Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội năm học 2013 - 2014

3 2.3K 3
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội năm học 2013 - 2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN ĐHSP HÀ NỘI NĂM HỌC 2013-2014 MÔN THI: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI Câu 1. (4,0 điểm) Gặp một người tàn tật, người ta thường có những thái độ: a) Dửng dưng; b) Kỳ thị; c) Xót xa; d) Thận trọng; đ) Cảm phục Em hãy kể lại một lần mình đã gặp (hoặc được biết) một người tàn tật trong đời và trình bày suy nghĩ của mình về những thái độ trên. Câu 2. (6,0 điểm) Bàn về truyện Lão Hạc của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: Con chó vàng mới là nhân vật độc đáo nhất của tác phẩm và cách ứng xử với con chó Vàng mới là vẻ đẹp sâu xa nhất của nhân vật lão Hạc. Từ những cảm nhận của riêng mình về các nhân vật ấy, em hãy bình luận ý kiến trên. GỢI Ý Câu 1. (4,0 điểm) Đây là dạng đề mở + Kể chuyện (2đ) Thí sinh cần kể lại câu chuyện chính mình được gặp (hoặc được biết) về một người tàn tật. Biết thể hiện và tái hiện được những cảm xúc chân thực của mình từng có trong sự kiện. Cần kể ngắn gọn súc tích. + Nghị luận (2đ) Thí sinh cần nhận thức được trong các thái độ trên, có hai thái độ tiêu cực, đáng phê phán (dửng dưng, kì thị) và 3 thái độ tích cực cần khẳng định, biểu dương với các mức độ khác nhau (xót xa, trân trọng, cảm phục) * Ưu tiên cho những bài biết kết hợp đan xen kê chuyện với nghị luận. Câu 2. (6,0 điểm) Câu này nhằm kiểm tra năng khiếu cảm thụ văn chương của thí sinh, cụ thể là cảm thụ nhân vật trong một tác phẩm văn học; đồng thời cũng kiểm tra kỹ năng viết một bài văn thuộc thể loại nghị luận văn học, kết hợp cả phân tích bình luận. Đề bài đòi hỏi thí sinh không chỉ hiểu kĩ các nhân vật trong tác phẩm mà còn phải biêt đối sánh giữa các nhân vật để nhận ra đâu là nhân vật độc đáo hơn; không chỉ nắm chắc các phẩm chất của nhân vật mà còn phải biết đối sánh giữa các phẩm chất để nhận ra vẻ đẹp sâu xa hơn. + Cảm nhận (4đ): Thí sinh cần biết rõ hai khía cạnh: Con chó vàng là nhân vật độc đáo nhất (2đ). Để làm rõ được sự độc đáo của nhân vật con chó vàng, thí sinh cần thấy: so với nhân vật chính như ông giáo và lão Hạc, con chó vàng là nhân vật phụ các nhân vật khác là con người thì con chó vàng là nhân vật thuộc loài vật. Nhưng, chính con chó vàng mới là mấu chốt của tác phẩm làm nẩy sinh tình huống đầy oái oăm của câu chuyện và làm bật lên những phẩm chất sâu kín, bền vững của nhân vật trung tâm là lão Hạc. Ứng xử với con chó vàng là vẻ đẹp sâu xa nhất của nhân vật lão Hạc (2đ). Để làm rõ khía cạnh này thí sinh cần thấy được lão Hạc hiện lên trong tác phẩm qua việc ứng xử với nhiều mối quan hệ (Với đứa con xa, với ông giáo, với chính mình…). Qua đó, các vẻ đẹp của một người cha, người hàng xóm, người nông dân lương thiện đã tỏa sáng một cách bình dị, tự nhiên. Nhưng, cách ứng xử với con chó mới bộc lộ những nét đẹp sâu kín và bền vững nhất của lão Hạc: Đó là một nhân tính trong trẻo, hồn nhiên mặc dù cuộc sống có khốn khó đến đâu cũng không làm tha hóa được. . KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN ĐHSP HÀ NỘI NĂM HỌC 201 3- 2014 MÔN THI: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI Câu 1. (4,0 điểm) Gặp. năng khiếu cảm thụ văn chương của thí sinh, cụ thể là cảm thụ nhân vật trong một tác phẩm văn học; đồng thời cũng kiểm tra kỹ năng viết một bài văn thuộc thể loại nghị luận văn học, kết hợp cả phân. các nhân vật ấy, em hãy bình luận ý kiến trên. GỢI Ý Câu 1. (4,0 điểm) Đây là dạng đề mở + Kể chuyện (2đ) Thí sinh cần kể lại câu chuyện chính mình được gặp (hoặc được biết) về một người tàn tật.

Ngày đăng: 23/07/2015, 17:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan