ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2015 -Hóa học 10 trường chuyên quảng Ngãi

4 2.8K 13
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2015 -Hóa học  10 trường chuyên quảng Ngãi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT TỈNH QUẢNG NGÃI ĐỀ THI MÔN HÓA – KHỐI 10 NĂM 2015 Thời gian làm bài 180 phút (Đề này có 4 trang, gồm 10 câu) ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Câu 1: (2,0 điểm) Cấu tạo nguyên tử - phân tử - định luật tuần hoàn 1. Hợp chất A được tạo ra từ 4 nguyên tử của 2 nguyên tố X và Y. Tổng số hạt mang điện trong hạt nhân của các nguyên tử trong một phân tử A là 18. Nguyên tử của nguyên tố Y có 4 electron ở phân lớp p. Xác định công thức phân tử của A. Cho 3,4 gam A tác dụng hết với hỗn hợp dung dịch gồm KMnO 4 và H 2 SO 4 dư. Tính thể tích khí sinh ra ở 27 o C và 380 mmHg. 2. Giải thích sự hình thành phân tử SiF 4 và ion 2 6 SiF − . Có thể tồn tại phân tử CF 4 và ion 2 6 CF − được không? Câu 2: (2,0 điểm) Tinh thể Muối florua của kim loại R có cấu trúc lập phương với hằng số mạng a = 0,62 nm, trong đó các ion kim loại (R n+ ) nằm tại các vị trí nút mạng của hình lập phương tâm diện, còn các ion florua (F ‒ ) chiếm tất cả các hốc tứ diện. Khối lượng riêng của muối florua là 4,89 g/cm 3 . a) Vẽ cấu trúc tế bào đơn vị (ô mạng cơ sở) của mạng tinh thể florua? b) Xác định công thức phân tử tổng quát của muối? c) Xác định kim loại R? Cho N A = 6,023.10 23 ; M F = 19 g/mol. Câu 3: (2,0 điểm) Phản ứng hạt nhân Hai đồng vị 32 P và 33 P đều phóng xạ β ‒ với thời gian bán hủy lần lượt là 14,3 ngày và 25,3 ngày. Đồng vị 32 P 33 P 32 S 33 S Nguyên tử khối (amu) 31,97390 32,97172 31,97207 32,97145 1. Viết phương trình của các phản ứng hạt nhân biểu diễn các quá trình phóng xạ và tính năng lượng cực đại của các hạt β phát ra trong các quá trình phóng xạ nói trên theo đơn vị MeV? Cho số Avogađro N A = 6,023.10 23 , vận tốc ánh sáng C = 3.10 8 m/s, 1eV = 1,602.10 ‒19 J. 2. Khi tương tác với các vật chất chùm bức xạ β của 32 P có thể làm phát ra các tia hãm có bước sóng λ = 0,1175 nm. a) Tính năng lượng photon theo MeV. b) Tính khối lượng 32 P trong mẫu có hoạt độ phóng xạ 0,1 Ci. 1 3. Một mẫu phóng xạ đồng thời chứa 32 P và 33 P có tổng hoạt độ phóng xạ ban đầu là 9136,2 Ci. Sau 14,3 ngày tổng hoạt độ phóng xạ còn lại 4569,7 Ci. Tính % khối lượng của các đồng vị trong mẫu ban đầu. Câu 4: (2,0 điểm) Nhiệt hóa học a) Tính biến thiên năng lượng tự do o 298 G ∆ của phản ứng đốt cháy glucozơ: C 6 H 12 O 6 (r) + 6O 2 (k) → 6CO 2 (k) + 6H 2 O (l) Cho các dữ kiện nhiệt động học sau: C 6 H 12 O 6 (r) O 2 (k) CO 2 (k) H 2 O (l) o 298 H ∆ (kJ.mol ‒1 ) ‒ 1274,45 ‒ 393,51 ‒ 285,84 o 298 S (J.K ‒1 .mol ‒1 ) 212,13 205,03 213,64 69,94 b)Trong cơ thể người, phản ứng tổng quát của sự chuyển hóa đường glucozơ ở 37 o C cũng tương tự phản ứng đốt cháy đường trong không khí. Hãy cho biết phản ứng chuyển hóa đường trong cơ thể có thuận lợi hay không? Giả thuyết ΔH và S của chất thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ. Câu 5: (2,0 điểm) Cân bằng hóa học trong pha khí Người ta tiến hành tổng hợp NH 3 với sự có mặt chất xúc tác Fe theo phản ứng sau: 2 2 3 1 3 N + H NH 2 2 → Khi tổng hợp tỉ lệ mol N 2 và H 2 là 1 : 3. Trong quá trình tổng hợp chúng ta thu được các số liệu thực nghiệm sau: Nhiệt độ Ở P tổng = 10 atm Lượng % NH 3 chiếm giữ Ở P tổng = 50 atm Lượng % NH 3 chiếm giữ 350 o C 7,35 25,11 450 o C 2,04 9,17 a) Xác định K p theo số liệu thực nghiệm của bảng trên. b) Tính giá trị ΔH của phản ứng ở P tổng đã cho. Câu 6: (2,0 điểm) Cân bằng trong dung dịch điện li Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 25,00 ml H 3 PO 4 0,08 M với 15,00 ml AgNO 3 0,04 M. Biết H 3 PO 4 có pK a1 = 2,23 ; pK a2 = 7,21 ; pK a3 = 12,32; K s (Ag 3 PO 4 ) = 10 ‒19,9 2 Câu 7: (2,0 điểm) Phản ứng oxi hóa khử - điện hóa 1. Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, bạc đứng sau hidro nhưng khi nhúng vào dung dịch HI 1,0M thì bạc có thể giải phóng khí hidro? Giải thích. Cho 2 H P = 1 atm, K s, AgI = 8.10 ‒17 (ở 25 o C) và VE o AgAg 8,0 / += + 2. Điện phân dung dịch NiSO 4 0,10M có pH=2,00 dùng điện cực platin. a) Tính thế catot cần thiết để có kết tủa Ni ở catot? b) Tính điện áp cần tác dụng để có quá trình điện phân đầu tiên? c) Tính điện áp phải tác dụng để [Ni 2+ ] còn lại bằng 1,0.10 ‒4 M. Cho 2+ 2 2 2 0 0 O /H O O (Pt) Ni /Ni E 0,23 V; E 1,23 V; η 0,80 V = − = = Điện trở của bình điện phân R=3,15 Ω; I= 1,10 A. Câu 8: (2,0 điểm) Halogen 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau: a) Ozon oxi hóa ion iodua trong môi trường trung tính. b) Sục khí cacbonic qua nước Giaven. c) Sục khí clo đến dư vào dung dịch FeI 2 . d) Sục khí flo qua dung dịch NaOH loãng lạnh. 2. I 2 O 5 là một chất rắn tinh thể màu trắng, có khả năng định lượng với CO. Để xác định hàm lượng khí CO có trong một mẫu khí ta lấy 300 mL mẫu khí cho tác dụng hoàn toàn với một lượng dư I 2 O 5 ở nhiệt độ cao. Lượng iot sinh ra được chuẩn độ bằng dung dịch Na 2 S 2 O 3 0,100M. Hãy xác định phần trăm về thể tích của CO trong hỗn hợp khí. Biết rằng thể tích Na 2 S 2 O 3 cần dùng là 16,00 mL. Biết thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 9: (2,0 điểm) Oxi – Lưu huỳnh Cho 88,2 g hỗn hợp A gồm FeCO 3 , FeS 2 cùng lượng không khí (lấy dư 10% so với lượng cần thiết để đốt cháy hết A) vào bình kín dung tích không đổi. Nung bình một thời gian để xảy ra phản ứng, sau đó đưa bình về nhiệt độ trước khi nung, trong bình có khí B và chất rắn C (gồm Fe 2 O 3 , FeCO 3 , FeS 2 ). Khí B gây ra áp suất lớn hơn 1,455% so với áp suất khí trong bình đó trước khi nung. Hòa tan chất rắn C trong lượng dư H 2 SO 4 loãng, được khí D (đã làm khô); các chất còn lại trong bình cho tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được chất rắn E. Để E ngoài không khí cho đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn F. Biết rằng: Trong hỗn hợp A một muối có số mol gấp 1,5 lần số mol của muối còn lại; giả thiết hai muối trong A có khả năng như nhau trong các phản ứng; không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ về thể tích. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Tính phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp F. c) Tính tỉ khối của khí D so với khí B. 3 Câu 10: (2,0 điểm) Động hóa học 1. Cho cân bằng ở 25 o C: A 1 2 k k → ¬  B là phản ứng thuận nghịch bậc 1. Thành phần % của hỗn hợp phản ứng được cho dưới đây: Thời gian (giây) 0 45 90 270 ∞ %B 0 10,8 18,9 41,8 70 Hãy xác định giá trị k 1 , k 2 của phản ứng. Tính hằng số cân bằng hằng số tốc độ của phản ứng. 2. Đối với phản ứng: A + B → C + D có biểu thức tốc độ phản ứng v = k. [A].[B] a) Trộn 2 thể tích bằng nhau của dung dịch chất A và dung dịch chất B có cùng nồng độ 1,0 M: ‒ Nếu thực hiện phản ứng ở nhiệt độ 300 K thì sau 2 giờ nồng độ của C bằng 0,215 M. Tính hằng số tốc độ của phản ứng. ‒ Nếu thực hiện phản ứng ở 370 K thì sau 1,33 giờ nồng độ của A giảm đi 2 lần. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng (theo kJ/mol). b) Nếu trộn 1 thể tích dung dịch A với 3 thể tích dung dịch B đều cùng nồng độ 1,0 M, ở nhiệt độ 300 K thì sau bao lâu A phản ứng hết 90%? HẾT Người ra đề Lê Thị Quỳnh Nhi Điện thoại: 01674715808 4 . HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT TỈNH QUẢNG NGÃI ĐỀ THI MÔN HÓA – KHỐI 10 NĂM 2015 Thời gian làm bài 180 phút (Đề này có 4 trang, gồm 10. N A = 6,023 .10 23 ; M F = 19 g/mol. Câu 3: (2,0 điểm) Phản ứng hạt nhân Hai đồng vị 32 P và 33 P đều phóng xạ β ‒ với thời gian bán hủy lần lượt là 14,3 ngày và 25,3 ngày. Đồng vị 32 P 33 P 32 S 33 S Nguyên. các phản ứng hạt nhân biểu diễn các quá trình phóng xạ và tính năng lượng cực đại của các hạt β phát ra trong các quá trình phóng xạ nói trên theo đơn vị MeV? Cho số Avogađro N A = 6,023 .10 23 ,

Ngày đăng: 26/07/2015, 15:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan