ĐỀ THI HSG SINH HỌC TỈNH VĨNH PHÚC 2012-2013

2 938 10
ĐỀ THI HSG SINH HỌC TỈNH VĨNH PHÚC 2012-2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề Ngày thi: 02/11/2012. Câu 1 (1 điểm). Điểm giống, khác nhau cơ bản về cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật? Ý nghĩa của sự giống và khác nhau đó? Câu 2 (1 điểm). Loại bỏ cuống và gân chính của lá bàng tươi xanh, cân 0,2g lá, nghiền nhỏ cho vào cốc A, lấy 20ml cồn đổ vào cốc A. Làm tương tự như trên, nhưng thay cồn bằng 20ml nước ta được cốc B. Sau 20 phút thì màu sắc ở 2 cốc có gì khác nhau? Giải thích? Câu 3 (1 điểm). Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao. Em hãy cho biết cơ thể người đó xảy ra những thay đổi gì để thích nghi với môi trường mới? Giải thích sự thay đổi đó? Câu 4 (1 điểm). a. Nêu điểm khác nhau trong quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn và ở sinh vật nhân thực? b. Quá trình nhân đôi của một ADN tế bào nhân thực, nếu ở 6 đơn vị nhân đôi tổng hợp được 72 phân đoạn Okazaki thì đã có bao nhiêu đoạn mồi? Câu 5 (1 điểm). a. Người ta tách gen mã hóa prôtêin trực tiếp từ hệ gen trong nhân tế bào nhân thực rồi cài vào hệ gen của vi khuẩn nhờ enzim đặc hiệu, nhưng khi gen này hoạt động thì sản phẩm prôtêin thu được lại không như mong muốn. Hãy giải thích tại sao lại như vậy? Biết rằng không có đột biến xảy ra. b. Trong trường hợp trên để nhận được prôtêin giống như ở tế bào nhân thực đã tổng hợp thì phải làm thế nào? Câu 6 (1 điểm). a. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n. Loài này có thể có tối đa bao nhiêu dạng đột biến thể 3, bao nhiêu dạng đột biến thể 3 kép? b. Trong đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa hai nhiễm sắc thể số I và số III, một đoạn của NST số I chuyển sang nhiễm sắc thể số III và ngược lại. Cơ thể mang đột biến nhiễm sắc thể này khi giảm phân cho mấy loại giao tử, tỷ lệ loại giao tử mang đột biến chuyển đoạn? Câu 7 (1 điểm). a. Quy luật phân li có còn đúng với quy luật tương tác gen hay không ? Giải thích ? b. Một cây dị hợp tử về 4 cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen đều trội hoàn toàn, phân li độc lập. Khi cây trên tự thụ phấn. - Xác định tỉ lệ đời con có kiểu hình 1 tính trạng trội, 3 tính trạng lặn. - Xác định tỉ lệ đời con có kiểu gen chứa 3 cặp đồng hợp trội, 1 cặp dị hợp. Câu 8 (1 điểm). Số gen trong tế bào lưỡng bội (2n) có bằng số tính trạng của cơ thể không? Tại sao? Câu 9 (1 điểm). Ở một loài thực vật, alen A: thân cao; a: thân thấp; alen B: hoa đỏ; b: hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể số I. Alen D: quả tròn; d: quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể số II, các gen trội hoàn toàn. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số bằng nhau. Tính tỉ lệ cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2? Câu 10 (1 điểm). Trong một quần thể giao phối, xét 3 gen: gen I có 2 alen; gen II có 3 alen, hai gen này nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường; gen III có 4 alen nằm trên một cặp nhiễm sắc thường khác. Xác định số kiểu gen tối đa trong quần thể và số kiểu giao phối trong quần thể (không tính trường hợp thay đổi vai trò giới tính đực cái trong các kiểu giao phối). Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên thí sinh: …………………………………………Số báo danh………………… . VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề Ngày thi: 02/11/2012 đổi vai trò giới tính đực cái trong các kiểu giao phối). Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên thí sinh: …………………………………………Số báo danh………………… . không ? Giải thích ? b. Một cây dị hợp tử về 4 cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen đều trội hoàn toàn, phân li độc lập. Khi cây trên tự thụ phấn. - Xác định tỉ lệ đời con có kiểu

Ngày đăng: 26/07/2015, 20:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan