Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân

23 1.9K 24
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân

Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân LỜI NÓI ĐẦU Việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt một cách hợp lý đã và đang là vấn đề cấp thiết đối với hầu hết các tỉnh thành của nước ta. Lâu nay, chất thải rắn sinh hoạt thường được chon lấp ở các bãi rác hở, hình thành một cách tự phát. Hầu hết các bãi chon lấp này đặt gần sát khu dân cư, gây ra ảnh hưởng và tác động xấu đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng. mặt khác, sự gia tăng nhanh chóng của tốc độ đô thị hóa và mật độ dân cư cũng tăng thêm áp lực cho hệ thống quản lý chất thải rắn hiện nay. Việc lựa chọn cộng nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt có ý nghĩa hết sức quan trong đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Trong rất nhiều các công nghệ xử lý chất thải rắn, thì chon lấp hợp vệ sinh là phương pháp khả thi, phù hợp nhất đối với điều kiện kinh tế- xã hội của nước ta hiện nay. Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý tập trung, có cơ sở khoa học, kỹ thuật, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, nhằm tiến tới đóng cửa các khu xử lý rác tự phát, tạm thời. Trong bài tiểu luận này, nhóm em xin trình bày đề tài: “Tính toán, thiết kế một bãi chon lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho một khu dân cư 300 000 dân”. Trong quá trình tính toán, thực hiện, nhóm chúng em không tránh khỏi có những sai sót, kính mong thầy và các bạn góp ý để chúng em có thể hoàn thiện bài tiểu luận này. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm sinh viên thực hiện. Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân MỤC LỤC Trang Lời nói đầu…………………………………………………………………………… 1 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT THẢI SINH HOẠT…………………………… 4 1.1. KHÁI NIỆM…………………………………………………………………4 1.2. THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT………………………….4 1.3. TÍCH CHẤT LÝ HÓA CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH……………………4 1.4. HIỆN TRẠNG CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT…………………….5 Chương 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT………………7 2.1. PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG………………………………….……7 2.2.1. Tập trung thành bãi rác. ……………………………………… ……7 2.1.2. Phương pháp đốt …………………………………………………7 2.1.3. Phương pháp chôn lấp……………………………………………… 8 2.2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BẰNG CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI……… ……11 2.2.1. Phân loại rác, tái chế rác hữu cơ thành phân vi sinh…………… …11 2.2.2. Sử dụng công nghệ xử lý nhiệt phân rác……………………………12 2.2.3.Phương pháp 3R.……………………………………………… ……13 2.2.4.Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện…………………………14 Chương 3. TÍNH TOÁN XÂY DỤNG BÃI CHÔN LẤP CHO KHU VỰC CÓ 300.000 DÂN ………………………… …15 3.1. TÍNH TOÁN LƯỢN RÁC THẢI CẦN XỬ LÝ …………………… ……15 3.2. TÍNH TOÁN Ô CHÔN LẤP……………………………………………….16 Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân 3.3. CHỐNG THẤM CHO CÁC Ô CHÔN LẤP………………………………18 Kết luận………………………………………………………………………………22 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………….23 Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CHẤT THẢI SINH HOẠT 1.1. KHÁI NIỆM Chất thải là toàn bộ các vật chất bị con người loại bỏ trong cac hoạt động kinh tế- xã hoi, bao gồm các hoạt động sản xuất và duy trì sự tồn tại của cộng đồng. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn sinh ra từ các khu nhà ở ( biệt thự, hộ gia đình,chung cư), khu thương mại ( của hàng,siêu thị,chợ…), cơ quan( trường học, bệnh viện, các trung tâm hành chính nhà nước), khu công cộng ( quét đường, công viên, giải trí, tỉa cây xanh…), các trạm xử lý nước thải. Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm cả chất thải nguy hại sinh ra từ các nguồn trên. 1.2. THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Bảng 1.1. Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt Khu dân cư, thương mại, công sở Chất thải thực phẩm, nhựa,giấy, carton, vải, cao su, rác vườn, nhôm, kim loại chứa sắt, các loại khác: tã lót, khăn vệ sinh,…. Chất thải từ dịch vụ Rửa đường : Bụi rác, xác động vật, xe hỏng, cỏ, lá, các ống kim loại, nhựa tổng hợp, can, vỏ chai… Chất thải đặc biệt Chất thải thể tích lớn, đồ điện gia dụng, hàng hóa, pin, dầu xe, lốp xe, linh kiện điện tử, chất thải nguy hại. 1.3. TÍCH CHẤT LÝ HÓA CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH Khối lượng riêng của các loai chất thải rắn rất khác nhau tuỳ từng trường hợp: rác để tự nhiên, rác để trong thùng không nén, có nén… Khác nhau tùy theo vị trí địa lý, mùa, thời gian lưu trữ… Khối lượng riêng của chất thải rắn lấy từ các xe ép rác sinh hoạt thường dao độgn trong khoảng từ 178kg/m 3 đến 415kg/m 3 . Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân Độ ẩm của chất thải rắn thường tính theo 2 cách: theo thành phần % khối lượng ướt và % khối lượng khô. Khả năng tích ẩm là tổng lương ẩm mà chất thải có thể tích trữ được, khả năng tích ẩm sẽ thay đổi tùy theo điều kiện nén ép rác và trạng thái phân hủy của chất thải. Khả năng tích ẩm của CTRSH trong trường hợp không nén có thể dao động trong khoảng 50%-60%. Các nguyên tố cơ bản trong CTRSH bao gồm Carbon, Hydro, Nito, Lưu huỳnh và tro. Các nguyên tố thuộc nhóm Halogen được xác định do các dẫn xuất của clo tồn tại trong khí thải khi đốt rác. 1.4. HIỆN TRẠNG CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10-15% .Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%) Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Theo thống kê năm 2002, lượng CTR sinh hoạt trung bình từ 0,6-0,9 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và 0,4-0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ, thị trấn thị tứ. Đến năm 2008 và đầu 2009, tỷ lệ này ở các đô thị lớn đã tăng lên tương ứng là 0,9-1,3 kg/người/ngày ( bảng 2). Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, đô thị có lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng chất thải rắn phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.Như vậy,lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị. Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam Bộ có lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất tới 6.713 tấn/ngày hay 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị là 4.441 tấn/ngày hay 1.622.060 Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%). Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do Công ty Môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận. Tuy nhiên đã xuất hiện các tổ chức tư nhân tham gia công việc này ( Công ty Huy Hoàng, Tp.Lạng Sơn ).Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn,thường thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tỷ lệ thu gom tăng từ 40% - 67% năm 2002 lên đến 70 - 75% năm 2007 ở các thành phố lớn, còn ở các đô thị nhỏ tỷ lệ này tăng lên tới 30% - 50% Tỷ lệ thu gom bình quân toàn quốc vào khoảng 55% Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào kinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia, tính chất xã hội hoá hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thực sự chủ động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải. Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân Chương 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT Do rác thải sinh hoạt có chứa nhiều thành phần trong đó có những thành phần có thể tái chế và thành phần không thể tái chế. Trong nhiều năm qua các nhà nghiên cứu; các nhà hoạch định, … đã đưa ra nhiều phương án để xử lý rác thải sinh hoạt để cho việc xủ lý được hiệu quả cũng như tận thu tài nguyên. Sau đây là một số phương pháp 2.1. PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG Các phương pháp này tập trung chủ yếu vào các phương pháp đơn giản và có tính phổ biến cao ở Việt Nam 2.2.1. Tập trung thành bãi rác. Ngoài các bãi rác lớn ở xa khu dân cư, có quá nhiều bãi rác đã, đang tồn tại ở xung quanh nhà dân, trên khu vực chợ, trong công viên, trên sông ngòi, các kênh mương… Ưu điểm: • Không mất công thu dọn và nhanh chóng cho người xả rác. • Mang tính tự phát cao (chủ yếu là do ý thức người dân – chắc chỉ có ở Việt Nam) Nhược điểm: • Thời gian tạo thành bãi rác lớn là nhanh • Quá trình phân hủy là tự nhiên nên không thể kiểm soát mùi và các chất độc hại • Các chất thải có tính nguy hại không được xử lý và có thể lan ra các khu vực lân cận gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người 2.1.2. Phương pháp đốt. Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác không thể xử lý bằng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó các rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn khác không cháy. Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiến tiến còn có ý nghĩa cao bảo vệ môi trường. Đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí để đốt một tấn rác cao hơn khoảng 10 lần. Công nghệ đốt rác thường áp dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất khác nhau sinh khói độc và dễ sinh đioxin nếu việc xử lý khói không tốt (phần xử lý khói là phần đắt nhất trong công nghệ đốt rác). Ưu điểm • Phương pháp này là giảm được thể tích và khối lượng, của chất thải đến 70 - 90% so với thể tích chất thải ban đầu. (Giảm một cách nhanh chóng, thời gian lữu trữ ngắn) • Có thể đốt tại chỗ không cần phải vận chuyển đi xa • Nhiệt tỏa ra của quá trình đốt có thể sử dụng cho các quá trình khác. • Kiểm soát được ô nhiễm không khí, giảm tác động đến môi trường không khí • Có thể sử dụng phương pháp này để xử lý phần lớn các chất thải hữu cơ nguy hại. • Yêu cầu diện tích nhỏ hơn so với phương pháp xử lý bằng sinh học và chôn lấp. • Ô nhiễm nước ngầm ít hơn đối với phương pháp xử lý bằng chôn lấp. • Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải rắn. • Giảm thể tích tối đa sau khi xử lý, cho nên tiết kiệm được diện tích chôn. • Tro thải ra sau khi đốt thường là những chất trơ Nhược điểm • Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao. • Chi phí đầu tư ban đầu lớn. • Không phải mọi chất thải đều có thể đốt được • Phải bổ sung nhiên liệu cho quá trình đốt 2.1.3. Phương pháp Chôn lấp Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân Nếu chôn lấp mà không được kiểm soát, chất thải rắn cũng sẽ gây ra nhiều nguy cơ khác đối với sức khoẻ cộng đồng và đối với môi trường. Vì công nghệ tương đối đơn giản khá linh hoạt, chôn lấp hợp vệ sinh có nghĩa là chôn lấp chất thải rắn khó kiểm soát, được xem là phương pháp quản lý việc thải bỏ chất thải rất phù hợp đối với các nước đang phát triển. Chôn lấp hợp vệ sinh giúp hạn chế sự tiếp xúc của con người và môi trường với các ảnh hưởng có hại của chất thải rắn bị đổ bỏ trên mặt đất.Thông qua chôn lấp hợp vệ sinh, chất thải được tập trung vào 1 khu vực được thiết kế cẩn thận sao cho sự tiếp xúc giữa chất thải và môi trường giảm đáng kể. 2.1.3.a. Phân loại bãi rác chôn lấp Bãi chôn lấp chất thải rắn có thể được phân loại theo nhiều hình thức khác. Theo loại chất thải được chôn lấp. • Bãi chôn lấp rác sinh hoạt • Bãi chôn lấp chất thải công nghiệp • Bãi chôn lấp chất thải nguy hại • Bãi chôn lấp tro xỉ. Theo kích cỡ quy mô diện tích bãi chôn lấp được phân thành: • Bãi chôn lấp nhỏ Có diện tích nhỏ hơn10 ha • Bãi chôn lấp trung bình Từ 10 - 30 ha • Bãi chôn lấp lớn Từ 30 đến 50 ha • Bãi chôn lấp rất lớn Trên 50 ha Theo kết cấu bãi chôn lấp được chia thành ba loại: • Bãi chôn lấp nổi: Chất thải được chất cao lên mặt đất, bãi chôn lấp này thường được áp dụng tại các vùng đất phẳng, xung quanh bãi chôn lấp phải có hệ thống đê kè để cách ly chất thải, nước rác với môi trường xung quanh. • Bãi chôn lấp chìm: Chất thải được chôn lấp sâu dưới mặt đất và được cách ly với môi trường ngoài thông qua hệ thống lớt đấy và lớp phủ bên trên. • Bãi chôn lấp nứa chìm nữa nổi: Một phần được chôn lấp sâu dưới đất, một phần nổi lên trên mặt đất. 2.1.3.b. Yêu cầu của bãi chôn lấp Khi xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn chúng ta cần xét các yêu cầu sau: Vị trí Gần nơi sinh ra nguồn rác. Vị trí bãi chôn lấp tương đối cao, tránh những vùng bị lũ lụt. Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân Bảng 2.1. Vị trí của bãi rác đến một số công trình Các công trình Đặc điểm và quy mô công trình Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình tới các bãi chôn lấp, (m) Bãi chôn lấp nhỏ và vừa Bãi chôn lấp lớn Bãi chôn lấp rất lớn Đô thị Các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ 3000 - 5000 5000 - 15000 15000 - 30000 Sân bay, các khu công nghiệp, hải cảng từ quy mô nhỏ đến lớn 1000 - 2000 2000 - 3000 3000 - 5000 Cụm dân cư ở đồng bằng và trung du > 15 hộ cuối hướng gió chính > 1000 > 1000 >1000 các hướng khác > 300 > 300 > 300 Cụm dân cư ở miền núi theo khe núi (có dòng chảy xuống) 3000-5000 > 5000 > 5000 Công trình khai thác nước ngầm c.suất < 100 m3/ng Q < 10.000 m3/ng Q > 10.000 m3/ng 50 - 100 > 100 > 500 > 100 > 500 > 1000 > 500 > 1000 > 5000 Địa chất công trình thuỷ văn. • Bãi chôn lấp tránh những vùng có nền đất yếu, các vùng hay xảy ra chấn động địa chất, các vết nứt, • Tránh những vùng có cấu tạo nền đá vôi. • Cách xa khu vực có trữ nước ngầm lớn. • Những khu vực có hàm lượng sét trong đất cao rất thuận lợi để xây dựng các bãi rác Các hạng mục trong bãi chôn lấp • Đối với bãi chôn lấp để đảm bảo yêu cầu vệ sinh, các hoạt động chôn lấp thực hiện một cách liên tục yếu cầu bãi chôn phải có các hạng mục công trình sau: • Ô chôn lấp (đối với bãi chôn lấp có nhiều ô) • Hệ thống thu gom và xử lý nước rác • Hệ thống thu gom và xử lý khí bãi rác • Lấy mẫu và phân tích mẫu nước rác, khí rác • Hệ thống đường giao thông • Trạm cân để quan lý lượng rác thải chôn lấp. • Khu nhà hành chính và các cơ sảo bảo dưỡng các phương tiện máy móc hoạt động trong bãi chôn lấp. Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page [...]... chất thải Page Tính tốn thiết kế bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân Chương 3 TÍNH TỐN XÂY DỤNG BÃI CHƠN LẤP CHO KHU VỰC CĨ 300.000 DÂN 3.1 TÍNH TỐN LƯỢN RÁC THẢI CẦN XỬ LÝ Giả thiết các yếu tố ban đầu Bãi chơn lấp cho khu đơ thị có 300.000 dân, hoạt động trong 15 năm Tốc độ gia tăng dân số qua các năm là 2% Lượng rác phát sinh 0,6 kg/người/ngày Tỷ lệ thu gom rác là 80% lượng rác. .. biến rác thải hữu cơ ngay tại nguồn sẽ giảm thiểu rác thải phải chun chở đến bãi chơn lấp, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước và nhân dân, tiết kiệm tài ngun đất, kéo dài tuổi thọ các bãi chơn lấp, tận dụng được chất thải, đem lại lợi ích kinh tế, gắn với bảo vệ mơi trường Ưu điểm Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính tốn thiết kế bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân. .. chống thấm và chống lún HDPE 2mm Khơng cho nước thấm qua Chịu lực, chống lún Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính tốn thiết kế bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân Kết cấu chống thấm bao phủ bề mặt Có nhiệm vụ ngăn khơng cho nước mưa xâm nhập vào bãi rác, đồng thời ngăn khơn cho các loại sinh vật đào hang cư ngụ trong long bãi rác Bảng 3.4 Các thành phần của lớp phủ... hệ thống xử lý chất thải Page Tính tốn thiết kế bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân KẾT LUẬN Trong xu thế phát triển kinh tế, xã hội với tốc độ đơ thị hóa ngày càng tăng, kéo theo lượng chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày càng nhiều và đa dạng hơn về thành phần, tính chất hiện có rất nhiều giải pháp để xử lý: Đốt, làm phân vi sinh, hidro tách, tuy... do đó thể tích rác được chơn lấp trong mỗi ơ sẽ nhỏ hơn thể tích của ơ Giả sử, thể tích của các lớp vật liệu phủ chiếm 28% thể tích của ơ chơn lấp, khi đó thể tích rác trong mỗi ơ sẽ là: Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính tốn thiết kế bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân Vrác = V*72/100 = 68964,59*72/100 = 46954,5 m3 Với thể tích rác chơn lấp cho mỗi ơ như thế... 722608.9 Thể tích rác chơn lấp m3 52231.5 105507.6 159849.3 215277.8 271814.8 329482.6 388303.8 448301.3 509498.9 571920.4 635590.3 700533.6 766775.7 834342.8 903261.1 Như vậy ta tính được tổng thế tích rác cần chơn lấp sau 15 năm là 903261 m 3 3.2 TÍNH TỐN Ơ CHƠN LẤP Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính tốn thiết kế bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân Các u cầu về... nhận (nhà máy hay bãi chơn lấp) • Tăng hiệu suất tái chế và chuyển đổi chất thải thành dạng khác • Tăng khả năng xử lý rác thải sinh hoạt cũng như giảm ơ nhiễm mơi trường • Có thể từ khâu phân loại đã tìm ra những vật dụng có thể tái sử dụng khơng cần thơng qua tái chế Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính tốn thiết kế bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân Nhược điểm... tránh sự phán tán các loại vi sinh vật vào mơi trường Mỗi ngày khi cơng việc chơn lấp kết thúc mà chưa đủ độ cao 1m thì sử dụng màng HDPE phủ tạm lên trên, và lớp màng này sẽ được cuốn lên vào ngày làm việc tiếp theo Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính tốn thiết kế bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân Hình 3.2 Mặt cắt ngang của ơ chơn lấp sau khi đóng cửa Nhóm 10... giữa các lớp có các lớp đất xen kẽ dày 0,1m Tổng lượng chất bao phủ chiếm 28-30% thể tích hố Tính tốn sức chứa của một ơ Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính tốn thiết kế bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân Dựa vào các u cầu ở trên ta chọn một số thơng số ban đầu cho ơ chơn lấp như sau: Chiều rộng mặt hố (a) =50m Chiều dài mặt hố (b) =150m Chiều cao tồn phần (h)... thơng thống khí, phòng chống cháy nổ Đồng thời thường xun định kỳ giám sát, kiểm tra bãi chơn lấp để kịp thời khác phục những sự cố ơ nhiễm Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính tốn thiết kế bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300.000 dân Tài liệu tham khảo Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page . chất thải Page Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300. 000 dân Chương 3 TÍNH TOÁN XÂY DỤNG BÃI CHÔN LẤP CHO KHU VỰC CÓ 300. 000 DÂN 3.1. TÍNH TOÁN LƯỢN RÁC THẢI. liệu cho quá trình đốt 2.1.3. Phương pháp Chôn lấp Nhóm 10 – Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300. 000 dân Nếu chôn lấp mà. Bài tập hệ thống xử lý chất thải Page Tính toán thiết kế bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho khu dân cư 300. 000 dân 3.3. CHỐNG THẤM CHO CÁC Ô CHÔN LẤP………………………………18 Kết luận………………………………………………………………………………22 Tài

Ngày đăng: 25/07/2015, 18:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 2.1. Vị trí của bãi rác đến một số công trình

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan