Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2 - 3

99 3.4K 34
Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2 - 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1. Trong giai đoạn hiện nay Giáo dục nước nhà đang đứng trước những thuận lợi của công cuộc đổi mới đất nước, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến Giáo dục. Hơn bao giờ hết những người làm công tác giáo dục phải nhận rõ vấn đề này, để vận dụng nó cho phù hợp với thực tiễn của địa phương. Quá trình dạy học là quá trình lâu dài, lịch sử dạy và học có từ rất sớm, song yêu cầu thực tế luôn đòi hỏi phải đổi mới cập nhật thực tế và phát triển. Nhằm tìm kiếm một giải pháp tiên tiến, xây dựng một phương pháp hiện đại cho Giáo dục thế kỉ XXI, nghị quyết Trung ương IV khoá VII đã chỉ rõ: “phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.” Trước yêu cầu thực tiễn đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành soạn thảo chương trình Tiểu học mới cho những năm 2000. 2. Ngày nay giáo dục Tiểu học được coi là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng vững chắc cho cấp học tiếp theo. Học sinh tiểu học trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá, khả năng phát triển tư duy của các em là vô cùng to lớn. Do vậy muốn tích cực hoá hoạt động học tập, đem lại cho học sinh khả năng tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, hình thành cho các em kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cụ thể, thiết thực sâu sắc, khả năng sáng tạo khi giải quyết các vấn đề là yếu tố quan trọng bậc nhất để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 3. Trong chương trình Tiếng Việt của tiểu học, phân môn Tập đọc chiếm thời lượng chủ yếu của bậc học. Nó góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học, phải đảm bảo cho học sinh có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết. Muốn nói hay viết giỏi thì trước tiên phải đọc thành thạo. - 2 - Tập đọc là môn học công cụ, là phương tiện quan trọng nhất, là chìa khoá cho học sinh học tốt các môn học khác. Dạy tập đọc làm cho học sinh hiểu cái hay cái đẹp, cái đúng cái tinh tế, phức tạp và đa nghĩa của từ ngữ. Học tập đọc chính là học cách nói, cách viết khoa học, chính xác nghệ thuật và trong sáng góp phần phát triển tư duy, khả năng diễn đạt cho học sinh. Tập đọc là phân môn có vị trí đặc biệt trong trương trình Tiểu học, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh đầu cấp học những kĩ năng cần thiết và hết sức quan trọng đó là kĩ năng đọc. Để học được các môn học khác trước hết các em phải biết đọc và đọc được Tiếng Việt một cách thành thạo, thì mới có thể tiếp cận với các môn học khác và tiếp thu những tinh hoa tri thức của dân tộc cũng như tri thức của nhân loại. 4. Những tri thức và năng lực mà học sinh muốn có được đều phải thông qua hệ thống các bài tập, các em phải tự mình làm lấy bài tập không ai có thể làm hộ, làm thay các em được.Vì chỉ khi học sinh thông qua hoạt động học tập, thực hiện bài tập học sinh mới có thể lĩnh hội được kiến thức và hình thành kĩ năng kĩ xảo. Trong dạy học, giáo viên là người tổ chức điều khiển, giúp mỗi học sinh tích cực, chủ động suy nghĩ và hoạt động để tìm ra kiến thức và rèn luyện kĩ năng, học sinh tích cực hoá hoạt động bao nhiêu sẽ chiếm lĩnh được bấy nhiêu tri thức. Giáo viên không đưa ra kiến thức sẵn cho học sinh mà để học sinh tự mình giải bài tập để tìm ra kiến thức, lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng kĩ xảo. 5. Tiếng Việt là môn học thực hành, hiện nay phần lớn các phân môn của môn Tiếng Việt đều có hệ thống vở bài tập để các em làm việc, thực hành được thuận lợi. Sách giáo khoa phân môn Tập đọc ở lớp 2, lớp 3 đã có phần tìm hiểu bài để giúp các em lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản, nhưng thực tế thời lượng dành cho việc đọc hiểu trong nhà trường hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên không có nhiều điều kiện - 3 - để đầu tư sâu bài giảng, nên phần nào làm giảm sút sự yêu thích của các em đối với phân môn Tập đọc, mà phân môn Tập đọc là môn học nhằm hình thành và rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản của người học đó là: nghe ,đọc, nói, viết. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam mới. Chính vì những lí do thiết thực nêu trên, nên tôi đã chọn cho mình đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2,3” để tìm hiểu và nghiên cứu trong luận văn của mình. Thời gian gần đây đã có nhiều tác giả quan tâm đến phân môn Tập đọc đặc biệt là vấn đề rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Tiểu học. Trong cuốn “Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học” xuất bản năm 2002 tác giả Nguyễn Thị Hạnh đã khẳng định việc dạy đọc hiểu cho học sinh Tiểu học có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Theo tác giả có kĩ năng đọc hiểu học sinh sẽ từng bước thành thạo các thao tác tư duy, từ đó cùng với các môn học khác góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề ở các em. Năm 2003 tác giả Lê Phương Nga xuất bản cuốn sách “Dạy tập đọc ở Tiểu học”. Đây là tài liệu bổ trợ giúp cho học sinh, sinh viên và những ai quan tâm đến việc dạy học Tập đọc ở Tiểu học có cái nhìn sâu hơn về cách dạy phân môn này. Năm 2004, các tác giả Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Giang Khắc Bình đã tuyển chọn các bài văn, bài thơ hay trong chương trình Tiếng việt ở Tiểu học, tiến hành phân tích để tìm ra vẻ đẹp của các tác phẩm đó trong hai cuốn sách: “Tìm hiểu vẻ đẹp bài thơ ở Tiểu học” và “Tìm hiểu vẻ đẹp bài văn ở Tiểu học”. Qua việc nghiên cứu các công trình trên, chúng tôi thấy rõ sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. Tiếp - 4 - thu những kết quả nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi đã xây dựng nên hệ thống bài tập đọc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2, 3. 2. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng được hệ thống bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2, 3. - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tập đọc ở tiểu học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận và nghiên cứu thực trạng việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh thông qua hệ thống bài tập. - Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2, 3. - Thử nghiệm giáo án. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Hoạt động dạy học môn Tập đọc ở Tiểu học. - Phạm vi : Một số lớp 2, 3 thuộc địa bàn thị xã Phúc Yên. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích các tài liệu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài để thu thập thông tin, cơ sở lí luận cho đề tài. - Phương pháp khái quát kinh nghiệm: vận dụng lí luận về khoa học giáo dục để phân tích, khái quát hoá thông tin từ đó rút ra kết luận. - Phương pháp điều tra khảo sát. - Phương pháp thực nghiệm. 6. Giả thuyết khoa học Nếu nghiên cứu thành công đề tài, xây dựng được hệ thống bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh thì chất lượng môn tập đọc ở tiểu học nhất định sẽ được nâng cao, phương pháp dạy học tích cực sẽ được phát huy theo định hướng của Bộ Giáo dục Đào tạo. - 5 - PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ DẠY ĐỌC HIỂU VÀ BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRONG MÔN TẬP ĐỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Cơ sở lí luận của hoạt động đọc hiểu Môn tiếng Việt góp phần đắc lực vào thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở tiểu học theo đặc trưng bộ môn. Việc dạy tiếng Việt trong nhà trường tạo cho học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt văn hoá để suy nghĩ, giao tiếp và học tập. Thông qua việc học tiếng Việt nhà trường rèn cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục cho các em những tư tưởng, tình cảm lành mạnh, trong sáng. Phải tác động nhiều tới cảm xúc và tình cảm của các em để phát triển dần ý thức và lí trí của các em. Cuối bậc tiểu học, yêu cầu tối thiểu học sinh phải đạt được là đọc thông, viết thạo mặt chữ, sử dụng được ngôn ngữ nói và viết trong học tập và giao tiếp. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam mới. Hệ thống bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh là giải pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn tập đọc. Đọc- hiểu giúp trẻ em chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập, vì vậy việc đọc hiểu thực sự quan trọng đối với học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng. 1.1.1. Nhiệm vụ của giờ tập đọc ở tiểu học Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng “đọc” : đọc đúng, đọc nhanh đọc lưu - 6 - loát trôi chảy, đọc hiểu (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc) hay còn gọi là đọc có ý thức và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành từ hai hình thức đọc : đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một kĩ năng này sẽ có tác động đến kĩ năng khác. Ví dụ: đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và đọc diễn cảm được. Nhiều khi khó nói được rạch ròi kĩ năng nào làm cơ sở cho kĩ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng. Vì vậy, trong dạy đọc không thể xem nhẹ yếu tố nào. Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách được tôn kính trong trường học, đó là một trong những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hoá. Nói cách khác, thông qua việc dạy đọc làm cho học sinh thích thú đọc và thấy được khả năng đọc là có ích với các em trong cả cuộc đời, thấy được đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống tri thức đầy đủ và phát triển. Nhiệm vụ thứ ba của phân môn tập đọc là làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Phát triển ngôn ngữ và tư duy; giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu và bồi dưỡng lòng yêu cái thiện, cái đẹp cho học sinh. Từ đó ta cần nắm được Chương trình dạy học tập đọc ở tiểu học đó là: Từ năm học 2002 - 2003 chương trình Tiếng việt 2000 (còn gọi là chương trình 175 tuần) không kể những tuần ôn tập dành cho 5 lớp tiểu học, gồm 42 bài tập đọc ở lớp 1 và 365,5 tiết tập đọc ở lớp 2, 3, 4, 5 - 7 - Ở lớp 1 Tập đọc được học từ tuần 23 với 42 bài đọc. Từ lớp 2 đến lớp 5 Tập đọc được học 31 tuần (không kể 4 tuần ôn tập), ở lớp 2 mỗi tuần có 4 tiết (3 bài), ở lớp 3 mỗi tuần có 3,5 tiết (3 bài), ở lớp 4, 5 mỗi tuần có 2 tiết tập đọc (2 bài ). Để có cách đánh giá về hoạt động dạy và học phân môn tập đọc của thầy trò ở Tiểu học chúng ta cần nắm được quy trình giảng dạy tập đọc lớp 2,3. 1. Kiểm tra bài cũ Học sinh đọc bài tập đọc, học thuộc lòng bài thơ, đoạn văn hoặc kể lại nội dung câu chuyện đã học ở tiết trước. Giáo viên nhận xét và có thể hỏi thêm về nội dung đoạn, bài đã đọc để củng cố kĩ năng đọc hiểu. 2. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài b) Luyện đọc Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động là: - GV đọc diễn cảm toàn bài. - GV hướng dẫn học sinh đọc kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng câu HS nối tiếp nhau đọc từng câu (một hoặc hai lượt). GV sửa lỗi phát âm (nếu có) cho HS. + Đọc từng đoạn trước lớp Một vài HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài (một, hai lượt). GV giúp HS đọc đúng. GV giúp HS nắm nghĩa các từ mới. + Đọc từng đoạn trong nhóm Từng cặp HS đọc và góp ý cho nhau về cách đọc. GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. - 8 - + Cả lớp đọc đồng thanh một đoạn hoặc cả bài. (Việc đọc đồng thanh không áp dụng đối với một số văn bản có nội dung buồn và một số văn bản thông thường) c) Hướng dẫn tìm hiểu bài GV hướng dẫn HS đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa (có thể dẫn dắt, gợi mở, điều chỉnh cho sát với đối tượng HS cụ thể). d) Luyện đọc lại / học thuộc lòng (nếu SGK yêu cầu) - GV đọc diễn cảm từng đoạn hoặc cả bài - GV lưu ý HS về giọng điệu chung của đoạn hoặc bài, những câu cần chú ý. Đối với HS lớp 2, 3 đọc diễn cảm chưa phải là yêu cầu bắt buộc. Do đó tuỳ thuộc trình độ HS lớp cụ thể, GV có thể xác định mức độ cho phù hợp. - Từng HS hoặc nhóm HS thi đọc. GV uốn nắn cách đọc cho HS. - Hướng dẫn HTL (nếu SGK yêu cầu). e) Củng cố dặn dò ( lưu ý về nội dung bài, về cách đọc và cách học bài ở nhà) 1.1.2. Đặc điểm các loại văn bản trong chương trình tập đọc lớp 2, 3 Thống kê các văn bản tập đọc trong cả năm học, ở các khối lớp ở Tiểu học chúng tôi thấy: ở khối lớp 1 có 36 văn bản tập đọc; ở khối lớp 2 và khối lớp 3 mỗi năm đều có 93 văn bản, khối lớp 4 và khối lớp 5 thì một năm học có 62 văn bản. Như vậy, trong 5 năm học ở Tiểu học thì học sinh được học 346 văn bản tập đọc. Các văn bản rất đa dạng và phong phú về phong cách như phong cách nghệ thuật, khoa học, nhật dụng, trong đó chiếm phần lớn là văn bản nghệ thuật. Tập đọc nhằm đảm bảo mục tiêu dạy tiếng đồng thời với dạy văn, phát triển khả năng giao tiếp thông thường kết hợp bồi dưỡng tâm hồn tình cảm và giáo dục đạo đức, cũng như cung cấp cho trẻ những hiểu biết cần thiết về thế giới các em đang sống. - 9 - Các văn bản tập đọc được tuyển chọn đều phù hợp với chủ điểm của sách và chủ điểm của tuần mà chúng được bố trí. Chẳng hạn, các bài tập đọc trong tuần 19, 20 của lớp 3 thì chủ điểm của 2 tuần này là Bảo vệ tổ quốc. Do vậy nội dung của các bài tập đọc cũng xoay quanh những khía cạnh khác nhau của việc bảo vệ tổ quốc như bài Báo cáo kết quả tháng thi đua noi gương chú bộ đội, Ở lại với chiến khu, các phân môn khác như Luyện từ và câu trong những tuần này cũng hướng về mở rộng vốn từ tổ quốc. Mặt khác các văn bản tập đọc phải đáp ứng yêu cầu về tư tưởng, tính nghệ thuật và phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Các bài tập đọc của các tác giả trong nước như Tô Hoài, Trần Đăng Khoa, Phạm Hổ, hay những câu truyện thần thoại Hi Lạp, truyện ngụ ngôn La Phông ten, được trải dài trong suốt 5 năm tiểu học. Đó đều là những áng văn giàu hình tượng, cảm xúc, có cách diễn đạt trong sáng, chuẩn mực, phù hợp với các em và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Các văn bản tập đọc còn đảm bảo yêu cầu tích hợp theo chiều ngang và chiều dọc. Theo chiều ngang, mỗi văn bản tập đọc ngoài rèn kĩ năng đọc và trang bị kiến thức về chủ điểm thì văn bản còn làm vật liệu mẫu để mở rộng vốn từ, rèn kĩ năng viết văn hay chính tả. Theo chiều dọc, mỗi văn bản tập đọc là sự kế thừa kiến thức và kĩ năng ở lớp dưới để chuẩn bị cho kiến thức và kĩ năng mới xuất hiện. Ví dụ bài Vẽ về cuộc sống an toàn thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu tuần 24, lớp 4 là sự kế thừa và phát triển chủ điểm Nghệ thuật ở lớp 3. Ngoài ra các văn bản tập đọc còn đảm bảo sự cân đối giữa văn học dân gian và văn học hiện đại, văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Các văn bản được tuyển chọn trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học đều phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em và được nâng dần theo từng khối lớp. Ví dụ ở lớp 1 là những bài đọc thú vị, bổ ích, gần gũi với thế giới hồn nhiên, tươi - 10 - tắn của trẻ. Ở lớp 2 và lớp 3 thì xuất hiện nhiều hơn các văn bản văn học nước ngoài, văn bản báo chí, hành chính, cung cấp cho các em một số kiến thức và kĩ năng cần thiêt trong đời sống, phản ánh các mối quan hệ như gia đình, nhà trường, quê hương. Lên lớp 4, lớp 5 thì xuất hiện nhiều thể loại văn bản hơn nhất là văn bản nghệ thuật như kịch, truyện, thơ Nội dung các văn bản phản ánh những vấn đề lớn đang đặt ra trước thực tế cuộc sống nhân dân ta cũng như toàn nhân loại. Ngoài ra các văn bản còn sắp xếp theo chiều tăng dần số lượng các tiếng, nâng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp các em chiếm lĩnh được nội dung văn bản, chủ động, tích cực trong học tập. 1.1.3.Cơ sở tâm sinh lí của hoạt động đọc Để tổ chức dạy đọc cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình đọc và bản chất của kĩ năng đọc. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh khi đọc hay cơ chế của đọc là cơ sở của việc dạy đọc vì nó sẽ giúp ta xác định mục đích, nội dung của quá trình đọc cũng như xác định mục đích, nội dung của quá trình dạy học đọc. Đọc là biến hình thức của chữ viết thành hình thức âm thanh để người đọc, người nghe hiểu được những điều mà tác giả muốn nói qua chữ viết. Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Chúng ta đi vào phân tích đặc điểm của quá trình này. Đọc là một hoạt động Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng bộ mã có hai phương diện. Thứ nhất, đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm, để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Quá trình này gọi là quá trình đọc thành tiếng. Thứ hai, đó là sự vận động của [...]... dạy học đọc hiểu cho học sinh giáo viên mới có khả năng đưa ra câu hỏi bài tập phù hợp với học sinh giúp các em hiểu bài sâu hơn Đây chính là những cơ sở để chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập ở chương 2 của luận văn - 29 - CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 2, 3 Tập đọc là phân môn thực hành Nhiệm vụ chính là hình thành năng lực đọc cho học sinh, giúp các em có kĩ năng. .. (tự luận), bài tập thực hành đọc, bài tập trắc nghiệm - Phân loại theo mức độ tính độc lập của học sinh: bài tập tái hiện, bài tập suy luận, bài tập sáng tạo - Phân loại theo đối tượng thực hiện bài tập: bài tập dùng chung, bài tập cho nhóm, bài tập cho cá nhân, Hệ thống bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2, 3 được xây dựng trong luận văn nhằm mục tiêu: * Giúp học sinh nắm được nội dung sự... Tiểu học mới cho những năm 20 00 Chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định năm 1998 và thực hiện trong phạm vi cả nước từ năm học 20 02 - 20 03 chương trình Tiểu học mới đối với lớp 1 Năm học 20 03 - 20 04 đối với lớp 2 Năm 20 04 - 20 05 đối với lớp 3, năm 20 05 - 20 06 đối với lớp 4, năm 20 06 - 20 07 đối với lớp 5 Những định hướng chính trong đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học. .. vậy để dạy học sinh đọc hiểu phải dựa vào mục tiêu nhiệm vụ của giờ Tập đọc; đặc điểm của văn bản bài đọc cũng như trình độ năng lực và nhu cầu hứng thú của học sinh - 28 - Đích cuối cùng của dạy đọc là dạy cho học sinh có kĩ năng làm việc với văn bản Chính vì vậy, dạy đọc hiểu có vai trò đặc biệt trong dạy học nói chung và trong dạy học Tiểu học nói riêng Dạy đọc hiểu là dạy học sinh đọc một cách... việc đọc diễn cảm và trong việc đọc hiểu văn bản 1.1.5 Nhiệm vụ đọc hiểu trong giờ tập đọc lớp 2, 3 Có thể nói đọc - hiểu là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của việc hình thành kĩ năng tự học cho học sinh, nhất là đối với học sinh lớp 2, 3 Biết đọc không chỉ dừng ở mức độ nhận diện được mặt chữ mà các em còn phải thông hiểu được những gì mà mình đã đọc Một người đọc nhưng không hiểu mình đang đọc. .. loại bài tập cần tính đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức bài tập, xem xét các bình diện yếu tố của văn bản, kĩ năng đọc hiểu với các kĩ năng khác Có nhiều cách phân loại hệ thống bài tập như: - Phân loại theo các bước lên lớp: bài tập kiểm tra bài cũ, bài luyện tập ,bài tập kiểm tra đánh giá - Phân loại theo hình thức thực hiện: bài tập trả lời miệng, bài tập trả lời viết (tự luận), bài tập thực... sau: 1 hiểu nghĩa các từ, các ngữ; 2 hiểu các câu; 3 hiểu nghĩa các đoạn; 4 hiểu được cả bài Đây chính là cơ sở cho việc xây dựng các bài tập đọc hiểu ở các dạng khác nhau để giúp học sinh hiểu nghĩa từ như: có các bài tập tái hiện chi tiết, hình ảnh để giải thích cho từ chốt, từ trung tâm giúp học sinh hiểu ý các câu, đoạn và có các bài tập phân tích, suy luận, tìm hiểu ý, đoạn giúp học sinh hiểu nội... kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2, 3 theo ba nhóm bài tập sau: bài tập nhận diện ngôn ngữ văn bản và tái hiện nội dung chứa trong văn bản; bài tập cắt nghĩa ngôn ngữ để hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản; bài tập phản hồi văn bản Từ đó chúng tôi lập sơ đồ bài tập được xây dựng như sau: - 31 - Nhóm bài tập nhận diện ngôn ngữ văn bản và tái hiện nội dung chứa trong văn bản Bài. .. sản sinh ( nói, viết) và lĩnh hội (nghe ,đọc) lời nói - 27 - 1 .3 .2 Chuẩn kiến thức kĩ năng đọc hiểu Tập đọc là một phân môn thực hành Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh Năng lực đọc được hình thành từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc : đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc. .. gọi là biết đọc Người đọc sẽ không thể thu nhận được thông tin nếu không hiểu mình đang đọc gì, như vậy việc đọc của họ sẽ trở nên thật vô ích Trên cơ sở của nhiệm vụ giờ tập đọc ở tiểu học nói chung, nhiệm vụ đọc hiểu trong giờ tập đọc lớp 2, 3 nhằm giúp cho học sinh hình thành thói quen đọc có ý thức, hiểu nội dung các văn bản trong khi đọc thông qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài Dạy đọc hiểu phải . tuần ôn tập dành cho 5 lớp tiểu học, gồm 42 bài tập đọc ở lớp 1 và 36 5,5 tiết tập đọc ở lớp 2, 3, 4, 5 - 7 - Ở lớp 1 Tập đọc được học từ tuần 23 với 42 bài đọc. Từ lớp 2 đến lớp 5 Tập đọc. hiểu cho học sinh lớp 2, 3. 2. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng được hệ thống bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2, 3. - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tập đọc ở tiểu học. . việc xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. Tiếp - 4 - thu những kết quả nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi đã xây dựng nên hệ thống bài tập đọc rèn kĩ năng đọc hiểu

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan