Nghiên cứu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Thanh Hải - Huyện Thanh Liêm -Tỉnh Hà Nam.

75 477 1
Nghiên cứu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Thanh Hải - Huyện Thanh Liêm -Tỉnh Hà Nam.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 I HC THI NGUYấN TRNG I HC NễNG LM INH TH TRANG Tờn ti: Nghiên cứu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Thanh Hải - Huyện Thanh Liêm -Tỉnh Hà Nam khóa luận tốt nghiệp đại học H o to : Chớnh quy Chuyờn ngnh : Kinh t nụng nghip Khoa : KT - PTNT Khoỏ hc : 2010-2014 Thỏi Nguyờn, 2014 2 I HC THI NGUYấN TRNG I HC NễNG LM INH TH TRANG Tờn ti: Nghiên cứu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Thanh Hải - Huyện Thanh Liêm -Tỉnh Hà Nam khóa luận tốt nghiệp đại học H o to : Chớnh quy Chuyờn ngnh : Kinh t nụng nghip Lp : K42 - KTNN N02 Khoa : KT - PTNT Khoỏ hc : 2010-2014 Ging viờn hng dn : ThS. Cự Ngc Bc Thỏi Nguyờn, 2014 3 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với những kiến thức khoa học. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & PTNT, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: " Nghiên cứu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Thanh Hải - Huyện Thanh Liêm -Tỉnh Hà Nam". Trong suốt quá trình thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các bạn lớp 42KTNN, các cô chú anh chị nơi em thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & PTNT, UBND xã Thanh Hải - Huyện Thanh Liêm -Tỉnh Hà Nam và đặc biệt thầy giáo: Ths. Cù Ngọc Bắc - Giảng viên Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù rất cố gắng song bản khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bản khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Đinh Thị Trang 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm cơ bản của 3 thôn Đoan Vĩ, Thanh Khê, Trung Hiếu 19 Bảng 2.2: Số lượng mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu của từng thôn năm 2013 20 Bảng 3.1. Tình hình đất đai của xã Thanh Hải qua 3 năm 2011 - 2013 24 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Thanh Hải qua 3 năm 2011 - 2013 26 Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất của xã Thanh Hải năm 2013 28 Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Thanh Hải qua 3 năm 2011 - 2013 29 Bảng 3.5.Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của xã năm 2013. 30 Bảng 3.6. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt. 31 Bảng 3.7.Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi 31 Bảng 3.8: Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra 32 Bảng 3.9: Tình hình đất đai bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2013 33 Bảng 3.10: Tình hình lao động bình quân/hộ điều tra năm 2013 33 Bảng 3.11: Bảng tình hình vốn bình quân của hộ điều tra năm 2014 34 Bảng 3.12: Chi phí cho hộ trồng trọt /năm năm 2013 35 Bảng 3.13: Chi phí cho hộ chăn nuôi/năm năm 2013 36 Bảng 3.14: Chi phí cho trồng trọt của hộ kết hợp/năm năm 2013 37 Bảng 3.15: Chi phí chăn nuôi của hộ kết hợp/năm năm 2013…………………… 39 Bảng 3.16: Gía trị sản xuất hộ trồng trọt 40 Bảng 3.17: Gía trị sản xuất hộ chăn nuôi /năm năm 2013 41 Bảng 3.18: Giá trị sản xuất của hộ kết hợp/năm 42 Bảng 3.19: Tổng thu nhập và cơ cấu thu nhập của nhóm hộ điều tra 44 Bảng 3.20: Chi phí cho sinh hoạt hàng ngày trong 1 năm của nhóm hộ năm 2013 45 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 3. Yêu cầu của đề tài 2 4. Ý nghĩa của đề tài 2 5. Bố cục khóa luận 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 1.1. Lý luận về hộ, kinh tế hộ 4 1.1.1. Một số khái niệm về hộ 4 1.1.2. Khái niệm về phát triển, phát triển nông thôn và phát triển bền vững 4 1.1.3 Kinh tế hộ nông dân 7 1.1.4. Phân loại nông hộ 9 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân . 9 1.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở một số nước trên thế giới 12 1.2.1. Tình hình chung về kinh tế hộ trong khu vực và trên thế giới 12 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở một số nước trong khu vực 13 1.2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở một số địa phương trong nước 15 1.3. Quá trình phát triển kinh tế hộ ở nước ta 16 1.3.1. Quá trình phát triển kinh tế hộ ở Việt Nam 16 1.3.2. Xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta 17 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 18 2.1. Đối tượng nghiên cứu 18 2.2. Phạm vi nghiên cứu 18 2.2.1. Không gian 18 2.2.2. Thời gian 18 2.3. Nội dung nghiên cứu 18 2.4. Phương pháp nghiên cứu 18 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 18 2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu 18 2.4.3. Phương pháp phân tích 21 2.5. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu đề tài 21 2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ 21 2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của nông hộ 21 2.6. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình kinh tế 22 6 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 23 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 25 3.2. Đánh giá tình hình kinh tế hộ theo nhóm hộ điều tra 32 3.2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của nông hộ 32 3.2.2. Điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ 32 3.2.3. Mức độ đầu tư chi phí cho sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra 34 3.2.4. Kết quả sản xuất các hộ 39 3.2.5. Thu nhập ngoài nông nghiệp 43 3.2.6. Tổng hợp và đánh giá thu nhập của nhóm hộ điều tra 44 3.2.7. Tình hình chi tiêu và tích luỹ của nhóm hộ điều tra 45 3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ xã Thanh Hải 45 3.3.1. Trình độ văn hóa 45 3.3.2. Vốn đầu tư cho sản xuất 45 3.3.3. Về khoa học kỹ thuật 46 3.3.4. Về thông tin thị trường 46 3.3.5. Về khoa học công nghệ 47 3.3.6. Vấn đề cơ sở hạ tầng 48 3.4. Đánh giá chung về kinh tế hộ ở xã Thanh Hải 48 3.4.1. Khó khăn và thuận lợi trong phát triển kinh tế ở xã Thanh Hải 48 3.4.2. Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế nông hộ ở xã Thanh hải 49 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ THANH HẢI 51 4.1. Định hướng phát triển kinh tế hộ ở xã Thanh Hải 51 4.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ xã Thanh Hải 51 KẾT LUẬN 56 1. Kết luận 56 2. Kiến nghị 57 2.1. Đối với nhà nước 57 2.2. Đối với địa phương 57 2.3. Đối với hộ nông dân 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một trong hai nghành sản xuất giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó càng trở nên quan trọng hơn với một quốc gia có gần 80% dân số sinh sống tại nông thôn và hơn 70% lao động làm việc trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp như đất nước ta. Có thể khẳng định trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, kinh tế hộ gia đình có vai trò quan trọng không thể thiếu. Ngày trước kinh tế hộ chỉ mang tính tự cung tự cấp nhưng ngày nay nó đã thoát ra khỏi tình trạng tự cung tự cấp và trở thành một đơn vị xản xuất kinh doanh tự chủ. Nó là đơn vị kinh tế đặc thù và phù hợp với thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ở nuớc ta hiện nay. Nó góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho hàng triệu người dân Việt Nam, góp phần xây dựng cuộc sống mới ở vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người về vấn đề lương thực thực phẩm. Mặc dù trong những năm qua kinh tế hộ đã đạt được nhiều tành tựu to lớn, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết đó là: - Sản xuất trong kinh tế hộ hiện nay chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp vẫn bị kìm hãm bởi diện tích đất manh mún, quy mô nhỏ do kết quả của việc chia đất bình quân. - Mâu thuẫn giữa tăng dân số và thiếu việc làm, kết hợp với tính thời vụ trong nông nghiệp tạo ra hiện tượng dư thừa lao động, dẫn đến năng suất lao động bình quân thấp. - Tình trạng thiếu kiến thức, thiếu vốn đầu tư đang là tình trạng chung của các hộ gia đình nên khi có chính sách cho vay vốn hộ cũng không biết sử dụng sao cho có hiệu quả. Những khó khăn này tồn tại chủ yếu ở các tỉnh miền núi, các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa,… đã gây nhiều trở ngại cho tiến trình phát triển của đất nước. Thanh Hải là một xã thuộc Huyện Thanh Liêm - Tỉnh Hà Nam nền sản xuất của xã nói chung vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế hộ của xã nói riêng đang dần phát triển theo đà phát triển chung của cả nước nhưng nó cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn tồn tại cần được giải quyết. 2 Xuất phát từ thực trạng em xin tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Thanh Hải - Huyện Thanh Liêm - Tỉnh Hà Nam". 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài * Mục tiêu chung: Đánh giá những thực trạng và tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân tại địa bàn xã Thanh Hải từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ tại xã trong thời gian tới. * Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước về phát triển kinh tế hộ, từ đó giúp ta hiểu rõ và đầy đủ hơn về quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Nắm được thực trạng kinh tế hộ của địa phương nghiên cứu và tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ ở địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. 3. Yêu cầu của đề tài Đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế tại các nông hộ và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Thanh Hải-huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam. 4. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa học tập và nghiên cứu. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế để phục vụ trong công tác sau này. - Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học tập và nghiên cứu. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin cho bản thân trong quá trình nghiên cứu. * Ý nghĩa thực tiễn. Đánh giá được đời sống vật chất và tinh thần của người dân xã Thanh Hải. Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân cho người dân trong xã Thanh Hải nói riêng, góp phần ổn định xã hội nói chung. 3 5. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm các chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ tại xã Thanh Hải - huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Lý luận về hộ, kinh tế hộ 1.1.1. Một số khái niệm về hộ Hộ nông dân đã có và tồn tại từ rất lâu, nó gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người và trải qua nhiều hình thức khác nhau. Nó là một trong những đối tượng được các nhà khoa học, các tổ chức trên các lĩnh vực khác nhau quan tâm. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau, họ đưa ra những quan điểm khác nhau về hộ. - Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế người ta đã định nghĩa về hộ như sau: "Hộ là tất cả những người sống chung một mái nhà, nhóm người đó bao gồm cả những người cùng chung một huyết tộc và những người làm công". - Trên phương diện thống kê, Liên Hợp Quốc cho rằng: "Hộ là những người cùng sống chung một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ" - Theo Raul Hunnena giáo sư đại học Tổng hợp Lisbon thì: "Hộ là những người cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân và cộng đồng" - Theo giáo sư F.Kellis -1988: " Hộ nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ không cao”. 1.1.2. Khái niệm về phát triển, phát triển nông thôn và phát triển bền vững * Khái niệm về phát triển Trong thuật ngữ khoa học “phát triển” được biểu thị như tiến trình đưa xã hội lên một trình độ cao hơn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Quá trình phát triển của xã hội bao gồm cả phát triển kinh tế văn hóa xã hội và chính trị. Như vậy có thể định nghĩa về phát triển “Phát triển là một quá trình thay đổi làm tăng cường mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” * Phát triển nông thôn Định nghĩa phát triển nông thôn: “Phát triển nông thôn là quá trình làm thay đổi có chủ ý về mặt xã hội, kinh tế văn hóa và môi trường. Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương” . [...]... tượng nghiên cứu là kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Hải huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam 2.2 Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu kinh tế hộ gia đình tại xã Thanh Hải - huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam 2.2.1 Không gian - Nghiên cứu tình hình kinh tế nông hộ tại xã Thanh Hải - huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam 2.2.2 Thời gian Đề tài nghiên tập trung nghiên cứu số liệu 3 năm 20011 - 2013, số liệu điều tra hộ. .. trong quá trình thực tập 2.3 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển kinh tế của các hộ tại xã Thanh Hải - Đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ điều tra - So sánh các nguồn lực và mức đầu tư giữa các hộ - Phân tích những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển của hộ nông dân - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân tại địa phương... kiện cho các hộ nông dân phát triển kinh tế Tóm lại: Từ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân, có thể khẳng định: hộ nông dân sản xuất tự cấp tự túc muốn phát triển kinh tế cần phải phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất với quy mô lớn và chính sách kinh tế là tiền đề, là môi trường để đầu tư, đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để kinh tế hộ nông dân hoạt... xã hội Vậy: Muốn phát triển bền vững là phát triển kinh tế - xã hội song song đồng thời phải toàn diện Tức là phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển của xã hội, hai lĩnh vực này luôn tác động qua lại với nhau luôn tồn tại song song mà chúng ta không thể coi nhẹ mặt nào hơn 1.1.3 Kinh tế hộ nông dân 1.1.3.1 Khái niệm Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã. .. nước trên thế giới kể cả các nước phát triển, đang phát triển đều coi trọng kinh tế hộ, vì đây là đơn vị kinh tế tự chủ, nó phù hợp với đặc thù trong sản xuất nông nghiệp 1.2.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở một số nước trong khu vực 1.2.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở Đài Loan - Đài Loan: Ý thức được xuất phát điểm của mình có vị trí quan trọng là nông nghiệp nhưng ở trình độ thấp,... 1.2 Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở một số nước trên thế giới 1.2.1 Tình hình chung về kinh tế hộ trong khu vực và trên thế giới Quá trình phát triển kinh tế hộ trên thế giới diễn ra mạnh mẽ từ những hộ phát triển sản xuất từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá, từ sản xuất tiểu nông sang sản xuất trang trại Mặc dù trong nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới tồn tại nhiều hình thức sản xuất. .. điểm sau: - Phát triển nông thôn không phải là công việc làm trong một thời gian ngắn Nó cần phải được theo đuổi trong một thời gian dài và có chú ý - Phát triển nông thôn là sự thay đổi có chủ ý nhằm làm cho mọi việc tốt hơn - Các cụm từ: Kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường chỉ ra phạm vi của chủ đề phát triển và cần nhìn nhận một cách toàn diện - Quá trình phát triển bền vững, sự phát triển của... với kinh tế tập thể thì kinh tế hộ được coi là các hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế độc lập Nếu gia đình được xem trong mối quan hệ xã hội thì hộ được xem là những đơn vị kinh tế trong nền kinh tế Tuy nhiên trên thực tế ở nông thôn nước ta hộ đều tồn tại phổ biến dưới dạng hộ gia đình Tức là hộ vừa có chung cơ sở huyết thống vừa có chung cơ sở kinh tế 1.1.3.2 Vai trò của kinh tế hộ. .. dùng Ngoài ra còn chú trọng vào công tác bảo quản và chế biến nông sản để nâng cao giá trị của sản phẩm - Phát triển kinh tế có tác động mạnh đến nhiều mặt của xã hội cả chiều thuận và chiều nghịch Do vậy để phát triển bền vững cần phát triển toàn diện kinh tế và phát triển toàn diện xã hội Phát triển xã hội là tập trung vào phát triển gáo dục - đào tạo, y tế văn hóa, thể dục thể thao, an ninh chính trị,... phát triển sản xuất + Về chuyển giao khoa học kỹ thuật: Việc kết hợp khoa học kỹ thuật với tiềm năng kinh tế đã huy động và tận dụng mọi năng lực sẵn có trong dân đặc biệt là nguồn vốn tự bỏ ra để không ngừng nâng cao mức sống của hộ và xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá 1.2.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở một số địa phương trong nước Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở tỉnh Hà Nam - . hành nghiên cứu đề tài: " ;Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Thanh Hải - Huyện Thanh Liêm - Tỉnh Hà Nam& quot;. 2. Mục tiêu nghiên cứu. kinh tế nông hộ ở xã Thanh hải 49 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ THANH HẢI 51 4.1. Định hướng phát triển kinh tế hộ ở xã Thanh Hải 51 4.2. Một số. INH TH TRANG Tờn ti: Nghiên cứu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Thanh Hải - Huyện Thanh Liêm -Tỉnh Hà Nam khóa luận tốt nghiệp đại

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan