Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây (Aristolochia kwangsiensis Chun & How ex Liang) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân

60 569 1
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây (Aristolochia kwangsiensis Chun & How ex Liang) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THẾ DƯƠNG Tên đề tài : “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI CÂY MÃ ĐẬU LINH QUẢNG TÂY (Aristolochia kwangsiensis Chun & How ex Liang) LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2010 -2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THẾ DƯƠNG Tên đề tài : “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI CÂY MÃ ĐẬU LINH QUẢNG TÂY (Aristolochia kwangsiensis Chun & How ex Liang) LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2010 -2014 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tuyên Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.S La Quang Độ và Th.S Nguyễn Thị Tuyên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây (Aristolochia kwangsiensis Chun & How ex Liang) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc Tỉnh Bắc Kạn ” Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Tuyên và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo khu bảo tồn Nam Xuân Lạc và người dân hai xã: Bản Thi và Xuân Lạc tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo Th.S La Quang Độ người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Bên cạnh đó tôi xin cảm ơn đến các ban ngành lãnh đạo, các cán bộ kiểm lâm viên khu bảo tồn Nam Xuân Lạc và bà con trong khu bảo tồn đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014 Sinh viên NGUYỄN THẾ DƯƠNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Giải thích CS : Cộng sự D 1,3 : Đường kính 1,3m ĐDSH : Đa dạng sinh học H vn : Chiều cao vút ngọn KBT : Khu bảo tồn KBTL&SCNXL : Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc IUCN : Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế LSNG : Lâm sản ngoài gỗ ÔDB : Ô dạng bản ÔTC : Ô tiêu chuẩn STT : Số thứ tự VQG : Vườn quốc gia MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích 3 1.3. Mục tiêu 3 1.4. Ý nghĩa của khóa luận 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 5 2.2.1. Trên thế giới 5 2.2.2. Ở Việt Nam 9 2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế của khu vực nghiên cứu 16 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 16 2.3.1.1. Vị trí địa lý 16 2.3.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn 16 2.3.1.3. Đặc điểm địa hình 17 2.3.1.4. Đặc điểm hệ động thực vật 17 2.3.2. Tình hình dân cư kinh tế Khu bảo tồn nằm trên địa bàn của xã Xuân Lạc và xã Bản Thi với tổng số 986 hộ, 4750 khẩu, phần lớn là đồng bào Dao và Tày 18 2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 19 2.3.3.1. Tình hình phát triển ngành trồng trọt 19 2.3.3.2. Tình hình phát triển lâm nghiệp 19 2.3.4.Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương 19 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21 3.2. Nội dung nghiên cứu 21 3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn ở địa phương 21 3.3.2. Ngoại nghiệp 22 3.3.2.1. Phỏng vấn người dân 22 3.3.2.2. Phương pháp lập điều tra theo tuyến 22 3.3.1.3. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn (ÔTC) 22 3.3.3. Nội nghiệp 26 3.3.3.1. Xử lý số liệu điều tra bằng cách sử lý mẫu đã được chụp ảnh và ghi chép lại qua quá trình ngoại nghiệp (lấy kết quả trung bình của 5-10 mẫu đã thu thập) 26 3.3.3.2. Đánh giá tác động của con người đến hệ thực vật 26 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 28 4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây 28 4.1.1. Sự hiểu biết của người dân về loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây. 28 4.1.2 Đặc điểm sự dụng loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây. 29 4.2 Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây. 29 4.2.1 . Đặc điểm về phân loại của loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây. 29 4.2.2 Đặc điểm thân cây 29 4.2.3 Đặc điểm cấu tạo hình thái lá. 30 4.2.3 Cấu tạo và đặc điểm của hoa 30 4.2.4 Đặc điểm của củ và rễ. 31 4.3 Một số đặc điểm sinh thái của loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây . 32 4.3.1.Các loài cây đi kèm 32 4.3.2. Đặc điểm về tái sinh của loài 33 4.3.3. Đặc điểm cây bụi, dây leo và thảm tươi nơi có loài phân bố 34 4.3.6. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố 35 4.4 Đặc điểm phân bố của loài Mã Đậu Linh Quảng Tây. 35 4.4.1 Đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng 35 4.4.2.Đặc điểm phân bố theo độ cao 36 4.5 Sự tác động của con người đến khu vực nghiên cứu. 36 4.6 Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây . 39 4.6.1. Đề xuất biện pháp bảo tồn 39 4.6.2. Đề xuất biện pháp phát triển loài 40 Phần 5 KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 I. Các tài liệu trong nước : 43 II. Tiếng Anh 44 III. Các cổng thông tin điện tử 44 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình dân số xã Xuân Lạc và xã Bản Thi 18 Bảng 4.1 . Thống kê Sự hiểu biết của người dân về loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây 28 Bảng 4.2: Công thức tổ thành cây tầng cao lâm phần có cây Mã Đâu Linh Quảng Tây phân bố 32 Bảng 4.3: Tổng hợp tái sinh khu vực có loài Mã Đậu Linh Quảng Tây phân bố tự nhiên 33 Bảng 4.4: Độ che phủ của thảm tươi và dây leo trong OTC nơi có cây Mã Đậu Linh Quảng Tây phân bố 34 Bảng 4.5: Độ che phủ của cây bui trong OTC nơi có cây Mã Đậu Linh Quảng Tây phân bố 34 Bảng 4.6: Kết quả tổng hợp điều tra đất nơi phân bố loài Mã Đậu Linh phân bố 35 Bảng 4.7: Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi trên các tuyến điều tra.tuyến điều tra 36 DANH MỤC CÁC HÌNH 4.1 Hình ảnh thân cây già 30 4.2 Hình ảnh thân cây non 30 4.3 Hình ảnh 2 mặt lá 31 4.4 Ảnh hoa cây Mã Đậu Linh 31 4.5 Hình ảnh chiều dài và chiều rộng của củ 32 4.6 Hình ảnh tiết diện ngang của củ 32 4.7 Hình ảnh tiết diện ngang của rễ già 32 4.8 Cây Re hương bị chặt 38 4.9 Hình ảnh cây bị khai thác bừa bãi 38 4.10 Hình ảnh Xa nhân bị thu hái 39 4.11 Hình ảnh Trăn bị thịt 39 4.12 Hình ảnh chăn thả Dê 39 4.13 Hình ảnh đốt rừng, phát nương làm rẫy 40 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của trái đất nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng. Ngoài chức năng cung cấp những lâm sản phục vụ nhu cầu của con người, rừng còn có chức năng bảo vệ môi trường và rừng là nơi lưu giữ các nguồn gen động thực vật, phục vụ cho cho các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Rừng có được những chức năng đó là nhờ có đa dạng sinh học (ĐDSH). ĐDSH là một trong những nguồn tài nguyên quí giá nhất, vì nó là cơ sở của sự sống còn, thịnh vượng và tiến hoá bền vững của các loài sinh vật trên hành tinh chúng ta. Nhưng hiện nay dân số thế giới tăng, nhu cầu về lâm sản tăng dẫn đến khai thác rừng quá mức và không khoa học làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng kéo theo suy giảm ĐDSH. Chính vì vậy loài người đã, đang và sẽ phải đứng trước một thử thách, đó là sự suy giảm về ĐDSH dẫn đến làm mất trạng thái cân bằng của môi trường kéo theo là những thảm họa như lũ lụt, hạn hán, lở đất, gió bão, cháy rừng, ô nhiễm môi trường sống, các căn bệnh hiểm nghèo…xuất hiện ngày càng nhiều. Tất cả các thảm họa đó là hậu quả, một cách trực tiếp hay gián tiếp của việc suy giảm ĐDSH. Việt Nam được coi là một trong những trung tâm ĐDSH của vùng Đông Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu về khoa học cơ bản trên lãnh thổ Việt Nam, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đều nhận định rằng Việt Nam là một trong 10 quốc gia ở Châu Á có tính đa ĐDSH cao do có sự kết hợp của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, tài nguyên rừng Việt Nam đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng do nhiều các nguyên nhân khác nhau như nhu cầu lâm sản ngày càng tăng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác quá mức, không đúng kế hoạch, chiến tranh,… Theo số liệu mà Maurand P. công bố trong công trình “Lâm nghiệp Đông Dương” thì đến năm 1943 Việt Nam còn khoảng 14,3 triệu ha rừng tự nhiên với độ che phủ là 43,7% diện tích lãnh thổ. Quá trình mất rừng xảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm 1990, đặc biệt từ năm 1976 -1990 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, chỉ trong 14 năm diện tích rừng giảm đi 2,7 triệu ha, bình quân mỗi năm mất gần 190 ngàn ha (1,7%/năm) và diện tích rừng giảm xuống mức thấp nhất là 9,2 [...]... loài cây Mã đậu linh Quảng Tây (Aristolochia kwangsiensis Chun & How ex Liang) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc Tỉnh Bắc Kạn ” 3 1.2 Mục đích Dựa trên cơ sở điều tra nghiên cứu đặc điểm sinh thái và sự bố của loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ loài cây này và bảo tồn nguồn gen loài. .. của loài (Rễ, thân, lá, hoa, ) của loài cây Mã Đậu Linh Quảng Tây - Một số đặc điểm sinh thái của loài Mã đậu linh Quảng Tây (Tầng cây cao, cây tái sinh, cây bụi thảm tươi, đất ) - Đặc điểm phân bố của loài Mã đậu linh Quảng Tây (Theo độ cao, trạng thái rừng ) - Tác động của con người tới khu bảo tồn và loài cây nghiên cứu - Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn các loài Mã Đậu Linh Quảng Tây. .. phạm vi nghiên cứu Một số đặc điểm sinh học và tình trạng của loài cây loài Mã đậu linh Quảng Tây (Aristolochia kwangsiensis Chun & How ex Liang) phân bố tự nhiên tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc- Chợ Đồn- Bắc Kạn 3.1.2 Địa điểm và thời gian - Địa điểm: Khóa luận được thực hiện tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc trong diện tích rừng tự nhiên thuộc các xã Bản Thi và Xuân Lạc -... vật quý hiếm còn tồn tại trong KBT 1.3 Mục tiêu - Tìm hiểu được đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân địa phương về loài Mã Đậu Linh Quảng Tây trong khu vực nghiên cứu - Xác định được một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của loài Mã Đậu Linh Quảng Tây - Đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc Mã đậu linh Quảng Tây, một trong những loài cây thuốc quý hiếm... tác bảo tồn một loài động thực vật nào đó thì việc đi tìm hiểu kỹ tình hình phân bố, hiện trạng nơi phân bố là điều cấp thiết nhất Ở KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc tỉnh Bắc Kạn, tôi đi tìm hiểu một số đặc điểm sinh học loài Mã đậu linh Quảng Tây, thống kê số lượng, tình hình sinh trưởng và đặc điểm sinh thái học của loài tại địa bàn nghiên cứu Đây là cơ sở thứ hai để tôi thực hiện nghiên cứu của mình... điều tra các loài cây theo tuyến (Phụ lục 2) - Loài cây sinh sống cùng loài Mã đậu linh Quảng Tây đang điều tra trong tuyến điều tra Khi gặp loài cây trong đối tượng nghiên cứu, tiến hành đo đếm chi tiết các đặc điểm hình thái, để làm cơ sở cho việc nhận biết và phân loại loài cây cần nghiên cứu với các loài cây khác Các số liệu thu được ghi theo các mẫu bảng sau: Mẫu bảng 3.2: Bảng thu thập số liệu... học tập và nghiên cứu khoa học Việc nghiên cứu giúp tôi củng cố lại và bổ sung thêm kiến thức đã học Qua đó giúp tôi làm quen với việc nghiên cứu khoa học, viết và trình bày báo cáo khoa học 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn Thấy được sự đa dạng của các loài thực vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu, và sự suy giảm của các loài thực vật trong những năm qua Đưa ra một số biện pháp nhằm bảo tồn loài cây thuốc Mã. .. Mã Đậu Linh cùng các loài thực vật quý hiếm khác tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc - Đây là tài liệu tham khảo cho những người có nhu cầu tìm hiểu về các vấn đề đã được nêu trong khóa luận 4 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học của nghiên cứu về cây Mã đậu linh Quảng Tây Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam. .. nhiều loài động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, một trong những loài thực vật cần được bảo tồn là loài cây thuốc quý hiếm Mã đậu linh Quảng Tây tại KBT, đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp tôi tiến đến nghiên cứu và thực hiện khóa luận Đối với bất kỳ công tác bảo tồn. .. vì vậy vấn đề nghiên cứu đặc tính sinh học nhằm bảo tồn các loài quý hiếm là một vấn đề rất được chú ý nó chỉ là giúp một phần nhỏ vào công tác bảo tồn ,nhưng qua hoạt động này sẽ giúp ta duy trì và bảo tồn được thêm một loài thực vật đang bị khai thác nhiều chỉ còn lại số lượng ít, hy vọng sau kết quả nghiên cứu này, nhiều loài cây khác cũng sẽ được nghiên cứu và bảo tồn[ 17] Việt Nam nhận thức được . đề tài: “ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Mã đậu linh Quảng Tây (Aristolochia kwangsiensis Chun & How ex Liang) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại. LOÀI CÂY MÃ ĐẬU LINH QUẢNG TÂY (Aristolochia kwangsiensis Chun & How ex Liang) LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC TỈNH. kwangsiensis Chun & How ex Liang) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc Tỉnh Bắc Kạn ” Trong thời gian nghiên cứu đề

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan