Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh

129 659 3
Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - TS. Nguyễn Văn Tùng, người đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Văn học Việt Nam, trong khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội 2, và khoa Văn trường Đại học KHXH&NV đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập tại trường. Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 9 tháng 7 năm 2012 Tác giả luận văn Giang Thị Bến 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Đề tài “Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. 2. Luận văn không sao chép từ các tài liệu có sẵn nào. 3. Kết quả nghiên cứu không trùng với các tác giả khác. Hà Nội, ngày 9 tháng 7 năm 2012 Tác giả luận văn Giang Thị Bến 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 14 4. Phương pháp nghiên cứu 14 5. Đóng góp của luận văn 15 6. Cấu trúc của luận văn 15 NỘI DUNG 16 Chương 1: Khái quát về ngôi kể và ngôi kể trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 16 1.1. Ngôi kể trong lý luận văn học 16 1.1.1. Khái niệm 16 1.1.1.1. Từ ngữ, thuật ngữ 16 1.1.1.2. Khái niệm ngôi kể trong nghiên cứu lý luận văn học 17 1.1.2. Vai trò của ngôi kể 21 1.1.2.1. Ngôi kể với điểm nhìn 21 1.1.2.2. Ngôi kể với việc xây dựng thế giới nhân vật 23 1.1.2.3. Ngôi kể với sắp xếp, xã định cốt truyện, sự kiện 25 1.1.2.4. Ngôi kể với việc thể hiện không gian, thời gian nghệ thuật 27 1.1.2.5. Ngôi kể với việc sử dụng ngôn ngữ 28 1.1.2.6. Ngôi kể với việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn 28 4 1.1.2.7. Ngôi kể với sáng tác và tiếp nhận nói chung 29 1.2. Vài nét về ngôi kể trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 29 1.2.1. Sơ lược về ngôi kể trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1986 30 1.2.2. Ngôi kể trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 34 Chương 2: Sự độc đáo của ngôi kể trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh 41 2.1. Ngôi thứ nhất 41 2.1.1. Các nhà nghiên cứu bàn về ngôi thứ nhất 41 2.1.2. Sự độc đáo của ngôi thứ nhất trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh 44 2.1.2.1. Ngôi thứ nhất với việc đi sâu vào tâm hồn nhân vật xưng “tôi” trong Hồ Quý Ly 45 2.1.2.2. Ngôi thứ nhất và cái nhìn sâu sắc về các nhân vật khác trong Hồ Quý Ly 47 2.1.2.3. Ngôi thứ nhất với việc thể hiện hành trình một số phận gắn với nhà chùa trong Đội gạo lên chùa 50 2.2. Ngôi thứ ba 59 2.2.1. Các nhà nghiên cứu bàn về ngôi thứ ba 59 2.2.2. Đặc sắc của ngôi thứ ba trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh 61 2.2.2.1. Ngôi thứ ba tái hiện chân dung lập thể Hồ Quý Ly 61 2.2.2.2. Ngôi thứ ba với việc phục dựng một thời kỳ lịch sử đầy báo táp trong Hồ Quý Ly 65 2.2.2.3. Ngôi thứ ba với việc làm nổi bật số phận của nhiều nhân vật trong Đội gạo lên chùa 66 2.3. Sự đan xen linh hoạt các hình thức ngôi kể 71 5 2.3.1. Sự đan xen ngôi kể với việc kiến tạo hai trường nhìn 72 2.3.2. Sự đan xen ngôi kể với việc tạo nên những nhân vật lập thể 73 2.3.3. Sự đan xen ngôi kể với việc kiến tạo thế giới nhân vật phong phú 75 2.3.4. Sự đan xen ngôi kể với việc cấu trúc tiểu thuyết 87 Chương 3: Ngôi kể với việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn 90 3.1. Ngôi kể với việc thể hiện tư tưởng Nho giáo trong Hồ Quý Ly 91 3.1.1. Vài nét về Nho giáo 91 3.1.2. Tư tưởng Nho giáo trong Hồ Quý Ly 92 3.1.2.1. Tư tưởng trung quân 92 3.1.2.2. Tư tưởng về con người thời đại 94 3.1.2.3. Tư tưởng về Lễ 95 3.1.2.4. Những tư tưởng kinh điển Nho gia 96 3.1.2.5. Tư tưởng canh tân của Hồ Quý Ly 97 3.1.3. Ngôi kể với việc thể hiện cách nhìn toàn diện về tư tưởng Nho giáo 99 3.2. Tư tưởng Phật giáo trong Đội gạo lên chùa 100 3.2.1. Vài nét về Phật giáo 100 3.2.2. Tư tưởng Phật giáo trong Đội gạo lên chùa 101 3.2.2.1. Phật giáo trong văn hóa Việt 101 3.2.2.2. Tư tưởng “tùy duyên” 102 3.2.2.3. Tư tưởng từ bi bác ái 104 3.2.2.4. Tư tưởng “độc hành” 107 6 3.2.2.5. Lối sống Việt Phật 108 3.3. Ngôi kể với việc khám phá, thể hiện tư tưởng nghệ thuật nói chung 110 3.3.1. Ngôi kể với việc phản ánh thân phận người trí thức trong Hồ Quý Ly 111 3.3.2. Ngôi kể với việc thể hiện quan điểm về sự đổi mới trong Hồ Quý Ly 112 3.3.3. Ngôi kể với việc thể hiện tư tưởng gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong Hồ Quý Ly 113 3.3.4. Ngôi kể với việc thể hiện tư tưởng về một nếp sống khoan hòa, hữu ái trong Đội gạo lên chùa 115 3.3.5. Ngôi kể với việc phản ánh sự cọ xát giữa cái thiện và cái ác trong Đội gạo lên chùa 117 KẾT LUẬN 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO 123 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngôi kể là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong tổ chức trần thuật của tiểu thuyết, cũng là nhân tố mấu chốt thực hiện ý thức cách tân thể loại của nhà văn. Bàn về tiểu thuyết, nhà văn Pháp Misen Buytor cho rằng: "Tiểu thuyết là những phòng thực nghiệm kể chuyện” [66]. Theo đây, có thể nói, việc nghiên cứu ngôi kể trong tiểu thuyết nói chung, trong tiểu thuyết lịch sử nói riêng sẽ giúp người nghiên cứu nắm bắt được cách tiếp cận hình tượng của nhà văn đối với đời sống, những cách tân nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật của nhà văn về đời sống và con người. Từ đây, có cơ sở để chỉ ra những đóng góp của tác giả về phương diện này với nền văn học dân tộc. 1.2. Từ sau 1986, trong tinh thần đổi mới, văn học đã có những thay đổi nhiều mặt trong tư duy nghệ thuật. Sự đổi mới tư duy nghệ thuật, sự mở rộng phạm trù thẩm mĩ trong văn học khiến tiểu thuyết không những đa dạng về thể tài, phong phú về nội dung mà còn có nhiều thể nghiệm, cách tân về thi pháp. Văn học trở nên khởi sắc, phong phú vì không gian tinh thần rộng mở và cá tính sáng tạo của nhà văn được giải phóng. Mỗi nhà văn lý giải cuộc sống từ một góc nhìn riêng, với những cách xử lý chất liệu đời sống riêng. Trong không khí đó, tiểu thuyết lịch sử cũng có sự đổi mới, đặc biệt là phương thức tự sự lịch sử. Quan sát sự vận động của đời sống thể loại trong văn học Việt Nam thế kỉ XX, thấy tiểu thuyết lịch sử đã trải qua nhiều biến động, có thời kỳ phát triển rầm rộ, có thời kỳ tạm lắng xuống nhưng vẫn bền bỉ chảy trong nguồn mạch của văn học dân tộc. Đầu thế kỷ XX là sự xuất hiện của hàng loạt cây bút tiểu thuyết lịch sử như: Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Lan Khai, Ngô Tất Tố, Nguyễn Huy Tưởng , sau đó thưa thớt hơn với thế hệ các nhà văn như Chu Thiên, Hà Ân, Thái Vũ Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, thể tài lịch sử thu hút sự quan tâm của nhiều nhà văn tên tuổi như: Ngô Văn 8 Phú, Hoàng Công Khanh, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Khắc Phục, Võ Thị Hảo, Nam Dao Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu văn học Việt Nam thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. Nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử nói chung sẽ giúp người nghiên cứu thấy được sự vận động cụ thể của tư duy tự sự lịch sử. 1.3. Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn đương đại nổi tiếng. Ông đã nhận nhiều giải thưởng quan trọng như: Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết 1998 - 2000 của Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Thăng Long của Hội Nhà văn Hà Nội, Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001… Nguyễn Xuân Khánh cũng được xem là nhà tiểu thuyết lịch sử hàng đầu ở Việt Nam hiện nay với sức viết bền bỉ và những cách tân mới mẻ trong các sáng tác của mình. Chính từ tiểu thuyết lịch sử mà những nét chính trong cá tính sáng tạo của nhà văn dần được xác lập, và trong sự thiết tạo cá tính nhà văn, hình thức kể đóng một vai trò không nhỏ. 1.4. Việc chọn đề tài “Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh”, chúng tôi nhằm tới mục đích: Nhận diện nét độc đáo ở phương diện này về một hiện tượng văn xuôi đang được đông đảo bạn đọc quan tâm, đồng thời qua đây ghi nhận những đóng góp nghệ thuật của các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh vào dòng chảy tiểu thuyết lịch sử đương đại. Những kết quả thu được từ luận văn còn có ý nghĩa thiết thực đối với tác giả trong việc nghiên cứu và giảng dạy thể loại tiểu thuyết lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy cho đến nay đã có khá nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu quan tâm tới tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ở một số khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu trong số đó là bài viết của các nhà nghiên 9 cứu, nhà văn như Lại Nguyên Ân, Trung Trung Đỉnh, Lại Văn Hùng, Đỗ Ngọc Yên, Đỗ Hải Ninh, Đinh Công Vĩ, Nguyễn Thị Thu Hương Cụ thể như sau: 2.1. Xung quanh tiểu thuyết Hồ Quý Ly Tiểu thuyết Hồ Quý Ly xuất bản lần đầu vào năm 2000 lập tức trở thành một hiện tượng văn học được dư luận tập trung chú ý. Nhà xuất bản Phụ nữ đã nối bản và tái bản nhiều lần. Tác phẩm đoạt một lúc ba giải thưởng: Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết 1998 - 2000 của Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Thăng Long của Hội Nhà văn Hà Nội, Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001. Trong hội thảo về tiểu thuyết này, nhiều nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình đã có ý kiến bàn luận. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong bài “Hồ Quý Ly” nhận xét: “(Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh) vừa hai thác tối đa các nguồn sử liệu, vừa phóng khoáng trong những hư cấu tạo ra một thực tại tiểu thuyết vừa tương đồng với những thông tin còn lại về một thời đã lùi xa vừa in dấu các hình dung và trình bày riêng của tác giả. Nhân vật Hồ Quý Ly được miêu tả từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Ông ít xuất hiện trực tiếp nhưng bóng dáng ông thường gián tiếp hiện diện trong nỗi ám ảnh thường xuyên của các nhân vật khác và còn được mô tả trực diện - chất liệu tiểu thuyết" [4]. Như thế, Lại Nguyên Ân khẳng định Hồ Quý Ly một mặt đáp ứng yêu cầu tái hiện đầy đủ kiến thức lịch sử, mặt khác vẫn rất tự do sáng tạo khi nhà văn đã khắc họa được một cách sống động chân dung nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly. Điều đặc biệt được chú ý là nhân vật lịch sử này luôn hiện diện từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Điều này thể hiện tính chất dân chủ trong cái nhìn tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Nhà văn Trung Trung Đỉnh trong bài viết “Hồ Quý Ly và những giải pháp mới cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà” [17] đã khẳng định sức hấp dẫn 10 của tác phẩm không chỉ ở “mạch văn” mà cái chính là “tác giả đã lựa chọn được cho mình một thế đứng vững chắc của một nhà tiểu thuyết trước những vấn đề hôm qua và hôm nay". Trung Trung Đỉnh nhận ra mối liên hệ giữa quá khứ lịch sử và những vấn đề của hiện tại đã được tác giả Nguyễn Xuân Khánh đề xuất trong tác phẩm, đồng thời ông nhấn mạnh đây là một giải pháp mới đầy triển vọng của tiểu thuyết lịch sử. Tác giả Lại Văn Hùng trong bài “Vạn Xuân, Hồ Quý Ly trên nền tiểu thuyết lịch sử” [28] đã đánh giá cao với những thành công của cuốn tiểu thuyết lịch sử này, về hình tượng văn học Hồ Quý Ly, về những nhân vật mang tính biểu tượng và về nghệ thuật trần thuật trong sáng tác của ông. Trong bài, “Hồ Quý Ly, cách tân hay bạo chúa”, nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên khẳng định: “Qua Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh không chỉ mang đến cho thể loại tiểu thuyết lịch sử một sinh khí, nâng vị thế của nó lên một tầm cao mới về nội dung đề tài, chủ đề và hình thức biểu hiện. Theo tôi, với tiểu thuyết này, Nguyễn Xuân Khánh đã vượt lên trên những sự kiện lịch sử, thổi vào đó luồng cảm xúc thẩm mĩ của chủ thể sáng tạo, làm cho các sự kiện ấy trở nên sinh động hơn, gây hứng thú cho bạn đọc” [85]. Đỗ Ngọc Yên đã đánh giá cao vai trò của cá tính sáng tạo của Nguyễn Xuân Khánh trong tác phẩm và khẳng định tác giả đã nâng tiểu thuyết lịch sử lên một tầm cao mới. Luận văn thạc sĩ “Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sự vận động của tiểu thuyết lịch sử nửa sau thế kỉ XX” của Đỗ Hải Ninh đã nghiên cứu khá thấu đáo về cuốn tiểu thuyết này [57]. Trong bài “Vấn đề xây dựng nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh”, tác giả Nguyễn Thị Thu Hương khẳng định “tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng được một thế giới nhân vật sống động” [30]. Trong bài viết, tác giả cũng có những phân tích khá thấu đáo về hình tượng nhân vật trong tác phẩm này. [...]... tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành ba chương: Chương 1 Khái quát về ngôi kể và ngôi kể trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 Chương 2 Sự độc đáo của ngôi kể trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Chương 3 Ngôi kể với việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn 16 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÔI KỂ VÀ NGÔI KỂ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 1.1 Ngôi kể trong lý luận văn học 1.1.1... trong tác phẩm Bên cạnh đó, còn một số bài viết về tiểu thuyết Đội gạo lên chùa như: “Thong thả kiếp người đội gạo lên chùa của Hoàng Việt Hằng, “Từ một góc nhìn tâm linh với Đội gạo lên chùa của Vân Long, ý kiến của các nhà văn Châu Diên, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Thị Minh Thái, Phong Lê, Đoàn Ánh Dương Như vậy, xung quanh tiểu thuyết Đội gạo lên chùa cũng có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau trên cả... tinh hoa của đạo Phật" [75] Nhà phê bình Hoài Nam trong bài viết Đội gạo lên chùa - trong chùa và ngoài chùa đánh giá cao về nội dung tác phẩm, đồng thời tác giả nhấn mạnh thành công của Nguyễn Xuân Khánh khi xây dựng thế giới nhân vật phụ nữ Tác giả viết: “Sống động, hấp dẫn và sẽ sống bền hơn cả trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, theo tôi, có lẽ là phần nằm ngoài chủ đề Phật tính của văn... cứu ngôi kể trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là một đề tài nghiên cứu mới Song, những nhận định trên sẽ là những định hướng bổ ích cho chúng tôi khi triển khai đề tài của mình 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu ngôi kể trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi tập trung khai thác hai tiểu thuyết, cũng là hai dấu ấn quan trọng nhất của cây bút này tính đến thời điểm hiện nay Hai tiểu thuyết. .. học, nêu bật được những biểu hiện độc đáo của ngôi kể trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh và chỉ ra vai trò quan trọng của yếu tố này với việc hình thành cá tính sáng tạo Nguyễn Xuân Khánh 5.2 Kết quả của luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử nói chung và tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nói riêng 6 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu; Kết luận;... hình vào trong hoàn cảnh điển hình của thời đại Tác phẩm cuốn hút bạn đọc không chỉ ở “mạch văn” mà còn ở cá tính sáng tạo với khả năng to lớn trong việc thổi vào tác phẩm những luồng cảm xúc thẩm mĩ, làm sinh động và hấp dẫn các tình tiết, sự kiện 12 2.2 Xung quanh tiểu thuyết Đội gạo lên chùa Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (xuất bản năm 2011) là tác phẩm mới nhất của Nguyễn Xuân Khánh sau Hồ Quý Ly (2000)... Đinh Công Vĩ trong bài “Về tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh khẳng định: “Với Hồ Quý Ly, tác giả đã đặt nhân vật điển hình này vào trong hoàn cảnh điển hình của thời đại và có những nét riêng để khai thác, để mổ xẻ với tất cả những mâu thuẫn giằng xé của nhân vật, nhất là về măt nội tâm” [77] Như vậy, nhà nghiên cứu Đinh Công Vĩ đã đánh giá cao những thành công của Hồ Quý Ly trong việc xây... triết lý nhân sinh [ ] Trong Đội gạo lên chùa , tác giả còn dành nhiều tâm huyết để miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ và vẻ đẹp của trí tuệ, của con người có văn hóa ” [60] Tác giả Văn Chinh qua bài “Tinh thần dân chủ của phật giáo Việt qua tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đã khẳng định bút lực dồi dào của Nguyễn Xuân Khánh, đồng thời có những kiến giải khá thấu đáo về vấn đề nhân vật trong tác phẩm Bên cạnh... ngữ ngôi kể mới chỉ dừng lại ở khái niệm ngôi hay nêu ra các hình thức ngôi kể: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội khi bàn về ngôi đã xác định: Ngôi 1 d: 1 Chức vụ, địa vị, thường được coi là cao nhất trong làng, trong nước theo thể chế phong kiến Lên ngôi vua Ngôi tiên chỉ Thay bậc đổi ngôi 2 ngôi vua(nói tắt) Làm lễ lên ngôi Nhường ngôi. .. đẹp sinh động, giàu ấn tượng Bên cạnh đó, còn một số ý kiến xung quanh tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly như ý kiến của các nhà văn Nguyên Ngọc, Vũ Bão, Hoàng Quốc Hải, Trịnh Đình Khôi, Châu Diên, Hồ Anh Thái (trong Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Báo Văn nghệ số 41, tháng 10/2000), ý kiến của Hoàng Cát qua bài Tiểu thuyết Hồ Quý Ly, thưởng thức và cảm nhận” [10] Nhìn chung, các ý kiến đánh giá xoay . kiện 12 2.2. Xung quanh tiểu thuyết Đội gạo lên chùa Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (xuất bản năm 2011) là tác phẩm mới nhất của Nguyễn Xuân Khánh sau Hồ Quý Ly (2000) và Mẫu thượng ngàn. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Đề tài Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. 2. Luận văn không sao chép từ. bài viết về tiểu thuyết Đội gạo lên chùa như: “Thong thả kiếp người đội gạo lên chùa của Hoàng Việt Hằng, “Từ một góc nhìn tâm linh với Đội gạo lên chùa của Vân Long, ý kiến của các nhà văn

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan