Theo dõi khả năng sản xuất và những bệnh thường gặp của lợn nái nuôi tại xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ.

72 406 0
Theo dõi khả năng sản xuất và những bệnh thường gặp của lợn nái nuôi tại xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN QUỐC DƯƠNG Tên đề tài: “THEO DÕI KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA LỢN NÁI NUÔI TẠI XÃ TIÊN KIÊN HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Lớp : K42 - CNTY Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2010-2014 Giáo viên hướng dẫn: 1. TS. Hồ Thị Bích Ngọc Khoa Chăn nuôi thú y– Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên THÁI NGUYÊN - 2014 LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập lý thuyết tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng toàn thể thầy cô giáo trong trường đã nhiệt tình dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn: TS.Hồ Thị Bích Ngọc. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các công nhân viên và chú Hiệu chủ trại lợn nái lai hai máu tại Khu 14 xã Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo của các trường đại học. Trong thời gian thực tập người sinh viên được tiếp cận với thực tế sản xuất, rèn luyện tay nghề củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn, nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học. Đồng thời thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian để người sinh viên tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trang bị cho bản thân những hiểu biết về xã hội khi ra trường trở thành người cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn có năng lực công tác. Vì vậy, thực tập tốt nghiệp rất cần thiết đối với mỗi sinh viên cuối khoá học trước khi ra trường. Xuất phát từ những đòi hỏi trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi Thú y, tôi đã về thực tập tại trại chăn nuôi Bùi Quang Hiệu Khu 14 xã Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ. Thời gian từ 9/12/2013 đến 31/05/2014. Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ nhiệt tình của chú Hiệu chủ trại và toàn bộ công nhân trong trại cùng với sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và thu được một số kết quả nghiên cứu nhất định. Tôi đã hoàn thành ba nhiệm vụ chính trong thời gian thực tập tốt nghiệp là: - Theo dõi khả năng sản xuất của đàn lợn nái F1(♀ Landrace x ♂ Yorkshire) nuôi tại trại Bùi Quang Hiệu, khu 14 xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ. - Theo dõi các bệnh thường gặp của lợn nái F1(♀ Landrace x ♂ Yorkshire) nuôi tại trại Bùi Quang Hiệu, khu 14 xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ. - Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1: Một số thông số về thời tiết khí hậu trong năm của xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 2 Bảng 1.2: Mức ăn cho lợn nái chửa (kg/con/ngày) 12 Bảng 1.3. Mức ăn cho lợn nái nuôi con/1 ngày đêm 12 Bảng 1.4: Lịch tiêm phòng của trại lợn 14 Bảng 1.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 18 Bảng 2.1: Kết quả điều tra số lượng và cơ cấu đàn lợn nái của trại 45 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái 47 F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) 47 Bảng 2.3: Chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái 49 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu về lợn con của lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) 51 Bảng 2.5: Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng 52 Bảng 2.6. Ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái 53 Bảng 2.7: Những bệnh thường gặp trên đàn lợn nái 54 MỤC LỤC Trang PHẦN 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. Điều tra tình hình cơ bản của xã Tiên Kiên 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã Tiên Kiên 3 1.1.3 Tình hình phát triển sản xuất 5 1.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng của trại 8 1.1.5. Đánh giá chung 9 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 10 1.2.1. Nội dung 10 1.2.2. Phương pháp tiến hành 17 1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất……………………………………………. . 19 1.3. Kết luận và đề nghị 19 1.3.1. Kết luận 19 1.3.2. Đề nghị 20 PHẦN 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 21 2.1. Đặt vấn đề 21 2.1.1. Mục đích của đề tài 22 2.1.2. Mục tiêu 22 2.2. Tổng quan tài liệu 22 2.2.1. Cơ sở khoa học 22 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 35 2.3. Đối tượng, nội dung, địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu 41 2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 41 2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 41 2.3.3. Nội dung nghiên cứu 41 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 42 2.4. Kết quả và phân tích kết quả 45 2.4.1. Số lượng và cơ cấu đàn lợn nái của trại lợn Bùi Quang Hiệu, khu 14 xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ . 45 2.4.2. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh dục của lợn nái F1(♀ Landrace x ♂ Yorkshire) 47 2.4.3. Khả năng sinh sản của lợn nái nuôi tại trại 49 2.4.4. Nghiên cứu các chỉ tiêu về lợn con 50 2.4.5. Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng 52 2.4.6. Năng suất sinh sản của đàn lợn nái theo các mùa, v ụ 53 2.4.7. Những bệnh thường gặp trên lợn nái ở trại 54 2.4.8. Đ ề xuất một số biện pháp để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái 57 2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 58 2.5.1. Kết luận 58 2.5.2. Tồn tại 60 2.5.3. Đề nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT cs : Cộng sự KLCS : Khối lượng cai sữa KLSS : Khối lượng sơ sinh SCĐR : Số con đẻ ra SCĐRCS : Số con đề ra còn sống TTTA : Tiêu tốn thức ăn 1 PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra tình hình cơ bản của xã Tiên Kiên 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Tiên Kiên là một xã thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. - Phía Tây Nam giáp với xã Xuân Lũng. - Phía Tây Bắc giáp với xã Hà Thạch của Thị xã Phú Thọ. - Phía Đông Bắc giáp với thị trấn Phong Châu của huyện Phù Ninh - Phía Nam giáp với thị trấn Hùng Sơn. 1.1.1.2. Đặc điểm khí hậu Xã Tiên Kiên nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, dao động nhiệt độ trong năm tương đối cao thể hiện qua 2 mùa rõ rệt đó là mùa hè và mùa đông. Về mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, mưa lớn vào tháng 4 đến tháng 8. Mùa đông do chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt độ nhiều khi xuống dưới 10 0 C. Mỗi khi có đợt gió mùa về thường kèm theo mưa nhỏ. Do độ ẩm bình quân trên năm tương đối cao (cao nhất vào tháng 3, tháng 4), quỹ đất rộng nên có nhiều thuận lợi cho cây trồng phát triển, đặc biệt là cây ăn quả và cây lâm nghiệp. + Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mưa lớn vào tháng 4 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình từ 21 0 C - 29 0 C, độ ẩm từ 83 - 87%, lượng mưa trung bình biến động từ 150,6 - 313,9 mm/tháng. Nhìn chung khí hậu vào mùa mưa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (cây lúa và cây hoa màu), nhưng ngành chăn nuôi thì gặp nhiều khó khăn vì đây là thời điểm xuất hiện nhiều dịch bệnh. Do vậy, người chăn nuôi cần phải chú ý đến công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. 2 + Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian nay khí hậu thường lạnh và khô. Độ ẩm bình quân thường thấp, lượng mưa giảm. Nhiệt độ trung bình dao động từ 13,7 0 C - 24,8 0 C. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ nhiều khi xuống dưới 10 0 C, mỗi đợt gió mùa về thường kèm theo mưa nhỏ và sương muối kéo dài gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sức chống đỡ của cây trồng, vật nuôi. Theo tài liệu của Trạm khí tượng thủy văn tỉnh thì tiểu khí hậu của xã Tiên Kiên có những diễn biến về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm được trình bày ở bảng 1.1. Bảng 1.1. Một số thông số về thời tiết khí hậu trong năm của xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Yếu tố khí hậu Tháng Nhiệt độ trung bình ( 0 C) Lượng mưa trung bình (mm) Ẩm độ trung bình (%) 1 18,1 98,6 81,0 2 17,7 84,3 84,0 3 19,7 88,7 86,2 4 24,8 83,3 86,0 5 26,9 234,3 84,0 6 27,9 282,2 85,0 7 28,8 312,9 87,0 8 28,0 301,8 87,0 9 29,9 132,6 83,0 10 24,9 188,0 86,0 11 21,4 93,3 85,0 12 17,7 106,7 78,0 3 Điều kiện khí hậu của xã có thể phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú và đa dạng. Tuy nhiên điều kiện đó cũng gây nhiều khó khăn trong chăn nuôi, về mùa đông khí hậu thường lạnh, hay thay đổi đột ngột gây bất lợi tới khả năng sinh trưởng, sức chống chịu bệnh tật của gia súc gia cầm. Về mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa lớn làm cho ẩm độ một số tháng trong năm cao, đó là điều kiện thuận lợi cho các sinh vật gây bệnh phát triển ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gia súc, gia cầm. Ngoài ra việc chế biến, bảo quản nông sản, thức ăn chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. 1.1.1.3. Điều kiện đất đai Xã Tiên Kiên có tổng diện tích là 10,62 km 2 trong đó diện tích đất trồng lúa, trồng hoa màu là 579 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 198 ha, đất chuyên dùng là 170 ha. Diện tích đất của xã khá lớn trong đó chủ yếu là đất đồi bãi, độ dốc lớn lại thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi nên độ màu mỡ kém dẫn đến năng suất cây trồng còn thấp, việc canh tác còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng nên diện tích đất nông nghiệp và đất hoang hóa không còn, gây khó khăn cho việc chăn nuôi. Chính vì thế trong những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Việc nuôi con gì, trồng cây gì phải được cân nhắc tính toán kỹ. 1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã Tiên Kiên 1.1.2.1. Tình hình xã hội Xã Tiên Kiên có tổng dân số là 6819 người với 1850 hộ trong đó có 80 % số hộ sản xuất nông nghiệp, số còn lại là sản xuất công nghiệp, dịch vụ Cơ cấu kinh tế hiện nay đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. [...]... nâng cao khả năng sinh sản của chúng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài : Theo dõi khả năng sản xuất và 22 những bệnh thường gặp của lợn nái nuôi tại xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ " 2.1.1 Mục đích của đề tài Để tìm ra và cung cấp cho sản xuất một tổ hợp nái lai có năng suất và chất lượng con giống cao, khả năng kháng bệnh tốt 2.1.2 Mục tiêu - Nắm được khả năng sản xuất của đàn lợn nái F1... chức sản xuất hợp lý hơn nữa nhằm tiết kiệm nhân công, gắn trách nhiệm của họ với trại để đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất 21 PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tên đề tài: Theo dõi khả năng sản xuất và những bệnh thường gặp của lợn nái nuôi tại xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ" 2.1 Đặt vấn đề Chăn nuôi lợn là một trong những ngành mũi nhọn của chăn nuôi nước ta, nó đóng vị trí quan trọng và đem... Landrace x ♂ Yorkshire) nuôi tại trại Bùi Quang Hiệu, khu 14 xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ - Theo dõi các bệnh thường gặp của lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) nuôi tại trại Bùi Quang Hiệu, khu 14 xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ - Có cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi và giúp đỡ địa phương có những định hướng và kế hoạch trong phát triển chăn nuôi lợn 2.2 Tổng quan tài... năng suất sinh sản của lợn nái đều thống nhất rằng hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa (số lợn con có khả năng chăn nuôi /nái/ năm) Chỉ tiêu này lại phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, tổng số lợn con đẻ ra, số lứa đẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống Giữa các chỉ tiêu trên có mối quan hệ với nhau 2.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn. .. trại, số lượng lớn, tổng số lợn hiện có của trang trại khoảng 500 con, trong đó: • Lợn đực: 3 con • Lợn nái hậu bị: 30 con • Lợn nái sản xuất: 70 con • Lợn con: 150 con • Lợn thịt: 250 con Nhân lực của trại gồm có 4 người, một kỹ thuật là chủ trại và 3 công nhân 1.1.4.2 Chức năng của trại Chức năng của trang trại là cung cấp lợn giống, lợn thịt và tinh dịch lợn cho toàn xã và khu vực lân cận Chuyển giao... tạo để nâng cao năng suất, chất lượng con giống đã và đang tích cực được đẩy mạnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi Để tăng nhanh đàn lợn đáp ứng nhu cầu giống cho sản xuất phải quan tâm đặc biệt đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái Nhằm đánh giá đúng thực chất về khả năng sinh sản của đàn lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) đồng thời đề xuất những biện pháp... kỹ thuật chăn nuôi lợn cái nuôi con, kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ cũng như khả năng tiết sữa của lợn mẹ và sức đề kháng và khả năng phòng chống bệnh của lợn con (Vũ Đình Tôn, Võ Trọng Thành, (2006) [20] Mặt khác số con cai sữa/lứa phụ thuộc vào số con để nuôi Người ta có thể tiêu chuẩn hoá số con để nuôi/ lứa là từ 8 - 10 con Nếu số con nhiều hoặc ít khi đẻ Đơn giản nhất là chuyển lợn từ ổ đông... con, cần ghi rõ số hiệu của mẹ nuôi Khi lợn đạt 21 ngày tuổi cần ghi chép số con nuôi sống/ổ, khối lượng toàn ổ kể cả những con nuôi ghép Việc “chuẩn hoá” số con cho mỗi nái có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá lợn nái sinh sản Số lượng lợn con/ổ có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chính các con đó sau này Những lợn nái từng được nuôi trong ổ đông con sau này sẽ đẻ ra những con cái nhẹ cân hơn,... sinh sản của lợn nái Theo Nguyễn Khắc Tích (2002) [18], khả năng sản xuất của lợn nái chủ yếu được đánh giá dựa vào chỉ tiêu số lợn con cai sữa /nái/ năm Từ đó cho thấy số lợn con cai sữa /nái/ năm phụ thuộc vào 2 yếu tố là số con đẻ ra và số lứa đẻ /nái/ năm Ngoài các chỉ tiêu quan trọng trên thì chỉ tiêu về số con đẻ ra còn sống cũng là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi lợn nái Chỉ tiêu... thiết bị chăn nuôi, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi cho địa bàn xã và khu vực lân cận 9 1.1.5 Đánh giá chung Qua điều tra tình hình cơ bản của xã cho phép tôi đánh giá sơ bộ những thuận lợi và khó khăn của xã 1.1.5.1 Thuận lợi Địa bàn xã nằm giáp ranh với nhiều huyện và thị xã lân cận nên thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán cũng như phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật Tiên Kiên là một xã nông nghiệp . - Theo dõi khả năng sản xuất của đàn lợn nái F1(♀ Landrace x ♂ Yorkshire) nuôi tại trại Bùi Quang Hiệu, khu 14 xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ. - Theo dõi các bệnh thường gặp của lợn. NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN QUỐC DƯƠNG Tên đề tài: THEO DÕI KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA LỢN NÁI NUÔI TẠI XÃ TIÊN KIÊN HUYỆN LÂM THAO TỈNH. 2.4.6. Năng suất sinh sản của đàn lợn nái theo các mùa, v ụ 53 2.4.7. Những bệnh thường gặp trên lợn nái ở trại 54 2.4.8. Đ ề xuất một số biện pháp để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan