Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt trong cộng đồng tại thành phố thái nguyên

96 1.1K 3
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt trong cộng đồng tại thành phố thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGÔ THỊ MỸ BÌNH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT TRONG CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC HÀ NỘI 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGÔ THỊ MỸ BÌNH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT TRONG CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC LÝ DƯỢC LÂM SÀNG MÃ SỐ: 60720405 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thị Vui TS. Trần Văn Tuấn HÀ NỘI 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học và Bộ môn Dược lý, Dược lâm sàng, trường Đại học Dược Hà Nội, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến Đảng uỷ, Ban giám đốc Trạm tâm thần tỉnh Thái Nguyên, trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin đặc biệt bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc tới: - PGS. TS. Đào Thị Vui, trưởng bộ môn Dược lực, trường Đại học Dược Hà Nội. - TS. Trần Văn Tuấn, trưởng bộ môn Dược lâm sàng, trưởng khoa Dược, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Là những người thầy trực tiếp dạy dỗ, hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn tới: Bác sỹ CK1 Nguyễn Thị Phương Loan, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới toàn thể cán bộ nhân viên của 28 trạm y tế phường xã thành phố Thái Nguyên, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2014 Ngô Thị Mỹ Bình MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Bệnh tâm thần phân liệt 3 1.2. Điều trị tâm thần phân liệt 12 1.3. Thuốc an thần kinh sử dụng trong điều trị TTPL 16 1.4. Quản lý và điều trị bệnh TTPL tại cộng đồng TP Thái Nguyên 20 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu 23 2.3. Nội dung nghiên cứu 27 2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 31 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 32 3.2 Tình hình sử dụng thuốc điều trị TTPL trong cộng đồng 36 3.3. Đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị trên bệnh nhân TTPL tại 5 trạm y tế trong thành phố Thái Nguyên 45 Chương 4. BÀN LUẬN 54 4.1. Về đặc điểm bệnh nhân nhóm nghiên cứu 54 4.2. Về thực trạng sử dụng thuốc điều trị TTPL 60 4.3. Về hiệu quả của thuốc điều trị TTPL trên BN tại 5 trạm y tế 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ATK: An thần kinh BN: Bệnh nhân Cs: Cộng sự DSM – IV: Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (Diagnostic and statistical Manual of Mental Disorder) ICD – 10: Phân loại quốc tế về bệnh (Intenational Classification of Diseases) NXB: Nhà xuất bản TB: Trung bình TDKMM: Tác dụng không mong muốn THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TP: Thành phố TTPL: Tâm thần phân liệt DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1 Một số thuốc ATK thường dùng trong điều trị TTPL 13 Bảng 1.2 Liều dùng thông thường của các thuốc ATK điều trị ngoại trú 19 Bảng 1.3 Các thuốc ATK sử dụng trong điều trị TTPL tại cộng đồng TPTN 22 Bảng 2.1 Kết quả bốc thăm ngẫu nhiên chọn địa điểm nghiên cứu 24 Bảng 2.2 Thang đánh giá mức cải thiện lâm sàng toàn bộ CGI 29 Bảng 3.1 Tỷ lệ bệnh nhân điều trị TTPL trong cộng đồng TP Thái Nguyên 32 Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân TTPL theo tuổi và giới tính 33 Bảng 3.3 Tuổi khởi phát và thời gian mắc bệnh của nhóm nghiên cứu 34 Bảng 3.4 Trình độ văn hóa của nhóm nghiên cứu 34 Bảng 3.5 Nghề nghiệp của nhóm nghiên cứu 35 Bảng 3.6 Đặc điểm về tình trạng hôn nhân 35 Bảng 3.7 Đặc điểm về tiền sử gia đình và tiền sử bản thân 36 Bảng 3.8 Các thuốc đang được sử dụng điều trị TTPL 37 Bảng 3.9 Liệu pháp điều trị TTPL 37 Bảng 3.10 Thực trạng sử dụng các thuốc ATK được cấp phát 38 Bảng 3.11 Liều dùng của các thuốc ATK cổ điển 39 Bảng 3.12 Tỷ lệ BN thay đổi liều ATK trong quá trình sử dụng 40 Bảng 3.13 Biến cố bất lợi khi sử dụng đơn trị liệu 1 loại thuốc ATK 42 Bảng 3.14 Số biến cố bất lợi bệnh nhân gặp khi sử dụng ATK được cấp phát 42 Bảng 3.15 Tuân thủ điều trị của bệnh nhân TTPL 43 Bảng 3.16 Lý do không tuân thủ điều trị của bệnh nhân 43 Bảng 3.17 Tỷ lệ tái khám hàng tháng 44 Bảng 3.18 Liệu pháp điều trị và các thuốc ATK theo thể bệnh 46 Bảng 3.19 Mức giảm điểm BPRS của BN trong thời gian nghiên cứu 49 Bảng 3.20 Điểm đánh giá theo thang CGI của BN tại 2 thời điểm nghiên cứu 49 Bảng 3.21 Khả năng nhận thức bệnh của bệnh nhân 51 Bảng 3.22 Khả năng tự chăm sóc bản thân của bệnh nhân 51 Bảng 3.23 Khả năng giao tiếp của bệnh nhân 52 Bảng 3.24 Khả năng lao động của bệnh nhân 52 Bảng 3.25 Khả năng sống độc lập của bệnh nhân 53 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Các cấp quản lý, theo dõi bệnh nhân TTPL tại cộng đồng dân cư thành phố Thái Nguyên 20 Hình 3.1 Thời gian sử dụng các thuốc ATK 39 Hình 3.2 Lý do BN thay đổi liều trong quá trình điều trị 41 Hình 3.3 Lý do BN không tái khám trong điều trị TTPL cộng đồng 44 Hình 3.4 Sự phân bố thể bệnh TTPL 45 Hình 3.5 Tổng điểm thang BPRS tại 3 thời điểm nghiên cứu 47 Hình 3.6 Điểm các triệu chứng dương tính theo thang BPRS tại 3 thời điểm 485 Hình 3.7 Điểm các triệu chứng âm tính theo thang BPRS tại 3 thời điểm 48 Hình 3.8 Tỷ lệ BN có cải thiện lâm sàng theo thang CGI 50 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo tổ chức Y tế thế giới “Sức khoẻ không những là tình trạng không bệnh không tật mà còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái dễ chịu về cơ thể, tâm thần và xã hội”. Trong đó sức khoẻ tâm thần có vị trí trung tâm, là giá trị quí báu đối với mọi người. Tâm thần phân liệt (TTPL) là một trong những bệnh tâm thần nặng và thường gặp nhất trong các rối loạn tâm thần. Bệnh có xu hướng tiến triển mạn tính, dẫn đến rối loạn nặng nề về tư duy, hành vi, cảm xúc, trí tuệ, làm giảm hoặc mất khả năng thích nghi, lao động, sáng tạo, gây ra những tổn thất lớn về kinh tế và xã hội. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần phân liệt ở các khu vực khác nhau trên thế giới khoảng 0,5 – 1,5% dân số. Tại Việt Nam, tỷ lệ này khoảng 0,47% [4]. Tuy tỷ lệ mắc bệnh không cao nhưng đây là bệnh có khuynh hướng tiến triển mạn tính, cần phải theo dõi điều trị lâu dài, nguy cơ tái phát cao, thường để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và gánh nặng cho xã hội. Từ năm 1999 đến nay, bệnh TTPL đã dược đưa vào chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng. Sau thời gian điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được tiếp tục điều trị duy trì bằng các thuốc hướng thần tại cộng đồng để đạt được sự ổn định bệnh, giảm sự tiến triển và dự phòng tái phát. Xu hướng mới này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân TTPL trong việc hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên, việc điều trị tại cộng đồng cũng có những khó khăn nhất định như quá trình quản lý và giám sát sự chấp hành y lệnh của người bệnh, vấn đề theo dõi điều trị (theo dõi sử dụng thuốc) trong và sau điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các thuốc an thần kinh cổ điển thường có một số tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, giảm giảm huyết áp, tác dụng kháng cholinergic… làm cho bệnh nhân ngại dùng thuốc kéo dài, dùng thuốc không đều hoặc bỏ thuốc, dẫn tới tăng nguy cơ tái phát. Do đó, vấn đề theo dõi, điều trị ngoại trú bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng là việc làm rất quan trọng có ý nghĩa thiết thực cho chính bệnh nhân, 2 gia đình và cả xã hội. Để góp phần làm rõ hiệu quả việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng khu vực thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt trong cộng đồng tại thành phố Thái Nguyên” nhằm ba mục tiêu sau: 1- Mô tả đặc điểm bệnh nhân tâm thần phân liệt được quản lý và điều trị trong cộng đồng tại thành phố Thái Nguyên. 2- Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt trong cộng đồng tại thành phố Thái Nguyên. 3- Đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại 5 phường xã thuộc thành phố Thái Nguyên. [...]... lý và điều trị bệnh TTPL tại cộng đồng TP Thái Nguyên Tại Thái Nguyên, sau điều trị nội trú tại các bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện tâm thần tỉnh Thái Nguyên; Khoa tâm thần Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên) , các bệnh nhân TTPL được lập bệnh án quản lý và cấp sổ điều trị ngoại trú Việc cấp sổ điều trị, quản lý và cấp phát thuốc do Trạm tâm thần trực thuộc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thái Nguyên. .. phường xã tại Thành phố Thái Nguyên - Các thuốc ATK đang được sử dụng - Liệu pháp điều trị - Thời gian đã sử dụng thuốc - Thực trạng sử dụng các thuốc được cấp phát - Liều dùng và thay đổi liều trong quá trình điều trị - Các biến cố bất lợi - Tuân thủ điều trị - Tái khám hàng tháng 2.3.3 Đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc điều trị TTPL trong cộng đồng tại 5 phường xã thuộc thành phố Thái Nguyên Các... đưa bệnh nhân trở lại cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng [17] 1.2.3 Điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng Liệu pháp hóa trị liệu có vị trí quan trọng trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng [4] Tuy nhiên cần phối hợp với các phương pháp điều trị khác như liệu pháp tâm lý, liệu pháp lao động và phục hồi chức năng, tái thích ứng xã hội cho bệnh nhân Việc sử dụng thuốc tại cộng đồng. .. chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt do các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hướng dẫn và phải liên hệ chặt chẽ với các gia đình và BN thường xuyên Trạm tâm thần tỉnh Thái Nguyên Trung tâm y tế TP Thái Nguyên 28 trạm y tế phường (xã) Cộng tác viên dân số phường (xã) Gia đình, thân nhân bệnh nhân Bệnh nhân TTPL Hình 1.1 Các cấp quản lý, theo dõi bệnh nhân TTPL tại cộng đồng dân cư thành phố Thái Nguyên 20... thần phân liệt cần theo 2 giai đoạn: + Giai đoạn cấp tính: điều trị làm giảm đến mức tối thiểu các triệu chứng của bệnh Bệnh nhân cần điều trị nội trú tại bệnh viện để có điều kiện đánh giá, chẩn đoán chính xác, chọn thuốc và liều thuốc, điều trị tấn công (liều cao, tiêm), hay sử dụng các biện pháp điều trị tích cực khác và theo dõi tác dụng phụ + Giai đoạn duy trì: cho thuốc liều thấp để điều trị duy... phố Thái Nguyên 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn - Bệnh nhân TTPL được chẩn đoán xác định theo các tiêu chuẩn chẩn đoán trong bảng ICD 10 năm 1992 - Bệnh nhân đã được điều trị nội trú ổn định tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần và được lập sổ theo dõi điều trị ngoại trú tại cộng đồng ở các trạm y tế phường xã thuộc thành phố Thái Nguyên 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân bị bệnh động kinh hoặc có bệnh. .. dụng, thời gian sử dụng thuốc từ các bệnh án của bệnh nhân tại 28 trạm y tế phường, xã thuộc TP Thái Nguyên - Tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và/hoặc người nhà bệnh nhân tại 28 phường, xã về tình trạng tâm thần hiện tại của bệnh nhân, khả năng dung nạp điều trị, các tác dụng không mong muốn của thuốc, các khó khăn trong tuân thủ điểu trị dựa theo bảng phỏng vấn chi tiết Tác giả phối hợp cùng... phân phối chuẩn và dưới dạng trung vị (tứ phân vị) nếu biến số phân phối không chuẩn 2.3 Nội dung nghiên cứu 2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu - Tuổi và giới - Nghề nghiệp - Tuổi khởi phát bệnh - Tình trạng hôn nhân - Thời gian mắc bệnh - Tiền sử gia đình - Trình độ văn hóa - Tiền sử bản thân 27 2.3.2 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh TTPL trong cộng đồng tại 28 phường xã tại. .. ngừa tái phát bệnh 1.2.2 Các liệu pháp điều trị Điều trị bệnh tâm thần phân liệt cho đến nay vẫn là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng vì cơ chế bệnh sinh của bệnh chưa được xác định rõ Do có sự kết hợp giữa các nhân tố sinh học và môi trường trong cơ chế bệnh sinh nên phải kết hợp nhiều liệu pháp điều trị khác nhau như: liệu pháp hóa dược tâm thần, liệu pháp sốc điện và điều trị tâm lý xã hội... vi tự sát, tự huỷ hoại thân thể… người bệnh cần được đưa ngay tới các bệnh viện chuyên khoa tâm thần để quản lý và điều trị nội trú 15 1.3 Thuốc an thần kinh sử dụng trong điều trị TTPL 1.3.1 Khái niệm thuốc an thần kinh Theo Delay và Deniker [16], [38], thuốc an thần kinh (ATK) được định nghĩa theo các tiêu chuẩn sau: - Những thuốc gây trạng thái thờ ơ về tâm thần vận động - Làm giảm sự kích động và . thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt trong cộng đồng tại thành phố Thái Nguyên. 3- Đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại 5 phường xã thuộc thành phố. bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng khu vực thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt trong cộng đồng tại. 3 1.1. Bệnh tâm thần phân liệt 3 1.2. Điều trị tâm thần phân liệt 12 1.3. Thuốc an thần kinh sử dụng trong điều trị TTPL 16 1.4. Quản lý và điều trị bệnh TTPL tại cộng đồng TP Thái Nguyên

Ngày đăng: 25/07/2015, 12:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan