Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống.

62 395 0
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN NAM HẢI Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH DO ẤU TRÙNG CYSTICERCUS TENUICOLLIS GÂY RA Ở DÊ NUÔI TẠI HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y Khoa : Chăn nuôi - Thú y Khóa học : 2010 - 2014 THÁI NGUYÊN – 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN NAM HẢI Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH DO ẤU TRÙNG CYSTICERCUS TENUICOLLIS GÂY RA Ở DÊ NUÔI TẠI HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y Khoa : Chăn nuôi - Thú y Lớp : 42 - CNTY - N01 Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Quang Giảng viên khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên THÁI NGUYÊN – 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận của mình, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Chăn nuôi thú y và các cán bộ kỹ sư trạm thú y huyện Phổ Yên. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn Quang và NCS. Nguyễn Thu Trang đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn em thực hiện thành công khóa luận này. Em xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép em thực hiện khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các cán bộ kỹ sư trạm thú y huyện Phổ Yên về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Em xin trân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Trần Nam Hải LỜI NÓI ĐẦU Với phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”, trong mục tiêu đào tạo của nhà trường, ngoài việc cung cấp kiến thức còn phải tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng và thái độ nghề nghiệp. Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình đào tạo của tất cả các trường Đại học nói chung và Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Thực tập là thời gian giúp cho sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức, rèn luyện tay nghề, học hỏi phương pháp quản lý và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học để khi ra trường trở thành người cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, quản lý giỏi, nắm được các phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Xuất phát từ mục tiêu đó, theo sự phân công của Nhà trường, của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Quang và sự tiếp nhận của cơ sở, em đã về thực tập tại Trạm Thú y huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên từ ngày 9/12/2013 đến ngày 31/5/2014 để thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống”. Do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất, thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế nên bản khóa luận này của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của em được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê tại 3 xã thuộc huyện Phổ Yên 33 Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê theo tuổi 35 Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis 36 Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis 37 Bảng 4.5. Thành phần và sự phân bố các loài sán dây ký sinh ở chó nuôi tại 3 xã thuộc huyện Phổ Yên 39 Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại 3 xã thuộc huyện Phổ Yên 40 Bảng 4.7. Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê 42 Bảng 4.8. Hiệu lực của thuốc tẩy sán dây trên chó 44 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê tại 3 xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 34 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê theo tuổi 36 Hình 4.3 Biểu đồ tỷ nhiễm ấu trùng Cysticercus te nuicollis ở dê theo tính biệt 37 Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê theo tháng 38 Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại 3 xã thuộc huyện Phổ Yên 41 Hình 4.6. Đồ thị tương quan tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê 43 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT % : Tỷ lệ phần trăm ≤ : Nhỏ hơn hoặc bằng < : Nhỏ hơn > : Lớn hơn cs : Cộng sự KCTG : Ký chủ trung gian NCS : Nghiên cứu sinh Nxb : Nhà xuất bản TT : Thể trọng STT : Số thứ tự MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Mục đích nghiên cứu 2 1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2 1.4.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 1.5. Những đóng góp mới của đề tài 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Đặc điểm của ấu trùng Cysticercus tenuicollis. 4 2.1.2. Đặc điểm sinh học của sán dây ký sinh ở chó 4 2.1.3. Đặc điểm dịch tễ học bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis và bệnh do sán dây chó gây ra 16 2.1.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra 19 2.1.5. Chẩn đoán bệnh do ấu trùng Cysticercus teniucollis và bệnh do sán dây chó gây ra 21 2.1.6. Phòng và trị bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra 22 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 23 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 23 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 25 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 27 3.2. Nội dung nghiên cứu 28 3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại một số xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 28 3.2.2.Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra cho dê 28 3.3. Bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu 28 3.3.1. Bố trí điều tra và phương pháp xác định tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê 28 3.3.2. Bố trí điều tra và phương pháp xác định tình hình nhiễm sán dây ở chó 29 3.4. Phương pháp xử lý số liệu 32 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33 4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 33 4.1.1. Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 33 4.1.2. Nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 39 4.2.Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra cho dê 43 Phần 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 46 5.1.Kết luận 46 5.2. Tồn tại 46 5.3. Đề nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bệnh sán dây là một bệnh rất phổ biến ở đàn chó nước ta. Ấu trùng một số loài sán dây ký sinh và gây bệnh ở người và một số loài gia súc khác - ký chủ trung gian của sán dây, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi cũng như sức khoẻ con người. Một trong những loài ấu trùng đó là Cysticercus tenuicollis. Đây là ấu trùng của sán dây Taenia hydatigena, gây bệnh ở lợn, dê, cừu, trâu, bò, thỏ, ngựa đôi khi cả ở người. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2011) [7] cho biết ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh trên bề mặt các khí quan trong xoang bụng của vật chủ và gây bệnh. Ấu trùng là những bọc nước có kích thước to, nhỏ không đều nhau bám ở bề mặt màng treo ruột, lách, gan, thận, phổi Vì thế, trong quá trình giết mổ, có thể khó phát hiện, dễ nhầm lẫn ấu trùng với các bọc nước bình thường làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người và gia súc. Theo Phạm Sỹ Lăng (2002) [9], bệnh phân bố ở khắp các vùng, đặc biệt là những nơi nuôi nhiều chó và giết mổ gia súc bừa bãi, không kiểm soát vệ sinh chặt chẽ. Tỷ lệ nhiễm bệnh tăng dần theo tuổi do thời gian và cơ hội tiếp xúc với ấu trùng tăng dần. Khi bị nhiễm ấu trùng, vật chủ có thể có một số triệu chứng như gầy yếu dần, đau bụng, bụng căng to, ấn vào vùng bụng có cảm giác bị đau, nếu nhiễm nặng có thể hoàng đản da và niêm mạc. Vật chủ có thể chết do thiếu máu, nội quan bị huỷ hoại hoặc do các bệnh kế phát. Hiện nay, bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis hay còn gọi là bệnh ấu sán cổ nhỏ chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng. Ngoài ra, việc chẩn đoán bệnh đối với vật chủ sống rất khó khăn do đặc điểm dịch tễ và triệu chứng bệnh không điển hình, giống một số bệnh ký sinh trùng khác. Đặc biệt, không thể xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng bằng cách xét nghiệm phân do ấu trùng ký sinh tại bề mặt các khí quan trong cơ thể. Đối với vật chủ sống, có thể chọc dò dịch xoang ngực và bụng để xác định nhưng rất khó thực hiện, có thể nguy hiểm cho vật chủ. [...]... cao Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi mong muốn tiến hành đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống" 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định tình hình nhiễm ấu trùng Cysicercus tenuicollis ở dê nuôi tại huyện Phổ Yên, mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở. .. thiệt hại do bệnh gây ra đối với dê 3 1.5 Những đóng góp mới của đề tài - Là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra cho dê ở tỉnh Thái Nguyên - Xây dựng quy trình phòng, trị bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra cho dê có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các nông hộ chăn nuôi dê 4 Phần... tin khoa học về đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên về quy trình phòng chống bệnh hiệu quả, có một số đóng góp mới cho khoa học 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng quy trình phòng, trị bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra, nhằm hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm,... đốt thành thục mới 2.1.3 Đặc điểm dịch tễ học bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis và bệnh do sán dây chó gây ra 2.1.3.1 Đặc điểm dịch tễ học bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis Bệnh Cysticercus tenuicollis xảy ra trên toàn thế giới, chủ yếu ở khu vực nông thôn Tỷ lệ nhiễm ở các khu vực thay đổi rất nhiều Dịch bất ngờ có thể xảy ra do điều kiện khí hậu có lợi cho sự tồn tại của trứng trong đồng... LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Chó, dê nuôi tại một số địa phương của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - Bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra * Vật liệu nghiên cứu: - Chó ở các lứa tuổi (mổ khám tìm sán dây) - Dê ở các lứa tuổi (mổ khám tìm ấu trùng Cysticerscus tenuicollis) - Thuốc tẩy sán dây ở chó: - Niclosamid... tenuicollis ở dê và tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó 1.3 Mục đích nghiên cứu Xác định được biện pháp phòng chống bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê hiệu quả và phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên từ đó xây dựng được quy trình phòng chống bệnh đạt hiệu quả cao 1.4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1.4.1 Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài... và các động vật khác phụ thuộc vào số chó nhiễm sán dây trưởng thành Bệnh thường có ở lợn nuôi gần với chó Còn trâu, bò thả trên bãi chăn ít bị hơn 2.1.3.2 Đặc điểm dịch tễ học bệnh sán dây chó Đặc điểm dịch tễ bệnh do sán dây gây ra đã được nhiều tác giả đề cập đến Tuy nhiên, các nghiên cứu còn ít và chưa hệ thống nên chưa phản ánh đầy đủ những vấn đề liên quan đến sự phát sinh và phát triển của bệnh. .. tìm thấy từ ấu trùng Cysticercus tenuicollis có trọng lượng phân tử là: 36.2KDa, 23.9KDa và 9.6KDa Các kháng nguyên này có thể được dùng để chẩn đoán huyết thanh học bệnh do Cysticercus tenuicollis gây ra trên động vật (Goswamia A., Das M., Laha R., 2013) [25] 2.1.6 Phòng và trị bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra 2.1.6.1 Điều trị bệnh Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu P Junquera, 2013) [29],... rất nhiều vào vật chủ Ngoài quy luật phân bố của vật chủ, quy luật sinh thái học của cả vật chủ và sán dây là yếu tố quan trọng nhất chi phối sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm sán dây ở vật chủ (Nguyễn Thị Kỳ, 2003 [4]) 2.1.4 Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra 2.1.4.1 Đặc điểm gây bệnh của ấu trùng Cysticercus tenuicollis Các vật chủ trung gian bị nhiễm bệnh khi ăn... phổi xuất hiện phù nề Phế nang cho thấy sự hiện diện của dịch rỉ huyết thanh Các ấu trùng của Taenia hydatigena gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi do tác hại bệnh lý và tỷ lệ tử vong cao (Abidi và cs, 1989) [20] Di cư của Cysticercus tenuicollis trong gan có thể gây ra xuất huyết và viêm phúc mạc (Blazek và cs, 1985 [21]) Theo P Junquera (2013) [29], cho đến nay chẩn đoán bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis . Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại một số xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 28 3.2.2 .Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh do ấu trùng Cysticercus. thực hiện đề tài: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống . Do lần đầu. tiên nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra cho dê ở tỉnh Thái Nguyên. - Xây dựng quy trình phòng, trị bệnh do ấu trùng

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan