Tổng hợp đề thi thử học sinh giỏi Lớp 12 môn Lịch sử năm 2013 (9)

6 371 0
Tổng hợp đề thi thử học sinh giỏi Lớp 12 môn Lịch sử năm 2013 (9)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GDĐT Long An. Trường THPT Lê Qúy Đôn. ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL MÔN: LỊCH SỬ. Thời gian: 180 phút. Câu 1: (4 điểm) Trình bày nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. Câu 2: (4 điểm) Chiến tranh lạnh là gì? Phân tích những ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến tình hình Châu Á. Câu 3: (4 điểm) Trình bày diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931, sự ra đời và hoạt động của Xô viết Nghệ -Tĩnh. Câu 4: (4 điểm) Phân tích sự chuyển biến của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ XX dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Câu 5: (4 điểm) Lập bảng so sánh những tổ chức cách mạng của các tầng lớp nhân dân Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1925 đến 1928 theo các nội dung sau: thời gian thành lập, thành phần, mục tiêu, địa bàn hoạt động, hoạt động chính, xu hướng phát triển. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL 2008-2009. MÔN: LỊCH SỬ. Câu 1: Trình bày nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. NỘI DUNG ĐIỂM -Nguyên nhân: +Do sự phát triển không đều của CNTB. +Nguyên nhân trực tiếp là do ở các nước tư bản kinh tế phát triển mạnh nhưng thiếu kế hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời sống của đa số nhân dân, sản xuất chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu. -Đặc điểm: +Ngày 24/10/1929 cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản. +Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, tàn phá nền kinh tế các nước và gây ra những hậu quả nặng nề. -Hậu quả: +Kinh tế các nước bị tàn phá nặng. +Về xã hội: hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất sống cảnh nghèo đói túng quẫn; những cuộc đấu tranh, biểu tình của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước. +Về chính trị: cuộc khủng hoảng đã đe dọa sự tồn tại của CNTB. Để giải quyết khủng hoảng, các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành cải cách kinh tế- xã hội và đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất; các nước Đức, Italia, Nhật thì thiết lập chế độ độc tài phát xít đàn áp nhân dân trong nước, chuẩn bị chiến tranh thế giới. Nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới đang đến gần. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL 2009. MÔN: LỊCH SỬ. Câu 2: Chiến tranh lạnh là gì? Phân tích những ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến tình hình Châu Á. NỘI DUNG ĐIỂM -Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN do Mĩ đứng đầu và XHCN do Liên Xô đứng đầu trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa-tư tưởng ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường quốc. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nữa thế kỷ của chiến tranh lạnh, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng với nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều khu vực. Ở Châu Á, ảnh hưởng của chiến tranh lạnh thể hiện qua các cuộc chiến tranh ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á. -Ở Đông Bắc Á: diễn ra cuộc chiến tranh Triều Tiên. +Sau chiến tranh thế giới thứ hai, theo thỏa thuận giữa các nước Đồng minh thì quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc bán đảo Triều Tiên, quân Mĩ chiếm đóng miền Nam lấy vĩ tuyến 38 làm giới tuyến phân chia tạm thời. +Đến cuối 1948, ở Triều Tiên có hai chính quyền được thành lập riêng rẽ là Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên ở phía Bắc và Đại Hàn dân quốc ở phía Nam được Mĩ và Liên Xô bảo trợ cho mỗi bên. +Ngày 25/6/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Bắc Triều Tiên được Trung Quốc viện trợ, Nam Triều Tiên được Mĩ viện trợ. +Sau hơn ba năm chiến tranh, hai bên tổn thất nặng. Ngày 27/7/1953, Hiệp định đình chiến được ký giữa Trung Quốc- CHDCND Triều Tiên với Mĩ- Hàn Quốc. Theo đó vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới quân sự giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên. Cuộc chiến tranh Triều Tiên là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe và không phân thắng- bại. -Ở Đông Nam Á: diễn ra hai cuộc chiến tranh tiêu biểu. *Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp: +Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp quay lại tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương. Cuộc chiến bùng nổ từ Sài Gòn (9/1945) rồi lan rộng trên toàn Đông Dương. Nhân dân ba nước Đông Dương đã tiến hành kháng chiến chống Pháp. +Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (1949), cuộc kháng chiến của Việt Nam có điều kiện liên lạc và nhận được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN. +Từ 1950, Mĩ viện trợ cho Pháp và ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương. Chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu tác động của hai phe. +Sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết (21/7/1954), buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương nhưng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Hiệp định Giơnevơ đánh dấu sự thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương nhưng mặt khác cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe. *Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ: +Sau Hiệp định Giơnevơ, Mĩ nhanh chóng hất cẳng Pháp lập nên chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ. +Âm mưu của Mĩ đã vấp phải cuộc đấu tranh kiên cường, anh dũng của nhân dân Việt Nam. Mọi chiến lược chiến tranh của Mĩ tiến hành ở Việt Nam đều bị phá sản. Chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL 2009. MÔN: LỊCH SỬ. Câu 3: Trình bày diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931, sự ra đời và hoạt động của Xô viết Nghệ -Tĩnh. NỘI DUNG ĐIỂM -Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, trên cả nước nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công- nông và các tầng lớp nhân dân lao động khác đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm sưu thuế Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, Dầu Tiếng -Tháng 5/1930, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1/5. Các cuộc đấu tranh này đánh dấu bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới. -Từ tháng 6 đến 8/1930, cả nước có 121 cuộc đấu tranh. -Sang tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Những cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ của nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Đô Lương, Can Lộc, Thạch Hà, Kỳ Anh với hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế được công nhân Vinh- Bến Thủy hưởng ứng. Tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Ngày 12/9/1930, khoảng 8000 nông dân kéo đến phủ lị với khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc”, “Đả đảo phong kiến” “bỏ sưu thuế, chia ruộng đất” Cuộc biểu tình đã lôi kéo 3 vạn người tham gia. Pháp đàn áp làm 217 người chết, 125 người bị thương nhưng không ngăn được cuộc đấu tranh. Quần chúng kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện đường, vây lính khố xanh -Phong trào lên cao làm cho hệ thống chính quyền thực dân phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện xã, nhiều lý trưởng, tri huyện bỏ trốn hoặc đầu hàng. Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng ra làm chức năng của một chính quyền tự quản lý điều hành mọi mặt đời sống xã hội gọi là các Xô viết. +Về chính trị: quần chúng tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp; các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập. +Về kinh tế: tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, xóa nợ cho người nghèo, chú trọng đắp đê phòng lụt, tu sửa cầu đường. +Về văn hóa- xã hội: xóa bỏ các tệ nạn mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc ; trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong nhân dân được xây dựng. ->Xô viết Nghệ- Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931, là hình thái sơ khai của chính quyền công- nông ở nước ta, tồn tại được 4-5 tháng, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước. -Trước tình hình đó, thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, khủng bố phong trào.Từ giữa 1931, phong trào cách mạng dần lắng xuống. 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL 2009. MÔN: LỊCH SỬ. Câu 4: Phân tích sự chuyển biến của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ XX dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. NỘI DUNG ĐIỂM -Năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu khai thác ở Việt Nam. Nội dung: +Xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ; xây dựng một số nhà máy điện, nước, xi măng, xay xát và môt số cơ sở công nghiệp phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. +Đẩy mạnh khai thác mỏ (chủ yếu là than) để đưa về nước phục vụ cho công nghiệp chính quốc. +Cướp ruộng đất lập đồn điền trồng lúa, chè, cà phê, cao su -Chính sách khai thác của Pháp làm cho xã hội Việt Nam ngày càng phân hóa sâu sắc: +Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ trở nên giàu có. Dựa vào Pháp, họ chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.Tuy nhiên cũng có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị Pháp chèn ép nên có tinh thần chống Pháp. +Giai cấp nông dân bị mất ruộng đất. Một số ít rời làng ra các hầm mỏ, đồn điền làm thuê. Phần đông vẫn ở lại làng chịu áp bức bóc lột nặng nề bởi nạn thuế khóa, phu phen, tạp dịch Đây là một lực lượng cách mạng to lớn nhưng thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên chưa phát huy đầy đủ sức mạnh của mình. +Giai cấp công nhân được hình thành từ một bộ phận nông dân phá sản phải bỏ làng xóm ra thành thị, đến các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ để xin việc làm. Đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng công nhân Việt Nam tuy còn ít nhưng bị áp bức bóc lột nặng nề, phân bố đều và tập trung trong các cơ sở kinh tế chủ yếu của thực dân Pháp. +Tư sản dân tộc cũng ra đời từ một bộ phận người đứng ra hoạt động công thương nghiệp, kêu gọi mở cửa hiệu buôn bán hoặc lập xưởng sản xuất. Tầng lớp này ngay từ đầu đã bị thực dân Pháp khống chế, chèn ép nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu. +Tầng lớp tiểu tư sản gồm những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, viên chức trong các công sở, trí thức, học sinh, sinh viên Số lượng tầng lớp này ngày càng đông cùng với sự mở rộng khai thác của thực dân Pháp. +Các sĩ phu Nho học cũng có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị. Bên cạnh việc đọc sách Nho họ còn đọc những cuốn sách mới của các tác giả Châu Âu và Trung Quốc. Họ hô hào lập trường học, dạy học theo lối mới, mở các cơ sở sản xuất kinh doanh. 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL 2009. MÔN: LỊCH SỬ. Câu 5: Lập bảng so sánh những tổ chức cách mạng của các tầng lớp nhân dân Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1925 đến 1928 theo các nội dung sau: thời gian thành lập, thành phần, mục tiêu, địa bàn hoạt động, hoạt động chính, xu hướng phát triển. Nội dung so sánh Hội Việt Nam cách Mạng thanh niên Tân Việt cách mạng Đảng Việt Nam Quốc dân Đảng Thời gian thành lập (0,5 điểm) 6/1925 14/7/1928 25/12/1927 Thành phần (0,75 điểm) Thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước Một số tù chính trị Trung Kỳ và sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội. Nhóm hạt nhân của nhà xuất bản Nam đồng thư xã. Mục tiêu (0,75 điểm) Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai. Lãnh đạo quần chúng trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, thiết lập một xã hội bình đẳng, bác ái. Lúc đầu chưa có mục tiêu rõ ràng. Về sau Đảng đưa ra mục tiêu “đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền”. Địa bàn hoạt động (0,5 điểm) Khắp cả nước và nước ngoài Trung Kỳ Bắc Kỳ Hoạt động chính (0,75 điểm) Thực hiện “vô sản hóa”, các hội viên của hội đi sâu vào quần chúng đặc biệt là đi vào giai cấp công nhân để tuyên truyền và vận động cách mạng. Chưa có hoạt động cụ thể, phần lớn chịu sự tác động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Chú trọng lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu” thông qua vụ ám sát trùm mộ phu Badanh và cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Xu hướng phát triển (0,75 điểm) Thúc đẩy phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 làm tiền đề cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam Bị phân hóa: một bộ phận gia nhập vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, bộ phận còn lại chuẩn bị thành lập một chính đảng theo học thuyết Mac-Lênin. Không vượt qua nổi sự đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp nên Việt Nam Quốc Dân Đảng tan rã. . hào lập trường học, dạy học theo lối mới, mở các cơ sở sản xuất kinh doanh. 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL 2009. MÔN: LỊCH SỬ. Câu 5: Lập bảng. bàn hoạt động, hoạt động chính, xu hướng phát triển. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL 2008-2009. MÔN: LỊCH SỬ. Câu 1: Trình bày nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của cuộc khủng. xuống. 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL 2009. MÔN: LỊCH SỬ. Câu 4: Phân tích sự chuyển biến của xã hội Việt Nam vào đầu thế

Ngày đăng: 28/07/2015, 09:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan