Đề thi thử THPT quốc gia tỉnh Cà Mau

7 447 0
Đề thi thử THPT quốc gia tỉnh Cà Mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: SINH HỌC – ĐỀ 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: Khi nói về mã di truyền, nhận định nào sau đây đúng ? A. Mã di truyền có tính thoái hoá nghĩa là một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin. B. Các bộ ba kết thúc trên mARN là : 5 ’ – UUA – 3 ’ ; 5 ’ – UAG – 3 ’ ; 5 ’ – UGA – 3 ’ . C. Có tất cả 64 bộ ba mã hoá cho 64 loại axit amin khác nhau. D. Ở sinh vật nhân thực, bộ ba mở đầu trên mARN là 5 ’ – AUG – 3 ’ mã hoá cho axit amin metionin. Câu 2: Biết một gen qui định một tính trạng, tính trạng trội hoàn hoàn, các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai nào sau đây thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 1? (1) AABb x AaBb ; (2) AaBb x aabb ; (3) Aa x Aa ; (4) AaBB x Aabb (5) Aabb x aaBb ; (6) AaBb x aaBb ; (7) Aa x aa ; (8) aaBb x aaBb A. (2), (4), (6), (8). B. (1), (3), (5), (7). C. (1), (3), (4), (8). D. (1), (3), (5), (8). Câu 3: Một quần thể có tỉ lệ các loại kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,4AA : 0,6Aa. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ các loại kiểu gen thu được trong quần thể ở thế hệ F 3 là: A. 0,6625AA : 0,075Aa : 0,2625aa. B. 0,6625AA : 0,3375Aa. C. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. D. 0,5625AA : 0,075Aa : 0,3625aa. Câu 4: Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây tạo ra con lai F 1 có ưu thế lai cao nhất? A. AABBCC x AABBCC B. AAbbCC x aaBBCC C. AABBcc x aaBBCC D. aaBBcc x AAbbCC Câu 5: Từ loài mù tạc hoang dại đã tạo ra các loài khác nhau như: súp lơ xanh, su hào, cải xoăn, bắp cải, … là kết quả của quá trình nào sau đây? A. Đột biến nhân tạo. B. Chọn lọc nhân tạo. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Công nghệ tế bào. Câu 6: Ví dụ đúng về một quần thể sinh vật là: A. tập hợp tất cả các cây trong một khu rừng. B. tập hợp tất cả các con cá trong một cái hồ. C. tập hợp tất cả các cây tràm trong một khu rừng. D. tập hợp tất cả các cây đước và cây mắm trong một khu rừng. Câu 7: Ở sinh vật nhân sơ, một đoạn trong vùng mã hóa của gen có trình tự sắp xếp các nucleotit như sau: 5 ' … – XTG – XGA – GAX – TXX – … 3 ' (mạch mã gốc) 3 ' … – GAX – GXT – XTG – AGG – … 5 ' (mạch bổ sung) Dựa vào bảng mã di truyền sau, hãy xác định trình tự sắp xếp các axit amin trong đoạn polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là: A. … – Gly – Val – Ser – Gln – … B. … – Leu – Arg – Asp – Ser – … C. … – Asp – Ala – Leu – Arg – … D. … – Pro – Gln – Ser – Val – … Bảng mã di truyền Codon Axit amin Codon Axit amin Codon Axit amin Codon Axit amin XUG Leu XXU Pro UXX Ser GGA Gly XGA Arg XAG Gln GXU Ala AGG Arg GAX Asp AGX Ser GUX Val UXG Ser Câu 8: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao của cây được qui định bởi 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen) phân li độc lập, tương tác cộng gộp hình thành. Trung bình cứ một alen trội làm cho cây cao thêm 15 cm. Người ta tiến hành lai giữa cây cao nhất và cây thấp nhất được F 1 có chiều cao trung bình là 160 cm. Cho các cây F 1 lai với nhau thì ở F 2 cây có chiều cao 145 cm thu được chiếm tỉ lệ? A. 15 64 B. 1 8 C. 5 8 D. 15 32 Câu 9: Khi nói về bệnh ung thư ở người, nhận định nào sau đây không đúng? A. Một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư là do đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể. B. Bệnh ung thư là do sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào, hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. C. Đột biến gây bệnh ung thư vú ở người là đột biến trội. D. Nếu tế bào tách khỏi mô ban đầu di chuyển vào máu tạo nên nhiều khối u khác gọi là u ác tính. Câu 10: Khi nói về chu trình sinh địa hoá, nội dung nào sau đây không chính xác? A. Chu trình sinh địa hoá duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển. B. Cacbon đi vào chu trình sinh địa hoá dưới dạng CO 2 được sinh vật sản xuất hấp thu. C. Nguồn nước trên trái đất luân chuyển theo vòng tuần hoàn, là nguồn tài nguyên vô tận của con người. D. Hàm lượng CO 2 trong không khí tăng cao là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Câu 11: Một cá thể ruồi giấm có kiểu gen AB cD ab cD H h g G EF X X eF . Biết không xảy ra đột biến, cá thể ruồi giấm này giảm phân hình thành tối đa số loại giao tử là: A. 16 B. 32 C. 64 D. 128 Câu 12: Cho các phép lai: (1) AB ab DdEe x AB ab DdEe ; (2) AaBbDdEe x AaBbDdEe (3) AaBb D d E e X X x AaBb D E X Y ; (4) Ab aB DE de x Ab aB DE de Số loại kiểu gen tối đa có thể được tạo thành từ các phép lai trên tăng dần theo thứ tự đúng là: A. 2 < 1 < 4 < 3 B. 2 < 4 < 1 < 3 C. 3 < 2 < 1 < 4 D. 1 < 2 < 3 < 4 Câu 13: Trong một quần thể, xét một gen có hai alen: alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu hình 4 trội : 1 lặn. Sau hai thế ngẫu phối tỉ lệ kiểu hình thu được trong quần thể ở thế hệ F 2 là 15 trội : 1 lặn. Biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, kết luận nào sau đây về quần thể ban đầu là đúng? A. Quần thể ban đầu đạt trạng thái cân bằng di truyền. B. Tần số của alen A và alen a trong quần thể ở thế hệ ban đầu là 0,6 và 0,4. C. Quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen dị hợp chiếm 80%. D. Quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội so với kiểu gen dị hợp là 7 : 1. Câu 14: Khi nói về công nghệ gen, nhận định nào sau đây không đúng? A. Công nghệ gen là qui trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới. B. Hai enzim được dùng trong kỹ thuật chuyển gen là restrictaza và ligaza. C. Một trong những thành tựu của công nghệ gen là tạo ra các dòng vi khuẩn sản xuất insulin dùng làm thuốc trị bệnh tiểu đường. D. Bằng công nghệ gen có thể tạo ra các giống sinh vật có hệ gen được biến đổi hoàn toàn. Câu 15: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện alen mới dẫn đến hình thành kiểu gen mới trong quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen nhanh hơn chống lại alen lặn. C. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể. D. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn các quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội. Câu 16: Điều kiện nào sau đây phù hợp với qui luật di truyền tương tác gen là: A. một gen qui định một tính trạng, hai hay nhiều gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể. B. một gen qui định một tính trạng, các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. C. một gen qui định nhiều tính trạng, các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. D. nhiều gen qui định một tính trạng, các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Câu 17: Quan hệ giữa các loài nào sau đây không phải là quan hệ cộng sinh? A. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào. B. Cây phong lan và cây gỗ. C. Vi khuẩn lam và cây họ đậu. D. Hải quì và cua. Câu 18: Phương pháp nào sau đây có thể tạo thành cây lai mang hai bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau. A. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn. B. Dung hợp tế bào trần. C. Nhân bản vô tính. D. Đột biến tự đa bội. Câu 19: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, nội dung nào sau đây không đúng? A. Enzim ADN-polimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5 ’ – 3 ’ . B. Trên mạch khuôn 5 ’ – 3 ’ , mạch mới tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn Okazaki. C. Một phân tử ADN sau 4 lần nhân đôi tạo thành 16 phân tử ADN con. D. Trên hai mạch đơn mới tổng hợp, enzim nối (ligaza) chỉ hoạt động trên một mạch để nối các đoạn Okazaki lại với nhau. Câu 20: Ở loài đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng một kiểu gen qui định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có 1 trong 2 loại gen trội trên cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn được F 1 toàn cây hoa đỏ. Nếu cho cây hoa đỏ F 1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen không thuần chủng thì thế hệ tiếp theo tỉ lệ phân li kiểu hình là: A. 3 hoa đỏ: 5 hoa trắng. B. 5 hoa đỏ: 3 hoa trắng. C. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. D. 1 hoa đỏ: 3 hoa trắng. Câu 21: Khi nói về quá trình tiến hóa hình thành sự sống trên trái đất, nhận định nào sau đây không đúng? A. Giả thuyết của Oparin và Handan cho rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ. B. Thí nghiệm Milơ và Urây đã tạo ra được các chất hữu cơ phức tạp như: protein, axit nucleic, lipit, … C. Các đại phân tử hữu cơ trong nước tập trung lại thành các giọt li ti, các giọt li ti chịu tác động của chọn lọc tự nhiên tiến hoá tạo nên các tế bào sơ khai. D. Thí nghiệm của Fox đã tạo ra các chuỗi polipeptit ngắn từ hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ 150 o C-180 o C. Câu 22: Gen A bị đột biến mất một cặp nucleotit tạo thành gen a. Khi cặp gen Aa nhân đôi 2 lần đã cần môi trường nội bào cung cấp 7194 nucleotit tự do. Biết tổng số liên kết hiđro của 2 gen Aa là 3087. Số nucleotit từng loại của gen a là: A. A = T = 255 ; G = X = 345 B. A = T = 255 ; G = X = 344 C. A = T = 254 ; G = X = 345 D. A = T = 345 ; G = X = 255 Câu 23: Cho các đặc điểm sau của các nhân tố tiến hoá: (1) Làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng nhất định. (2) Có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. (3) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. (4) Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá. (5) Làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không thay đổi tần số alen của quần thể. (6) Làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định. (7) Có thể làm phong phú vốn gen của quần thể. (8) Làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp. (9) Cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá. (10) Qui định chiều hướng tiến hoá. Trong các đặc điểm trên, nhân tố giao phối không ngẫu nhiên có mấy đặc điểm? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 24: Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec? A. Quần thể có kích thước lớn, các cá thể giao phối ngẫu nhiên với nhau. B. Quần thể không xảy ra đột biến, nếu có thì tần số đột biến thuận bằng đột biến nghịch. C. Các kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. D. Các gen phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Câu 25: Gen đa hiệu là: A. nhiều gen tác động lên sự biểu hiện của một tính trạng. B. một gen tác động lên sự biểu hiện của một tính trạng. C. một gen tác động lên sự biểu hiện của nhiều tính trạng. D. nhiều gen tác động lên sự biểu hiện của nhiều tính trạng. Câu 26: Biến động số lượng cá thể thỏ và mèo rừng ở Canađa theo chu kì: A. 9 – 10 năm. B. 3 – 4 năm. C. 10 – 12 năm. D. 9 – 12 năm. Câu 27: Khi nói đến chức năng của các thành phần trong Operon Lac. Chức năng của vùng vận hành là: A. Liên kết với enzim ARN-polimeraza để khởi động quá trình phiên mã. B. Điều hoà quá trình hoạt động của Operon. C. Liên kết với protein ức chế ngăn cản quá trình phiên mã. D. Mã hoá các enzim phân giải đường lactozơ. Câu 28: Cho phép lai sau: ♂ AB ab x ♀ Ab aB . Biết một gen qui định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Thế hệ F 1 thu được 4 loại kiểu gen khác nhau. B. Thế hệ F 1 thu được tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội chiếm 50%. C. Thế hệ F 1 thu được 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 2 : 1. D. Thế hệ F 1 thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. Câu 29: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các quần thể của cùng một loài sống trong những ổ sinh thái khác nhau lâu dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. B. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể. C. Có khoảng 75% các loài thực vật có hoa và 95% các loài dương xỉ được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hoá. D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn tới quá trình hình thành loài mới. Câu 30: Khi nói về diễn thế sinh thái, nội dung nào sau đây không đúng? A. Tất cả các nguyên nhân gây ra diễn thế thứ sinh đều do khai thác tài nguyên quá mức của con người. B. Từ một rừng lim biến đổi qua các giai đoạn khác nhau tạo thành một trảng cỏ gọi là diễn thế thứ sinh. C. Nguyên nhân bên trong gây diễn thế sinh thái là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Câu 31: Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, nhận định nào sau đây đúng? A. Năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng cao đến bậc dinh dưỡng thấp. B. Năng lượng mất đi qua mỗi bậc dinh dưỡng chủ yếu là do hoạt động hô hấp của sinh vật. C. Năng lượng được truyền theo một vòng tuần hoàn kín, từ môi trường vào sinh vật sản xuất, qua các bậc dinh dưỡng rồi trở lại môi trường. D. Quang hợp sử dụng khoảng 2% đến 5% tổng năng lượng bức xạ chiếu trên Trái Đất để tổng hợp chất hữu cơ. Câu 32: Khi nói về hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể, nội dung nào sau đây không chính xác? A. Thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhiễm sắc thể là ADN và protein histon. B. Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể, làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau. C. Ở kì giữa của quá trình nguyên phân nhiễm sắc thể co xoắn cực đại, có hình dạng và kích thước đặc trưng cho từng loài. D. Mỗi nucleoxom gồm sợi ADN khoảng 164 cặp nucleotit quấn quanh 8 phân tử histon. Câu 33: Khi nói đến sự phân bố cá thể của quần thể nhận định nào sau đây đúng? A. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt. B. Phân bố đồng đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt. C. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường. D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều, giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt. Câu 34: Những sự kiện nào sau đây không thuộc đại Tân sinh? A. Đại Tân sinh cách đây khoảng 65 triệu năm chia làm hai kỉ là Đệ tam và Đệ tứ. B. Ở kỉ Đệ tứ, băng hà kéo dài, khí hậu lạnh và khô, xuất hiện loài người. C. Ở kỉ Đệ tam, cây có hoa ngự trị, phát sinh các nhóm linh trưởng, phân hóa các lớp thú, chim, côn trùng. D. Biển thu hẹp, khí hậu khô, tuyệt diệt nhiều loài sinh vật kể cả bò sát cổ. Câu 35: Cho các phép lai sau: (1) AAaa x Aaaa ; (2) AAaa x aaaa ; (3) Aaaa x Aaaa (4) AAaa x Aa ; (5) AAAa x AAaa ; (6) AAaa x AAaa Biết không xảy ra đột biến, thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con 1 : 5 : 5 : 1 là: A. (1), (4), (5) B. (1), (2), (5) C. (1), (3), (4) D. (4), (5), (6) Câu 36: Theo quan niệm hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là: A. phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. B. phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. phân hóa khả năng phát sinh các biến dị di truyền của các cá thể trong quần thể. D. phân hóa khả năng sống sót với nhu cầu của con người của các cá thể trong quần thể. Câu 37: Khi nói đến ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình quang hợp của hầu hết cây trồng nhiệt đới, thì khoảng nhiệt độ từ 0 o C đến 40 o C được gọi là: A. giới hạn sinh thái. B. khoảng chống chịu. C. khoảng thuận lợi. D. khoảng chịu đựng. Câu 38: Theo dõi bệnh di truyền (X) trên một dòng họ người ta lập được sơ đồ phả hệ sau: Biết di truyền (X) do một gen có 2 alen qui định. Biết không có đột biến xảy ra, xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong gia đình trên sinh con trai không bị bệnh (X) chiếm tỉ lệ? A. 1 4 B. 1 8 C. 1 6 D. 1 12 Câu 39: Khi nói về ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của kiểu gen, điều nào sau đây không đúng: A. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác qua lại giữa kiểu gen và điều kiện môi trường sống. B. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của các kiểu gen khác nhau tương ứng với sự thay đổi của môi trường. C. Sự mềm dẻo của kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của điều kiện môi trường. D. Phần lớn các tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường. Câu 40: Ở một loài thực vật: alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn là trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Cho cây có kiểu gen Ad Bb aD tự thụ phấn, thế hệ F 1 thu được cây thân cao, hoa trắng, quả tròn chiếm 12,86%. Biết quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái như nhau, theo lí thuyết tỉ lệ cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn thu được ở F 1 là: A. 17,67%. B. 5,89%. C. 12,86%. D. 11,78%. Câu 41: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là: A. Quần thể. B. Cá thể. C. Quần xã. D. Loài. Câu 42: Chức năng của tARN là: A. Làm khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom. B. Mang axit amin đến riboxom tham gia dịch mã tổng hợp chuỗi polipeptit. C. Tham gia vào thành phần cấu tạo nên riboxom. D. Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. Câu 43: Phát biểu nào sau đây không đúng về hệ sinh thái? A. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, tương đối ổn định. B. Trong hệ sinh thái, thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ. ? I: II: III: Ghi chú Nam bình thường Nam bị bệnh (X) Nữ bình thường Nữ bị bệnh (X) C. Sinh vật tiêu thụ không tự tổng hợp được chất hữu cơ mà phải sử dụng thức ăn từ thực vật hoặc sinh vật tiêu thụ khác. D. Nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho hệ sinh thái là năng lượng ánh sáng mặt trời. Câu 44: Tháp tuổi của quần thể ổn định có tỉ lệ giữa các nhóm tuổi là A. nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi đang sinh sản và lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản. B. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. C. nhóm tuổi trước sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. D. nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi đang sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi sau sinh sản. Câu 45: Một tế bào thể ba nhiễm đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân người ta đếm được có 50 cromatit. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này là: A. 2n = 50. B. 2n = 25. C. 2n = 24. D. 2n = 48. Câu 46: Quan hệ hỗ trợ của các cá thể trong quần thể không có vai trò nào sau đây? A. Bảo đảm cho quần thể thích nghi tốt hơn với môi trường. B. Khai thác được nhiều nguồn sống của môi trường. C. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể hợp lí trong quần thể. D. Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. Câu 47: Từ hai dòng thuần chủng ban đầu có kiểu gen AAbbDD và aabbdd. Bằng phương pháp tạo dòng thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, có thể tạo ra tối đa mấy dồng thuần chủng khác nhau? A. 8 B. 6 C. 4 D. 2 Câu 48: Khi nói về qui luật phân li, nội dung nào sau đây không phải là nội dung trong học thuyết khoa học của Menđen? A. Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền qui định, các nhân tố này không hoà trộn vào nhau. B. Bố (mẹ) chỉ truyền cho con một trong hai thành viên của cặp nhân tố di truyền. C. Mỗi cặp tính trạng do một hay một số cặp gen qui định. D. Khi thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử. Câu 49: Khi nói về quá trình phát sinh loài người, nhận định nào sau đây không đúng? A. Mối quan hệ họ hàng giữa người và một số loài vượn là: Người – Tinh tinh – Gorila – Đười ươi – Vượn Gibbon. B. Loài H.erectus hình thành cách đây khoảng 1,8 triệu năm và tuyệt chủng cách đây khoảng 30000 năm. C. Các loài xuất hiện trong chi Homo theo thứ tự là: H.habilis – H.erectus – H.sapiens. D. Giả thuyết ”Ra đi từ châu Phi” cho rằng: Loài H.sapiens hình thành từ châu Phi, sau đó phát tán sang các châu lục khác. Câu 50: Trong một quần thể ngẫu phối xét 4 gen: gen thứ nhất có 2 alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường; gen thứ hai có 3 alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường khác; gen thứ ba có 3 alen và gen thứ tư có 2 alen, cả hai gen này cùng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Số loại kiểu gen tối đa có thể được tạo thành từ bốn gen trên trong quần thể là: A. 1026 B. 486 C. 378 D. 243 - HẾT - ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 14 D 27 C 40 A 2 C 15 A 28 D 41 B 3 A 16 D 29 D 42 B 4 D 17 B 30 A 43 B 5 B 18 B 31 B 44 A 6 C 19 D 32 D 45 C 7 A 20 A 33 A 46 C 8 A 21 B 34 D 47 C 9 C 22 B 35 A 48 C 10 C 23 C 36 B 49 B 11 B 24 D 37 A 50 B 12 C 25 C 38 D 13 D 26 A 39 B . loại giao tử là: A. 16 B. 32 C. 64 D. 128 Câu 12: Cho các phép lai: (1) AB ab DdEe x AB ab DdEe ; (2) AaBbDdEe x AaBbDdEe (3) AaBb D d E e X X x AaBb D E X Y ; (4) Ab aB DE de x Ab aB DE de Số. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: SINH HỌC – ĐỀ 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: Khi nói về mã di truyền, nhận định nào sau. F 1 thu được cây thân cao, hoa trắng, quả tròn chiếm 12,86%. Biết quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái như nhau, theo lí thuyết tỉ lệ cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn thu

Ngày đăng: 24/07/2015, 11:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan