Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến sinh trưởng và phát triển của giống dong riềng DR1 tại trường ĐHNL Thái Nguyên.

72 368 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến sinh trưởng và phát triển của giống dong riềng DR1 tại trường ĐHNL Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ CHÍ BẢO Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NPK ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG DONG RIỀNG DR1 TẠI TRƯỜNG ĐHNL THÁI NGUYÊN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Lớp : K42 - TT Khóa học: : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Viết Hưng Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bầy trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 19 tháng 5 năm 2014 Tác giả Hà Chí Bảo LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Nhà trường và BCN Khoa Nông học, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến sinh trưởng và phát triển của giống dong riềng DR1 tại trường ĐHNL Thái Nguyên”. Dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Lân đến nay luận văn tốt nghiệp của tôi đã được hoàn thành. Để có được kết quả như hôm nay tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ban chủ nhiệm Khoa Nông học cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Lân. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự động viên của gia đình và các bạn trong lớp, trong Khoa đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này Đây là dịp đầu tiên tôi được tiếp xúc với việc nghiên cứu thực tế, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự chỉ bảo, góp ý bổ sung của các thầy, cô giáo và các bạn để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Hà Chí Bảo DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT Công thức CS Cộng sự ĐC Đối chứng Ha Hecta HTX Hợp tác xã UBND Ủy ban nhân dân PTNT Phát triển nông thôn CV Hệ số biến động LSD Sai khác có ý nghĩa KHSS Khoa học sự sống CT Công thức CS Cộng sự NSLT Năng suất lí thuyết NSTT Năng suất thực thu MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Mục đích nghiên cứu 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây dong riềng 3 2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây dong riềng 3 2.1.2. Phân loại cây dong riềng 3 2.1.3. Đặc điểm thực vật học cây dong riềng 3 2.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây dong riềng 5 2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới và Việt Nam 6 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới 6 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Việt Nam 6 2.3. Tình hình nghiên cứu dong riềng trên Thế giới và ở Việt Nam 9 2.3.1. Tình hình nghiên cứu dong riềng trên thế giới 9 2.3.2. Tình hình nghiên cứu dong riềng ở Việt Nam 11 2.4. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng dong riềng 13 Phần III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng nghiên cứu 16 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16 3.3. Nội dung nghiên cứu 16 3.4. Phương pháp nghiên cứu 16 3.5. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 17 3.6. Phương pháp xử lý số liệu 19 Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20 4.1. Điều kiện khí hậu thời tiết 20 4.2. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến tỉ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng của giống dong riềng DR1 22 4.3. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến khả năng sinh trưởng của giống dong riềng DR1. 23 4.3.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp NPK đến động thái tăng trưởng chiều cao cây 23 4.3.2. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến động thái tăng trưởng đường kính thân của cây dong riềng 25 4.3.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp NPK đến động thái ra lá của giống dong riềng DR1 28 4.4. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến đặc điểm hình thái của giống dong riềng DR1 30 4.5. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống dong riềng DR1 31 4.6. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống dong riềng DR1 34 4.7. Hoạch toán hiệu quả kinh tế của một số tổ hợp NPK cho giống dong riềng DR1 36 Phần V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37 5.1. Kết luận 37 5.2. Đề nghị 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Diễn biến khí hậu thời tiết năm 2013 tại Thái Nguyên 20 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến tỉ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng của giống dong riềng DR1 22 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống dong riềng DR1 24 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến động thái tăng trưởng đường kính thân của giống dong riềng DR1 26 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến động thái ra lá của giống dong riềng DR1 28 Bảng 4.6: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến một số đặc điểm hình thái và độ đồng đều của giống dong riềng DR1 30 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống dong riềng DR1 33 Bảng 4.8 Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống dong riềng DR1 34 Bảng 4.9: Sơ bộ hạch toán kinh tế cho các công thức thí nghiệm 36 DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây dong riềng 24 Biểu đồ 4.2. Động thái tăng trưởng đường kính thân cây dong riềng 26 Biểu đồ 4.3. Động thái ra lá của cây dong riềng 29 Biểu đồ 4.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống dong riềng DR1 34 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis (Indica), họ Dong riềng (Cannaceae) có nguồn gốc từ Nam mỹ và trồng ở nước ta vào đầu thế kỷ 19. Dong riềng là cây trồng sinh trưởng, phát triển mạnh, có khả năng thích ứng rộng, trồng được trên nhiều loại đất kể cả các vùng đất nghèo dinh dưỡng, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận đặc biệt là chịu hạn, năng suất củ tươi có thể đạt từ 45 - 60 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 13,36- 16,4% (Nguyễn Thiếu Hùng và CS, 2010) [6]. Do có hàm lượng tinh bột cao nên củ dong riềng thường được dùng để chế biến tinh bột, chăn nuôi gia súc, đặc biệt là được sử dụng để làm miến dong, bánh đa, bánh mì, bánh bao, kẹo Ngoài ra, thân, lá dong riềng còn dùng cho chăn nuôi gia súc nên góp phần tận dụng thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Theo đánh giá của người dân, dong riềng dễ trồng, ít tốn công chăm sóc nên trồng dong riềng có hiệu quả kinh tế cao. Một ha trồng dong riềng cho doanh thu 80 - 100 triệu, trừ chi phí đi khoảng 20 - 25 triệu, người dân có thể lãi trung bình khoảng 60-80 triệu đồng/ha (thu từ củ). Trồng dong riềng trên diện tích lớn hoặc chế biến thành tinh bột thì có thể được lãi nhiều hơn. Cây dong riềng có thể trồng trên nhiều loại đất, ở nhiều điều kiện sinh thái khác nhau. Sự mất cân bằng dinh dưỡng trong đất ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng bình thường của cây. Do có năng suất sinh khối lớn (đạt từ 40 – 70 tấn củ và 50 – 60 tấn lá/ha) nên hàng năm dong riềng lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng khá lớn. Khi năng suất dong riềng ngày càng tăng thì nhu cầu của phân bón cũng được tăng lên. Trong những năm gần đây, diện tích trồng cây dong riềng ngày càng tăng nhưng năng suất vẫn còn thấp và không ổn định, để tăng sản lượng dong riềng cho nhu cầu trong nước, chế biến và xuất khẩu, bên cạnh việc mở rộng diện tích, sử dụng giống mới cho năng suất cao….Thì việc sử dụng các loại phân bón là một yếu tố quan trọng làm tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Phân bón có một vị trí quan trọng trong việc nâng cao sức sản xuất của đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất và chất lượng nông sản. Tuy nhiên, muốn nâng cao hiệu lực của phân bón cần xác định liều lượng, tỉ lệ giữa các 2 nguyên tố dinh dưỡng phù hợp với từng loại đất và từng vùng tiểu khí hậu cụ thể. Xuất phát từ thực tế đó, được sự giúp đỡ của khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng sự giúp đỡ tận tình của thầy cô hướng dẫn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến sinh trưởng và phát triển của giống dong riềng DR1 tại trường ĐHNL Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tổ hợp NPK thích hợp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dong riềng. 1.3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến khả năng sinh trưởng và năng suất của dong riềng. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến khả năng chống chịu của dong riềng. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa những kiến thức đã học, áp dụng vào thực tế. Đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với những phương pháp nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức và tích lũy kinh nghiệm thực tế. - Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Qua kết quả nghiên cứu xác định được công thức bón phân phù hợp với sản xuất dong riềng tại Thái Nguyên và đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức bón. Từ đó khuyến cáo ra sản xuất. [...]... đối chứng Nhìn chung ở các giai đoạn sinh trưởng cây dong riềng có sự chênh lệch không lớn giữa các công thức Qua đó cho thấy các tổ hợp NPK ảnh hưởng không lớn đến tỷ lệ này mầm và thời gian sinh trưởng của giống dong riềng DR1 4.3 Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến khả năng sinh trưởng của giống dong riềng DR1 4.3.1 Ảnh hưởng của các tổ hợp NPK đến động thái tăng trưởng chiều cao cây Chiều cao cây... Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến tỉ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng của giống dong riềng DR1 Sự nảy mầm của dong riềng là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất Khi gặp điều kiện thuận lợi, đặc biệt nhiệt độ và ẩm độ tốt cây dong riềng nảy mầm nhanh, sinh trưởng và năng suất cao Kết quả theo dõi thí nghiệm thể hiện qua bảng 4.2 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến. .. 3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2013 - Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại khu cây trồng cạn, Viện KHSS, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 3.3 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp NPK đến khả năng sinh trưởng và năng suất của dong riềng - Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp NPK đến tình hình... 4.3.2 Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến động thái tăng trưởng đường kính thân của cây dong riềng Đường kính thân là một chỉ tiêu để đánh giá năng suất sinh khối và khả năng chống đổ của cây trồng Đối với cây dong riềng có đường kính càng lớn thì khả năng chống đổ càng cao Đường kính cây cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, điều kiện canh tác, thời vụ… 26 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK. .. tăng trưởng đường kính thân cao nhất 4.3.3 Ảnh hưởng của các tổ hợp NPK đến động thái ra lá của giống dong riềng DR1 Các kết quả nghiên cứu cho thấy, quang hợp là nguồn tạo ra chất hữu cơ giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển và quyết định 90 - 95% năng suất cây trồng Đối với cây dong riềng, lá có vai trò quan trọng, trong quá trình quang hợp của cây Bộ lá có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh. .. thành phát triển củ, trong khi điều kiện ngày dài thúc đẩy sự phát triển thân lá, hạn chế hình thành củ 22 Số liệu bảng 4.1 cho thấy, số giờ nắng bình quân từ tháng 2 đến đầu tháng 12 ở Thái Nguyên đạt 36 – 186 giờ thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của dong riềng Nhìn chung khí hậu thời tiết năm 2013 tại Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dong riềng 4.2 Ảnh. .. lọc giống 11 mới Nhưng cũng có một số ít công trình đã nghiên cứu chọn giống dong riềng bằng chỉ thị phân tử 2.3.2 Tình hình nghiên cứu dong riềng ở Việt Nam Dong riềng Canna edulis Ker là cây thân thảo, họ dong riềng (Cannaceae) Dựa vào tính chất củ, thân lá và hoa dong riềng, được chia ra 3 loại: Cây chuối hoa (Canna indica L.), cây dong đao (Canna sp), cây dong riềng (Canna Edulis ker) Dong riềng. .. độ…Nếu gặp điều kiện bất lợi (hạn, rét…) sẽ làm cho cây sinh trưởng chậm lại, số đốt giảm và ảnh hưởng đến tốc độ ra lá Từ đó ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng dong riềng 24 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống dong riềng DR1 Đơn vị: cm Chiều cao cây ở thời kì sau mọc … ngày (Cm) C Thức 10 20 30 40 1 27,6 36,2 56,0 75,5 101,5 136,3 155,5 164,5... thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước vùng Nam Mỹ, Châu Phi, và một số nước Nam Thái Bình Dương Tại Châu Á, dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc, Úc, và Đài Loan Mặc dù vậy đến nay chưa có số liệu thống kê chính xác về diện tích loại cây trồng này Nghiên cứu về dong riềng ở các nước còn nhiều hạn chế Theo (Hermann và CS, 2007) [16], cây dong riềng là... phù hợp đặc biệt là xác định chế độ bón phân hợp lý là hết sức cần thiết góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dong riềng ở Thái Nguyên nói riêng và ở vùng miền núi phía Bắc nói chung 16 Phần III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Một số tổ hợp NPK - Giống dong riềng DR1 được Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT cho phép sản xuất thử tại . hưởng của các tổ hợp NPK đến động thái ra lá của giống dong riềng DR1 28 4.4. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến đặc điểm hình thái của giống dong riềng DR1 30 4.5. Ảnh hưởng của một số tổ hợp. hưởng của một số tổ hợp NPK đến tỉ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng của giống dong riềng DR1 22 4.3. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến khả năng sinh trưởng của giống dong riềng DR1. 23. 2013 tại Thái Nguyên 20 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến tỉ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng của giống dong riềng DR1 22 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến động thái

Ngày đăng: 23/07/2015, 13:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan