đề thi thử hóa chuyên lê quý đôn lần 2

6 564 0
đề thi thử hóa chuyên lê quý đôn lần 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 /6 – Mã đề 135 SỞ GD-ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN (Đề thi có 6 trang, gồm 50 câu trắc nghiệm) ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THI THPT QUỐC GIA Thời gian làm bài; 90 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề: 135 Họ, tên học sinh: ……………………………………… Số báo danh: ………………………………………… Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O =16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Sn = 119, Ba = 137; Pb = 207. Câu 1. Nhận định nào dưới đây là sai? A. Các nguyên tố, mà nguyên tử của nó số electron p bằng 2, 8, và 14 thuộc cùng một nhóm. B. Nguyên tử của các nguyên tố Na, Cr và Cu đều có một electron ở lớp ngoài cùng. C. Bán kính Na lớn hơn bán kính Na + và bán kính Fe 2+ lớn hơn bán kính Fe 3+ . D. Tính kim loại của Al mạnh hơn Ga và tính phi kim của Se yếu hơn As. Câu 2. Nhận định nào dưới đây là sai? A. Nước đá, đá khô, và I 2 đều là những tinh thể phân tử. B. Phân tử CH 3 COONa chứa đồng thời liên kết cộng hóa trị và liên kết ion. C. Các phân tử HNO 3 , HNO 2 và các ion NH 4 + , H 3 O + đều có chứa liên kết cộng hóa trị phối trí. D. Nguyên tử Be và Al trong các phân tử BeH 2 và AlCl 3 đều không có cấu hình bền của khí hiếm. Câu 3. Xét bốn phản ứng: (01) Cl 2 + 2NaBr  2NaCl + Br 2 (02) 3Cl 2 + 6KOH  5KCl + KClO 3 + H 2 O (03) 2HCl + Mg  MgCl 2 + H 2 (04) 4HCl + MnO 2  Cl 2 + MnCl 2 + 2H 2 O Nhận định nào dưới đây là sai? A. Phản ứng (1) cho thấy Cl 2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br 2 . B. Phản ứng (2) cho thấy Cl 2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. C. Phản ứng (3) cho thấy HCl là một axit Brönsted. D. Phản ứng (4) cho thấy HCl có thể đóng vai trò chất khử trong phản ứng. Câu 4. Đun nóng hỗn hợp X gồm 18,0 gam CH 3 COOH và 13,8 gam C 2 H 5 OH với một ít H 2 SO 4 đặc làm xúc tác cho đến khi phản ứng đạt cân bằng thu được hỗn hợp Y chứa 17,6 gam CH 3 COOC 2 H 5 . Hỗn hợp Y được cho thêm 6,0 gam CH 3 COOH và đun nóng đến khi phản ứng đạt cân bằng mới thì khối lượng etyl axetat bằng A. 19,9 gam. B. 23,5 gam. C. 26,4 gam. D. 2,3 gam. Câu 5. Nhận định nào dưới đây là sai? A. Nhiệt độ sôi của HF cao hơn HCl và nhiệt độ sôi của H 2 O cao hơn H 2 S. B. Tính axit của HF yếu hơn HCl và tính axit của H 2 O yếu hơn H 2 S. C. Tính khử của HF mạnh hơn HCl và tính khử của H 2 O mạnh hơn H 2 S. D. HF và HCl đều có thể điều chế bằng cách cho muối halogenua tương ứng tác dụng với H 2 SO 4 đặc nóng. Câu 6. Cho 0,64 gam bột S vào 2 gam dung dịch H 2 SO 4 98%, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn. Khí SO 2 sinh ra làm mất màu vừa hết 2 lít dung dịch nước Br 2 tạo dung dịch X. pH của dung dịch X bằng A. 1,0 B. 1,2 C. 1,3 D. 1,4 2 /6 – Mã đề 135 Câu 7. Đốt cháy photphin trong bình thuỷ tinh thu được 14,2 gam P 2 O 5 và 5,4 gam H 2 O. Cho thêm vào bình đó 37 mL dung dịch NaOH 32% (D = 1,35 g/mL) thu được dung dịch Y. Nồng độ % chất tan trong dung dịch Y bằng A. 10,2% B. 20,4% C. 40,8% D. 61,2% Câu 8. Hiện tượng nào dưới đây được mô tả sai? A. Thổi NH 3 qua CuO đốt nóng, thấy CuO từ màu đen chuyển thành màu đỏ. B. Thêm NH 3 dư vào dung dịch CuSO 4 , kết thúc phản ứng thu được kết tủa màu xanh. C. Dẫn khí amoniac vào bình chứa khí clo, amoniac cháy tạo ngọn lửa có khói trắng. D. Dung dịch NH 3 làm phenolphtalein có màu tím hồng và quỳ tím chuyển màu xanh. Câu 9. Có các nhận xét sau: (1) Độ cứng của Cr lớn hơn Al; (2) Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe; (3) K phản ứng với dung dịch CuSO 4 hình thành Cu kim loại; (4) Có thể điều chế Li, Na, K, Al bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng. Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng bằng A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10. Ngâm một lá Zn tinh khiết trong dung dịch HCl, sau một thời gian thêm vào ðó vài giọt dung dịch CuSO 4 vào. Quá trình thí nghiệm trên A. chỉ xảy ra hiện týợng ãn mòn hóa học. B. chỉ xảy ra hiện týợng ãn mòn ðiện hóa học. C. lúc ðầu xảy ra hiện týợng ãn mòn ðiện hóa học sau ðó xảy ra thêm hiện týợng ãn mòn hóa học. D. lúc ðầu xảy ra hiện týợng ãn mòn hóa học sau ðó xảy ra thêm hiện týợng ãn mòn ðiện hóa học. Câu 11. Hòa tan hết 80,7 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO 3 ) 2 và KCl vào H 2 O thu được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H 2 O bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân; thấy số mol khí thoát ra ở anot bằng 3 lần số mol khí thoát ra từ catot. Lấy một nửa dung dịch Y cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là A. 29,55 B. 43,05 C. 53,85 D. 86,10 Câu 12. Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch chứa x mol CuSO 4 và y mol H 2 SO 4 loãng, sau phản ứng hoàn toàn thu được khí H 2 , m gam Cu và dung dịch chứa một chất tan duy nhất. Mối quan hệ giữa x và y là A. x = y B. x = 3y C. x = 5y D. x = 7y Câu 13. Hòa tan hết 8,1 gam kim loại X vào dung dịch HCl lấy dư thấy thu được 10,08 lít H 2 (đktc). Nhận xét nào sau về kim loại X là đúng? A. X dẫn điện tốt hơn kim loại Cu. B. X nhẹ hơn so với kim loại Na và Mg. C. X tan được trong dung dịch NH 3 . D. X khử được Fe 2 O 3 tạo Fe kim loại. Câu 14. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO 2 (đktc) vào 100 mL dung dịch gồm K 2 CO 3 0,2M và KOH x mol/L, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư, thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 1,0. B. 1,2. C. 1,4. D. 1,6. Câu 15. Thực hiện năm thí nghiệm sau trong năm ống nghiệm riêng biệt: (1) Sục khí cacbonic vào dung dịch natri aluminat cho tới dư. (2) Nhỏ từng giọt dung dịch axit clohiđric vào dung dịch natri aluminat cho tới dư. (3) Nhỏ từng giọt dung dịch amoni nitrat vào dung dịch natri aluminat cho tới dư. (4) Nhỏ từng giọt dung dịch natri hiđroxit vào dung dịch nhôm clorua cho tới dư; và (5) Nhỏ từng giọt dung dịch natri aluminat vào dung dịch nhôm clorua cho tới dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số ống nghiệm có kết tủa bằng A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 3 /6 – Mã đề 135 Câu 16. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,896 lít khí H 2 (đktc). Sục khí CO 2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H 2 SO 4 , thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO 2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H 2 SO 4 ). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 6,80 gam. B. 6,96 gam. C. 7,64 gam. D. 8,04 gam. Câu 17. Hòa tan hết 0,87204 gam oleum có công thức H 2 SO 4 .nSO 3 vào 10g dung dịch H 2 SO 4 20% được dung dịch X có nồng độ xấp xỉ 27,536%. Giá trị của n trong oleum là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 18. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH 3 loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl 3 , ZnCl 2 , AlCl 3 , MgSO 4 . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19. Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng (dư), tạo ra 1,5 mol khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất). X và Y có thể là cặp chất nào dưới đây? A. Fe và Fe 2 O 3 . B. FeO và Fe 3 O 4 . C. Fe 3 O 4 và Fe. D. Fe và FeO. Câu 20. Có bốn dung dịch riêng biệt được đánh số: (1) H 2 SO 4 1M; (2) HCl 1M; (3) KNO 3 1M; và (4) HNO 3 1M. Lấy ba trong bốn dung dịch trên có cùng thể tích trộn với nhau, rồi thêm bột Cu dư thu được V lít khí NO (đktc). Hỏi trộn với tổ hợp nào sau đây thì thể tích khí NO là lớn nhất? A. (1), (2), và (4) B. (2), (3), và (4) C. (1), (2), và (3) D. (1), (3), và (4) Câu 21. Trong các cặp chất sau: (1) AgNO 3 và FeCl 2 ; (2) NO 2 và NaOH; (3) FeS và HCl; (4) Mg và CO 2 . Số cặp chất có thể xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 22. Phát biểu nào sau đây là sai? A. CrO 3 là một oxit axit. B. Cr(OH) 3 tan được trong dung dịch NaOH. C. Cr tan trong dung dịch NaOH loãng tạo muối Cr(II). D. Br 2 oxi hóa CrO 2 - thành CrO 4 2- trong môi trường kiềm. Câu 23. Xét các phản ứng sau: 1) CaOCl 2 + CO 2 + H 2 O  X + Y + Z 2) NaClO + CO 2 + H 2 O  X + T Các chất Y, Z, và T lần lượt là A. CaCO 3 , CaCl 2 , và NaHCO 3 . B. Ca(HCO 3 ) 2 , CaCl 2 , và Na 2 CO 3 . C. CaCO 3 , CaCl 2 , và Na 2 CO 3 . D. Ca(HCO 3 ) 2 , CaCl 2 , và NaHCO 3 . Câu 24. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch NH 3 đến dư vào dung dịch MgSO 4 ; (b) Sục khí CO 2 vào dung dịch Na[Al(OH) 4 ]; (c) Cho dung dịch MgCl 2 vào dung dịch Na 3 PO 4 ; (d) Cho dung dịch AlCl 3 vào dung dịch Na 2 CO 3 ; (e) Cho dung dịch AgNO 3 vào dung dịch FeCl 3 . Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa bằng A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 25. Xét các phản ứng sau: (a) Ag 2 S + O 2 0 t  (b) Zn + dung dịch NaOH  (c) SO 2 + H 2 S  (d) dung dịch AgNO 3 + dung dịch Fe(NO 3 ) 2  (e) Cu(NO 3 ) 2 0 t  (f) NaHCO 3 0 t  Số phản ứng sinh ra đơn chất là A. 2. B. 3. C. 5. D. 6. 4 /6 – Mã đề 135 Câu 26. Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp 1,667 khối lượng phân tử X. Đốt cháy 6,72 gam chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là A. 12 gam. B. 24 gam. C. 48 gam. D. 96 gam. Câu 27. X là dẫn xuất clo của etan. Đun nóng X trong NaOH dư thu được chất hữu cơ Y vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường. Vậy X là A. 1,1,2,2-tetracloetan. B. 1,2-đicloetan. C. 1,1-đicloetan. D. 1,1,1-tricloetan. Câu 28. Có bao nhiêu ancol bậc hai, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 29. A, B, và D là ba đồng phân có cùng công thức phân tử C 3 H 8 O. Biết A tác dụng với CuO đun nóng cho ra andehit, còn B cho ra xeton. Vậy D là chất A. tác dụng được với natri tạo ra khí hiđro. B. có khả năng tách nước tạo anken duy nhất. C. có nhiệt độ sôi thấp nhất trong ba chất. D. có nhiệt độ sôi cao nhất trong ba chất. Câu 30. Có bao nhiêu hợp chất thơm, có cùng công thức phân tử là C 7 H 6 Cl 2 , mà khi tác dụng NaOH nóng chảy ở áp suất cao thì tạo muối có công thức C 7 H 7 O 2 Na? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 31. Pha a gam ancol etylic (D = 0,8 g/mL) vào nước được 80 mL ancol 20 o . Giá trị a là A. 16 gam. B. 20 gam. C. 32 gam. D. 40 gam. Câu 32. Dẫn hơi C 2 H 5 OH qua ống đựng CuO nung nóng được 11,76 gam hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước. Cho X tác dụng với Na dư được 2,24 lít H 2 (ở đktc). Phần trăm ancol bị oxi hoá là A. 50%. B. 60%. C. 75%. D. 80%. Câu 33. Đốt cháy hoàn toàn ancol X được CO 2 và H 2 O có tỉ lệ mol tương ứng là 3: 4; thể tích oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích CO 2 thu được (đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là A. C 3 H 8 O. B. C 3 H 8 O 2 . C. C 3 H 4 O. D. C 3 H 4 O 2 . Câu 34. Xét các phát biểu sau: (1) Fomanđehit, axetanđehit, và axeton đều là những chất tan tốt trong nước; (2) Khử anđehit hay xeton bằng H 2 (xúc tác Ni, đun nóng) đều tạo sản phẩm là các ancol cùng bậc; (3) Oxi hóa axetanđehit bằng O 2 (xúc tác Mn 2+ , t), hay dung dịch Br 2 , hoặc Cu(OH) 2 trong NaOH nóng đều tạo sản phẩm oxi hóa là axit axetic; (4) Oxi hóa fomanđehit bằng dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư hay Cu(OH) 2 trong NaOH dư thì sản phẩm oxi hóa sinh ra đều có thể tạo kết tủa với dung dịch CaCl 2 ; (5) Axetanđehit có thể điều chế trực tiếp từ etilen, axetilen, hay etanol; và (6) Axeton có thể điều chế trực tiếp từ propin, propan-2-ol, hay cumen. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu là sai? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 35. X và Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và M X < M Y ; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O 2 (đktc), thu được khí CO 2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br 2 . Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là A. 4,68 gam. B. 5,04 gam. C. 5,44 gam. D. 5,80 gam. 5 /6 – Mã đề 135 Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit adipic, axit propionic và glyxerol (trong đó số mol của axit acrylic bằng số mol axit propionic) bằng O 2 dư thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH) 2 thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đung nóng Z lại có thêm kết tủa. Cho 6,68 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch NaOH 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 5,7 gam. B. 6,1 gam. C. 11,4 gam. D. 12,2 gam. Câu 37. Các axit béo thường gặp như axit panmitic, axit stearic, axit oleic và axit linoleic (axit cis,cis-octadeca-9,12-đienoic) có các giá trị nhiệt độ sôi (không theo trật tự tương ứng) là 5,2 o C, 13,4 o C, 63,1 o C và 69,6 o C. Axit có giá trị nhiệt độ sôi bằng 13,4 o C là A. axit panmitic. B. axit stearic. C. axit oleic. D. axit linoleic. Câu 38. Thủy phân axit béo X thu được glyxerol và ba axit béo là axit stearic, axit panmitic và axit oleic. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được V lít (đktc) CO 2 và m gam nước. Biểu thức liên hệ giữa a, V và m là A. Vm 4a 22,4 18  B. Vm 3a 22,4 18  C. Vm a 22,4 18  D. Vm 3a 22,4 18  Câu 39. Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH 2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ m O : m N = 24 : 7. Để tác dụng vừa đủ với 31,2 gam hỗn hợp X cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 31,2 gam hỗn hợp X cần 35,84 lít O 2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO 2 , H 2 O và N 2 ) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là A. 110 gam. B. 115 gam. C. 120 gam. D. 140 gam. Câu 40. Hỗn hợp X gồm chất Y (C 2 H 8 N 2 O 4 ) và chất Z (C 5 H 10 N 2 O 3 ); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 33,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,3 mol khí. Mặt khác 33,2 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là A. 18,25. B. 23,70. C. 37,20. D. 31,75. Câu 41. Dãy chất nào cho dưới đây đều phản ứng với AgNO 3 /NH 3 ? A. glucozơ, mantozơ, và tinh bột. B. saccarozơ, fructozơ, và mantozơ. C. glucozơ, fructozơ, và mantozơ. D. glucozơ, saccarozơ, và mantozơ. Câu 42. Xét sáu hợp chất gồm: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột và xenlulozơ. Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Có bốn chất có khả năng tham gia phản ứng thủy phân. B. Có ba chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. C. Có ba chất có khả năng làm nhạt màu dung dịch brom. D. Có một chất chất tác dụng với I 2 tạo dung dịch màu xanh. Câu 43. Xét hai dãy chuyển hóa điều chế: CH 2 =CH 2    2 Cl X 1   C500 o X 2   p,t,xt ? CH 4   C1500 o Y 1 C150,HgCl HCl o 2    Y 2   p,t,xt ? Hai dãy này dùng để sản xuất A. PE và PVC tương ứng B. PVC và PE tương ứng C. PVC D. PE 6 /6 – Mã đề 135 Câu 44. Xét các chất: (1) p-cresol, (2) glixerol, (3) axit axetic, (4) metyl fomiat, (5) natri fomiat, (6) amoni axetat, (7) anilin, (8) alanin, và (9) oleopanmitostearin. Trong số các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH tạo muối bằng A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 45. Xét các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z), và đimetyl ete (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là A. T, Z, Y, X B. Z, T, Y, X C. T, X, Y, Z D. Y, T, X, Z Câu 46. Nhận định nào dưới đây về vinyl axetat là sai? A. Vinyl axetat làm nhạt màu dung dịch nước brom. B. Vinyl axetat được điều chế từ axit axetic và axetilen. C. Thủy phân vinyl axetat trong môi trường kiềm thu được muối và anđehit. D. Thủy phân vinyl axetat trong môi trường axit thu được axi axeic và ancol vinylic. Câu 47. Xét các quá trình điều chế: (X) n-C 7 H 16 xt,t,p  A 3 2 4 HNO /H SO  B (Y) (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5   N aOH A 3 2 4 HNO /H SO  B (Z) n-C 6 H 14 xt,t,p  A 33 CH Cl /AlCl  B 3 2 4 H NO / H SO  C (T) CH 3 CH=CH 2   o 2 500,Cl A   OH,Cl 22 B   NaOH C 3 2 4 HNO /H SO  D Chất cuối của quá trình nào có thể được sử dụng để chế tạo thuốc nổ? A. X và Z B. Y và T C. Z và T D. X, Y, Z và T Câu 48. Lấy 0,54 gam but-1-in trộn với khí hidro (có xúc tác Ni), rồi đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được hỗn hợp X. Thổi X qua dung dịch AgNO 3 dư trong NH 3 thấy xuất hiện 0,4025 gam kết tủa, phần khí còn lại phản ứng vừa hết với 0,79 gam KMnO 4 trong dung dịch. Thể tích H 2 (đktc) đã trộn vào bằng A. 0,056 L B. 0,084 L C. 0,140 L D. 0,252 L Câu 49. 10 gam hỗn hợp X gồm metan, propen và axetilen làm mất màu 48 gam Br 2 trong dung dịch. Mặt khác 13,44 L khí X (đktc) tác dụng vừa đủ với AgNO 3 /NH 3 được 36 gam kết tủa. Thành phần % về khối lượng của CH 4 có trong X là : A. 26% B. 32% C. 42% D. 50% Câu 50. Không khí có thể bị ô nhiễm bởi một số khí độc như HCN, CO, NO 2 , H 2 S, SO 2 , và Cl 2 . Dùng nước vôi dư có thể loại bỏ được …(a)… trong số bốn khí trên. Trong các phản ứng hấp thụ này thì có …(b)… là phản ứng oxi hóa - khử. Cụm từ thích hợp cho các khoảng trống (a) và (b) lần lượt là A. 6 khí và 3 phản ứng. B. 6 khí và 2 phản ứng. C. 5 khí và 3 phản ứng. D. 5 khí và 2 phản ứng. Hết . bốn phản ứng: (01) Cl 2 + 2NaBr  2NaCl + Br 2 ( 02) 3Cl 2 + 6KOH  5KCl + KClO 3 + H 2 O (03) 2HCl + Mg  MgCl 2 + H 2 (04) 4HCl + MnO 2  Cl 2 + MnCl 2 + 2H 2 O Nhận định nào dưới. Br 2 oxi hóa CrO 2 - thành CrO 4 2- trong môi trường kiềm. Câu 23 . Xét các phản ứng sau: 1) CaOCl 2 + CO 2 + H 2 O  X + Y + Z 2) NaClO + CO 2 + H 2 O  X + T Các chất Y, Z, và T lần. lít (đktc) CO 2 và m gam nước. Biểu thức liên hệ giữa a, V và m là A. Vm 4a 22 ,4 18  B. Vm 3a 22 ,4 18  C. Vm a 22 ,4 18  D. Vm 3a 22 ,4 18  Câu 39. Hỗn hợp X gồm 2 amino axit

Ngày đăng: 28/07/2015, 21:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan