cho vay của NHTM: 29 Trang 2 2.3.1. Theo tính chất rủi ro của khoản vay: .29 2.3.2. Dựa vào thời gian cho vay. .30 2.3.3. Phân loại theo phương thức cho vay: 31 2.4. Hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam: .32 2.4.1 Thực trạng tín dụng: .32 2.4.2. NHTM hội nhập quốc tế: .34 2.5. Vấn đề xác định lãi suất cho vay tại các NHTM Việt Nam: 36 2.5.1. Giai đoạn từ năm 1988 đến tháng 6/1992: 36 2.5.2. Giai đoạn từ tháng 6/1992 đến tháng 7/2000: .37 2.5.3. Giai đoạn từ tháng 7/2000 đến tháng 5/2002 38 2.5.4. Giai đoạn từ tháng 5/2002 đến nay. 40 2.6. Những kết quả đạt được những tồn tại, thách thức trong vấn đề xác định lãi suất cho vay tại các NHTM Việt Nam: . 41 2.6.1. Kết quả đạt được: 41 2.6.2. Những tồn tại, thách thức: .41 2.6.3. Nguyên nhân tồn tại: .42 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY QUA ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP PHÙ HỢP VỚI NHTM VIỆT NAM 44 3.1. Mục tiêu quan điểm xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá tín dụng DN: . 44 3.2. Khái niệm khách hàng DN: .45 3.3. Phân loại khách hàng DN: .46 3.3.1. Theo loại hình DN: 46 Trang 3 3.3.2. Theo quy mô hoạt động: .46 3.3.3. Theo lĩnh vực hoạt động: 47 3.4. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá: 48 3.4.1. Chỉ tiêu đánh giá DN: .48 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro khoản vay: 55 3.5. Các thang điểm đánh giá: 61 3.6. Xây dựng phương pháp xếp hạng DN, xếp loại loại khoản vay xác định lãi suất cho vay: 64 3.6.1. Xếp hạng DN theo chỉ tiêu đánh giá DN: .64 3.6.2. Xếp loại khoản vay theo chỉ tiêu đánh giá rủi ro khoản vay: .65 3.6.3. Công thức xác định lãi suất cho vay: 66 3.6.4. Xác định lãi suất cho vay đối với DN theo mô hình phân tích rủi ro tín dụng: 67 3.6.5. Các chính sách lãi suất cho vay của NHTM: 69 PHẦN KẾT LUẬN 72 Trang 4 PHẦN MỞ ĐẦU " *** # 1/ Tính cấp thiết của đề tài: Trong nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây vai trò của lãi suất ngân hàng rất mờ nhạt, lãi suất thường được đưa ra bởi các quyết định mang tính chất chủ quan. Sau khi chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, NHNN đã từng bước sử dụng điều hành công cụ lãi suất ngày một phù hợp, chuy ển từ kiểm soát lãi suất trực tiếp sang cơ chế lãi suất thỏa thuận. Cơ chế tự do hóa lãi suất làm cho lãi suất thực sự là giá cả tiền tệ hình thành chủ yếu thông qua quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Lãi suất là yếu tố quan trọng, tác động từ yếu tố "đầu vào" đến yếu tố "đầu ra" trong hoạt động của NHTM, là công cụ quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh theo đặc điểm riêng có của từng NHTM. Việc tự do hóa lãi suất giúp NHTM nâng cao tính chủ động trong việc định giá sản phẩm của mình, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động cũng đồng thời đòi hỏi NHTM phải nâng cao trình độ quản lý vì tính phức tạp biến động thường xuyên của lãi suất. Thực tế hiện nay, việc quản lý lãi suất tại NHTM còn bất cập do nhiều NHTM còn thiếu quan tâm đến việ c xây dựng một quy trình quản trị lãi suất thích hợp, trong đó đặc biệt là việc xác định lãi suất cho vay phù hợp với từng nhóm khách hàng thông qua đánh giá tín dụng. Nguyên nhân là do môi trường pháp lý về lĩnh vực tín dụng ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện cộng với tính chất phức tạp nhạy cảm của lãi suất. Với những lý do thực tế như trên, việc nghiên cứu để đưa ra phương pháp xác định lãi suất cho vay tại các NHTM một cách phù hợ p khoa học là vô cùng cấp thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài “Phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu: Trang 5 2.1. Mục đích: Trên cơ sở lý luận về lãi suất, phương pháp xác định lãi suất cho vay thực tiễn hoạt động tại các NHTM để đưa ra mô hình xác định lãi suất cho vay phù hợp đối với từng nhóm khách hàng tương ứng với từng khoản vay cụ thể. Qua đó, NHTM có thể tối đa hóa thu nhập, giảm thiểu rủi ro lãi suất phục vụ một cách linh hoạt, đáp ứng tốt nhất nhu cầ u khách hàng. 2.2. Ý nghĩa: – Đối với Nhà nước: Kết quả nghiên cứu của đề tài là một tư liệu để Nhà nước hoàn thiện hơn các chính sách, các quy định pháp luật về hoạt động tín dụng, về lãi suất cho vay của các NHTM. – Đối với các NHTM: Giúp các NHTM Việt Nam nhìn lại những mặt còn tồn tại trong việc xác định lãi suất cho vay của mình. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống sẽ giúp các bộ phận liên quan trong NHTM hi ểu rõ về bản chất, các nhân tố cấu thành lãi suất cho vay cũng như phương pháp xác định lãi suất cho vay một cách hợp lý, khoa học để vận dụng trong thực tiễn. – Đối với các nghiên cứu tiếp theo: Kết quả của đề tài góp phần tạo thêm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về quản trị lãi suất trong hoạt động kinh doanh NHTM. 3. Phạm vi nghiên cứu: Lấy chính sách lãi suất cho vay của hệ thống NHTM, các cơ sở lý luận về lãi suất làm tiền đề các khoản cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp làm phạm vi nghiên cứu. 4. Phương pháp luận nghiên cứu: Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng các lý thuyết về lãi suất làm phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận thực tiễn áp dụng tại các NHTM, thông qua phân tích đánh giá doanh nghiệp khoản vay để đưa ra mô hình xác Trang 6 định lãi suất vay phù hợp mang tính ứng dụng thực tiễn cao trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. 5. Kết cấu của luận văn: Với mục tiêu phương pháp luận trình bày ở trên, luận văn gồm 68 trang (chưa tính phần phụ lục), có 3 phần: mở đầu, nội dung kết luận, trong đó phần nội dung được chia làm 03 chương lớn: A. Phần mở đầu – giới thiệu ý nghĩa, m ục đích, phạm vi cũng như phương pháp nghiên cứu cấu trúc đề tài. B. Phần nội dung – bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về lãi suất cho vay. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng xác định lãi suất cho vay tại các NHTM Việt Nam. Chương 3: Xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá tín dụng doanh nghiệp phù hợp với NHTM Việt Nam. C. Phần kết luận – m ột số vấn đề rút ra sau quá trình nghiên cứu điểm mới của đề tài. Trang 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃI SUẤT CHO VAY 1.1. Khái niệm lãi suất: Lợi tức tín dụng chính là khoản tiền phải trả cho việc vay mượn sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Xét về bản chất, lợi tức tín dụng là giá trị quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định mà người đi vay phải trả cho người cho vay. Tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức tín dụng với toàn bộ v ốn gốc đã vay mượn hay khoản tín dụng trong một thời gian nhất định chính là lãi suất. Lãi suất là một phạm trù kinh tế mang tính chất tổng hợp đa dạng. Lãi suất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, bên cạnh đó lãi suất tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nên nó mang tính chất tổng hợp. Mặt khác, lãi suất mang tính đa dạng do xuất phát từ sự đa d ạng của các loại tín dụng khác nhau trong nền kinh tế thị trường như: lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu; lãi suất cầm cố giấy tờ có giá; lãi suất trái khoán công ty; lãi suất trái phiếu kho bạc; lãi suất huy động tiết kiệm; lãi suất cho vay .với những cách thức đo lường khác nhau. Lãi suất là một phạm trù giá cả, sự biến động của lãi suất chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Lãi su ất hội tụ nhiều mối quan hệ, các mâu thuẫn liên quan trực tiếp đến lợi ích vật chất trong xã hội. Nhà kinh tế học người Pháp A Poial khẳng định "Lãi suất là công cụ tích cực trong phát triển kinh tế đồng thời cũng là một công cụ kìm hãm của chính sự phát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại trong việc sử dụng chúng" 1 . Khi bàn về bản chất của lãi suất, người ta thường đề cập đến quan niệm của Mác: Thông qua hình thức biểu hiện, lãi suất là giá cả của vốn cho vay như một loại hàng hóa, giá cả của hàng hóa biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa còn giá cả của vốn cho vay biểu hiện trực tiếp bằng lãi suất. Như vậy, lợi tức tín dụng là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất phân chia cho nhà tư bản tài chính dưới hình thức giá cả vốn cho vay nhằm chuyển dịch vốn tiền tệ sang hàng hóa trong thời gian cho vay. Như là một hình thái đặc biệt của lợi nhuận, lợi tức tín dụng có một độ lớn 1 Ngân hàng thương mại-GS.TS. Lê Văn Tư Trang 8 nào đó độ lớn này được biểu hiện thông qua tỷ lệ % mà người ta quen gọi là lãi suất. Lãi suất được hình thành từ tỷ suất lợi nhuận của nhà sản xuất trong mối quan hệ tỷ lệ với sự phân chia tổng số lợi nhuận giữa người vay người cho vay. Vì vậy lãi suất có thể mở rộng đến một giới hạn tối đa gần bằng với tỷ suất lợi nhuận bình quân của nhà sản xuất hoặc đến một giới hạn tối thiểu mà nhà tư bản cho vay có thể chấp nhận. Nguồn gốc của lãi suất là giá trị thặng dư, lãi suất là giá trị của quyền sử dụng vốn. Theo các nhà kinh tế học hiện đại trên quan điểm kinh tế ứng dụng thì lãi suất là giá mua giá bán quyền sử dụng vốn, như lãi suấ t tiền gởi tiết kiệm chính là phần thưởng cho sự tiết chế tiêu dùng trong hiện tại để có một sự tiêu dùng lớn hơn trong tương lai. Quan niệm này xuất phát từ đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính hoàn trả, dù người đi vay trong hoạt động có tạo được giá trị thặng dư hay không thì việc trả nợ gốc lãi vay là trách nhiệm của người đi vay. Khái niệm này có ý nghĩa về mặ t kinh tế hết sức quan trọng, nó bổ sung về mặt lý luận cho khái niệm về lãi suất của Mác trong điều kiện hiện nay. Theo quan điểm của P.Samuelson David Begg 2 thì "Lãi suất là giá cả của việc sử dụng một số tiền vay trong một thời gian nhất định". Theo quan điểm của nhà kinh tế học David S.Kidwell 3 thì "Lãi suất là giá cả của sự thuê tiền, là giá cả của sự vay tiền cho quyền sử dụng sức mua thường được biểu hiện bằng một tỷ lệ % của số tiền vay". Tuy nhiên, quan niệm coi lãi suất chính là một phần thưởng dành cho những ai biết tiết chế tiêu dùng trong hiện tại để kỳ vọng có được một sự tiêu dùng lớn hơn trong tương lai không hẳn chính xác hoàn toàn. Không phải tất c ả hành vi tiết chế tiêu dùng hiện tại đều có thể có được tiêu dùng lớn hơn trong tương lai. Bởi vì khoảng thời gian giữa tiết kiệm ở hiện tại tiêu dùng trong tương lai bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, có thể làm biến dạng hoặc triệt tiêu hoàn toàn khoản chênh lệch dương này ví dụ như lạm phát làm giảm sức mua của tiền tệ, rủi ro về khả năng hoàn trả . 2 Kinh tế học 1992-Nhà xuất bản giáo dục Hà nội 3 Financial Institutions Market and money, the Dryden Press 1997 Trang 9 Trong quan hệ vay vốn: lãi suất đối với người cho vay là mức lãi suất mà người cho vay đồng ý để giao quyền sử dụng vốn cho người vay; lãi suất đối với người đi vay là mức lãi suất mà người đi vay sẵn lòng trả cho người cho vay để được quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn. Có 2 cách diễn giải như sau: – Lợ i tức hay số tiền phải trả (interest) là chi phí biểu hiện bằng số tuyệt đối. Ví dụ như số tiền cho vay là là 500 triệu đồng, thời hạn cho vay là 1 năm số tiền lãi phải trả là 60 triệu đồng. – Lãi suất (interest rate) là chi phí phải trả thể hiện theo tỷ lệ phần trăm (%), đây là quan hệ giữa tiền lãi phải trả, số tiền cho vay thời hạn cho vay. Ví dụ trên cho thấy lãi su ất cho vay là 0,12 hay 12%/năm, lãi suất là tỷ lệ giữa tổng số tiền lãi thu được so với tổng số vốn đã cho vay trong một thời gian nhất định. Lãi suất được thể hiện trên thị trường là lãi suất danh nghĩa, trong khi đó lãi suất thựclãi suất được điều chỉnh lại đúng theo những thay đổi dự tính về giá. Theo Fisher thì: lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát. Nh ư vậy, lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát. Việc phân biệt lãi suất thực lãi suất danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng vì lãi suất thực phản ảnh chi phí thực của việc vay tiền. CSLS thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa ảnh hưởng đến đầu tư, tái phân phối thu nhập giữa người vay, người cho vay sự lưu thông của dòng vốn. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi su ất cho vay: Lãi suất đối với một khoản cho vay nào đó được xác định trên cơ sở thị trường thông qua quá trình tác động qua lại giữa cung cầu tiền vay. Do đó, trong nền kinh tế thị trường, lãi suất hay giá cả của khoản vay được xác định tại mức giao nhau của đường cung vốn vay đường cầu vốn vay. Đồ thị 1.1: Lãi suất theo cung-cầu vốn Điểm cân Đường cung vốn Đường cầu vốn Lãi suất 0 Lượng vốn Trang 10 Mặc dù chịu tác động của nhiều yếu tố, nhưng trên quan điểm NHTM thì 4 yếu tố được xem là quan trọng nhất không thể thiếu khi xác định lãi suất cho vay là: – Bao gồm tất cả các chi phí huy động vốn. – Bù đắp các chi phí quản lý thực hiện khoản vay. – Trang trải được các rủi ro trong hoạt động cho vay. – Mang lại phần lợi nhuận hợp lý cho NHTM. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như: sự cạnh tranh của các ngân hàng khác hoặc các TCTD phi ngân hàng; mối quan hệ, uy tín giữa ngân hàng người đi vay; mục đích sử dụng tiền vay (vay công thương nghiệp, vay đầu tư kinh doanh bất động sản, vay sản xuất nông nghiệp, vay tiêu dùng…); kỳ hạn cho vay (kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao do rủi ro trong việc hoàn trả nợ vay gia tăng); tình hình diễn biến của nền kinh tế (tăng trưởng GDP, lạm phát, thấ t nghiệp…)… Thực tế ở các nước cho thấy lãi suất cho vay thường chịu sự chi phối của TTTT ngắn hạn của các NHTM lớn. Bên cạnh đó, lãi suất thị trường còn chịu sự can thiệp của NHTW, tùy theo chính sách tiền tệ là thắt chặt hay mở rộng. Khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, NHTW sẽ có biện pháp điều tiết để gián tiếp tăng lãi suất thị trườ ng nhằm hạn chế tín dụng, tăng lượng tiền gởi tiết kiệm; ngược lại khi muốn mở rộng tiền tệ NHTW sẽ điều tiết để gián tiếp giảm lãi suất thị trường nhằm thu hút người vay, giảm lượng tiền gởi tiết kiệm. 1.3. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường: Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động sản xu ất kinh doanh của DN: Lãi suất hợp lý mang tính chất ổn định giúp DN tính toán được lợi nhuận dự kiến thu về từ các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư vì vậy nắm bắt triển khai kịp thời các cơ hội kinh doanh. Đồng thời với một lãi suất hợp lý, các DN sẽ có lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí trả lãi tiền vay, kích thích các DN mở rộng đầu tư, thực hiện tái sản xu ất, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Trái lại, lãi suất bất hợp lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: lãi suất quá thấp làm cho DN đẩy mạnh vay vốn quá mức, dẫn đến một số trường hợp không đảm bảo [...]... vấn đề quản trị lãi suất là quan trọng cần thiết Các NHTM luôn mong muốn cho vay với lãi suất cao để bù đắp hoàn toàn rủi ro liên quan đến khoản vay đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng Một số phương pháp xác định lãi suất cho vay phổ biến như lãi suất cho vay dựa trên tổng hợp chi phí, lãi suất cho vay theo lãi suất cơ sở hay lãi suất cho vay theo chi phí-lợi ích Xác định lãi suất cho vay hợp lý, đảm bảo... hóa các NHTM quốc doanh, nâng cao năng lực quản trị Tài sản-Nợ tại NHTM mà trong đó nổi lên yêu cầu xác định lãi suất cho vay một cách khoa học, hợp lý để tăng tính cạnh tranh, đảm bảo chênh lệch đầu vào-đầu ra 2.5 Vấn đề xác định lãi suất cho vay tại các NHTM Việt Nam: 2.5.1 Giai đoạn từ năm 1988 đến tháng 6/1992: NHNN quy định cụ thể các mức lãi suất tiền gởi lãi suất cho vay để các NHTM thực. .. rủi ro từng khoản vay kinh doanh có lãi là công việc cần thiết quan trọng tại NHTM Lãi suất cho vay cũng cần phù hợp với thực tế diễn biến lãi suất trên thị trường Trang 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM *** 2.1 Khái niệm về NHTM: NHTM được hình thành phát triển cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người NHTM là loại ngân... sinh lợi như các khoản cho vay đầu tư hay các khoản nhận tiền gởi, khoản vay trên TTTT 1.4.3 Các phương thức quản lý lãi suất cho vay: 1.4.3.1 Cho vay với lãi suất cố định: Cho vay với lãi suất cố định là cách làm cổ điển (có từ trước thời đại Hy Lạp): các ngân hàng đưa ra các thang lãi suất đã lập sẵn để thông báo cho khách hàng Khách hàng vay sẽ được áp dụng một mức lãi suất cho vay cố định trong... khoản vay Do vậy, người ta đưa ra khái niệm lãi suất cơ sở (prime rate) hay còn gọi là lãi suất tham chiếu Lãi suất cơ sở được xem như là lãi suất thấp nhất mà ngân hàng áp dụng trên các khoản cho vay ngắn hạn đối với các khách hàng có chất lượng tín dụng cao nhất Lãi suất đối với từng món vay cụ thể được xác định như sau: Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ sở (gồm chi phí huy động, chi phí hoạt động lợi... cổ phần dầu thực vật Tường An đề nghị vay 10 triệu USD trong thời gian 5 năm, lãi suất cho vay được xác định như sau: Lãi suất cho vay = SIBOR 6 tháng + lợi nhuận mong đợi + phần bù rủi ro tín dụng + phần bù rủi ro kỳ hạn = 4,58% + 1,7% + 2% + 0,7% = 7,98%/năm Trong thực tế xác định lãi suất, đối với các khoản vay nhỏ lẻ NHTM cũng cần xác định lãi suất cho vay cao hơn so với các khoản vay lớn vì chi... lý thực hiện khoản vay, bù đắp được các rủi ro trong hoạt động cho vay, đem lại lợi nhuận hợp lý cho NHTM Rủi ro lãi suất được hiểu là hệ số chênh lệch lãi giảm khi lãi suất thị trường thay đổi Lãi suất thị trường thay đổi làm cho NHTM phải đương đầu với ít nhất 2 loại rủi ro lãi suất là rủi ro về giá rủi ro tái đầu tư Rủi ro lãi suất dẫn đến giảm sút thu nhập từ hoạt động cho vay của NHTM, nên... dụ ngân hàng đặt mục tiêu hoàn vốn lãi sau 1 năm là 10.000 đơn vị tiền tệ Để có được tài sản này vào năm sau, có hai cách thực hiện như sau: – Ngân hàng căn cứ trên lãi suất huy động để quyết định lãi suất cho vay tối thiểu Sau đó, tìm cách cho vay theo mức lãi suất nói trên để đạt mục tiêu Giả định lãi suất huy động là 8%/năm ngân hàng quyết định lãi suất cho vay tối thiểu là 13%/năm, như vậy:... vay Việc cố định lãi suất cho vay chỉ được áp dụng phổ biến từ thập niên 60 Trang 14 của thế kỷ trước trở về trước Lãi suất cho vay cố định hiện nay thường chỉ áp dụng đối với các khoản vay ngắn hạn – Ưu điểm: Ước tính được khá chính xác thu nhập từ mỗi khoản vay Chủ động tính được lãi suất cần đưa ra để huy động tiền gởi các loại Nợ khác – Nhược điểm: Ngân hàng tự hạn chế mình về khả năng cho vay. .. thuế phù hợp 1.6 Vấn đề tự do hóa lãi suất ở một số quốc gia Châu Á: Việc tự do hóa lãi suất là tiền đề quan trọng để các NHTM chủ động xác định lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay Đa số các nước đều đã thực hiện nới lỏng hay tự do hóa lãi suất Dưới đây là thời điểm nới lỏng hay tự do hóa lãi suất tại Hàn Quốc một số nước khác: Hàn Quốc: có ý định tự do hóa lãi suất từ năm 1965 nhưng mãi đến

Ngày đăng: 13/04/2013, 19:12

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Phát triển NHTM giai đoạn từn ăm 1991 đến nay - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Bảng 2.1.

Phát triển NHTM giai đoạn từn ăm 1991 đến nay Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn tại các TCTD - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Bảng 2.3.

Tình hình nợ quá hạn tại các TCTD Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2.5: Các lần điều chỉnh lãi suất của NHNN trong năm 1999 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Bảng 2.5.

Các lần điều chỉnh lãi suất của NHNN trong năm 1999 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.6: Điều chỉnh lãi suất cơ bản VNĐ của NHNN từ 2000 đến 2002 SỐ VĂN BẢN NGÀY  HIỆU LỰC LÃI  SUẤT CƠ BẢN (%/THÁNG) - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Bảng 2.6.

Điều chỉnh lãi suất cơ bản VNĐ của NHNN từ 2000 đến 2002 SỐ VĂN BẢN NGÀY HIỆU LỰC LÃI SUẤT CƠ BẢN (%/THÁNG) Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 3.2: Thang điểm đánh giá chỉ tiêu phi tài chính 14, 15 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Bảng 3.2.

Thang điểm đánh giá chỉ tiêu phi tài chính 14, 15 Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng tiêu chuẩn đánh giá các giá trị mốc a1, a2, a3, a4 phần chỉ tiêu phi tài chính được trình bày trong Phụ lục 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Bảng ti.

êu chuẩn đánh giá các giá trị mốc a1, a2, a3, a4 phần chỉ tiêu phi tài chính được trình bày trong Phụ lục 2 Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 3.3: Thang điểm đánh giá chỉ tiêu phi tài chính 17 đến 20 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Bảng 3.3.

Thang điểm đánh giá chỉ tiêu phi tài chính 17 đến 20 Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 3.5: Thang điểm xếp hạng DN - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Bảng 3.5.

Thang điểm xếp hạng DN Xem tại trang 64 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan