Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp đến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tây Ninh

112 685 2
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp đến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tây Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tây Ninh với đặc thù là một trong những khu vực đầu nguồn của lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (LVHTSĐN) và Tây Ninh cũng thuộc một trong các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) với các hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) ngày một phát triển. Biểu hiện rõ là sự hình thành và phát triển các Khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiêp (CCN) và khu đô thị tập trung ngày càng nhiều. Các Khu công nghiệp phát triển, nhà máy mọc lên khắp nơi nhất là các nhà máy dọc theo lưu vực của sông đã thải ra một lượng không nhỏ chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn trong đó lưu vực sông Vàm Cỏ Đông là một trong những lưu vực trực tiếp tiếp nhận lượng lớn các nguồn thải trên. Trong thời gian gần đây chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh kèm theo đó là các sự cố cá chết trên sông Vàm Cỏ Đông ngày càng nhiều gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho nông dân.Do vậy, nếu như không có các hành động kiểm sóat và khống chế nguồn nước thải sẽ dẫn đến làm hại đến môi trường nước mặt của các khu vực thuộc hạ lưu sông Đồng Nai nơi tiếp nhận nước sông Vàm Cỏ Đông nói chung Chính tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường (BVMT) tại khu vực nhạy cảm này, nhiều Quyết định và Thông tư được ban hành để hướng tới mục tiêu bảo vệ nguồn nước. Cụ thể, Thủ tướng chính phủ đã ký các Quyết định : Quyết định 187/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 03/12/2007 về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, Quyết định số 157/2008/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 về việc thành lập Ủy Ban BVMT LVHTSĐN, gồm các thành viên là lãnh đạo 12 tỉnh thành trong lưu vực và các Bộ ngành liên quan. Tiếp theo đó là Thông tư 02/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 19/03/2009 về Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước … Tuy nhiện, tại lưu vực sông Vàm Cỏ Đông trên địa phận tỉnh Tây Ninh vẫn chưa được tập trung nghiên cứu sâu, chưa có các chương trình quản lý chất lượng nguồn nước sông VCĐ đặc thù 2 Do vậy cần thiết phải tiến hành nghiên cứu hiện trạng, dự báo chất lượng nước sông do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như đưa ra được tình trạn chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông để làm tiền đề cho việc xây dựng các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông Do đó luận văn cao học “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp đến chất lượng sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tây Ninh” là cần thiết và cấp bách 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu tổng thể của đề tài là đánh giá hiện trạng và dự báo chất lượng nước sông bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phát triển kinh tế xã hội cụ thể là phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp từ đó đề xuất các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của nước thải tới chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông trên địa phận tỉnh Tây Ninh 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm của sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do hoạt động sản xuất công nghiệp. Dự báo đánh giá chất lượng môi trường nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông bị ảnh hưởng bởi sự phát triển công nghiệp. Đưa ra một số giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực, giảm thiểu những tác động đến môi trường tự nhiên vùng nghiên cứu. Đề xuất những giải pháp quản lý và phát triển công nghiệp theo hướng bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông. 1.3 ĐỐI TƯỢNGVÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. - Thu thập tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnhTây Ninh và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường công nghiệp và môi trường đô thị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. 3 - Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước lưu vực hệ thống sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. - Điều tra, đánh giá các nguồn thải công ngiệp thải ra lưu vực hệ thống sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tây Ninh - Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với nguồn thải trên lưu vực sông. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được tập trung chủ yếu vào chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông và các nguồn thải phát sinh do các nguồn thải đổ vào sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Từ đó đề xuất ra các biện pháp hạn chế ảnh hưởng do hoạt động sản xuất công nghiệp đến chấ lượng nước sông chảy qua sông Vàm Cỏ Đông. 1.4 GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đánh giá ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp và đô thị hóa đến môi trường nước của sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh. Chưa đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp, đô thị đến các thành phần khác đối với đối tượng nghiên cứu, và mở rộng hơn là trên phạm vi toàn tỉnh Tây Ninh. Công tác thu thập thông tin gặp khó khăn do sự thận trọng của các doanh nghiệp cho nên số liệu thu thập được có độ chính xác không cao. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để đánh giá chất lượng môi trường nước mặt của sông Vàm Cỏ Đông do hoạt động công nghiệp. Từ đó, đánh giá chất lượng môi trường đất, không khí, sức khỏe của cộng đồng do hoạt động công nghiệp gây nên. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1 Phương pháp luận Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tây Ninh là nơi sinh sống của rất nhiều dân cư, hoạt động công nghiệp đang phát triển, vì thế khi nghiên cứu môi trường nước chúng ta phải tổng hòa các yếu tố tự nhiên và xã hội, chúng có 4 mối quan hệ mật thiết với nhau và là nguyên nhân gây nên biến đổi về chất lượng nước khu vực nghiên cứu. Môi trường nước được xem là thành phần môi trường, trong đó có sự sống. Sự vận động và phản ứng của chúng đối với đối với chất ô nhiễm có những đặc điểm riêng, chất bẩn được chuyển tải từ nơi này đến nơi khác (dưới dạng hòa tan hoặc lơ lửng). Do đó khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các chất bẩn đến môi trường nước, cần tiến hành phân loại các chất bẩn dựa trên tính chất hóa lý và khả năng biến đổi của chúng. 1.5.2 Phương pháp cụ thể 1.5.2.1. Phương pháp tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã công bố: Cách thức thực hiện: Thu thập, kế thừa các thông tin, số liệu sẵn có từ các đề tài/dự án/nhiệm vụ đã triển khai thực hiện trước đây trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, các báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, Niên giám thống kê của tỉnh; Mục đích: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Tây Ninh. Tìm hiểu diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh. 1.5.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: - Cách thức thực hiện: Xây dựng tiêu chí lựa chọn danh nghiệp điều tra, Lập mẫu phiếu điều tra, tổng hợp xử lý số liệu điều tra - Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tiến hành điều tra: Dựa vào tình hình phát triển kinh tế Khu vực nghiên cứu. Lựa chọn ngẫu nhiên các cơ sở sản xuất công nghiệp theo các loại hình có khả năng gây ô nhiễm cao như cao su, chế biến cồn, chế biến đường, tinh bột mì thuộc da, khu công ngiệp … - Lập mẫu phiếu điều tra: Bộ phiếu điều tra được xây dựng hoàn chỉnh và phải ảnh tương đối đầy đủ bản chất, đặc tính nguồn thải của các loại hình sản xuất công nghiệp chính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Phiếu điều tra phải đảm bảo các thông tin cơ bản của doanh nghiệp như sau: + Thông tin cơ bản của DN: bao gồm tên DN, địa chỉ, ngành nghề hoạt động, tổng số lao động, tổng diện tích và diện tích nhà xưởng, số lượng ống khói…; 5 + Thông tin trong quá trình sản xuất:  Quy trình sản xuất, nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất, sản phẩm chính của DN;  Tổng lượng nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất, tổng lượng nước thải, chất lượng nước thải ra môi trường loại nào (A, B, C hay tuân theo quy định khác) và nguồn tiếp nhận nước thải ở đâu (cống chung, kênh, rạch hay sông suối…).  Chất ô nhiễm phát sinh (thông tin về các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động tại DN): o Nước thải: DN có phát sinh nước thải sản xuất không, có HTXL nước thải không, nếu có thì hệ thống đã được nghiệm thu chưa. o Chất thải rắn: xem xét việc phát sinh chất thải rắn tại DN, nếu DN có phát sinh chất thải nguy hại thì DN có Giấy đăng ký chủ nguồn thải và Hợp đồng xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại không. 1.5.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Nhập, xử lý các số liệu điều tra bằng phần mềm excel. Nhập các kết quả thống kê, điều tra được thực hiện trên các kết quả phân tích mẫu và Dùng phần mềm excel tính toán tải lượng chất ô nhiễm qua các kịch bản 1,2 và 3. Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 để tính toán tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn thải công nghiệp chính trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông. 1.5.2.4. Phương pháp đánh giá nhanh: dựa vào các số liệu điều tra, kết quả phân tích chất lượng nước, hiện trạng, điều phát triển kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu thu thập được, tiến hành đánh giá chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông, phân tích và dự báo các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động công nghiệp gây ra. Phương pháp này sử dụng trong các chương 2,3. 1.5.2.5. Phương pháp chuyên gia, hội thảo khoa học: Từ các cuộc hội thảo, báo cáo chuyên đề, tổng hợp ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý về các giải pháp xử lý chất thải và bảo vệ môi trường lưu vực sông. 1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 6 1.6.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu sẽ hổ trợ đánh giá và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội phục vụ quy hoạch và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông nói riêng và hệ thống lưu vực sông Vàm Cỏ Đông nói chung. Nghiên cứu này cũng đề xuất cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm quản lý tổng hợp chất lượng nước phục vụ bảo vệ và khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước sông. 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn - Nghiên cứu sẽ cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý địa phương trong việc quản lý chất lượng nước trong lưu vực sông và phục vụ cho các nghiên cứu khác có liên quan sau này; - Nghiên cứu còn đề ra các giải pháp quản lý cụ thể và thiết thực nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. 7 CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH 2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG-TỈNH TÂY NINH [10], [15], 2.1.1 Vị trí địa lý Là một chi lưu của sông Vàm Cỏ thuộc hệ thống sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ vùng đồi núi bên lãnh thổ Campuchia chảy vào Việt Nam tại xã Biên giới, huyện Châu Thành, Tây Ninh, rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng (thuộc tỉnh Tây Ninh) và đi vào địa phận tỉnh Long An qua các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Cần Đước và kết hợp với sông Vàm Cỏ Tây tạo nên sông Vàm Cỏ và đi ra biển Đông. Tại Tây Ninh, sông Vàm Cỏ Đông chảy từ phía Tây Bắc hướng Bến Cầu có cảng Bến Kéo qua Gò Dầu Hạ, rồi xuôi hướng Đông Nam chảy qua Thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu lại (tại Tân Trụ) thành sông Vàm Cỏ. Vì có nhiều nhánh sông nhỏ của Vàm Cỏ Đông nên nó rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh nằm trong khoảng tọa độ từ 10 0 57’08” đến 11 0 46’36” vĩ độ Bắc và từ 105 0 48’43” đến 106 0 22’48” kinh độ Đông (Hình 2.1). Diện tích tự nhiên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông khoảng 5.650 km 2 (tính từ thượng nguồn thuộc tỉnh Kompong Chàm – Campuchia đến Gò Dầu Hạ). 8 Hình 2.1. Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh 9 2.1.2 Đặc điểm địa hình – địa mạo Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồi núi cao nguyên Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, do đó địa hình của lưu vực vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Sông Vàm Cỏ Đông là ranh giới tự nhiên phân chia một cách tương đối hai khu vực tây nam và đông bắc; giữa vùng đồng bằng thấp với các dạng địa hình tích tụ và vùng đồng bằng cao với các núi sót bóc mòn như núi Bà Đen, Trại Bí, B2 Lưu vực sông có địa hình nghiêng dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, được phân làm hai vùng rõ rệt. Phía Bắc với địa hình gò đồi dốc, độ cao trung bình từ 10 – 15m. Phía Nam địa hình mang đặc điểm của đồng bằng, với độ cao trung bình từ 3 – 5m. Địa hình lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh nhìn chung là khá bằng phẳng với các bề mặt phù sa cổ được nâng cao trên diện tích rộng. Mặt bằng thấp nhất có độ cao từ 3 – 5m so với mực nước biển (phía Tây Gò Dầu) và được chia thành 2 dạng chính:  Địa hình đồi dốc thoải: Là những bề mặt có độ cao thay đổi trong phạm vi từ 15 – 25m, có khi lên tới trên 30m so với mực nước biển. Địa hình này có một ít ở nam Tân Biên và xuất hiện khá nhiều ở các huyện Dương Minh Châu, Hòa Thành, Trảng Bàng, Gò Dầu và một ít ở Bến Cầu. Các đồi ở đây có đỉnh bằng, tròn, sườn lồi, rất thoải, độ dốc sườn chỉ khoảng 2 – 3 0 . Phần trên của mặt bằng các đồi này có vật liệu thô (bột cát) màu vàng (từ đậm đến nhạt) với độ dày từ 1 – 7 m. Phía dưới là lớp laterit khá rắn chắc.  Địa hình đồng bằng: Là địa hình các thềm sông bậc 1 có độ cao tuyệt đối từ 5 đến 10m, các bãi bồi hiện đại chỉ cao hơn mức nước biển từ 2 đến 5m phân bố dọc các lòng sông thành từng dãy rộng từ 20 đến 150m với chiều dài khoảng vài km. Với thế nằm thấp, đất ở đây được hình thành từ các sản phẩm tích tụ mà chủ yếu là các aluvi hiện đại. Khối vật liệu từ thô đến mịn chứa nhiều xác thực vật kém phân hủy tạo nên than bùn, đất than bùn, đất lầy than bùn với diện tích hẹp và rải rác. 10 Nhìn chung, địa hình quanh lưu vực tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. 2.1.3 Đặc điểm khí hậu – khí tượng Khí hậu ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông mang tính đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên khí hậu nóng ẩm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 04 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11. 2.1.3.1 Nhiệt độ không khí: Chế độ nhiệt quanh năm cao, tương đối ôn hòa, ít biến động, thường chỉ dao động trong khoảng 0,5 – 1 0 C. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 26 – 27 0 C. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 4, thấp nhất là tháng 1 và tháng 12. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3,7 0 C. Nhiệt độ trong ngày luôn thay đổi, nhiệt độ thường đạt giá trị cao nhất lúc 13 – 14 giờ và thấp nhất lúc 4 – 5 giờ. Chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm khá lớn, nhất là vào mùa khô (8 – 10 0 C hoặc hơn nữa). 2.1.3.2 Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 đến 2.200 mm. Lượng mưa năm lớn nhất từ 2.300 đến 2.500 mm. Mùa mưa trùng với gió mùa Tây Nam, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 83,6 – 94,5% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa mưa thường xảy ra dạng mưa rào to, nặng hạt, mau tạnh, vào những tháng đầu mùa mưa thường có giông, sấm sét. Mưa phân bố rất không đồng đều, vào mùa mưa (tháng 5 – 11) trong khoảng 120 – 140 ngày mưa với trị số trung bình hàng tháng 200 – 300 mm. Lượng mưa lớn ngày, tuần, tháng phần nhiều xuất hiện vào tháng 09 và tháng 10 hàng năm. Mùa khô trùng với gió mùa Đông Bắc. Mùa khô kéo dài trong 5 tháng (tháng 12 – 4) với lượng mưa rất ít và bức xạ mặt trời lớn làm tăng quá trình bốc hơi một cách [...]... Dầu, Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đến cửa Rạch Tràm rồi đổ vào địa phận tỉnh Long An qua các thị trấn Đức Huệ, Hiệp Hòa, Bến Lức, Tân Trụ chảy đến ngã ba Bầu Quỳ (Cần Đước – 13 Long An) và hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây thành sông Vàm Cỏ rồi đổ ra sông Soài Rạp và cuối cùng đổ ra biển Đông Chiều dài sông Vàm Cỏ Đông khoảng 270km Đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh dài 151 km với... sức ép của phát triển công nghiệp đến chất lượng môi trường tỉnh Tây Ninh [14],[15],[18],[20] a.Hiện trạng phát triển công nghiệp Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 17,6% Trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 25,9%, khu vực dân doanh tăng 15,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,3% Công nghiệp chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, công nghiệp. .. cho các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An và thành phố Hồ Chí Minh Lưu lượng và nhiệm vụ một số tuyến kênh chính - Kênh Đông: lưu lượng 64,5 m3/s làm nhiệm vụ cấp nước cho nhà máy nước Sài Gòn (1,75 m3/s), nhà máy nước Tây Ninh (5 m3/s) và nhà máy nước Long An (4m3/s) - Kênh Tây: lưu lượng 71,9 m3/s có nhiệm vụ tưới phía bờ tả sông Vàm Cỏ Đông thuộc... dân số tỉnh Tây Ninh qua các năm Năm Dân số (người) 2006 1.046.308 2007 1.052.971 2008 1.060.485 2009 1.067.155 2010 1.072.655 2011 1.080.738 Nguồn: Niên giám thống kê Tây Ninh 2011 Biểu đồ 2.4 Dân số tỉnh Tây Ninh qua các năm 26 Bảng 2.8 Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 Tỉ lệ cấp nước (l/người.ngày) (**) Nông Thành thị thôn 120 25 Tổng lượng nước thải... - Hệ số hình dạng : 0,17 Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông tương đối kín, trừ trường hợp lũ sông Mêkông lớn và lượng nước xả từ hồ Dầu Tiếng xuống khoảng 10 – 12 m3/s (năm 1996) sẽ làm lưu vực bị ảnh hưởng mạnh Sông Vàm Cỏ Đông bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều của Biển Đông Dòng chảy các sông suối tỉnh Tây Ninh phân phối không đều trong năm theo sự phân phối không đều của mưa năm, hình thành 2 mùa rõ... Thành, thị xã Tây Ninh, Châu Thành, Tân Biên, Gò Dầu và 12.000 ha của Bến Cầu, bờ hữu sông Vàm Cỏ Đông - Kênh Tân Hưng: lưu lượng 12,8 m3/s làm nhiệm vụ tưới cho 10.071 ha và cấp nước cho nhà máy đường Bourbon Tây Ninh (5,9 m3/s) 18 Bảng 2.2 Đặc trưng hình thái lưu vực các nhánh sông Vàm Cỏ Đông trên lãnh thổ Tây Ninh Tên sông Đổ vào đâu R.Nàng S Vàm Cỏ Đồng Nai Dình R .Tây VCĐ VCĐ 152 Rạch Ninh R Bến... 164.710 - Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh, 2011 Nông nghiệp vẫn được xem là một ngành quan trọng, quyết định bước đi lên của tỉnh trong giai đoạn hiện nay Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa thực chất là quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Nông nghiệp phải thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hoá, phục vụ cho công nghiệp, tiêu dùng và cho xuất khẩu Tổng diện... báo lượng nước thải công nghiệp phát sinh từ các KCN/CCN so với năm 2005 sẽ tăng lên gấp 4,6 lần vào năm 2015 và 5,3 lần vào năm 2020 Lượng nước thải này sẽ được thải vào nguồn tiếp nhận chính là sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn, là 2 nguồn nước mặt chính quan trọng của tỉnh Như vậy có thể nói, cùng với nước thải sinh hoạt đô thị, đây cũng là một áp lực lớn đối với chất lượng các nguồn nước mặt trên địa. .. phù hợp Ngoài ra, hiện tượng phổ biến ô nhiễm do chất thải rắn công nghiệp trong quá trình vận chuyển, xử lý và trao đổi trên thị trường liên tỉnh trong vùng cũng chưa được phòng ngừa và kiểm soát tốt b.Tình hình vi phạm về xả nước thải chưa qua xử lý do hoạt động sản xuât công nghiệp ra sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn tinh Tây Ninh Trong nhiều năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi... bảo vệ môi trường tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hường đến năm 2030, tháng 05/2012 Theo bảng trên so với năm 2005 thì đến năm 2020 khối lượng chất thải công nghiệp không nguy hại và chất thải nguy hại sẽ tăng lên gấp 5,98 lần, còn rác thải sinh 36 hoạt sẽ tăng lên gấp 10,47 lần Đây sẽ là một áp lực lớn đối với công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt tại tỉnh Tây Ninh, nếu như không . chế ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông Do đó luận văn cao học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp đến chất lượng sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tây. trên địa phận tỉnh Tây Ninh 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm của sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do hoạt động sản xuất công nghiệp. Dự báo đánh giá chất lượng. do hoạt động sản xuất công nghiệp đến chấ lượng nước sông chảy qua sông Vàm Cỏ Đông. 1.4 GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đánh giá ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp và

Ngày đăng: 30/07/2015, 18:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan