CÂU hỏi và bài tập TRẮC NGHIỆM HOÁ học 12 bài điều CHẾ KIM LOẠI ăn mòn KIM LOẠI

3 3.3K 49
CÂU hỏi và bài tập TRẮC NGHIỆM HOÁ học 12 bài   điều CHẾ KIM LOẠI   ăn mòn KIM LOẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường THPT Chuyên CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HOÁ HỌC 12 BÀI: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI - ĂN MÒN KIM LOẠI Câu 1: Để điều chế Na kim loại, người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau: 1. Điện phân dung dịch NaCl. 2. Điện phân NaCl nóng chảy. 3. Dùng K cho tác dụng với dung dịch NaCl. 4. Khử Na 2 O bằng CO ở nhiệt độ cao. A. Chỉ dùng 1 B. Chỉ dùng 2 C. Chỉ dùng 4 D. Dùng 2 và 3 Câu 2: Khử một oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, phản ứng xong người ta thu được 0,84 gam Fe và 448 ml CO 2 (đktc). Công thức phân tử của oxit sắt là công thức nào sau đây: A. FeO B. Fe 3 O 4 C. Fe 2 O 3 D. Không xác định được Câu 3: Cho phát biểu đúng về phương pháp nhiệt nhôm. A. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau hidro trên dãy điện hóa. B. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau Al trên dãy điện hóa. C. Nhôm có thể khử các oxit kim loại đứng trước và sau Al trên dãy điện hóa với điều kiện kim loại ấy dễ bay hơi. D. Nhôm có thể khử tất cả các oxit kim loại. Câu 4: Khi cho luồng khí hidro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al 2 O 3 , FeO, CuO, MgO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm: A. Al 2 O 3 , FeO, CuO, MgO B. Al 2 O 3 , Fe, Cu, MgO C. Al, Fe, Cu, MgO D. Al, Fe, Cu, Mg Câu 5: Để điều chế canxi kim loại có thể dùng các phương pháp: A. Dùng H 2 để khử CaO ở nhiệt độ cao. B. Dùng kali kim loại đẩy Ca ra khỏi dung dịch muối CaCl 2 . C. Điện phân nóng chảy muối CaCl 2 . D. Cả 3 cách A, B, C đều được. Câu 6: Để bảo vệ vỏ tàu đi biển, trong các kim loại sau: Cu, Mg, Zn, Pb nên dùng kim loại nào ? A. Chỉ có Mg B. Chỉ có Zn C. Chỉ có Mg, Zn D. Chỉ có Cu, Pb Câu 7: Cho luồng H 2 đi qua 0,8 gam CuO nung nóng. Sau phản ứng được 0,672 gam chất rắn . Hiệu suất phản ứng khử CuO thành Cu là: A. 60% B. 75% C. 80% D. 90% Câu 8: Các vật dụng bằng sắt trong đời sống đều không phải là sắt nguyên chất. Đó là nguyên nhân dẫn đến: A. Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn điện hóa. B. Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn hóa học. C. Các vật dụng trên dễ bị sét gỉ khi tiếp xúc với dung dịch điện li. D. A, C đều đúng. Câu 9: Hãy chọn câu đúng. Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra: A. Sự oxi hóa ở cực dương B. Sự oxi hóa ở 2 cực C. Sự khử ở cực âm D. Sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương Câu 10: Điện phân 1 muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,896 lít Cl 2 (đkc) ở anot và 3,12g kim loại ở catot. Công thức muối đó là: A. NaCl B. KCl C. LiCl D. RbCl Câu 11: Một sợi dây đồng nối với một sợi dây nhôm để trong không khí ẩm, quan sát chỗ nối của hai kim loại sau một thời gian: A. Không có hiện tượng gì. B. Dây nhôm bị đứt. C. Dây đồng bị đứt. D. Cả hai dây cùng bị đứt. Câu 12: Người ta điều chế đồng bằng cách: A. Dùng H 2 để khử CuO nung nóng. B. Điện phân dung dịch CuSO 4 . C. Dùng sắt đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối. D. A, B, C đều đúng. Câu 13: Chỉ ra mệnh đề sai trong các mệnh đề sau: A. Sự phá hủy kim loại dưới tác dụng hóa học của môi trường xung quanh gọi là sự ăn mòn kim loại . B. Ăn mòn hóa học là sự phá hủy kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao. C. Ăn mòn hóa học là sự phá hủy kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện . D. Khi kim lọai bị oxi hóa thì mất đi những tính chất quí báu của kim loại. Câu 14: Những hợp kim sau để ngoài không khí ẩm, kim loại nào bị ăn mòn: A. Al - Fe, Al bị ăn mòn (1) B. Cu - Fe, Cu bị ăn mòn (2) C. Fe - Sn, Sn bị ăn mòn (3) D. Ni - Pb, Pb bị ăn mòn (4) Câu 15: Để loại đồng ra khỏi bạc, người ta ngâm hỗn hợp hai kim loại nầy trong dung dịch nào sau đây: A. AlCl 3 B. Cu(NO 3 ) 2 C. FeCl 2 D. AgNO 3 Câu 16: Điều chế Na bằng phương pháp thích hợp : A. Điện phân nóng chảy NaCl B. Điện phân dd NaCl có màng ngăn C. Điện phân nóng chảy NaOH D. A ,C đều đúng Câu 17: Điện phân dd CuSO 4 với cường độ dòng điện 2,5 A trong thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây. Lượng CuSO 4 trong dd giảm: A. 32 gam B. 16 gam C. 8 gam D. 4 gam Câu 18: Ngâm một vật bằng sắt có khối lượng 15 gam trong dd CuSO 4 . Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dd lau khô, đem cân thấy vật nặng 15,4 gam. Lượng Cu bám lên vật là: A. 1.6 gam B. 8 gam C. 3.2 gam D. Không xác định được . Câu 19: Cho sơ đồ : Cu(OH) 2 → )1( CuSO 4 → )2( Cu Tác chất và điều kiện phản ứng để thực hiện (1) và (2) A. (1) dd MgSO 4 (2) Fe B. (1) dd MgSO 4 (2) điện phân dd C. (1) dd H 2 SO 4 (2) điện phân dd D. A, C đều đúng . Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai: A. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa – khử. B. Đặc điểm của ăn mòn hóa học là không phát sinh dòng điện. C. Trong ăn mòn điện hóa, ở cực âm xảy ra quá trình khử kim loại, ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa H + (nếu dd điện li là axit). D. Để chống ăn mòn kim loại, người ta phải cách li kim loại với môi trường. TRẢ LỜI Câu 1: B Câu 6: C Câu 11: B Câu 16: D Câu 2: B Câu 7: C Câu 12: D Câu 17: C Câu 3: B Câu 8: D Câu 13: C Câu 18: C Câu 4: B Câu 9: D Câu 14: A Câu 19: C Câu 5: C Câu 10: B Câu 15: D Câu 20: C . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường THPT Chuyên CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HOÁ HỌC 12 BÀI: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI - ĂN MÒN KIM LOẠI Câu 1: Để điều chế Na kim loại, người ta có thể dùng. không khí ẩm, kim loại nào bị ăn mòn: A. Al - Fe, Al bị ăn mòn (1) B. Cu - Fe, Cu bị ăn mòn (2) C. Fe - Sn, Sn bị ăn mòn (3) D. Ni - Pb, Pb bị ăn mòn (4) Câu 15: Để loại đồng ra khỏi bạc, người. Câu 6: C Câu 11: B Câu 16: D Câu 2: B Câu 7: C Câu 12: D Câu 17: C Câu 3: B Câu 8: D Câu 13: C Câu 18: C Câu 4: B Câu 9: D Câu 14: A Câu 19: C Câu 5: C Câu 10: B Câu 15: D Câu 20: C

Ngày đăng: 29/07/2015, 10:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan