Truyện ngắn, Tuỳ bút Nguyễn Tuân nhìn từ góc độ tiếp nhận

106 1.1K 7
Truyện ngắn, Tuỳ bút Nguyễn Tuân nhìn từ góc độ tiếp nhận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐINH THỊ THANH BÌNH TRUYỆN NGẮN, TÙY BÚT NGUYỄN TUÂN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TIẾP NHẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC ( 2 QUYEN, MAN CHIN, KHONG CARO, 105 TỜ/QUYEN) HÀ NỘI, 2011 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sự ra đời của Mĩ học tiếp nhận (Tiếp nhận văn học) là một trong những thành tựu đáng chú ý của Lí luận văn học hiện đại. Văn bản văn học cần đến người đọc lý tưởng để thiết lập đời sống cho mỗi tác phẩm. Với những thành tựu của tư duy lí luận hiện đại, Mĩ học tiếp nhận đã phủ định tính chất khép kín của văn bản văn học, thay vào đó là tính chất mở và dấu ấn sáng tạo cá nhân. Mĩ học tiếp nhận cũng nêu lên những giá trị dễ thay đổi, những giá trị đó trực tiếp gắn với cá nhân người đọc qua quá trình đi tìm chủ ý tác giả. Đồng thời nó cũng tìm ra vai trò đích thực của “người đọc – chủ thể tiếp nhận”. “… từ đây lịch sử văn học không chỉ đơn giản là các con số cộng của tác giả và tác phẩm mà còn được hiểu là các tác phẩm và người tiếp nhận trong những biến chuyển lịch sử của nó” [8,167]. Những năm đầu thế kỷ XX, trên thế giới đã có nhiều nhà lí luận nghiên cứu về vấn đề tiếp nhận(đặc biệt ở phương Tây), có thể kể đến các học giả tiêu biểu như Roman Ingarden với công trình “Tác phẩm văn học”; Heidegger và những đồng nghiệp của ông đã tạo ra những biến thể mới của Hiện tượng học như Tường giải học, Mĩ học tiếp nhận;…Những năm 60 của thế kỷ XX nổi bật với Hans Robert Jauss với công trình “Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học”; Wolfgang Iser cùng nhiều nhà khoa học khác… đã đặt ra vấn đề: Sự hiểu văn bản văn học xảy ra như thế nào? Và lí luận văn học sau một thời gian dài chỉ chú ý đến tác giả và văn bản, lần đầu tiên đã quan tâm đến người đọc, nghiên cứu vai trò của chủ thể tiếp nhận đối với sự tồn tại của một tác phẩm văn học. Cùng với xu thế nghiên cứu này, những năm 70 của thế kỷ XX ở Việt Nam cũng bắt đầu có sự nghiên cứu về tiếp nhận văn học. Đầu tiên là các bài nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Phan Anh. Những năm 3 sau đó xu hướng nghiên cứu này trở nên sôi nổi hơn với sự đóng góp ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu như Hoàng Trinh, Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Lai, Nguyễn Thanh Hùng, Phương Lựu, Trần Đình Sử, Huỳnh Như Phương,… GS Trần Đình Sử đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề tiếp nhận như: Mấy vấn đề về tiếp nhận văn học, Lý luận tiếp nhận và phê bình văn học, Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận,… đã lý giải những vấn đề cơ bản của lý thuyết tiếp nhận giúp chúng tôi có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề tiếp nhận để có thể vận dụng vào đề tài đang nghiên cứu. PGS.TS Trương Đăng Dung là nhà nghiên cứu tìm hiểu vấn đề tiếp nhận văn học một cách khoa học và hệ thống hơn cả. Tác giả đã đặt ra vấn đề: tính chất mở của tác phẩm là điều kiện của sự thưởng thức thẩm mĩ trong công trình “Từ văn bản đến tác phẩm văn học”. Nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh vai trò của chủ thể tiếp nhận trong bài “Phương thức tồn tại của tác phẩm văn học” rằng : “Tác phẩm văn học phụ thuộc vào những hoạt động cụ thể hóa có chủ ý của người đọc, và bản thân tác phẩm cũng hiện ra đúng với diện mạo của nó nếu gặp được sự cụ thể hóa lí tưởng… Như vậy tác phẩm văn học là vật hai lần có ý thức” [7,164]. Sau đó là nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết đóng góp cho sự đổi mới trong tư duy lí luận văn học ở Việt Nam, bài viết “Văn bản văn học và sự bất ổn của nghĩa”, “Tác phẩm văn học như là cấu trúc ngôn từ động”, chuyên luận “Tác phẩm văn học như là quá trình”, “Trên đường đến với tư duy lí luận văn học hiện đại”,… Có thể thấy những bài viết, những công trình nghiên cứu về lý thuyết tiếp nhận đã mở ra những hướng nghiên cứu mới, tích cực trong việc tìm hiểu, đánh giá một tác phẩm văn học, trong đó cần thấy rõ vai trò của người đọc đối với việc tạo lập nghĩa cho tác phẩm . Đồng thời các công trình nghiên cứu về tiếp nhận văn học cho thấy lý thuyết tiếp nhận tồn tại như một ngành nghiên cứu riêng trong khoa học văn học. Chúng tôi trân trọng những kết quả 4 nghiên cứu đó và xem đó là những gợi ý có giá trị trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình. 1.2. Nguyễn Tuân là một cây bút đặc sắc, có thể gọi là “đặc biệt” trong lịch sử văn học Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đánh giá cao vị trí của Nguyễn Tuân: “Nguyễn Tuân là một trong mấy nhà văn mở đường và đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX,… Nguyễn Tuân đã đặt viên đá riêng vào cái nền còn mới mẻ của văn xuôi tiếng Việt ta, và viên đá của Nguyễn Tuân là một hòn đá tảng, mà tôi tin là sẽ chắc bền trong thời gian”. Và thực tế con người, văn nghiệp của Nguyễn Tuân cũng đã khẳng định vị trí “hòn đá tảng” ấy, một cái tôi độc đáo, một phong cách đặc sắc. Tuy vậy, việc đánh giá sự nghiệp của Nguyễn Tuân không phải điều đơn giản, và không phải bao giờ cũng có sự thống nhất. Điều này chứng tỏ Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học không đơn nghĩa, thu hút nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Vì thế, tiếp nhận văn chương Nguyễn Tuân cũng rất phong phú, đa dạng. Cuộc đời hơn năm mươi năm cầm bút của Nguyễn Tuân đã để lại một khối lượng tác phẩm khá lớn mang phong cách riêng độc đáo. Cho tới nay đã qua một khoảng thời gian dài kể từ ngày tác phẩm đầu tay của Nguyễn Tuân ra đời, qua nhiều thăng trầm biến động của lịch sử dân tộc, nhiều thế hệ bạn đọc, văn chương của ông vẫn luôn được nâng niu, trân trọng. Nghiên cứu về Nguyễn Tuân cũng như các tác phẩm văn chương của ông đã trở thành đề tài rộng lớn, thu hút được đông đảo bạn đọc yêu văn chương. Trong số các nhà nghiên cứu “tâm huyết” với Nguyễn Tuân cần phải nhắc tới GS Nguyễn Đăng Mạnh. Ông không phải là người đầu tiên nghiên cứu Nguyễn Tuân, nhưng là người nghiên cứu Nguyễn Tuân khá sâu sắc và toàn diện. Có thể kể tên một số bài viết của Nguyễn Đăng Mạnh về Nguyễn Tuân như “Con người Nguyễn Tuân”, “Nguyễn Tuân viết phê bình văn học”, “Nguyễn Tuân viết phê bình văn học”, “Tản mạn về Nguyễn Tuân”, “Nguyễn 5 Tuân viết Yêu ngôn”, “Nguyễn Tuân xê dịch, Nguyễn Tuân ẩm thực”, “Nguyễn Tuân một phong cách độc đáo và tài hoa,…Các bài viết của ông đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn bao quát về Nguyễn Tuân từ thân thế, sự nghiệp, quan điểm nghệ thuật, phong cách sáng tác, đặc trưng thể loại, nghệ thuật ngôn từ,… Bên cạnh đó còn có GS Phong Lê, GS Phan Cự Đệ, GS Trương Chính, nhà văn Vũ Ngọc Phan, các nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, Ngọc Trai, Hà Văn Đức, Nguyễn Thị Thanh Minh, Hoài Anh, Tôn Thảo Miên … Ngoài phần giới thiệu chung về quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân, mỗi nhà nghiên cứu lại đi sâu tìm hiểu một vài khía cạnh tiêu biểu của ông. Phong Lê nhấn mạnh cái Tôi và thể tùy bút; Phan Cự Đệ tập trung nêu bật phong cách nghệ thuật qua việc phân tích cái tôi Nguyễn Tuân qua các thời kì, ông cho rằng cái Tôi trước cách mạng của Nguyễn Tuân là cái Tôi “cá nhân lập dị”, sau cách mạng cái Tôi “tự mài giũa đi những nét gai ngạnh bên ngoài để tự làm giàu thêm bằng sự phong phú của tâm hồn bên trong”; nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn có nhiều bài viết nghiêng về việc đề cao thể loại tùy bút Nguyễn Tuân, khẳng định “Nguyễn Tuân- tên tuổi còn mãi với thể tùy bút”. Vũ Đức Phúc, Hoàng Như Mai, Nam Mộc, Văn Tâm, Ngọc Trai ,… nhấn mạnh đến phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa của Nguyễn Tuân. Cùng với đó, cái đẹp trong quan niệm, trong văn chương Nguyễn Tuân cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm: tác giả Hà Văn Đức với Nguyễn Tuân và cái Đẹp, Hoài Anh có bài Nguyễn Tuân, nhà nghệ sĩ đã đưa cái đẹp thăng hoa, Nguyễn Thành có bài Nguyễn Tuân người săn tìm cái Đẹp, Nguyễn Thị Thanh Minh với Nguyễn Tuân và cái Đẹp,… và hầu hết các ý kiến đều cho rằng Nguyễn Tuân là nhà văn của chủ nghĩa duy mĩ, trong tư tưởng cũng như trong trang viết của ông cái đẹp luôn gắn với cái tài. 6 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân và vai trò của nhà văn đối với tiếng Việt cũng là vấn đề được giới nghiên cứu quan tâm. Đáng chú ý là các bài viết của Mai Quốc Liên, Hà Bình Trị, Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Anh Đức,… Các nhà nghiên cứu đều thừa nhận “Nguyễn Tuân là bậc thày của nghệ thuật ngôn từ”, là người luôn có ý thức trân trọng và mở rộng các khả năng của tiếng Việt. Tuy nhiên giới nghiên cứu phê bình cũng nêu lên cái hạn chế, điểm yếu của văn chương Nguyễn Tuân. Họ nhìn nhận Nguyễn Tuân là “nhà văn chủ quan nhất trong các nhà văn”, “nói đến tâm tình hơn là nói đến sự việc, chú trọng cảm giác mình hơn là nhìn thực tế bên ngoài” (Trương Chính) [33,64], vì trọng cái đẹp hình thức không cần nội dung mà nhiều khi “nội dung tác phẩm Nguyễn Tuân thật phù phiếm, lông bông, không có ý nghĩa xã hội gì đáng kể” (Nguyễn Đăng Mạnh) [33,106],… Các bài nghiên cứu, các ý kiến đánh giá về Nguyễn Tuân rất nhiều, khó có thể kể hết được, nhưng nghiên cứu Nguyễn Tuân và các tác phẩm truyện ngắn, tùy bút của ông từ góc độ tiếp nhận của các nhà nghiên cứu phê bình văn học, từ những thẩm định của họ thì chưa có một công trình nào. Với suy nghĩ như vậy nên chúng tôi chọn đề tài Truyện ngắn, tùy bút Nguyễn Tuân nhìn từ góc độ tiếp nhận. Mặt khác, để có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, nhiều chiều về con người và văn chương Nguyễn Tuân nói riêng, văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung, chúng tôi chọn đề tài Truyện ngắn, tùy bút Nguyễn Tuân nhìn từ góc độ tiếp nhận. 1.3. Nguyễn Tuân là một tác giả quen thuộc và có vị trí quan trọng trong sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học. Các tác phẩm của ông được tuyển chọn vào chương trình Ngữ văn phổ thông gồm: - “Chữ người tử tù” 7 - “Người lái đò sông Đà”. Là giáo viên dạy văn, nhận thấy việc giảng dạy các tác phẩm của Nguyễn Tuân còn nhiều hạn chế, chưa khám phá được đầy đủ, trọn vẹn về tác giả cũng như tác phẩm của ông, nên chúng tôi đã lựa chọn “Truyện ngắn, tùy bút Nguyễn Tuân nhìn từ góc độ tiếp nhận” làm đề tài luận văn với hi vọng sẽ có cái nhìn bao quát và sâu sắc hơn về văn chương Nguyễn Tuân. 2. Mục đích nghiên cứu - Luận văn khảo sát các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình về truyện ngắn, tùy bút Nguyễn Tuân một cách có hệ thống, từ đó thấy được các cách tiếp nhận văn chương của ông. Đồng thời qua sự tiếp nhận của các nhà nghiên cứu giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát, khách quan về “hiện tượng” Nguyễn Tuân. - Góp phần vào việc giảng dạy tốt hơn các tác phẩm Nguyễn Tuân trong trường phổ thông. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trong đề tài, chúng tôi tìm hiểu một cách khái quát về lý thuyết tiếp nhận văn học trong sự vận động chung của tư duy lí luận văn học. - Nắm vững tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua các sáng tác truyện ngắn, tùy bút ở các thời kì trước và sau cách mạng. Đồng thời nắm vững quan điểm đánh giá của giới nghiên cứu phê bình về sáng tác của Nguyễn Tuân để có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn từ góc độ tiếp nhận. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Trong đề tài, chúng tôi tìm hiểu một số vấn đề cơ bản trong lí thuyết tiếp nhận văn học trong sự vận động chung của tư duy lí luận văn học. 8 - Các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn, tùy bút của tác giả Nguyễn Tuân. - Những bài nghiên cứu, đánh giá về văn chương Nguyễn Tuân. Trong khuôn khổ cho phép của luận văn, chúng tôi chú trọng tìm hiểu các bài nghiên cứu phê bình văn chương Nguyễn Tuân nói chung và thể truyện ngắn, tùy bút nói riêng được tuyển chọn trong các sách: Nhà văn Nguyễn Tuân – con người và văn nghiệp, Ngọc Trai tuyển chọn, Nxb Hà Nội, 1991; Nguyễn Tuân – người đi tìm cái đẹp, Hoàng Xuân tuyển chọn, Nxb Văn học, 1997; cuốn “Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm” do Tôn Thảo Miên tuyển chọn và giới thiệu, Nhà xuất bản giáo dục, 2007. - Ngoài ra có một số bài viết được đăng tải trên các trang web, các báo, tạp chí như Tạp chí nghiên cứu văn học, Văn nghệ quân đội, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, Ngôn ngữ,… 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, thống kê. - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh. 6. Dự kiến đóng góp - Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống sự tiếp nhận truyện ngắn, tùy bút Nguyễn Tuân, tập hợp thống kê các bài nghiên cứu để có cái nhìn tổng quát, đầy đủ nhất về lịch sử tiếp nhận văn chương Nguyễn Tuân. - Luận văn cũng nêu lên vị trí, những đóng góp quan trọng của nhà văn Nguyễn Tuân trong nền văn học nước nhà. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: 9 Chương 1: Một số vấn đề lí thuyết tiếp nhận và khái quát tình hình tiếp nhận văn chương Nguyễn Tuân. Chương 2: Truyện ngắn Nguyễn Tuân nhìn từ góc độ tiếp nhận. Chương 3: Tùy bút Nguyễn Tuân nhìn từ góc độ tiếp nhận. 10 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT TIẾP NHẬN VÀ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN VĂN CHƯƠNG NGUYỄN TUÂN Một số vấn đề về lí thuyết tiếp nhận Tác phẩm văn học được sáng tạo ra là để thưởng thức, tiếp nhận – đó là một sự thật hiển nhiên. Tuy nhiên, không phải lúc nào vấn đề thưởng thức, tiếp nhận cũng được đặt cho nó một vị trí xứng đáng. Đã có những khoảng thời gian lí luận văn học chỉ tập trung nghiên cứu khâu sáng tác hoặc tách rời sáng tác với các quy luật tiếp nhận. Nếu lí luận văn học về sáng tác gắn liền với ý thức về cá tính sáng tạo của nhà văn, thì lí luận văn học về tiếp nhận đề cập tới tính sáng tạo của người đọc. Tác phẩm văn học tồn tại trong độc giả không phải như một dấu tích mà là một hiện tượng sống nhờ nhu cầu của người đọc, khả năng phát hiện, sáng tạo của chính chủ thể tiếp nhận. Bởi vậy có thể nói, khi nghiên cứu lịch sử của tác phẩm văn học, một vấn đề cần được quan tâm là sự tiếp nhận của người đọc. 1.1.1. Khái niệm Tiếp nhận văn học Tiếp nhận văn học là một lĩnh vực rộng lớn của lí luận văn học còn đang “mở cửa” đón đợi những ý kiến, nhận định, những kết quả nghiên cứu khác nhau. Nếu coi hoạt động văn học bao gồm hai lĩnh vực lớn: sáng tác và tiếp nhận thì sự tiếp nhận văn học đã hàm chứa một nửa lí luận văn học. Trong khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, không quá dài so với lịch sử văn học nhưng đã diễn ra sự vận động mạnh mẽ của tư duy lí luận văn học. Vào cuối thế kỷ XIX, lí luận văn học tìm ra vai trò của tác giả, đến đầu thế kỷ XX phát hiện ra yếu tố văn bản và đến giữa thế kỷ XX, lí luận văn học đã tìm ra vai trò đích thực của người đọc đối với tác phẩm văn học. [...]... trình tiếp nhận truyện ngắn, tùy bút Nguyễn Tuân để từ đó thấy được hai thể loại văn xuôi nói trên của Nguyễn Tuân được nhìn nhận như thế nào qua sự tiếp nhận của người đọc Đồng thời thấy được những đóng góp của Nguyễn Tuân đối với nền văn học Việt Nam 1.2 Khái quát vấn đề tiếp nhận văn chương Nguyễn Tuân 1.2.1 Nguyễn Tuân cuộc đời và văn nghiệp 1.2.1.1 Cuộc đời nhà văn Nguyễn Tuân Nhà văn Nguyễn Tuân. .. tùy bút; nghệ thuật sử dụng ngôn từ; về quan niệm cái đẹp; vai trò của Nguyễn Tuân trong sự thể hiện, tìm tòi vẻ đẹp của tiếng Việt Điều đó khẳng định vị trí vững vàng của ông trong nền văn học Việt Nam 36 CHƯƠNG 2 TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TIẾP NHẬN Trong tiến trình văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân là một cây bút có sức viết dồi dào Trong cuộc đời văn nghiệp hơn năm mươi năm cầm bút, Nguyễn. .. một cái tôi độc đáo, một phong cách đặc sắc 1.2.2 Văn chương Nguyễn Tuân từ góc độ tiếp nhận Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua kể từ khi tác phẩm đầu tay ra đời, Nguyễn Tuân cùng các tác phẩm của ông vẫn luôn thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều thế hệ độc giả Đến nay đã trải qua nhiều chặng đường phát triển với nhiều cuốn sách, hàng chục bài nghiên cứu, phê bình, Nguyễn Tuân vẫn luôn được công nhận như... lần tiếp nhận ở từng độc giả, qua những sự tiếp nhận khác nhau ở những bạn đọc khác nhau, qua sự tiếp nhận từ thời đại này đến thời đại khác tác phẩm được mở ra vô tận về tầm nhìn, nới rộng và tăng thêm về ý nghĩa Tư duy lí luận văn học hậu hiện đại với lí thuyết mỹ học tiếp nhận đã tìm ra và khẳng định rõ vai trò của người đọc, đúng như nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung đã nhận định: “Với mĩ học tiếp nhận, ... những người mà tác phẩm phục vụ Chính sự tác động của họ sẽ đưa tác phẩm đi vào dòng chảy liên tục và sinh động của kinh nghiệm văn học, nơi mà chân trời tiếp nhận không ngừng biến đổi, nơi mãi diễn ra sự chuyển đổi từ cách tiếp nhận thụ động sang cách tiếp nhận chủ động, từ việc đọc đơn thuần đến việc lĩnh hội có phê phán, từ chuẩn mực thẩm mỹ đã được chấp nhận sẵn đến chỗ vượt qua nó bằng sự sáng tạo... đến Nguyễn Tuân trước hết Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 30, ông làm báo, viết văn, làm thơ Nhưng nhà văn chỉ thực sự nổi tiếng kể từ tập truyện ngắn Vang bóng một thời, Một vụ bắt rượu lậu,…Với những tác phẩm này, Nguyễn Tuân đã bước đầu tạo ấn tượng với người đọc bằng một phong cách riêng độc đáo Và sau đó là một loạt các truyện ngắn khác như: Xác ngọc lam, Nguyễn, Lột xác, Chùa Đàn Từ khi... nghệ thuật của Nguyễn Tuân lại có sự mâu thuẫn Đáng chú ý có các bài viết của các tác giả Vũ Ngọc Phan, Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức,… Bàn về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân giới nghiên cứu có nhận định chung đó là một phong cách nghệ thuật độc đáo Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng Nguyễn Tuân đi vào làng văn để chơi ngông với thiên hạ”[29,128] Nói về cái “tôi” Nguyễn Tuân, hầu hết... của PGS Đoàn Đức Phương Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp Sự giao tiếp giữa tác giả với người tiếp nhận là mối quan hệ giữa người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông Bao giờ người viết cũng mong người đọc hiểu mình, cảm nhận được những điều mình muốn gửi gắm, ký thác” [40] Từ góc nhìn của lý thuyết tiếp nhận, trong quan niệm của... Nguyễn Tuân đã để lại một khối lượng lớn các tác phẩm văn học có giá trị khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn Việt Nam Vũ Ngọc Phan khi nói về văn chương Nguyễn Tuân đã nhận định “chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”[33,63] Còn với Nguyên Ngọc, Nguyễn Tuân là một nhân cách, một tài năng lớn Bởi thế nên ở Nguyễn Tuân. .. thời có quan hệ văn chương với nhà văn Qua nghiên cứu, khảo sát các bài nghiên cứu về Nguyễn Tuân của giới nghiên cứu phê bình - những “người đọc lí tưởng”, chúng tôi tạm chia quá trình tiếp nhận văn xuôi Nguyễn Tuân như sau: 1.2.2.1 Khái quát tình hình tiếp nhận các tác phẩm trước Cách mạng Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ đầu những năm 30, ông làm báo trước khi viết văn Ông viết trên các báo Trung Bắc . thuyết tiếp nhận và khái quát tình hình tiếp nhận văn chương Nguyễn Tuân. Chương 2: Truyện ngắn Nguyễn Tuân nhìn từ góc độ tiếp nhận. Chương 3: Tùy bút Nguyễn Tuân nhìn từ góc độ tiếp nhận. . chúng tôi chọn đề tài Truyện ngắn, tùy bút Nguyễn Tuân nhìn từ góc độ tiếp nhận. Mặt khác, để có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, nhiều chiều về con người và văn chương Nguyễn Tuân nói riêng, văn. văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung, chúng tôi chọn đề tài Truyện ngắn, tùy bút Nguyễn Tuân nhìn từ góc độ tiếp nhận. 1.3. Nguyễn Tuân là một tác giả quen thuộc và có vị trí quan trọng trong

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nguyễn Tuân là cây bút viết nhiều và kỹ nhất về đời sống trụy lạc – gồm những thuốc phiện và cô đầu, như trong Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn lầu lạc và nhiều tùy bút có nhân vật trung tâm hoặc duy nhất là Nguyễn. Đây là mảng viết góp phần tạo nên đặc sắc tính cách và phong cách Nguyễn Tuân –trong tư cách một kẻ phá gia chi tử, một kẻ không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào cho sự phá phách trong tâm thế bất an. “Chọn chính cái tôi của mình để khảo sát và phô bày, ta có thể nhận ra hai phương diện nạn nhân và tội nhân của một thế hệ thanh niên trí thức trong xã hội thuộc địa đang đi đến tận cùng những ngày tàn của nó”. Đây là ý kiến nhận định thật xác đáng của tác giả bài viết “Nguyễn Tuân - Người đến được với cái đẹp và cái thật”[64]. Đúng như vậy, trong những tập vở này Nguyễn Tuân không thi vị hóa, cũng không tự hạ nhục bản thân mình, mà ông chỉ muốn là sự “chép lại” thời kỳ khủng hoảng tâm thần, sống không lý tưởng, không mục đích trong những ngày “phóng túng hình hài”.

  • Quay lưng lại với thực tại, phản ứng với xã hội ô trọc, Nguyễn Tuân chọn cho mình một cách thoát ly, đó là “xê dịch”. Chọn câu của Paul Morand làm đề từ cho Thiếu quê hương: “Ta muốn sau khi ta chết, có người thuộc da ta làm chiếc va ly”, Nguyễn Tuân dứt khoát khẳng định: “Đứng về phương diện một người lấy sự hoàn toàn phát triển giác quan của mình làm lẽ chính cuộc sống” thì “không gì thiệt thòi bằng trung thành với một chỗ ở”. Ở đây, cái nguyện vọng phát triển mọi giác quan cho một người bình thường, nhất là một nhà văn thì có không có gì đáng bàn, nếu không nói là chính đáng. Thế nhưng trong một cuộc sống tù túng, ngột ngạt như cuộc sống đang vây quanh Nguyễn Tuân thì không phải chỉ riêng giác quan mà gần như là toàn bộ cuộc sống, từ hình hài vật chất đến ý thức, tinh thần cũng sẽ bị thui chột, để thành những kiếp “chết mòn” hoặc “sống mòn” như phát hiện của Nam Cao. Vậy là sự thèm đi của Nguyễn rút lại chỉ là một phản ứng đối với một cuộc sống không có gì thú vị. Nguyễn Tuân thích đi ở ngay sự đi chứ không phải ở mục đích của sự đi. Một chuyến đi là một tập gồm nhiều bài viết của Nguyễn Tuân trong những ngày ông xa quê. Ở đây ngoài cảnh sắc, con người nơi đất khách, còn là tâm trạng của kẻ xa quê khi năm hết tết đến. Nhà nghiên cứu Tôn Thảo Miên cho rằng “lấy sự xê dịch là cảm hứng sáng tác của mình, lấy cái tôi cá nhân làm nhân vật trung tâm” [33,28] Nguyễn Tuân đã phô bày tất cả cái cảm, cái nghĩ của mình với những đối tượng ông gặp trên đường xê dịch, và nổi lên trên vẫn là sự khinh bạc, hoài nghi với cuộc sống.

  • [5] Nguyễn Văn Dân(2010), “Người đọc qua các chặng đường lý thuyết tiếp nhận”, Hội thảo khoa học Người đọc và công chúng nghệ thuật đương đại, khoa Văn học, ĐH KHXHNV.

  • [6] Trương Đăng Dung(2002), “Phương thức tồn tại của tác phẩm văn học”, Tạp chí Văn học số 7.

  • [18] Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá(2004), Từ điển văn học, bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội.

  • [19] Nguyễn Thanh Hùng(1990), “Trao đổi thêm về tiếp nhận văn học”, Văn nghệ số 42.

  • [20] Triệu Thị Huệ(2011), “Tìm hiểu quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời”,

  • http://khoavanhocngonngu.edu.vn

  • [21] Vũ Hương(2010), “Mối quan hệ độc giả - tác giả trong sáng tác và tiếp nhận tác phẩm”, Hội thảo khoa học Người đọc và công chúng nghệ thuật đương đại, khoa Văn học, ĐH KHXHNV.

  • [22] I.P Ilin và E.A Tzurganova, Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX (Tài liệu dịch của Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

  • [23]Thụy Khuê, “Thi pháp Nguyễn Tuân”, http://www.e-thuvien.com

  • [24] Nguyễn Lai(1990), “Tiếp nhận văn học - Một vấn đề thời sự”, Báo văn nghệ số 28.

  • [40] Đoàn Đức Phương(2011), “Tiếp nhận văn học từ góc nhìn văn hóa”, Hội thảo khoa học Tiếp nhận văn học nghệ thuật ở Việt Nam thời kỳ hội nhập, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.

  • [41] Diêu Lan Phương(2010), Ra ngoài tầm đón đợi – một mục đích của tác phẩm văn chương, Hội thảo khoa học Người đọc và công chúng nghệ thuật đương đại, khoa Văn học, ĐH KHXHNV.

  • [42] Diêu Lan Phương(2011), “Tính tưởng tượng của cộng đồng diễn giải”, Hội thảo khoa học “Tiếp nhận văn học nghệ thuật ở Việt Nam thời kỳ hội nhập”, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.

  • [43] Huỳnh Như Phương(2010), Lý luận văn học, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

  • [44] Đặng Thị Ngọc Phượng (2010), “Vấn đề người đọc trong lý luận phê bình văn học hiện nay”, Hội thảo khoa học Người đọc và công chúng nghệ thuật đương đại, khoa Văn học, ĐH KHXHNV.

  • [45] Trần Đăng Suyền(2004), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo (tái bản lần 3), Nxb Văn học, Hà Nội.

  • [46] Trần Đình Sử(1991), “Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận”, Tạp chí Thông tin KHXH.

  • [50] Nguyễn Bá Thành(2010), “Về một loại sách giúp tiếp nhận văn chương”, Hội thảo khoa học Người đọc và công chúng nghệ thuật đương đại, khoa Văn học, ĐH KHXHNV.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan