PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT – KT – XD TOÀN THỊNH PHÁT TẠI ĐỒNG NAI NĂM 2009 – 2011

56 534 0
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT – KT – XD TOÀN THỊNH PHÁT TẠI ĐỒNG NAI NĂM 2009 – 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SVTT: Mạch Thu Hạnh GVHD: Lê Cao Thanh LỜI MỞ ĐẦU Đặt vấn đề: Năm 2009 là năm khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế bắt nguồn từ Mỹ đã nhanh chóng lan ra khắp toàn cầu với mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn, các nguồn vốn đầu tư bị thắt chặt. Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng nặng nề đến các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế trong nước phải lo đối phó với lạm phát cao lại phải lo chống suy thoái, đảm bảo an sinh xã hội đồng thời đáo hạn các khoản vay ngân hàng. Với Sự khủng hoảng này, năm 2009 cũng có thể coi là năm khó khăn đối với ngành BĐS toàn cầu và trong tình hình đó ngành BĐS Việt Nam cũng không tránh khỏi vòng xoáy này. Trong bối cảnh đầy khó khăn và thách thức đó, Công ty TTP với những tìm kiếm và nhận định thị trường tiềm năng, những chiến lược kinh doanh công ty đã tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, khẳng định thương hiệu, vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh BĐS tại khu vực phía Nam. Trong nền kinh tế hiện nay các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với nhau, đặc biệt trong ngành kinh doanh BĐS một ngành kinh doanh mới nhiều thách thức đặt ra với doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Tài Chính Marketing TP Hồ Chí Minh, của Công Ty TTP ĐN, của giáo viên hướng dẫn Lê Cao Thanh, tôi đã thực hiện đề tài “PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT – KT – XD TOÀN THỊNH PHÁT TẠI ĐỒNG NAI NĂM 2009 – 2011” cho luận văn của mình. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung: Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2009 - 2011 để thấy được hiệu quả của các chiến lược kinh doanh, nêu ra những mặt mạnh cần phát huy cũng như những hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh và nâng cao hơn nữa kết quả kinh doanh của công ty. b. Mục tiêu cụ thể − Phân tích quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường BĐS từ 2009 – 2011. Lớp: LTDH6-QT3 Page 1 SVTT: Mạch Thu Hạnh GVHD: Lê Cao Thanh − Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty từ năm 2009 – 2011, mức độ hiệu quả của chiến lược đến kết quả kinh doanh trong những năm vừa qua. − Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh từ năm 2009 – 2011 gồm các yếu tố: nguồn nhân lực, năng lực tài chính, bộ máy quản trị và điều hành. − Phân tích ma trận SWOT. − Một số giải pháp nhằm nâng cao chiến kết quả kinh doanh của công ty. Phạm vi nghiên cứu a. Không gian nghiên cứu Chi nhánh Công ty cổ phần ĐT-KT-XD Toàn Thịnh Phát tại Đồng Nai Địa chỉ: Tầng 2, 130 Nguyễn Ái Quốc, P.Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai. b. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 14/05/2012 đến tháng 04/08/2012. Sử dụng số liệu của từ năm 2009-2011 để phân tích. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập: thu thập từ phòng Hành chánh nhân sự, phòng Kinh doanh, phòng Tiếp thị, phòng Kế toán. Phương pháp phân tích số liệu: phân tích kết quả kinh doanh của Công ty thông qua các kết quả về doanh thu, hoạt động Marketing, các dự án đầu tư. Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh điểm mạnh, điểm yếu giữa công ty và đối thủ cạnh tranh, giá thành sản phẩm, các hoạt động Marketing tiếp thị, quảng bá thương hiệu, chính sách hậu mãi khách hàng,… Phương pháp ma trận: hình thành ma trận SWOT từ đó xem xét việc áp dụng các chiến lược phù hợp vào trong thực tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phương pháp chuyên gia: tiến hành phỏng vấn, ghi nhận những góp ý của các nhà đầu tư ( khách hàng ) hình thành những nhận xét đánh giá hiệu quả kinh doanh và chiến lược kinh doanh của công ty trong quá trình nghiên cứu. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm 3 chương Mở đầu Lớp: LTDH6-QT3 Page 2 SVTT: Mạch Thu Hạnh GVHD: Lê Cao Thanh Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng tại doanh nghiệp Chương 3: Giải pháp và kiến nghị CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Nội dung nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm về bất động sản (BĐS) Theo điều 181 Bộ luật dân sự (năm 1995) BĐS là tài sản không di dời được bao gồm: Đất, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất kể cả tài sản xây dựng gắn liền với nhà ở Các tài sản khác gắn liền với đất Các tài sản khác do pháp luật quy định Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, BĐS là đất đai và những công trình do con người tạo nên gắn liền với đất. Đó là những vật hữu hình cùng với những tài sản nằm ở trên, phía trên hay dưới mặt đất. Tóm lại BĐS là một tài sản bao gồm đất đai và những tài sản khác gắn liền với lô đất đó. 1.1.2. Khái niệm về thị trường bất động sản Có nhiều cách hiểu khác nhau về thị trường BĐS nhưng có cùng một điểm chung khái quát về thị trường BĐS như sau: là tổng các quan hệ giao dịch BĐS hàng hóa giữa các chủ thể của nền kinh tế thông qua một cơ chế giá, tại thời điểm xác định. Chúng ta thường hiểu sai về thị trường BĐS khi cho rằng thị trường chỉ là giao dịch mua bán, chuyển nhượng, trong thực tế thị trường BĐS ngoài giao dịch mua bán thông thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, còn có các giao dịch khác như cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất … rất phong phú và đa dạng. Sự ngộ nhận tiếp theo nếu cho rằng thị trường BĐS chính là thị trường nhà đất, hiểu chính xác hơn thị trường nhà và đất chỉ là hai phân khúc lớn xét theo quan điểm loại hình BĐS, Lớp: LTDH6-QT3 Page 3 SVTT: Mạch Thu Hạnh GVHD: Lê Cao Thanh ngoài ra cũng còn có những phân khúc khác cũng nằm trong hệ thống như thị trường BĐS thương mại, BĐS dịch vụ, BĐS công nghiệp … 1.1.3. Khái niệm về chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và đưa ra con đường cơ bản, phác họa quỹ đạo tiến triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đó là kế hoạch mang tính toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được rèn giũa kỹ lưỡng nhằm dẫn dắt đơn vị kinh doanh đảm bảo mục tiêu của đơn vị. Chiến lược kinh doanh là việc ấn định các mục tiêu cơ bản của đơn vị kinh doanh, lựa chọn phương tiện và cách thức hành động, phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện mục tiêu kinh doanh. Tóm lại, chiến lược kinh doanh là phương hướng hoạt động của doanh nghiệp, nó liên quan nhiều hơn đến việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới 1.1.4. Các chiến lược chủ yếu Theo các cách tiếp cận khác nhau có các chiến lược kinh doanh khác nhau. 1.1.4.1 Theo cấp quản trị doanh nghiệp: Chiến lược cấp doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh của các bộ phận chức năng. Trong đó, chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp là chiến lược kinh doanh tổng thể của cả doanh nghiệp. Nó đề cập đến những vấn đề thiết yếu nhất như ngành kinh doanh nào cần tiếp tục, ngành nào cần tham gia, ngành nào cần loại bỏ và làm cơ sở để lập chiến lược kinh doanh của các đơn vị trực thuộc và của các bộ phận chức năng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược kinh doanh khác nhau như: a. Chiến lược tăng trưởng tập trung: căn cứ vào 5 yếu tố như sản phẩm, thị trường, ngành kinh doanh, quy mô của ngành và công nghệ đang áp dụng. b. Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập: bao gồm chiến lược dọc thuận chiều và chiến lược dọc ngược chiều. c. Theo mức độ hội nhập có hội nhập toàn diện tức là hội nhập cả yếu tố đầu vào (nguồn cung ứng) và cả đầu ra (bán buôn, bán lẻ) và hội nhập một phần đầu vào và đầu ra. Lớp: LTDH6-QT3 Page 4 SVTT: Mạch Thu Hạnh GVHD: Lê Cao Thanh Theo phạm vi hội nhập có hội nhập với các thành phần kinh tế khác nhau (bên ngoài) và hội nhập bên trong nội bộ doanh nghiệp bằng cách thành lập công ty mẹ, công ty con cùng phân chia lĩnh vực hoạt động kinh doanh. d. Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa kinh doanh: Có đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa ngang, đa dạng hóa tổng hợp. Đa dạng hóa kinh doanh là một phương thức kinh doanh để chia sẽ rủi ro, giúp doanh nghiệp tăng và phát triển lĩnh vực kinh doanh mới đa dạng. e. Chiến lược suy giảm: (lựa chọn trong một số trường hợp khó khăn) thông qua cắt giảm chi phí, thu hồi vốn đầu tư, thu hoạch, nhượng bán hoặc giải thể để cứu nguy phá sản trong kinh doanh. 1.1.4.2Theo phạm vi: Có thể chia thành chiến lược kinh doanh tổng quát, chiến lược các yếu tố kinh doanh và chiến lược các bộ phận hợp thành. a. Chiến lược kinh doanh tổng quát: Là vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất có ý nghĩa lâu dài, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp như phương hướng kinh doanh, thị trường mục tiêu, nguồn lực, phân bổ nguồn lực và các chỉ tiêu kế hoạch. b. Chiến lược các yếu tố kinh doanh: - Chiến lược mặt hàng kinh doanh và dịch vụ - Chiến lược thị trường và khách hàng - Chiến lược vốn kinh doanh - Chiến lược cạnh tranh - Chiến lược marketing hỗn hợp - Chiến lược nhân sự 1.1.4.3Theo cách thức tiếp cận: Chiến lược kinh doanh có thể chia thành các loại: a. Chiến lược các nhân tố then chốt b. Chiến lược các lợi thế so sánh c. Chiến lược sang tạo tiến công d. Chiến lược khai thác các mức độ tự do 1.1.5. Phương pháp đánh giá các chiến lược Lớp: LTDH6-QT3 Page 5 SVTT: Mạch Thu Hạnh GVHD: Lê Cao Thanh 1.1.5.1 Phân tích môi trường bên ngoài Mục tiêu của việc đánh giá môi trường bên ngoài là đề ra danh sách tóm gọn những cơ hội từ môi trường mà doanh nghiệp nên nắm bắt, đồng thời là những nguy cơ cũng từ môi trường đem lại, có thể gây ra những thách thức cho doanh nghiệp mà có cần phải tránh. Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô (môi trường ngành). a. Môi trường vĩ mô Phân tích môi trường vĩ mô cho ta câu trả lời cục bộ cho câu hỏi: Doanh nghiệp đang phải đối phó với cái gì? Có 4 yếu tố thuộc môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp phải đối phó: yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị - pháp luật. Các yếu tố này tác động đến tổ chức một cách độc lập hay kết hợp với các yếu tố khác. - Yếu tố tự nhiên + Vị trí của BĐS: khả năng sinh lời do yếu tố vị trí BĐS mang lại càng cao thì giá trị của BĐS càng lớn. Mỗi BĐS luôn đồng thời tồn tại 2 loại vị trí, vị trí tuyệt đối và vị trí tương đối. Xét trên phương diện tổng quát, cả 2 loại vị trí nói trên đều có vai trò quan trọng trong việc xác lập giá trị của BĐS. Những BĐS nằm tại trung tâm đô thị hay một vùng nào đó sẽ có giá trị lớn hơn những bất động sản nhà đất cùng loại nằm ở các vùng ven trung tâm (vị trí tương đối). Những BĐS nằm tại các ngã 4 hay ngã 3, trên các trục lộ giao thông quan trọng lại có giá trị cao hơn những BĐS nằm ở vị trí khác (vị trí tuyệt đối). Việc xem xét đánh giá ưu thế về vị trí BĐS là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với việc xác định giá BĐS. + Kích thước, hình thể, diện tích thửa đất hoặc lô đất: một kích thước và diện tích thửa đất tối ưu khi nó thoả mãn một loại nhu cầu cụ thể của đa số dân cư trong vùng. Ví dụ: tại Hà Nội, với nhu cầu để ở, thì loại kích thước và diện tích tối ưu khi mặt tiền thửa đất từ 4m-5m và chiều sâu thửa đất là từ 10m-15m. + Địa hình BĐS toạ lạc: địa hình nơi BĐS toạ lạc cao hay thấp so với các BĐS khác trong vùng lân cận có tác động đến giá trị BĐS. Ở những khu vực thấp, thường hay bị ngập nước vào mùa mưa hay bị hiện tượng triều cường thì giá của BĐS sẽ thấp, ngược lại giá của nó sẽ cao hơn. Lớp: LTDH6-QT3 Page 6 SVTT: Mạch Thu Hạnh GVHD: Lê Cao Thanh + Hình thức (kiến trúc) bên ngoài của BĐS (đối với BĐS là nhà hoặc là các công trình xây dựng khác): nếu 2 BĐS có giá xây dựng như nhau, BĐS nào có kiến trúc phù hợp với thị hiếu thì giá của nó sẽ cao hơn và ngược lại. + Đặc điểm trên mặt đất và dưới lòng đất (độ dày của lớp bề mặt, tính chất thổ nhưỡng, tính chất vật lý…): Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến giá trị của BĐS tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất. Ví dụ: độ màu mỡ của đất có thể rất quan trọng đối với giá trị đất khi sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nhưng lại không quan trọng khi sử dụng đất cho xây dựng. + Tình trạng môi trường: môi trường trong lành hay bị ô nhiễm nặng, yên tĩnh hay ồn ào đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị BĐS. + Các tiện lợi và nguy cơ rủi ro của tự nhiên: những BĐS nằm ở những vùng thường hay bị các sự cố của thiên tai (bão, lụt, động đất, khí hậu khắc nghiệt…) làm cho giá trị BĐS bị sút giảm và ngược lại. - Yếu tố xã hội: Các yếu tố xã hội cũng tác động lớn đến giá trị BĐS. Một khu vực mà mật độ dân số đột nhiên tăng cao do tốc độ tăng của dân số cơ học thì giá trị BĐS nơi đó sẽ tăng lên do cân bằng cung-cầu bị phá vỡ. Mặt khác các yếu tố khác trong vùng như: chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, trình độ dân trí, vấn đề an ninh, tập quán người dân trong vùng cũng có ảnh hưởng đến giá trị của BĐS. Tình trạng những người sống trong BĐS, tình trạng sức khoẻ, nghề nghiệp và tình trạng việc làm, các mối quan hệ tình cảm gia đình, xã hội của những người đang chung sống Những vấn đề liên quan đến thuyết phong thuỷ. - Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, vì các yếu tố này tương đối rộng cho nên doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất. Ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế thường bao gồm: + Tỷ lệ lãi suất: tỷ lệ lãi suất có thể ảnh hưởng đến mức cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán với các khoản mua bán hàng hóa của mình. Tỷ lệ lãi suất còn Lớp: LTDH6-QT3 Page 7 SVTT: Mạch Thu Hạnh GVHD: Lê Cao Thanh quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư. Chi phí này là nhân tố chủ yếu khi quyết định tính khả thi của chiến lược. + Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với đồng tiền của các nước khác. Thay đổi về tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đầu tư kinh doanh. + Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát có thể gây xáo trộn nền kinh tế làm cho sự tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự biến động của đồng tiền trở nên không lường trước được. Như vậy các hoạt động đầu tư trở thành những công việc hoàn toàn may rủi, tương lai kinh doanh trở nên khó dự đoán. + Quan hệ giao lưu quốc tế: Những thay đổi về môi trường quốc tế mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời cũng nâng cao sự cạnh tranh ở thị trường trong nước. + Khả năng mang lại thu nhập từ BĐS: mức thu nhập hàng năm từ BĐS mang lại sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị của BĐS đó. Khi khả năng tạo ra thu nhập từ BĐS càng cao thì giá chuyển nhượng của nó càng cao và ngược lại. + Những tiện nghi gắn liền với BĐS: như hệ thống điện, nước, vệ sinh, điều hoà nhiệt độ, thông tin liên lạc. Hệ thống tiện nghi càng đầy đủ và chất lượng càng tốt thì càng làm cho giá BĐS càng gia tăng. - Yếu tố chính trị - pháp luật: Sự thay đổi về đường lối chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương có thể có những tác động đến hoạt động của thị trường BĐS nói chung và sự đầu tư vào lĩnh vực BĐS nói riêng. Các chính sách có tác động gián tiếp như: sự khuyến khích đầu tư bên ngoài vào địa phương có thể làm tăng nhu cầu BĐS qua đó có thể làm cho giá gia tăng. Chính sách tài chính áp dụng với những người được nhà nước giao đất, thuê đất Chính sách tín dụng đối với hoạt động đầu tư vào lĩnh vực BĐS. Các chính sách thuế của Nhà nước đối với BĐS. b. Môi trường vi mô (môi trường ngành) Hình 1.1. Môi Trường Vi Mô Lớp: LTDH6-QT3 Page 8 Đối thủ tiềm ẩn SVTT: Mạch Thu Hạnh GVHD: Lê Cao Thanh Nguồn tin: Phòng Marketing + Những người gia nhập tiềm tàng (các đối thủ tiềm ẩn) Các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở trong ngành nhưng có khả năng nhảy vào hoạt động kinh doanh trong ngành đó. Đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới và mong muốn giành được một phần thị trường.Vì vậy, những công ty đang hoạt động tìm mọi cách để hạn chế các đối thủ tiềm ẩn nhảy vào lĩnh vực kinh doanh của họ. Tuy nhiên có một số trở ngại cho các doanh nghiệp không cùng ngành muốn nhảy vào ngành: o Sự ưa chuộng của khách hàng với sản phẩm cũ bởi các vấn đề về quảng cáo, nhãn hiệu, thương hiệu, chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng. o Khó khăn về giảm chi phí khi bắt đầu nhảy vào ngành khác. o Tính hiệu quả của quy mô sản xuất kinh doanh lớn. + Những sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh hiện tại, đây là áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp đến doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế là loại sản phẩm của những doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc khác ngành nhưng cùng thỏa mãn một nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy, sự tồn tại những sản phẩm thay thế hình thành một sức ép cạnh tranh rất lớn, nó giới hạn mức giá một doanh nghiệp có thể định ra và do đó giới hạn mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu sản phẩm của một doanh nghiệp có ít sản phẩm thay thế, doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá và kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Đặc biệt sản phẩm thay thế có thể xuất hiện ngay trong nội bộ doanh nghiệp. Lớp: LTDH6-QT3 Page 9 Cạnh tranh nội bộ ngành Những sản phẩm thay thế Khách hàng Nhà phân phối Nhà cung cấp SVTT: Mạch Thu Hạnh GVHD: Lê Cao Thanh + Sức ép về giá của khách hàng Khách hàng được xem như sự đe dọa mang tính cạnh tranh khi họ kéo giá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chi phí hoạt động của công ty tăng lên. Ngược lại nếu người mua có những yếu thế sẽ tạo cho công ty cơ hội để tăng giá và kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Sức ép từ khách hàng dựa trên một số chỉ tiêu: o Khách hàng có tập trung hay không. o Doanh nghiệp có phải là nhà cung cấp chính không. o Mức độ chung thủy của khách hàng. o Khả năng tìm sản phẩm thay thế của khách hàng. o Chi phí chuyển đổi. + Sức ép về giá của nhà cung cấp Nhà cung cấp được xem là sự đe dọa đối với doanh nghiệp khi họ có thể đẩy mức giá hàng cung cấp cho doanh nghiệp lên hoặc giảm chất lượng sản phẩm cung cấp, thay đổi điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng ảnh hưởng đến giá thành, đến chất lượng sản phẩm do đó ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường phải quan hệ với các tổ chức cung cấp nguồn hàng, các yếu tố đầu vào khác nhau như nguồn lao động tài chính. Các yếu tố làm tăng áp lực từ phía các nhà cung cấp cũng tương ứng như các yếu tố làm tăng áp lực từ khách hàng: o Số lượng tổ chức cung cấp ít, doanh nghiệp khó lựa chọn cơ sở cung cấp. o Sản phẩm công ty cần mua có rất ít loại sản phẩm có thể thay thế được. o Doanh nghiệp có phải là khách hàng chính của nhà cung cấp hay không. o Nhà cung cấp có tập trung hay không, nghĩa là các nhà cung cấp có sự tập trung thì sức ép từ phía nhà cung cấp sẽ cao hơn, doanh nghiệp sẽ ở tình trạng bất lợi. 1.1.5.2 Phân tích nội bộ doanh nghiệp Tất cả các tổ chức đều có thế mạnh và điểm yếu trong những bộ phận chức năng của nó. Sẽ không có một doanh nghiệp nào đều mạnh hoặc đều yếu như nhau trên mọi lĩnh vực. Những điểm mạnh/điểm yếu, những cơ hội/thách thức rõ ràng đem Lớp: LTDH6-QT3 Page 10 [...]... chi n lược kinh doanh Phân tích một số chi n lược kinh doanh cụ thể theo cấp quản trị doanh nghiệp, theo phạm vi, theo các cách tiếp cận Lớp: LTDH6-QT3 Page 13 SVTT: Mạch Thu Hạnh GVHD: Lê Cao Thanh Nêu lên và phân tích các phương pháp đánh giá chi n lược: phân tích môi trường bên ngoài như các yếu tố vĩ mô, vi mô; phân tích môi trường ngành (phân tích nội bộ doanh nghiệp) về tài chính, chức năng Phân. .. Công ty giao chỉ tiêu kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc Công ty Theo dõi, thúc đẩy tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh và chương trình công tác của Công ty và của các đơn vị trực thuộc Công ty + Tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tình hình hoạt động và tình hình kinh doanh tháng, quí, 6 tháng, cả năm và theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc Công ty Lập các báo cáo về tình hình hoạt động và kinh doanh. .. - Ngày 28/02/2006: Công ty TNHH Thiết Kế Toàn Thịnh Phát Trẻ (TTP Arch.) – đơn vị thành viên đầu tiên hoạt động trong hĩnh vực xây dựng ra đời - Ngày 04/09/2006: Ngôi trường thứ hai của Công ty - trường Trịnh Hoài Đức, Trảng Bom, Đồng Nai khai giảng năm học đầu tiên - Ngày 28/04/2007: Toàn Thịnh Phát kỷ niệm 5 năm thành lập và ký thỏa thuận hợp tác chi n lược với Công ty Cổ Phần Đồng Tâm cho hàng loạt... TTP: - Ngày 28/04/2002: Công ty TNHH Kiến trúc – Xây dựng Tân Thịnh Phát được thành lập, trụ sở đặt tại số 10B Kỳ Đồng, Quận 3, TP Hồ Chí Minh hoạt động trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc và thi công xây dựng - Năm 2003: Tân Thịnh Phát được chuyển sang mô hình công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty Cổ Phần Đầu Tư - Kiến Trúc - Xây Dựng Toàn Thịnh Phát (TTP Corp.), trụ sở đặt tại số 284 Đào Duy Anh,... cấp, nhiều tiện ích môi trường TC Nguồn tin: Phòng kinh doanh dự án Dựa trên nhận định phân khúc khách hàng trên Công ty cổ phần ĐT – KT – XD Toàn Thịnh Phát đã tạo nên những sản phẩm tương ứng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về số lượng cũng như về nhu cầu sử dụng của từng nhóm khách hàng 2.2.2.3 Năng lực kinh doanh và yêu cầu về vốn a Năng lực kinh doanh Các chuyên gia trong ngành BĐS nhận định trong... Marketing: PR cho các sản phẩm của công ty; tổ chức các sự kiện; liện hệ với truyền thông, báo chí Nghiên cứu các dự án của công ty  Phòng Tổng hợp: Có nhiệm vụ làm thủ tục các giấy tờ liên quan như: Hợp đồng mua bán, giấy tờ pháp lý, phê duyệt dự án của Công ty  Phòng Kinh Doanh: - Chức năng: + Tìm kiếm nguồn hàng cho Công ty + Phát triển thị trường nội địa dựa theo chi n lược Công ty + Thiết lập, giao dịch... thuật thi công, tài liệu kế hoạch + Nhận và giải quyết những thông tin khiếu nại của khách hàng + Theo dõi, đốc thúc việc thu hồi công nợ đối với khách hàng + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thu hồi công nợ hàng tháng cho Tổng Giám đốc Công ty + Nghiên cứu, xây dựng chi n lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý của Công ty + Tham... vốn của các thành viên trong doanh nghiệp Khả năng tăng vốn: doanh nghiệp có khả năng tăng vốn cao nếu chỉ tiêu này cao hay giá bán cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường cao, lợi tức của năm nay giữ lại để đầu tư cho năm sau nhiều • Phân tích lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh nghiệp cần được so sánh với doanh thu, vốn chủ sở hữu Doanh lợi doanh thu: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu đem lại cho doanh. .. triển các dự án tại khu vực Phú Quốc Theo kế hoạch chi n lược phát triển giai đoạn 2012 – 2020, TTP sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định, phát triển bền vững các hoạt động kinh doanh chính Qua đó, Công ty sẽ tận dụng cơ hội mở rộng hợp tác đầu tư, ưu tiên khai thác những thế mạnh và năng lực cốt lõi có sẵn 2.2 Thực trạng chi n lược kinh doanh tại Công ty 2.2.1 Môi trường bên ngoài 2.2.1.1 Quy mô thị trường... và chi n lược Đánh giá môi trường nội bộ chính là việc rà soát, đánh giá các mặt của công ty, mối quan hệ giữa các bộ phận, chỉ ra những điểm mạnh cũng như điểm yếu mà công ty còn mắc phải, là tiền đề cho việc tận dụng và phát huy những mặt mạnh, hạn chế cần khắc phục và sửa chữa những điểm yếu đang tồn tại Phân tích nội bộ doanh nghiệp gồm có: a Phân tích tài chính Để phân tích tình hình tài chính của . Thanh, tôi đã thực hiện đề tài “PHÂN TÍCH CHI N LƯỢC KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT – KT – XD TOÀN THỊNH PHÁT TẠI ĐỒNG NAI NĂM 2009 – 2011 cho luận văn của mình. Mục tiêu nghiên cứu. Thanh − Phân tích chi n lược kinh doanh của công ty từ năm 2009 – 2011, mức độ hiệu quả của chi n lược đến kết quả kinh doanh trong những năm vừa qua. − Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh. vụ - Chi n lược thị trường và khách hàng - Chi n lược vốn kinh doanh - Chi n lược cạnh tranh - Chi n lược marketing hỗn hợp - Chi n lược nhân sự 1.1.4.3Theo cách thức tiếp cận: Chi n lược kinh doanh

Ngày đăng: 26/07/2015, 22:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG

  • 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TTP và TTP ĐN.

  • 2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của TTP ĐN:

    • Đơn vị tính: 1000đ/m2

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan