Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển hải dương

32 383 4
Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển hải dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN HOÀN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẢI DƯƠNG Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 60 34 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội, năm 2015 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển cân đối của các ngành, các lĩnh vực khác theo định hướng của nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước tình trạng khó khăn về tài chính do những khoản cấp tín dụng khó đòi. Vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang là rủi ro lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Nhiều ngân hàng đã bị đặt vào tình trạng giám sát đặc biệt do tỷ lệ nợ xấu quá cao. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi các NHTM phải có biện pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây ra thiệt hại cho ngân hàng hay khách hàng. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hải Dương là một trong bốn Chi nhánh ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trong những năm qua cũng như các Ngân hàng khác, tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng khả năng quản trị rủi ro chưa cao. Điều đó đã dẫn đến nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn có nguy cơ tăng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng. Việc quản lý nợ xấu, hạn chế rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng là mục tiêu cao nhất BIDV - Chi nhánh Hải Dương đặt ra trong giai đoạn này. Trong lĩnh vực ngân hàng đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu và đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng, nhưng đối với Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hải Dương thì chưa có công trình nghiên cứu nào về các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng. Nhận thức được mối nguy hiểm và hậu quả không lường trước được do các rủi ro tín dụng gây ra, chính vì vậy em đã chọn đề tài: “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hải Dương ” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Có thể nói đề tài về quản trị RRTD không phải là một đề tài mới, đề tài này đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu mà tác giả tìm hiểu phần lớn lựa chọn nghiên cứu về RRTD và quản trị RRTD đối với hoạt động ngân hàng nhưng chưa đưa ra được những giải pháp quản trị RRTD cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình riêng của từng chi nhánh trong hệ thống BIDV; bởi vì mỗi chi nhánh hoạt động trên các địa bàn khác nhau sẽ có những vấn đề phát sinh khác nhau trong hoạt động quản trị RRTD. 3. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Đề xuất các giải pháp quản trị RRTD tại BIDV – Chi nhánh Hải Dương. Các nhiệm vụ nghiên cứu: - Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị RRTD. -Thông qua cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Hải Dương để đánh giá được tình hình quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng này. - Đề xuất các giải pháp quản trị RRTD cho Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hải Dương 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản trị RRTD tại BIDV - Chi nhánh Hải Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu tập trung vào công tác quản trị RRTD tại BIDV -Chi nhánh Hải Dương trong giai đoạn 2012 – 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp kỹ thuật như thống kê số, bảng dữ liệu, so sánh và đánh giá để xử lý và phân tích dữ liệu thu được. Trên cơ sở thực trạng công tác quản trị RRTD tại BIDV - Chi nhánh Hải Dương, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích…vận dụng các kiến thức có được từ thực tế công tác tại BIDV - Chi nhánh Hải Dương trong việc đề xuất các giải pháp quản trị RRTD của BIDV - Chi nhánh Hải Dương. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Những nghiên cứu về công tác quản trị RRTD tại BIDV – Chi nhánh Hải Dương không chỉ có ý nghĩa trong việc đánh giá đúng thực trạng quản trị RRTD và tìm kiếm các giải pháp quản trị RRTD tại chi nhánh, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận, các văn bản pháp lý của nhà nước, các quy định quy trình của ngành về quản trị RRTD, cũng như hoàn thiện hệ thống cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu, xây dựng hệ thống tư liệu và kinh nghiệm thực tiễn cho các nhà quản trị NHTM trong việc quản trị ngân hàng nói chung và thực hiện các hoạt động quản trị RRTD nói riêng. 7. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị RRTD trong hoạt động kinh doanh của NHTM Chương 2: Thực trạng quản trị RRTD tại BIDV –Chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2012-2014 Chương 3: Giải pháp Quản trị RRTD tại BIDV –Chi nhánh Hải Dương Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RRTD TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về NHTM và các nghiệp vụ của NHTM * Khái niệm ngân hàng thương mại Theo luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 2010 (điều 4, khoản 3) chỉ rõ : Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Như vây, NHTM là một định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung và sử dụng để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cá nhân với mục đích phát triển kinh tế xã hội. * Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại: Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ thanh toán, hoạt động ngân quỹ và các hoạt động khác như: kinh doanh ngoại hối, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. 1.1.2 Khái niệm và phân loại tín dụng ngân hàng 1.1.2.1 Khái niệm Tín dụng ngân hàng Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. [1, tr.20] Nguyễn Văn Tiến [8, tr.350] đã đưa ra khái niệm : Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. 1.1.2.2 Phân loại Tín dụng ngân hàng Căn cứ vào mục đích cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh; cho vay tiêu dùng cá nhân; cho vay mua bán bất động sản;cho vay sản xuất nông nghiệp;cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. Căn cứ vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: Cho vay ngắn , trung hạn, dài hạn. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng,hoạt động tín dụng có thể phân chia thành: Tín dụng không có bảo đảm, tín dụng có bảo đảm. Căn cứ vào phương thức cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: Cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:Cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp. 1.1.3 Quy trình tín dụng ngân hàng Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng gồm nhiều giai đoạn có quan hệ chặt chẽ với nhau theo một trình tự nhất định. Các bước chính của quy trình cấp tín dụng như sau: Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Bước 2: Phân tích đánh giá tín dụng. Bước 3: Ra quyết định tín dụng. Bước 4: Thẩm định lại toàn bộ hồ sơ chứng từ. Bước 5: Giải ngân. Tiến hành giải ngân theo điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. Bước 6: Các nghiệp vụ sau giải ngân (kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, đánh giá lại tài sản bảo đảm ) 1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế Trong các hoạt động của NHTM, hoạt động tín dụng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự tồn tại và phát triển của NHTM. Hoạt động tín dụng giúp đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. Tín dụng ngân hàng là công cụ để chính phủ điều tiết kinh tế vĩ mô và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động tín dụng tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế. 1.2 Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Rủi ro tín dụng: Theo khoản 1 điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN: “Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. 1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau:Rủi ro giao dịch, rủi ro danh mục. Căn cứ theo hình thức tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: Rủi ro đối với tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, rủi ro trong nghiệp vụ chiết khấu, rủi ro đối với tín dụng thuê mua. Căn cứ theo hình thức quản lý thì RRTD gồm hai loại: Rủi ro tín dụng có thể kiểm soát được, rủi ro tín dụng không kiểm soát được 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng -Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: Nợ xấu / Tổng dư nợ -Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu -Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất -Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Nợ quá hạn / Tổng dư nợ -Tỷ lệ giữa DPRR được trích lập so với tổng dư nợ. -Tỷ lệ giữa các khoản nợ được xử lý bằng DPRR trên tổng dư nợ. -Lãi treo tín dụng -Nợ không có tài sản đảm bảo. 1.2.4 Các nguyên nhân gây ra RRTD * Các nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân từ phía ngân hàng: Do trình độ chuyên môn và phẩm chất, đạo đức cán bộ yếu kém. Do chính sách tín dụng của ngân hàng chưa rõ ràng. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ lỏng lẻo, chưa phát huy đúng tác dụng. Công tác quản lý sau khi cho vay, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay chưa được coi trọng. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay:Do khả năng quản lý, tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh [...]... Chi nhánh Hải Dương 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV – Chi nhánh Hải Dương Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV – Chi nhánh Hải Dương một phần gắn liền với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam, bao gồm các thời kỳ thay đổi sau: - CN Ngân hàng kiến thiết Hải Dương (1957) - CN Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Hải Hưng (1981) - CN Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải. .. P QHKH, PGD P Quản lý rủi ro P Quản trị tín dụng Sơ đồ: Mô hình quản trị RRTD Hội đồng tín dụng có trách nhiệm hỗ trợ tham mưu cho ban giám đốc trong việc phê duyệt các kế hoạch quản lý rủi ro, chi n lược quản lý rủi ro, các quy trình nghiệp vụ tín dụng và quy trình tác nghiệp gắn với quản trị RRTD Phòng quan hệ khách hàng, phòng giao dịch, phòng quản trị tín dụng và phòng quản lý rủi ro kiểm soát toàn... PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV – CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG 3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của BIDV – Chi nhánh Hải Dương trong thời gian tới 3.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới hoạt động tín dụng và quản trị RRTD của BIDVChi nhánh Hải Dương Những năm tới, Chính phủ ưu tiên hàng đầu việc thúc đẩy phát triển kinh tế trên cơ sở ổn định tỷ giá và kiềm chế lạm phát Việc Thông tư số 02/2013/TT-NHNN... pháp quản trị RRTD tại BIDV – Chi nhánh Hải Dương 3.2.1 Thực hiện đúng quy trình tín dụng Thực hiện đúng quy trình tín dụng, đủ các bước trong quy trình trên cơ sở tuân thủ các quy tắc cho vay sẽ giúp ngân hàng giảm được rủi ro đạo đức, hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra 3.2.2 Hoàn thiện quy trình quản trị RRTD tại BIDV – Chi nhánh Hải Dương Hiện tại quy trình quản trị RRTD tại BIDV – chi nhánh Hải Dương. .. sở hệ thống xếp hạng, chi nhánh có thể xây dựng các chính sách tín dụng và chính sách khách hàng một cách rõ ràng hơn 2.4.3 Về việc tuân thủ các văn bản quy định về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng Hệ thống văn bản quy định về tín dụng và quản trị tín dụng được ban hành và thường xuyên cập nhật Ban hành sổ tay tín dụng quy định về các chính sách tín dụng BIDV – Chi nhánh Hải Dương luôn thực hiện... CN Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Dương (1997) - CN Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hải Dương (01/05/2012) 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV – Chi nhánh Hải Dương Mô hình tổ chức và bố trí nhân sự của chi nhánh như sau: *Ban giám đốc: 1 Giám đốc, 3 Phó giám đốc *Khối các phòng nghiệp vụ: - Khối quan hệ khách hàng: Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp, Phòng quan hệ khách hàng cá nhân - Khối quản. .. chung, hoạt động tín dụng của BIDV - Chi nhánh Hải Dương trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan Qua thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản trị RRTD tại BIDV – Chi nhánh Hải Dương trong thời gian qua, việc quản trị rủi ro tín dụng vẫn còn một số hạn chế như sau: Mặc dù nợ xấu được kiểm soát nhưng nhóm nợ có tiềm ẩn rủi ro vẫn ở mức cao; Phương pháp nhận diện rủi ro tín dụng kém, chỉ... thiết phải quản trị RRTD * Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức Quản trị RRTD là quá trình xem xét, xác định các nguy cơ tiền ẩn và khả năng xảy ra nguy cơ từ các hoạt động liên quan đến hoạt động tín dụng, từ đó có những hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất các rủi ro và. .. quản lý, hạn chế các rủi ro đó [1,tr.38] * Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng Trong môi trường hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu công tác quản trị RRTD yếu kém, khi RRTD xảy ra sẽ có thể gây ra thiệt hại nặng nề không thể kiểm soát được cho ngân hàng Do đó cần nâng cao công tác quản trị RRTD để giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng 1.3.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 1.3.2.1 Nhận biết rủi. .. Hải Dương - Thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng - Hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng và các văn kiện tín dụng liên quan - Giải ngân/ phát hành thư bảo lãnh/thanh toán quốc tế - Quản lý sau giải ngân và thu hồi tín dụng - Xử lý tín dụng xấu Trong quy trình cho vay trên đã quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, quản trị tín dụng về quá trình giám sát trước, trong và . Đầu tư và xây dựng Hải Hưng (1981). - CN Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Hưng (1991). - CN Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Dương (1997). - CN Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hải Dương (01/05/2012) 2.1.2. ngân hàng hay khách hàng. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hải Dương là một trong bốn Chi nhánh ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trong những năm qua cũng như các Ngân hàng. nguy hiểm và hậu quả không lường trước được do các rủi ro tín dụng gây ra, chính vì vậy em đã chọn đề tài: “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hải Dương ”

Ngày đăng: 29/07/2015, 23:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RRTD TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

  • Chương 2

  • THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD TẠI BIDV – CHI NHÁNH

  • HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2014

  • Chương 3

  • GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO

  • TÍN DỤNG TẠI BIDV – CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan