Vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư vào công cuộc Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa ở Việt Nam

22 1.4K 8
Vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư vào công cuộc Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư vào công cuộc Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa ở Việt Nam

GVHD: TRƯƠNG THỊ CHUYỀN NHÓM: 01 LỜI MỞ ĐẦU Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị Mác – Lênin. Giá trị thặng dư được C.Mác xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền mà nhà tư bản đã bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư liệu sản xuất và thuê mướn lao động. Giá trị thặng dư chính là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Trong bất kì xã hội nào cũng cần phải tìm cách tăng giá trị thặng dư bằng cách áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, sử dụng những tri thức, trí tuệ vào trong quá trình sản xuất,… để phát triển kinh tế, nâng cao quyền lợi, chất lượng cuộc sống cho con người. Đối với Việt Nam, kết quả của hơn 100 năm đô hộ của thực dân Pháp và sự tàn phá của đế quốc Mỹ đã làm cho nền kinh tế của Việt Nam trở nên cạn kiệt, nghèo nàn lạc hậu, tài nguyên kiệt quệ, đất đai bị tàn phá nặng nề. Hơn nửa triệu người dân đã ngã xuống, làng mạc ruộng đồng bị tàn phá. Trước tình hình cấp bách đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định muốn cải biến tình trạng lạc hậu của nước ta, muốn tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ của Việt Nam thì không còn con đường nào khác chính là con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Sau ngày đất nước thống nhất (1975), quá trình tiếp quản miền Nam đã giúp điều chỉnh phương hướng và phương thức xây dựng đất nước Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa. Kể từ sau quá trình đổi mới (1985), Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội kết hợp với cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước và đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Và chính nhờ sự vận dụng các phương pháp sản xuất, giá trị thặng dư vào quá trình sản xuất mà nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển theo chiều hướng tích cực, Việt Nam từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lac hậu trở thành một nước có nền kinh tế đang phát triển. Song song đó công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta cũng đã có thêm nhiều bước chuyển mình rõ rệt, những bước tiến xa hơn trên con đường chinh phục tầm cao mới, đặt ra niềm tin vững chắc về một quốc gia giàu mạnh hơn, một Việt Nam phát triển hơn trong tương lai. Để hiểu rõ hơn vấn đề này nhóm em sẽ nghiên cứu đề tài: ‘‘Vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư vào công cuộc Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa ở Việt Nam’’. Với những hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình làm tiểu luận không tránh khỏi những sai sót thế nên, NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 1 GVHD: TRƯƠNG THỊ CHUYỀN NHÓM: 01 nhóm em rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô để có thể tốt hơn trong quá trình học tập. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2 GVHD: TRƯƠNG THỊ CHUYỀN NHÓM: 01 CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 1.1. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Để đạt được mục đích, các nhà đầu tư đã dùng nhiều phương pháp để tăng tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Các nhà tư bản đã sử dụng khái quát hai phương pháp là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách, phương thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao đông của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỉ suất giá trị thặng dư tăng giúp kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kĩ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lí, tiết kiệm chi phí sản xuất, Mặt khác, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kĩ thuật đã tiến bộ làm năng suất lao động tăng lên nhanh chóng thì các nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội, tức là bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Kích thích cá nhân và tập thể người lao động ra sức sản xuất, cải tiến kĩ thuật, cải tiến quản lí sản xuất, tăng năng suất lao động và làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh. Các nhà tư bản đã kết hợp hai phương pháp để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê. Phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó, là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động, giảm giá trị của hàng hóa. Ngày nay, việc tự động hóa sản xuất làm cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới sự căng thẳng dây thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp. 1.2.CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, do vậy mà các nhà tư bản dùng nhiều phương pháp để tăng khối lượng giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Giá trị thặng dư phản ánh bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa quan hệ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động làm thuê. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 3 GVHD: TRƯƠNG THỊ CHUYỀN NHÓM: 01 Để thu được giá trị thặng dư, có hai phương pháp chủ yếu: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. 1.2.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, khi lao động còn ở trình độ thủ công và năng suất lao động còn thấp. Với lòng tham vô hạn, các nhà tư bản đã tìm mọi thủ đoạn để kéo dài ngày lao động, nâng cao trình độ bóc lột sức lao động làm thuê. Nhưng một mặt, do giới hạn tự nhiên của sức lực con người; mặt khác, do đấu tranh quyết liệt của công nhân đòi rút ngắn ngày lao động, cho nên ngày lao động không thể kéo dài vô hạn. Tuy nhiên, ngày lao động cũng không thể rút ngắn đến mức chỉ bằng thời gian lao động tất yếu. Một hình thức khác của sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là tăng cường độ lao động. Vì tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động trong ngày, trong khi thời gian lao động cần thiết không thay đổi. Giả sử thời gian lao động là 8 giờ trong đó 4 giờ là thời gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư khi đó trình độ bóc lột của nhà tư bản là 100%. Giá trị ngày lao động kéo dài thêm 2 giờ trong khi thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên một cách tuyệt đối, vì thế giá trị thặng dư cũng tăng lên, trình độ bóc lột tăng lên đạt 200% ( m' = 200% ). Các nhà tư bản tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và phương pháp bóc lột này đem lại hiệu quả rất cao cho các nhà tư bản. Nhưng dưới chủ nghĩa tư bản mặc dù sức lao động của công nhân là hàng hoá nhưng nó tồn tại trong cơ thể sống con người vì vậy mà người công nhân cần có thời gian để ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khoẻ nhằm tái sản xuất sức lao động. Mặt khác, sức lao động là thứ hàng hoá đặc biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi phải có thời gian cho nhu cầu sinh hoạt về tinh thần, vật chất, tôn giáo của mình. Như vậy, về mặt kinh tế, thời gian lao động phải dài hạn thời gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt qua giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động. Vì thời gian lao động quá dài, do vậy mà đã dẫn đến phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi giai cấp tư sản phải rút ngắn thời gian lao động trong ngày. Chính vì vậy mà giai cấp tư sản phải chuyển sang một phương pháp bóc lột mới tinh vi hơn, đó là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 4 GVHD: TRƯƠNG THỊ CHUYỀN NHÓM: 01 1.2.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tương đối. Việc tăng năng suất lao động xã hội, trước hết ở các ngành sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng, sẽ làm cho giá trị sức lao động giảm xuống do đó, làm giảm thời gian lao động cần thiết. Khi độ dài ngày lao động không thay đổi, thời gian lao động cần thiết giảm sẽ làm tăng thời gian lao động thặng dư - thời gian để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối cho nhà tư bản. Để làm sáng tỏ vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu ví dụ sau: Giả sử ngày lao động 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, trình độ bóc lột 100%. Giả thiết rằng công nhân chỉ cần 2 giờ lao động đã tạo ra được một giá trị bằng giá trị sức lao động của mình. Do đó mà tỷ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động giá trị thặng dư trong trường hợp đó cũng không thay đổi. Khi đó thời gian lao động cần thiết là 2 giờ, thời gian lao động thặng dư là 6 giờ, trình độ bóc lột của nhà tư bản lúc này là 300% ( m' = 300% ). Như vậy để có thể giảm thời gian lao động cần thiết để từ đó gia tăng tương ứng phần thời gian lao động thặng dư thì các nhà tư bản cần tìm mọi biện pháp để tăng năng suất lao động trong những ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt. Đồng thời nâng cao năng suất lao động xã hội trong những ngành, những lĩnh vực sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân. Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu thì giảm giá trị sức lao động và làm giảm giá trị tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho công nhân bằng cách tăng năng suất lao động trong hai ngành là sản xuất tư liệu sinh hoạt và sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu sinh hoạt. Phương pháp này được áp dụng trong đại công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa tư bản, kỹ thuật phát triển làm cho năng suất lao động tăng lên. Hai phương pháp trên đã được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. So sánh 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:  Giống nhau: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 5 GVHD: TRƯƠNG THỊ CHUYỀN NHÓM: 01 − Đều là cách mà các nhà tư bản sử dụng để bóc lột công nhân để tạo ra giá trị thặng dư. − Đều dựa trên cơ sở thời gian lao động thặng dư được kéo dài. − Đòi hỏi độ dài ngày lao động nhất định, cường độ lao động và năng suất lao động nhất định.  Khác nhau: Ta có bảng so sánh sau: Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Phương pháp sản xuất thực hiện bằng cách kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động. Phương pháp thực hiện tăng năng suất lao động. Ngày lao động dịch chuyển về phía phải đồng nghĩa kéo dài ngày lao động. Ngày lao động dịch chuyển về phía trái tức rút ngắn thời gian lao động tất yếu. Áp dụng trong giai đoạn đầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khi kỹ thuật còn thấp. Áp dụng trong giai đoạn đại công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa tư bản khi kỹ thuật phát triển hơn. 1.2.3. Giá trị thặng dư siêu ngạch Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ tiên tiến làm tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Là mục đích theo đuổi và là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, làm tăng năng suất lao động và giảm giá trị cá biệt của hàng hóa. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. So sánh phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối:  Giống nhau: Đều dựa trên cơ sở là tăng năng suất lao động.  Khác nhau: Ta có bảng so sánh sau: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Tăng năng suất lao động cá biệt. Tăng năng suất lao động xã hội Là khoản thu nhập của một số nhà tư bản. Là khoản thu nhập của toàn bộ giai cấp tư sản. Biểu hiện mối quan hệ giữa các Biểu hiện mối quan hệ giai NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 6 GVHD: TRƯƠNG THỊ CHUYỀN NHÓM: 01 nhà tư bản với nhau đồng thời nó cũng tác động tư bản với công nhân. cấp tư sản và giai cấp công nhân. Mục đích của các nhà tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất giá trị thặng dư. Sản xuất giá trị thặng dư là động lực vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.mác viết : Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu, nhân giá trị lên, làm tăng giá trị do đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thặng dư. Để sản xuất giá trị thặng dư tối đa, các nhà tư bản đã dùng mọi thủ đoạn để bóc lột công nhân làm thuê như: kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động. Như vậy nội dung của quy luật giá trị thặng dư là để thu được giá trị thặng dư một cách tối đa, nhà tư bản đã tăng số lượng lao động làm thuê và tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để bóc lột họ. Trong giai đoạn hiện nay các nhà tư bản đã thực hiện cải tiến thiết bị máy móc trong sản xuất để tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị hàng hoá. Đồng thời thu hút đội ngũ kỹ sư có trình độ cao mà chức năng của họ chủ yếu là đảm bảo sử dụng hiệu quả tất cả các nhân tố của sản xuất trước hết là sức lao động chính vì vậy mà tăng giá trị thặng dư 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra nhiều giá trị thặng dư, do đó giai cấp tư sản đã không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để bóc lột giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối được tiến hành bằng cách kéo dài tuyệt đối thời gian lao động trong ngày của người công nhân trong điều kiên thời gian lao động cần thiết. Mặt khác sức lao động là thứ hàng hóa đặc biệt ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi phải có thời gian cho những nhu cầu sinh hoạt về tinh thần, vật chất và tôn giáo của mình. Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ. Để rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì các nhà tư bản phải tìm ra một biện pháp, đặc NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 7 GVHD: TRƯƠNG THỊ CHUYỀN NHÓM: 01 biệt là áp dụng tiến độ công nghệ vào trong quá trình sản xuất để nâng cao năng xuất lao động xã hội, giảm giá thành và tiến tới giảm giá cả thị trường của sản phẩm. Giá trị thặng dư siêu ngạch: Là giá trị thặng dư thu được ngoài mức trung bình do tăng năng suất lao động cá biệt, hạ thấp giá trị cá biệt so với giá trị xã hội. Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có một cơ sở chung, đó là đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động nên giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Tuy vậy giữa chúng vẫn có sự khác nhau. Đó là giá trị thặng dư tương đối dựa trên năng suất lao động xã hội còn giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên năng suất lao động cá biệt. Giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ được thay thế bằng giá trị thặng dư tương đối khi trình độ kỹ thuật mới được áp dụng cá biệt trở thành được áp dụng phổ biến. Vì vậy giá trị thặng dư siêu ngạch mang tính chất tạm thời. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Sự khác nhau giữa chúng còn thể hiện ở chỗ: Giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu được. Nó biểu hiện sự tiến bộ kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản được áp dụng rộng rãi. Xét về mặt đó thì nó thể hiện quan hệ của giai cấp công nhân và toàn bộ giai cấp các nhà tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch là mục đích trực tiếp cạnh tranh mà mỗi nhà tư bản cố gắng đạt được trong cạnh tranh với các nhà tư bản khác. Xét về mặt này, giá trị thặng dư siêu ngạch không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa công nhân làm thuê và nhà tư bản mà còn thể hiện mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau. Như vậy giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức lao động để tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị của hàng hoá. 1.4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ THẶNG DƯ Việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư giúp chúng ta hiểu được quá trình sản xuất giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới. Và cho thấy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Những kết luận trên được rút ra từ việc phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra. Giá trị sản phẩm được sản xuất ra gồm hai phần: − Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ . NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 8 GVHD: TRƯƠNG THỊ CHUYỀN NHÓM: 01 − Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất gọi là giá trị mới. Phần giá trị này lớn hơn giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Chia ngày lao động của công nhân thành hai phần: − Phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động tất yếu. − Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư. Giúp ta nhận thấy mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã được giải quyết: Việc chuyển hóa của tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời lại không diễn ra trong lưu thông. Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hóa đặc biệt đó là hàng hóa sức lao động và sau đó sử dụng hàng hóa đặc biệt này trong sản xuất, tức là ngoài lưu thông để sản xuất ra giá trị thặng dư cho mình. Việc nghiên cứu giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào đã vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản . NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 9 GVHD: TRƯƠNG THỊ CHUYỀN NHÓM: 01 CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀO CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 2.1. CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Ở thế kỷ XVII - XVIII, khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu, công nghiệp hoá được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Khái niệm công nghiệp hoá mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học - công nghệ. Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, những kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hoá, và từ thực tiễn công nghiệp hoá ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ VII - khoá VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Công nghiệp hoá - hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. 2.1.1. Khái niệm và tính tất yếu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa 2.1.1.1. Khái niệm Công nghiệp hóa là hoạt động mở rộng tiến bộ của khoa học kĩ thuật với sự lùi dần của tính chất thủ công trong sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, đem lại một tính cách công nghiệp cho một hoạt động nào đó. Ví dụ để làm rõ khái niệm trên: Trước kia, khi máy dệt chưa ra đời, người dân dùng khung cửi để dệt, vì vậy chất lượng và số lượng đều phụ thuộc vào chủ quan con người ( sức khỏe, tâm lí, công cụ,…). Ngày nay, người ta dệt vải bằng dây chuyền có sự phân công và chuyên môn hóa cho từng công đoạn sản xuất, với quy trình hiện đại và kỉ luật trình độ người lao động được nâng cao. Hiện đại hóa là quá trình cải biến một xã hội cổ truyền thành một xã hội hiện đại diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của xã hội. Có trình độ văn minh cao hơn, thể hiện NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 10 [...]... giá trị thặng dư tương đối mà ta có thể làm tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư − Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối Phương pháp này... triển kinh tế nói chung và công nghiệp hóa - hiện đại hóa nói riêng 2.2 VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀO CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM Giá tri thặng dư là do lao động không công của công nhân lao động làm thuê tạo ra, là mục đích, kết quả hoạt động tư bản của giai cấp tư sản Trong xã hội chủ nghĩa, việc bóc lột sức lao động của người công nhân không còn nữa,... chuyên môn cao cũng như những phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà chúng ta đã nhận thấy rõ hơn từng bước vận động đi lên của nền kinh tế nước nhà Có thể nói, việc vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã đem lại cho đất nước, cho con người Việt Nam một tương lai mới Kinh tế đất nước phát triển,... nghĩa là giá trị thặng dư không tồn tại mà giá trị thặng dư được sử dụng vào mục đích khác không giống như giai cấp tư sản Đó là giá trị thặng dư là cơ sở, tiền đề để xây dựng đất nước, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, vì mục đích phát triển xã hội chủ nghĩa, vì con người không tách ra khỏi xu hướng xã hội, Việt Nam vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư vào trong công cuộc xây... 01 Hiện đại hóa là việc xây dựng và phát triển đất nước đạt trình độ của những nước phát triển nhất của thời đại mà mấu chốt là đạt trình độ hiện đại hóa của nền sản xuất xã hội Chính bởi vậy mà công nghiệp hóa phải luôn đi đôi với hiện đại hóa, tạo thành khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa Công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta là quá trình chuyến đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất. .. với các nước trên thế giới NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 19 GVHD: TRƯƠNG THỊ CHUYỀN NHÓM: 01 KẾT LUẬN Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không dựa vào hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư đó chính là: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị. .. động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị cá biệt của hàng hóa Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối Việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư giúp ta hiểu thêm về: Sản xuất giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư... không đổi Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tương đối Phương pháp này được áp dụng trong đại công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa tư bản, kỹ thuật phát triển làm cho năng suất lao động tăng lên − Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường... sản xuất trước hết bằng việc cơ khí hóa nền sản xuất xã hội trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ Trong đó, chú trọng xây dựng, phát triển công nghiệp và sản xuất tư liệu sản xuất, then chốt là công nghiệp chế tạo tư liệu sản xuất Khi phát triển công nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị, trong đó sản phẩm được sử dụng nhiều nhất là các. .. khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao Về bản chất công nghiệp hóa - hiện đại hóa có tính khách quan: − − − Là quy luật phổ biến của sự phát triển Tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật Hiện đại hóa các ngành kinh tế khác, khi thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa tức là áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm − Phát triển lực lượng sản xuất, nâng . nói chung và công nghiệp hóa - hiện đại hóa nói riêng. 2.2. VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀO CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM Giá tri thặng dư là do lao. DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀO CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 2.1. CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Ở thế kỷ XVII - XVIII, khi cách mạng công nghiệp được. được giá trị thặng dư, có hai phương pháp chủ yếu: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. 1.2.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Ngày đăng: 30/07/2015, 00:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

  • Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, do vậy mà các nhà tư bản dùng nhiều phương pháp để tăng khối lượng giá trị thặng dư.

  • Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.

  • Giá trị thặng dư phản ánh bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa quan hệ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động làm thuê.

  • Để thu được giá trị thặng dư, có hai phương pháp chủ yếu: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

  • 1.2.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

  • 1.2.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

  • Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tương đối. Việc tăng năng suất lao động xã hội, trước hết ở các ngành sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng, sẽ làm cho giá trị sức lao động giảm xuống do đó, làm giảm thời gian lao động cần thiết. Khi độ dài ngày lao động không thay đổi, thời gian lao động cần thiết giảm sẽ làm tăng thời gian lao động thặng dư - thời gian để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối cho nhà tư bản.

  • Để làm sáng tỏ vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu ví dụ sau: Giả sử ngày lao động 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, trình độ bóc lột 100%. Giả thiết rằng công nhân chỉ cần 2 giờ lao động đã tạo ra được một giá trị bằng giá trị sức lao động của mình. Do đó mà tỷ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động giá trị thặng dư trong trường hợp đó cũng không thay đổi. Khi đó thời gian lao động cần thiết là 2 giờ, thời gian lao động thặng dư là 6 giờ, trình độ bóc lột của nhà tư bản lúc này là 300% ( m' = 300% ). Như vậy để có thể giảm thời gian lao động cần thiết để từ đó gia tăng tương ứng phần thời gian lao động thặng dư thì các nhà tư bản cần tìm mọi biện pháp để tăng năng suất lao động trong những ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt. Đồng thời nâng cao năng suất lao động xã hội trong những ngành, những lĩnh vực sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân.

  • Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu thì giảm giá trị sức lao động và làm giảm giá trị tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho công nhân bằng cách tăng năng suất lao động trong hai ngành là sản xuất tư liệu sinh hoạt và sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu sinh hoạt.

  • Phương pháp này được áp dụng trong đại công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa tư bản, kỹ thuật phát triển làm cho năng suất lao động tăng lên.

  • Hai phương pháp trên đã được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.

  • So sánh 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:

  • Mục đích của các nhà tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất giá trị thặng dư. Sản xuất giá trị thặng dư là động lực vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.mác viết : Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu, nhân giá trị lên, làm tăng giá trị do đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thặng dư. Để sản xuất giá trị thặng dư tối đa, các nhà tư bản đã dùng mọi thủ đoạn để bóc lột công nhân làm thuê như: kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động. Như vậy nội dung của quy luật giá trị thặng dư là để thu được giá trị thặng dư một cách tối đa, nhà tư bản đã tăng số lượng lao động làm thuê và tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để bóc lột họ. Trong giai đoạn hiện nay các nhà tư bản đã thực hiện cải tiến thiết bị máy móc trong sản xuất để tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị hàng hoá. Đồng thời thu hút đội ngũ kỹ sư có trình độ cao mà chức năng của họ chủ yếu là đảm bảo sử dụng hiệu quả tất cả các nhân tố của sản xuất trước hết là sức lao động chính vì vậy mà tăng giá trị thặng dư

  • CHƯƠNG 2:

  • SỰ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀO CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan