Tìm hiểu một số cây thuốc bản địa và đánh giá tác dụng trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại xã phượng tiến, huyện định hóa tỉnh thái nguyên

61 527 0
Tìm hiểu một số cây thuốc bản địa và đánh giá tác dụng trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại xã phượng tiến, huyện định hóa   tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 I HC THI NGUYấN TRNG I HC NễNG LM LM TH SNG Tờn ti: Tìm hiểu một số cây thuốc bản địa và đánh giá tác dụng trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại xã Phợng Tiến, huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên KhóA LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC H o to : Chớnh quy Chuyờn ngnh : Chn nuụi Thỳ y Lp : K42 - CNTY Khoa : Chn nuụi Thỳ y Khoỏ hc : 2010 - 2014 Ging viờn hng dn : TS. Nguyn Quang Tớnh Thỏi Nguyờn, nm 2014 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường, nghiên cứu khoa học là khoảng thời gian rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Sau thời gian tiến hành nghiên cứu khoa học, để hoàn thành được bản báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu. Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa, các hộ nông dân và ủy ban nhân dân xã Phượng Tiến, Trạm thú y Định Hóa đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian tiến hành đề tài. Đặc biệt, em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới thầy TS. Nguyễn Quang Tính đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài. Qua đây, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới mọi người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ em cả về vật chất và tinh thần để em yên tâm hoàn thành nhiệm vụ. Em cũng xin trân trọng gửi tới các Thầy, Cô giáo trong Hội đồng chấm báo cáo lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 04 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Lâm Thị Sáng 3 LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện phương trâm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn”, trong quá trình đào tạo của nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệp luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, tạo cho mình có tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành một người cán bộ khoa học kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, thầy giáo, cô giáo hướng dẫn em đã tiến hành thực tập. Với đề tài: “Tìm hiểu một số cây thuốc bản địa và đánh giá tác dụng trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên”. Sau thời gian thực tập với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc em đã hoàn thành khóa luận. Do trình độ, thời gian, kinh phí có hạn, bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ trong công tác nghiên cứu lên khóa luận của em không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, em mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả phục vụ sản xuất 15 Bảng 2.1. Sưu tầm một số cây thuốc sử dụng trong thú y trên tuyến điều tra 28 Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá phòng hội chứng tiêu chảy 30 ở lợn con bằng sirô chế từ cây xoan hôi 30 Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả điều trị 30 hội chứng tiêu chảy ở lợn con bằng thuốc sirô chế từ cây xoan hôi 30 Bảng 2.4. Kết quả sưu tầm nhóm cây thuốc trị vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng 32 Bảng 2.5. Kết quả sưu tầm nhóm cây thuốc trị bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa 34 Bảng 2.6. Kết quả sưu tầm nhóm cây thuốc trị bệnh đường sinh dục, tiết niệu và ngoại khoa, giải độc, cảm mạo 36 Bảng 2.7. Kết quả sưu tầm nhóm cây thuốc bổ sung dinh dưỡng, lợi sữa 38 Bảng 2.8. Kết quả phân tích đặc tính hóa học của cây xoan hôi 39 Bảng 2.9. Kết quả theo dõi độ an toàn của thuốc trên chuột thí nghiệm 41 Bảng 2.10. Kết quả phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn con bằng thuốc dược liệu và thuốc TĐ-Amoxi.Vita-20 của Công ty TNHH dược thú y Thăng Long 42 Bảng 2.11. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con bằng thuốc sirô chế từ cây xoan hôi và thuốc TĐ-Amoxi.Vita-20 43 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT WHO : Tổ chức y tế thế giới ĐH : Đại học Cs : Cộng sự TN : Thí nghiệm Ml : Mililít M : Mét CM : Centimét TT : Thể trọng Kg : Kilôgam G : Gam Mg : Miligam ĐVT : Đơn vị tính STT : Số thứ tự 6 MỤC LỤC Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. Điều tra cơ bản 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Phượng Tiến 2 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Phượng Tiến 4 1.1.4. Đánh giá chung 8 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 9 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất……………………………………………………… 9 1.2.2. Phương pháp tiến hành 9 1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 10 1.3. Kết luận và đề nghị 17 1.3.1. Kết luận 17 1.3.2. Đề nghị 18 Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 19 2.1. Đặt vấn đề 19 2.1.1. Mục đích nghiên cứu 20 2.1.2. Mục tiêu của đề tài 20 2.1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 21 2.2. Tổng quan tài liệu 22 2.2.1. Cơ sở khoa học 22 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 23 2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 27 2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27 2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 27 2.3.3. Nội dung nghiên cứu 27 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 27 2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 31 2.4.1. Kết quả sưu tầm và phân nhóm một số cây thuốc sử dụng trong phòng và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm. 31 2.4.2. Phân tích đặc tính hóa học của cây xoan hôi dùng trong phòng và điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con 39 7 2.4.5. Đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con bằng thuốc dược liệu và thuốc TĐ-Amoxi.Vita-20 của dược thú y Thăng Long 42 2.5. Kết luận, tồn tại và kiến nghị 43 2.5.1. Kết luận 43 2.5.2. Tồn tại 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 1 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra cơ bản 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Phượng Tiến là một xã miền núi, cách Trung tâm huyện Định Hóa 3 km về phía Đông Nam. - Phía Bắc giáp với xã Bảo Cường và thị trấn Chợ Chu. - Phía Nam giáp với xã Yên Trạch của huyện Phú Lương. - Phía Tây giáp với xã Trung Hội. - Phía Đông giáp với xã Tân Dương. Xã Phượng Tiến bao gồm 15 thôn bản, đó là: Thôn Pải, Thôn Hợp Thành, Thôn Nạ Què, Thôn Nạ Liền, Thôn Pa Chò, Thôn Pa Goải, Thôn Đình, Thôn Phỉnh, Thôn Mấu, Thôn Tổ, Thôn Cấm, Thôn Nạ Á, Thôn Nà Lang, Thôn Nà Poọc, Thôn Héo. Nhìn chung, xã Phượng Tiến có địa hình khá phức tạp, chủ yếu là vùng đồi núi cao, đồi núi đan xen, chèn kẹp nhau. Phần lớn diện tích là vùng núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven suối thung lũng vùng núi đá vôi. Đặc điểm như vậy có ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và phát triển chăn nuôi của xã. 1.1.1.2. Điều kiện khí hậu thủy văn Xã Phượng Tiến mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía Bắc. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trong năm dao động tương đối cao, thể hiện qua hai mùa rõ rệt đó là mùa nóng và mùa lạnh. Nhiệt độ trung bình trong năm là 28 - 32 0 C, lượng mưa trung bình là 1253 mm, phân bố không đều giữa các mùa trong năm. Về mùa nóng vào tháng 5 - 10 khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa khá lớn nhưng không đều tập trung vào các tháng 7,8,9 chiếm 80 - 85 % lượng mưa cả năm. Mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 10 0 C thời tiết khô 2 hanh, mỗi đợt gió về thường kèm theo mưa nhỏ, hạn hán, rét đậm kéo dài. Độ ẩm tương đối cao (cao nhất vào tháng 4 và tháng 5) quỹ đất rộng nên xã có điều kiện phát triển trồng trọt đặc biệt là cây lúa và cây lâm nghiệp. Điều kiện khí hậu, đất đai của xã có thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với cây, con phong phú và đa dạng, tuy nhiên điều kiện đó cũng gây khó khăn cho chăn nuôi. Về mùa đông khí hậu thường lạnh, thay đổi đột ngột, mùa hè nhiệt độ nhiều lúc lên cao, trời nắng nóng gây bất lợi tới sự sinh trưởng, cũng như làm giảm sức chống chịu bệnh của gia súc, gia cầm. Ngoài ra, việc chế biến, bảo quản nông sản, thức ăn chăn nuôi cũng gặp rất nhiều khó khăn. 1.1.1.3. Điều kiện đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên là 2071,19 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 1639,07 ha, đất trồng lúa là 226,35 ha, đất trồng cây ngắn ngày là 52,98 ha, đất trồng cây công nghiệp là 139,53 ha, đất lâm nghiệp là 1106,29 ha, đất chưa sử dụng là 258,01 ha. Diện tích đất của xã khá lớn, trong đó chủ yếu là đất Feralit và đất thung lũng, sản phẩm dốc tụ được bồi ở dọc các khe suối và các thung lũng đá vôi, địa hình tương đối bằng phẳng nên ngày mưa to, nước lớn thường xảy ra lũ lụt cục bộ khu vực ven suối dẫn đến năng suất cây trồng còn thấp, việc canh tác còn gặp khó khăn. Cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng… nên diện tích đất nông nghiệp và đất hoang hoá có xu hướng ngày một giảm, gây khó khăn cho việc chăn nuôi. Chính vì thế những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi. Việc nuôi con gì, trồng cây gì phải được cân nhắc tính toán kỹ. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Phượng Tiến 1.1.2.1. Tình hình xã hội Tổng số dân là 3996 người với 1033 hộ, trong đó: có 85% hộ sản xuất nông nghiệp, 15% số hộ còn lại sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ… Hiện nay, xã đang thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới về cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhẹ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. 3 Tuy nhiên, cơ cấu lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao: 85%. Lao động được phân theo kiến thức phổ thông: Tiểu học: 40%; Trung học cơ sở: 35%; Trung học phổ thông: 25%. Tỷ lệ lao động sau khi đào tạo về chuyên môn có việc làm chiếm 85%. Trong địa bàn xã có 3 doanh nghiệp sản xuất lâm sản, khai thác vật liệu xây dựng và một hợp tác xã dịch vụ điện… đã tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều người lao động. Xã có 3 cấp học đó là: Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non với chính sách giáo dục hiện nay của nhà nước đã tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “hai không” và phân bố nội dung do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và chất lượng học tập của học sinh. Phấn đấu tỷ lệ trẻ từ 0 - 2 tuổi đến nhà trẻ đạt 25%, 3 - 5 tuổi đến trường đạt 98%. Trong đó, 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 100% trở lên. Vận động con em trong độ tuổi 6 - 14 tuổi đến trường lớp đạt 99% trở lên trong đó: trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài. Duy trì hoạt động trung tâm học tập công đồng. Tu sửa cơ sở vật chất trường, lớp phục vụ tốt cho việc dạy và học. Phối hợp với trung tâm dạy nghề tiếp tục mở các lớp dạy nghề giải quyết việc làm cho người lao động trong các thôn của xã. Nhìn chung mức sống và trình độ dân trí của người dân ngày càng cao, đường giao thông đang được bê tông hoá, trạm y tế của xã đạt tiêu chuẩn Quốc gia được xây dựng kiên cố và nâng cấp với nhiều thiết bị khám, chữa bệnh tốt thường xuyên chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là sức khoẻ của người già, bà mẹ và trẻ em được quan tâm. Việc dân cư phân bố không đều gây không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế cũng như quản lý xã hội. Chính vì vậy đòi hỏi hoạt động của các ban ngành phải thường xuyên liên tục, tích cực và đồng bộ thống nhất từ trên xuống đưa nếp sống văn hoá mới đi vào cuộc sống của người dân trong toàn xã. Thực hiện xây dựng nông thôn mới cuộc sống người dân được cải thiện và từng bước nâng cao tiến tới con người văn hoá, gia đình văn hoá, thôn văn [...]... dân sử dụng trong phòng và trị bệnh ở vật nuôi Chọn lọc cây thuốc điều trị hội trứng tiêu chảy ở lợn con cho một số hộ dân trên địa bàn xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên 2.3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: xã Phượng Tiến - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên - Thời gian thực tập: từ ngày 09/12/2013 - 31/05/2014 2.3.3 Nội dung nghiên cứu - Sưu tầm và phân nhóm những cây thuốc, ... dạng thuốc dùng trong thú y - Sử dụng một số cây dược liệu để phòng và trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại địa phương nghiên cứu 2.1.2 Mục tiêu của đề tài - Phát hiện được từ người dân các cây thuốc, bài thuốc dùng để phòng và điều trị một số bệnh cho vật nuôi - Xác định thành phần hóa học của một trong các cây dược liệu đã tìm hiểu 21 - Sưu tầm, xác định chọn lọc, có thí nghiệm một số cây thuốc từ. .. và ứng dụng các bài thuốc nam theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc thiểu số nơi bản địa Từ đó, đánh giá và chọn lọc những cây thuốc, bài thuốc có nhiều tác dụng trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con 2.1.1 Mục đích nghiên cứu - Qua kết quả tìm hiểu, đánh giá, thu thập, phỏng vấn người dân, khóa luận có thể xác định được những cây dùng làm thuốc, tìm hiểu những bài thuốc, những kinh nghiệm trong. .. sirô chế từ cây xoan hôi - Phòng và điều trị cho lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi bị tiêu chảy tại một số hộ dân trong xã Phượng Tiến Thuốc dược liệu: Sirô chế từ cây xoan hôi + Liều phòng: Đối với lợn con: 2 ml/ con/ lần, ngày 2 lần dùng trong 3 - 5 ngày, cho uống + Liều điều trị: Đối với lợn con: 4 ml/ con/ lần, ngày uống 2 lần dùng trong 3 - 5 ngày, cho uống * Đối với thuốc TĐ-Amoxi.Vita-20 của... đó đánh giá tác dụng phòng, trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi 2.1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Kết quả của đề tài góp phần giải thích được cơ sở khoa học của những bài thuốc cổ truyền về công dụng của các loại cây thuốc nam trong dân gian để điều trị tiêu chảy Trên cơ sở đó định hướng sử dụng các loại cây. .. những cây thuốc, bài thuốc sử dụng phòng và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm - Phân tích xác định thành phần hóa học của một số cây thuốc - Bào chế, thử nghiệm - Bước đầu đánh giá tác dụng phòng và điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn bằng thuốc dược liệu 2.3.4 Phương pháp nghiên cứu 2.3.4.1 Phương pháp ngoại nghiệp - Thu thập các thông tin số liệu có sẵn + Kế thừa các tài liệu cơ bản + Phương pháp chuyên... điều trị bệnh: xuất huyết dạ dày, xuất huyết trực tràng, lỵ, băng huyết, viêm ruột và ỉa chảy lâu ngày, rắn cắn…[22] 2.3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Một số cây dược liệu được người dân sử dụng trong phòng và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm Lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi 2.3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Một số cây thuốc. .. một quy trình xử lý nước thải tránh thải trực tiếp xuống ao, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường - Cần có nhà mổ, hố chôn xác theo đúng yêu cầu kỹ thuật - Cán bộ công nhân viên phụ trách vệ sinh chăn nuôi cần thực hiện đúng quy trình vệ sinh thú y hơn 19 Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Tìm hiểu một số cây thuốc bản địa và đánh giá tác dụng trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn. .. Công tác điều trị Trong thời gian thực tập tại cơ sở, chúng tôi thấy có một số bệnh thường xảy ra, tiến hành điều trị và đã thu được một số kết quả nhất định: * Bệnh tiêu chảy - Nguyên nhân: Bệnh tiêu chảy là bệnh phổ biến ở lợn, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi đặc biệt là lợn con sau cai sữa Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh như: virus, vi khuẩn, kí sinh trùng, độc tố thức ăn, do thay đổi thức ăn, do vệ sinh. .. dược liệu để điều trị Hội chứng tiêu chảy cho gia súc, gia cầm 2.1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn Từ yêu cầu vừa điều trị tốt tiêu chảy gia súc, gia cầm vừa còn góp phần tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong xã hội ngày càng phát triển cao Sản xuất ra các sản phẩm thịt không tồn dư kháng sinh Vì vậy, việc sử dụng các cây dược liệu trong phòng và trị bệnh tiêu chảy cho gia súc, . Tìm hiểu một số cây thuốc bản địa và đánh giá tác dụng trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại xã Phợng Tiến, huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên KhóA. tài: Tìm hiểu một số cây thuốc bản địa và đánh giá tác dụng trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên 28 Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá phòng hội chứng tiêu chảy 30 ở lợn con bằng sirô chế từ cây xoan hôi 30 Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả điều trị 30 hội chứng

Ngày đăng: 23/07/2015, 20:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan