Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý khối 11 của trường chuyên LÊ HỒNG PHONG NAM ĐỊNH

10 1K 12
Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý  khối 11 của trường chuyên LÊ HỒNG PHONG NAM ĐỊNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG - NĐ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC MỞ RỘNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN THI: ĐỊA LÝ LỚP: 11 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 trang Câu I: (3,0 điểm) 1. Nước là một trong những tác nhân ngoại lực có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. Hãy phân tích tác động của nước đến địa hình bề mặt Trái Đất. 2. Tại sao nhiệt độ trung bình năm không giảm liên tục từ Xích đạo về 2 cực? Câu II: (2,0 điểm) 1. Các nhân tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải? 2. Tại sao có sự khác nhau về tỉ suất sinh giữa các địa phương, các quốc gia trên thế giới? Câu III: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam (NXB GD - 2009) và kiến thức đã học, hãy 1. Chứng minh rằng giới sinh vật của nước ta rất phong phú đa dạng. Giải thích. 2. Tại sao quá trình feralit hoá là quá trình hình thành đất đặc trưng ở Việt Nam nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long diện tích đất phèn, mặn vẫn chiếm phần lớn diện tích đất của vùng? Câu IV: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam (NXB GD - 2009) và kiến thức đã học, hãy 1. So sánh và phân tích ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu của các loại gió thổi ở nước ta trong mùa đông. 2. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá phức tạp của sông ngòi nước ta. Tại sao chế độ dòng chảy sông ngòi của nước ta thất thường? Câu V: (3,0 điểm) 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam (NXB GD - 2009) và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của Tây Nguyên. 2. Chứng minh rằng nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Tại sao cơ cấu dân số theo độ tuổi có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta? Câu VI: (3,0 điểm) 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam (NXB GD - 2009) và kiến thức đã học, chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Giải thích sự phân hoá đó. 2. Tại sao phải phát triển công nghiệp chế biến gắn với các vùng chuyên canh, vùng chuyên môn hoá nông nghiệp nước ta? Câu VII: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: ĐỀ ĐỀ NGHỊ Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta qua các năm Đơn vị: triệu $ Năm 1995 2000 2005 2010 2012 Xuất khẩu 5.449,0 14.482,7 32.447, 1 72.236,7 114.529,2 Nhập khẩu 8.155,4 15.636, 5 36.761, 1 84.838, 6 113.780,4 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị và cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta qua các năm 2. Dựa vào biểu đồ đã vẽ và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương của nước ta. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN ĐỊA LÝ LỚP 11 Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm Câu I 1 Nước là một trong những tác nhân ngoại lực có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. Hãy phân tích tác động của nước đến địa hình bề mặt Trái Đất. 1,5 Nước tham gia vào tất cả các quá trình ngoại lực - phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ - làm biến đổi, hình thành các dạng địa hình mới: - Tham gia và quá trình phong hóa, phá hủy đá, làm biến đổi bề mặt địa hình: tham gia vào phong hóa vật lí; tham gia vào phong hóa hóa học; sinh học - Tham gia vào quá trình xâm thực: xâm thực do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, tốc độ nhanh hình thành các dạng địa hình: khe rãnh, thung lũng sông…, diễn ra theo chiều ngang hình thành các hàm ếch sóng vỗ - Tham gia vào quá trình vận chuyển và bồi tụ: tạo thành các dạng địa hình bồi tụ: bãi bồi, đồng bằng phù sa sông, tam giác châu… - Hai quá trình xâm thực và bồi tụ tác động đồng thời. Tùy theo tương quan giữa 2 quá trình mà địa hình do dòng chảy tạo thành có sự khác nhau rõ rệt: + Khi quá trình xâm thực chiếm ưu thế=> địa hình chủ yếu mang dấu vết bào mòn + Khi quá trình tích tụ chiếm ưu thế => địa hình mang sắc thái bồi tụ 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 2 Tại sao nhiệt độ trung bình năm không giảm liên tục từ Xích đạo về 2 cực? 1,5 Vì nhiệt độ trung bình năm không chỉ phụ thuộc vào bức xạ Mặt trời mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: lục địa – đại dương, dòng biển, hoàn lưu, độ cao địa hình, - Bức xạ Mặt trời phụ thuộc vào góc nhập xạ. Góc nhập xạ giảm dần theo vĩ độ nên bức xạ MT giảm dần theo vĩ độ, điều đó khiến nhiệt độ trung bình năm có chiều hướng giảm dần theo vĩ độ. - Tuy nhiên, do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, mà các yếu tố đó không giảm dần theo vĩ độ nên nhiệt độ trung bình năm không giảm dần theo vĩ độ (phân tích khái quát ảnh hưởng của các yếu tố trên đến sự phân bố nhiệt độ) - Điều này được thể hiện rõ rệt nhất là nhiệt độ trung bình năm ở chí tuyến Bắc cao hơn xích đạo. Mặc dù đều có bức xạ MT quanh năm cao nhưng + Ở chí tuyến: diện tích lục địa lớn, là vùng ngự trị của áp cao chí tuyến nên ít mưa, lớp phủ thực vật kém phát triển nên lượng nhiệt mặt đất hấp thụ được lớn hơn xích đạo + Ở xích đạo: diện tích đại dương lớn, quá trình bốc hơi mạnh, nhiều mây khiến lượng bức xạ MT chiếu xuống TĐ giảm, đây cũng là vùng áp thấp, mưa nhiều, thảm thực vật phát triển nên lượng nhiệt TĐ hấp thụ ít hơn, do đó nhiệt độ ở đây thấp hơn chí tuyến 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 Câu II 1 Các nhân tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải? 1,0 - Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải + Các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải (phân tích) Sự phân bố cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển + Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất cho ngành - Sự phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn, chùm đô thị ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải ô tô (phân tích) 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Tại sao có sự khác nhau về tỉ suất sinh giữa các địa phương, các quốc gia trên thế giới. 1,0 - Tỉ suất sinh phụ thuộc vào nhiều nhân tố tác động, bao gồm: tự nhiên sinh học, phong tục tập quán tâm lý xã hội, trình độ phát triển kinh tế, chính sách dân số - Mà ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia trên thế giới, từng nhân tố tác động là khác nhau (phân tích) + Tự nhiên sinh học: nơi nào có tuổi kết hôn sớm, kết cấu trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều thì tỉ suất sinh cao và ngược lại + Tâm lý xã hội, tập quán: tuỳ từng nơi có phong tục tập quán khác nhau, với tâm lý thích sinh con trai, sinh nhiều con thì nơi đó tỉ suất sinh cao và ngược lại + Trình độ phát triển kinh tế xã hội: mức sống thấp thường có mức sinh cao và ngược lại + Chính sách dân số: khuyến khích hoặc hạn chế mức sinh tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu III 1 Chứng minh rằng giới sinh vật của nước ta rất phong phú đa dạng. Giải thích. 1,5 * Chứng minh Giới sinh vật của nước ta phong phú đa dạng thể hiện ở sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và kiểu gen. - Có sự phong phú về kiểu hệ sinh thái: + HST tiêu biểu là kiểu rừng nhiệt đới ẩm gió mùa trên đất feralit. /HST rừng nguyên sinh đặc trưng cho kiểu KH nhiệt đới ẩm mưa nhiều, mùa khô không rõ là HST rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. /Phổ biến là các kiểu HST rừng nhiệt đới gió mùa thứ sinh như: rừng thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, xa van, bụi gai hạn nhiệt đới… + Có các kiểu rừng trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt…: rừng ngập mặn - Sự đa dạng về thành phần loài: + Giới sinh vật của nước ta mang đặc điểm của sinh vật miền nhiệt đới ẩm gió mùa với thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế … + Xuất hiện thêm các loài cây cận nhiệt và ôn đới (dẻ, re, samu, pơmu, đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam…), các loài thú có lông dày như: gấu, sóc, cày cáo… (Nếu chứng minh qua bản đồ động thực vật đúng cũng cho điểm) - Sự đa dạng về nguồn gen: do sự đa dạng về thành phần loài quy định 0,25 0,25 0,25 * Giải thích - Do vị trí địa lý của nước ta nằm ở nơi di lưu, di cư của nhiều loài sinh vật, chịu ảnh hưởng của nhiều trung tâm sinh vật lớn trên thế giới: trung tâm Hoa Nam, Hymalaya, Ấn Độ-Mianma, Malaixia-Inđônêxia. - Do sinh vật chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: khí hậu, đất, địa hình mà những nhân tố đó ở nước ta rất đa dạng - Do con người lai tạo và mang giống sinh vật từ nơi khác tới 0,25 0,25 0,25 2 Tại sao quá trình feralit hoá là quá trình hình thành đất đặc trưng ở Việt Nam nhưng ở Đồng bằng sông Cửu Long diện tích đất phèn, mặn vẫn chiếm phần lớn diện tích đất của vùng? 1,5 - Quá trình feralit hoá là quá trình hình thành đất đặc trưng ở Việt Nam: + Quá trình hình thành đất chịu tác động tổng hợp và đồng thời của nhiều nhân tố trong đó khí hậu ảnh hưởng đến quá trình phong hóa, môi trường dể vi sinh vật phân giải, tổng hợp chất hữu cơ. Quá trình hình thành đất đặc trưng cho KHNĐAGM là quá trình feralit. VN có KHNĐAGM nên đây là quá trình hình thành đất chủ yếu + Trong điều kiện nhiệt, ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra mạnh tạo nên 1 lớp đất dày. Mưa nhiều, rửa trôi các chất bazo dễ tan làm cho đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt, nhôm tạo ra màu đỏ vàng. Vì vậy loại đất này gọi là đất feralit + Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit, thềm phù sa cổ nước ta có địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu - Tuy nhiên, ở ĐBSCL vẫn có diện tích đất phèn, mặn chiếm phần lớn diện tích do các nhân tố hình thành đất ở đây có sự thay đổi so với điều kiện chung của cả nước + Địa hình: ĐBSCL là vùng đồng bằng có độ cao thấp (1- 4m), nhiều vùng trũng ngập nước + Do các tác động đồng thời của các nhân tố: sinh vật ngập mặn, điều kiện tác động thường xuyên của thuỷ triều, sóng biển, trong khi có đường bờ biển dài (700km) + Mùa khô kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng làm tăng độ chua, mặn trong đất => quá trình feralit diễn ra yếu và quá trình nhiễm phèn, mặn có điều kiện phát triển 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 IV 1 So sánh các loại gió thổi ở nước ta trong mùa đông và phân tích ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu. 1,5 Trong mùa đông ở nước ta (khoảng thời gian từ tháng XI – tháng IV năm sau) trên cả nước có hai loại gió chính hoạt động: gió mùa ĐB và gió TP * Giống nhau - Có hướng ĐB 0,5 - Gây mưa cho duyên hải miền Trung khi gặp bức chắn địa hình - Kết hợp với hướng địa hình tạo ra sự phân hoá khí hậu phức tạp * Khác nhau: - Gió mùa ĐB: + Phạm vi hoạt động: Miền Bắc từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc + Nguồn gốc, hướng: Áp cao Xibia, trung tâm lục địa Á Âu, hướng ĐB + Tính chất: lạnh khô đầu mùa, lạnh ẩm cuối mùa gây mưa phùn + Ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu: Tạo ra một mùa đông lạnh cho khu vực Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ với nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm và có mưa phùn, nguyên nhân khiến cho miền Bắc có nhiệt độ hạ thấp, nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc và Nam Kết hợp với hướng địa hình tạo ra sự phân hoá khí hậu phức tạp: Đông Bắc – Tây Bắc, Miền KH phía Bắc – phía Nam => kéo theo sự phân hoá về thiên nhiên Mỗi khi gió mùa ĐB hoạt động kèm theo hoạt động của frong cực, tạo ra nhiều dạng thời tiết cực đoan - Gió Tín phong ĐB + Phạm vi: Hoạt động trên cả nước, thời gian này chủ yếu ở phía Nam + Nguồn gốc: Áp cao chí tuyến Bắc bán cầu + Tính chất: nóng khô + Ảnh hưởng tạo ra một mùa khô sâu sắc cho khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên, kết hợp với dãy Trường Sơn Nam gây mưa cho khu vực ven biển Nam Trung Bộ => Tạo ra sự đối lập nhau giữa ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Tạo ra những ngày nắng nóng cho miền khí hậu phía Bắc trong mùa đông 0,5 0,5 2 Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá phức tạp của sông ngòi nước ta. Tại sao chế độ dòng chảy sông ngòi của nước ta thất thường? 1,5 * Sự phân hoá mạng lưới sông ngòi của nước ta theo lãnh thổ chủ yếu bị chi phối bởi hai yếu tố là chế độ khí hậu và cấu trúc địa chất - địa hình. Hai yếu tố này đều có sự phân hoá không gian mạnh mẽ giữa vùng núi và đồng bằng, giữa vùng đón gió ẩm và vùng khuất gió Ngoài ra còn do các nhân tố khác Dẫn chứng: - Chế độ mưa ở nước ta chia thành 2 mùa mưa – khô nên sông ngòi cũng có 2 mùa lũ – kiệt, tuy nhiên do thời gian diễn ra mùa mưa khác nhau giữa các vùng nên chế độ nước sông cũng có sự phân hoá giữa các vùng: Bắc Bộ và Nam Bộ có mưa vào mùa hạ, nên sông ngòi có lũ vào mùa hạ; miền Trung có mưa vào thu đông nên lũ lớn nhất về thu đông. Ở Nam Bộ có sự phân hoá sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô, nên có sự chênh lệch lượng nước lớn giữa 0,25 0,25 mùa lũ và mùa kiệt, tháng lũ và tháng kiệt rất lớn. - Do sự hợp lưu của nhiều dòng chảy, kết hợp với các yếu tố địa hình, nên lũ ở Bắc Bộ thường lên nhanh. Ở Nam Bộ sông ngòi có nhiều chi lưu, chảy trên miền địa hình có độ dốc nhỏ, nên chế độ lũ tương đối điều hoà. - Yếu tố địa hình ( hướng núi và hướng nghiêng) chi phối hướng của các dòng chảy ( dẫn chứng). *Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường - Khái quát biểu hiện: sự xuất hiện các cực trị năm lũ lớn nhất hoặc sông kiệt nhất vượt xa số liệu trung bình, sự xuất hiện lệch pha so với quy luật như lũ sớm, lũ muộn - Nguyên nhân: Thủy chế của sông ngòi nước ta chịu sự chi phối của chế độ mưa và chế độ hải văn của các vùng cửa sông. Do diễn biến phức tạp của chế độ mưa cũng như đặc điểm của chế độ hải văn của các vùng cửa sông nên chế độ nước trên các sông ngòi Việt Nam luôn có những biến động thất thường, đặc biệt là sự thất thường của chế độ mưa như: + Số ngày mưa lớn hơn hoặc nhỏ hơn rất nhiều so với trung bình nhiều năm. + Sự xuất hiện của cực trị lượng mưa, cường độ mưa trong ngày, một vài ngày hoặc thời gian không mưa liên tục kéo dài. + Sự xuất hiện của các trận mưa trái mùa. + Năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm mùa mưa đến sơm, năm đến muộn => Dẫn đến sự thất thường của chế độ thủy văn 0,25 0,25 0,25 0,25 V 1 Chứng minh rằng nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Tại sao cơ cấu dân số theo độ tuổi có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta? 1,5 * Chứng minh - Tỉ lệ trẻ em cao gấp 3 lần tỉ lệ người già (năm 2005 là 27% người từ 0 – 14 tuổi trong khi tỉ lệ người trên 60 tuổi chiếm có 9%) - Tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động cao (tỉ lệ người 15 – 59 tuổi chiếm 64% năm 2005) - Tuy nhiên những năm gần đây có sự biến đổi nhanh chóng và đang có xu hướng già hoá HS có thể chứng minh dựa vào việc phân tích tháp dân số, nếu đúng vẫn cho điểm (nếu ko có số liệu chỉ cho một nửa số điểm) * Giải thích vai trò của cơ cấu dân số theo tuổi - Cơ cấu dân số theo tuổi: là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định - Vai trò quan trọng vì: + Cơ cấu dân số theo tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của nước ta + Cho biết nước ta có kết cấu dân số trẻ hay già => Từ đó có những định hướng trong việc điều chỉnh chiến lược phát triển dân số và sử dụng lao động cho phù hợp 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam (NXB GD - 2009) và kiến thức đã học, hãy 1,5 nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của Tây Nguyên. * Nhận xét: TN gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng Đây là vùng thưa dân có mật độ dân số trung bình rất thấp ( theo atlat: Mật độ dân số năm 2008 là : …), mật độ trung bình từ 50-100 người/km 2 , nhiều nơi mật độ dưới 50 người /km 2 (So với mật độ trung bình cả nước?) - Sự phân bố dân cư trong vùng không đều, có 5 cấp độ phân bố: + Mức dưới 50 người /km 2 chủ yếu ở Kon Tum, Đắc Nông, phía Bắc của Lâm Đồng… + Mức 50-100 người /km 2 đây là mức phổ biến, chủ yếu ở Lâm Đồng, Đăc Lắc, Gia Lai. + Mức từ 101-200 người/km 2 phổ biến ở phía đông nam của Đắc Lắc và phía Đông của Lâm Đồng, thị xã Kon Tum. + Mức từ 201-500 người /km 2 là ngoại thành Buôn Ma Thuột, tp. Đà lạt, thị xã Bảo lộc. + Mức 501- 1000 người /km 2 chỉ có thành phố Playcu và Buôn ma Thuột. - Phân bố không đều giữa các tỉnh: Tỉnh có mật độ cao hơn cả là Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lại, Thấp nhất là KT và ĐN (dc) - Dân cư phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, mà chủ yếu dân tập trung ở nông thôn. Mạng lưới đô thị trong vùng còn mỏng, quy mô dân số đô thị còn nhỏ => Như vậy, đây là vùng có mật độ dân số vào loại thấp nhất cả nước. Dân cư trong vùng cũng phân bố rất không đồng đều: giữa các khu vực, các tỉnh trong vùng và giữa nông thôn- thành thị. *Giải thích: - Vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước: do đây là vùng miền núi, địa hình có hạn chế nhât định trong việc giao lưu giữa các vùng; mặt khác, trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế -> chưa thu hút được sự tập trung dân cư đông. - Các điểm dân cư có mật độ cao trong vùng thường là những nơi gắn liền với vùng chuyên canh cây công nghiệp ( như Đắc Lắc, Lâm Đồng), gần các trục giao thông lớn, các đô thị. - Dân cư thành thị ít, mạng lưới đô thị còn mỏng chủ yếu do công nghiệp hóa còn chưa phát triển mạnh. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 +0,25 VI 1 Chứng minh sự phân hoá công nghiệp về mặt lãnh thổ. Giải thích 1,5 * Chứng minh - Mức độ tập trung công nghiệp: hoạt động CN chỉ tập trung ở một số khu vực + ĐBSH và vùng phụ cận: có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước, từ Hà Nội toả đi theo các tuyến giao thông huyết mạch có hướng chuyên môn hoá khác nhau: Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (VLXD, cơ khí, than), Đáp Cầu – Bắc Giang (phân hoá học, VLXD), Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, 0,25 luyện kim) + Khu vực Nam Bộ: hình thành một dải công nghiệp, nổi lên một số trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước (d/c) với hướng chuyên môn hoá đa dạng, một số ngành non trẻ nhưng phát triển mạnh (d/c) + Duyên hải miền Trung: Đà Nẵng là trung tâm quan trọng nhất, ngoài ra còn một số trung tâm khác + Khu vực còn lại: nhất là vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc - Tỉ trọng giá trị sản xuất CN giữa các vùng: Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng sản xuất CN lớn nhất cả nước (1/2 giá trị sản xuất CN cả nước), đứng thứ hai là ĐBSH và ĐBSCL, riêng 3 vùng này chiếm 80% giá trị sản xuất CN cả nước, các vùng còn lại chiếm tỉ trọng không đáng kể * Giải thích - - Hoạt động sản xuất CN chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý - - Mức độ tác động của các nhân tố lên CN ở mỗi vùng khác nhau, mức độ tập trung các nhân tố thuận lợi cho CN cũng khác nhau giữa các vùng - + Những nơi hội tụ đầy đủ các nhân tố thuận lợi trên thì có mức độ tập trung CN cao (phân tích, ví dụ) - + Những vùng thiếu sự đồng bộ của các nhân tố trên, nhất là giao thông vận tải thì CN kém phát triển, phân bố rời rạc (phân tích, ví dụ) 0,5 +0,25 0,25 0,5 2 Tại sao phải phát triển công nghiệp chế biến gắn với các vùng chuyên canh, vùng chuyên môn hoá nông nghiệp nước ta? 1,5 - Giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển: + Thông qua chế biến làm tăng giá trị nông phẩm, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời qua chế biến giúp nông sản có khả năng vận chuyển xa hơn, bảo quản tốt hơn, tăng chất lượng của sản phầm. + Chế biến tại chỗ giúp giảm cước phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện để nông sản mở rộng thị trường… - Tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, tạo sự kết hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp - đây là con đường để hiện đại hoá nông nghiệp. - Giúp chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế của các vùng này và cả nước theo hướng CNH. - Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thời gian thiếu việc làm của lao động nông thông; nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân…; Tạo điều 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 kiện sử dụng hiệu quả hơn các tài nguyên nông nghiệp (địa hình, đất, khí hậu, nước…) VII 1 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị và cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta qua các năm 1,5 - Loại biểu đồ: biểu đồ đường miền (nếu HS vẽ biểu đồ cột nhóm vẫn cho điểm nhưng phải có xử lý số liệu – tính cán cân 0,5đ, biểu đồ 1đ) - Yêu cầu: đúng, đủ, đẹp Thiếu mỗi yếu tố -0,25đ, thiếu tên biểu đồ, ghi chú -0,5đ, sai cách phân số liệu các trục trừ 1 nửa số điểm 2 Dựa vào biểu đồ đã vẽ và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương của nước ta. 1,5 * Nhận xét - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh (d/c) - Trong đó, xuất và nhập khẩu cũng tăng nhanh nhưng tốc độ khác nhau + Xuất khẩu tăng 21 lần + Nhập khẩu tăng 14 lần => Xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu - Cán cân xuất nhập khẩu thay đổi liên tục (d/c) , tuy nhiên thể hiện sự tích cực (năm 2013 dương –d/c) * Giải thích - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh là do + Thay đổi cơ chế quản lý: mở rộng quyền tự do cho các ngành, các doanh nghiệp và địa phương, xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh, tăng cường sự quản lý thống nhất của nhà nước + Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá + Sự phát triển của các ngành kinh tế trong nước tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao có sức cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới + Sự gia tăng nhu cầu trong nước do mức sống của người dân ngày càng nâng cao 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 +0,25 . TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG - NĐ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC MỞ RỘNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN THI: ĐỊA LÝ LỚP: 11 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Đề thi. và cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta qua các năm 2. Dựa vào biểu đồ đã vẽ và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương của nước ta. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN. hình mới: - Tham gia và quá trình phong hóa, phá hủy đá, làm biến đổi bề mặt địa hình: tham gia vào phong hóa vật lí; tham gia vào phong hóa hóa học; sinh học - Tham gia vào quá trình xâm thực:

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan