Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông năm 2013 tại Trường Đại Học Nông Lâm thái Nguyên.

79 613 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông năm 2013 tại Trường Đại Học Nông Lâm thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN HÒA Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔNG HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU TƯƠNG DT 2008 TRONG VỤ ĐÔNG NĂM 2013 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Khoá : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn : TS. Lưu Thị Xuyến Thái Nguyên, năm 2014 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nhu cầu con người ngày càng được nâng cao, con người quan tâm đến sức khỏe qua chất lượng khẩu phần ăn hàng ngày trong đó hàm lượng Prôtêin – cơ sở của sự sống là rất cần thiết. Prôtêin được cung cấp cho con người từ hai nguồn chính là từ động vật và thực vật. Prôtêin thực vật có tác dụng rất tốt với cơ thể con người, cung cấp đầy đủ các axit amin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là có nhiều axit amin không thay thế. Một trong những nguồn cung cấp Prôtêin thực vật chủ yếu là cây đậu tương. Cây đậu tương (Glycine max (L) Merrill) hay còn gọi là cây đậu nành là cây trồng cạn ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Ngoài ra cây đậu tương còn là cây trồng xen cho hiệu quả cao và là cây cải tạo đất rất tốt (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [2]. Cây đậu tương là một trong những loại cây trồng quan trọng trong đời sống con người, đứng ở vị trí thứ tư sau lúa mỳ, lúa nước và ngô. Thành phần của hạt đậu tương có chứa hàm lượng rất cao các chất như prôtêin 36 - 40%, lipit 15 - 20%, hydratcacbon và các chất khoáng. Ngoài ra trong hạt đậu tương c&òn chứa nhiều loại vitamin như: PP, A, C, D, E, K… đặc biệt là vitamin B1, và B2 (Phạm Văn Thiều, 2006) [11]. Prôtêin đậu tương có giá trị cao không những về hàm lượng lớn mà nó còn có đầy đủ và cân đối các loại axit amin cần thiết, đặc biệt là lizin và triptophan rất cần thiết đối với sự tăng trưởng và sức đề kháng của cơ thể (Cây đậu tương khỏe - 24 thông tin hoạt chất) [13]. Hạt đậu tương là loại hạt mà giá trị dinh dưỡng của nó được đánh giá đồng thời cả về prôtein và lipit, từ hạt đậu tương người ta chế biến được trên 600 loại thực phẩm khác nhau. Hạt đậu tương ngoài làm thực phẩm cho 2 người, thức ăn cho gia súc còn được làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sơn, cao su nhân tạo, mực in, xà ph&òng, chất dẻo, tơ nhân tạo, dầu bôi trơn trong ngành hàng không (Phạm Văn Thiều, 2006) [11]. Trong y học, đậu tương được dùng làm vị thuốc chữa bệnh giúp tránh hiện tượng suy dinh dưỡng ở trẻ em, người già và có tác dụng hạn chế bệnh loãng xương ở phụ nữ, bệnh đái tháo đường, thấp khớp, đặc biệt rất tốt cho tim mạch (Cây đậu tương khỏe - 24 thông tin hoạt chất) [13]. Đặc biệt đậu tương đen có tác dụng rất tốt cho người bị bệnh đái tháo đường, thấp khớp, suy nhược thần kinh và suy dinh dưỡng (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [2]. Nước ta định hướng sắp tới cho sản xuất nông nghiệp là không thiên về tăng diện tích trồng trọt mà thiên về xu hướng tăng năng suất cây trồng trên đơn vị diện tích để tăng sản lượng. Ngoài những giá trị to lớn mà cây đậu tương mang lại cho con người nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo đất (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [2] vì rễ nó có chứa vi khuẩn sản sinh ra đạm sinh học cung cấp cho cây. Mỗi nốt sần được coi là một “nhà máy phân đạm tí hon”, bởi những vi khuẩn trong nốt sần hoạt động rất cần mẫn tổng hợp đạm khí trời, làm giàu đạm cho đất, không gây ô nhiễm môi trường và nó làm cho không khí trong lành hơn. Trong những năm gần đây nước ta đã chọn tạo được nhiều giống đậu tương mới có năng suất cao, phẩm chất tốt và khả năng thích ứng rộng như, ĐT19, ĐT22, DT2008… Trong đó giống DT2008 là 1 trong những giống sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Ở thái nguyên để giống bộc lộ hết tiềm năng cần phaie nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chi giống. Trong đó có biện pháp sử dụng phân bón.Vấn đề đặt ra là dùng phân bón như thế nào? Liều lượng bao nhiêu? Giải quyết cân đối các nguyên tố dinh dưỡng ra sao để vừa đảm bảo tăng năng suất chất lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh 3 tế . Vì vậy chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông năm 2013 tại Trường Đại Học Nông Lâm thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được tổ hợp phân bón thích hợp nhất cho giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên nhằm tạo điều kiện cho giống sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất cao, chất lượng tốt. 1.3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Đánh giá ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. - Đánh giá ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên củng cố và hệ thống hoá kiến thức để áp dụng vào thực tế, rèn luyện kỹ năng thực hành và tích luỹ kinh nghiệm trong sản xuất. - Giúp sinh viên nắm được các bước để tiến hành nghiên cứu một đề tài khoa học, phương pháp thu thập số liệu và trình bày một báo cáo khoa học. - Giúp cho sinh viên hiểu biết hơn nhiều kiến thức thực tiễn sản xuất và có tư duy, phương pháp nghiên cứu khoa học. 4 - Là cơ sở khoa học xác định phân bón cho cây đậu tương để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất. 1.4.2. Ý nghĩa trong sản xuất Qua kết quả của việc nghiên cứu sẽ xác định tổ hợp phân bón thích hợp nhất cho giống đậu tương DT2008 từ đó khuyến cáo cho người nông dân sản xuất nhằm đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao. 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu Phát triển cây đậu tương một mặt tạo ra sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp, mặt khác nếu phát triển có định hướng loại cây trồng này không những giải quyết được lợi ích trước mắt mà về lâu dài đây là loại cây trồng mang lại nhiều giá trị. Muốn vậy ngoài những chính sách về vốn, giống, phân bón, giá cả, thì chúng ta cần có những biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho sản xuất. Phân bón có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng. Nhu cầu về phân bón của các giống đậu tương khác nhau rất khác nhau. Việc bón phân nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây. Vì vậy muốn phát huy được hiệu quả của giống thì cần bón phân một cách cân đối và hợp lý. Sự sinh trưởng phát triển, khả năng cho năng suất của cây trồng chịu sự tác động sâu sắc của môi trường và điều kiện trồng trọt. Cùng một giống nhưng điều kiện chăm sóc khác nhau thì khả năng cho năng suất khác nhau. Do vậy trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu tương nói riêng việc xác định được công thức phân bón thích hợp cho mỗi giống để chúng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, có ý nghĩa thực tiễn nhằm thúc đẩy sản xuất đậu tương phát triển là rất cần thiết. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu Trong những năm gần đây nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ có sự chuyển hướng về kinh tế thị trường, sản xuất nông 6 nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn: Trước năm 1990 nước ta là một nước thiếu lương thực, thực phẩm nhưng đến năm 1990 nước ta đã là một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Vì vậy sản xuất nông nghiệp có điều kiện phát triển những cây trồng có giá trị kinh tế cao trong đó cây đậu tương là một trong những mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế bởi nó là một cây thực phẩm vừa dễ trồng lại vừa có hiệu quả kinh tế cao. 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới Đậu tương là một trong những cây trồng có vị trí quan trọng trong hệ thống nông nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới và lâu đời nhất của nhân loại, có lịch sử trồng trọt khoảng 5.000 năm. Cây đậu tương có nguồn gốc từ đông Bắc Trung Quốc, sau đó được trồng ở Nhật Bản, Triều Tiên và các nước trên thế giới. Hiện nay có khoảng 78 nước trồng đậu tương, châu Á tuy là nơi nguyên sản của cây đậu tương tuy nhiên nó lại được trồng tập trung ở Châu Mỹ (70,03%), tiếp đó là Châu Á (23,5%), còn lại ở các châu lục khác. Cây đậu tương đã trở thành cây trồng quan trọng thứ 4 sau lúa mì, lúa nước và ngô. Cây đậu tương có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, bởi giá trị kinh tế, dinh dưỡng và giá trị cải tạo đất. Từ giá trị đó mà cây đậu tương được nhiều nước trên thế giới quan tâm, đầu tư sản xuất. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.1. 7 Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây Chỉ tiêu Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2005 92,5 23,1 214,5 2006 95,3 23,2 221,9 2007 90,1 24,3 219,7 2008 96,4 23,9 231,2 2009 99,3 22,4 223,4 2010 102,6 25,8 265,2 2011 103,6 25,3 262,3 2012 104,9 23,0 241,8 (Nguồn: FAOSTAT, 2014) [15] Qua bảng 2.1 ta thấy: Về diện tích: Trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương có xu hướng tăng lên.Từ năm 2005 - 2012 diện tích trồng đậu tương trên thế giới dao động trong khoảng 92,5 - 104,9 (triệu ha) trong đó diện tích trồng đậu tương năm 2012 là lớn nhất đạt 104,9 (triệu ha), qua số liệu ta thấy diện tích trồng đậu tương ngày càng tăng lên. Về năng suất: Từ bảng trên ta thấy năng suất đậu tương trong những năm gần đây tương đối ổn định dao động trong khoảng 22,4 - 25,8 (tạ/ha) cao nhất là năm 2010 với 25,8 (tạ/ha) và thấp nhất là năm 2009 với 22,4 (tạ/ha). - Về Sản lượng: Sản lượng đậu tương trong những năm gần đâycó những biến động nhỏ ổn định. Trong vòng 6 năm từ năm 2005 – 2010 sản 8 lượng đậu tương tăng 50,7 triệu tấn, tương đương với 23,63%. Năm 2010, sản lượng đậu tương đạt lớn nhất 265,25 triệu tấn, và đến năm 2011 và 2012 sản lượng đậu tương giảm 23,41 triệu tấn, tương đương với 8,83%. Sở dĩ trong những năm từ năm 2005 đến năm 2010 sản lượng trồng đậu tương tăng nhanh đến như vậy là do diện tích trồng đậu tương trong những năm gần đây cũng tăng lên và do người trồng đậu tương đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến để phục vụ sản xuất. Nhưng đến năm 2011 và 2012 sản lương đậu tương giảm mặc dù diện tích trồng đậu tương vẫn tăng là do thới tiết khí hậu không thuận lợi, thường xuyên xảy ra thiên tai hạn hán. Theo dự đoán trong thời gian tới tốc độ phát triển đậu tương trên thế giới sẽ chậm hơn so với các năm trước. Kết quả nghiên cứu của trên 200 chuyên gia ở các ngành khác nhau thuộc công ty Elanco và hiệp hội đậu tương Mỹ cho thấy rằng khoảng hơn 20 năm nữa trung bình hàng năm nhu cầu về sản lương đậu tương tăng 4%/năm. Trong tương lai với sự trợ giúp của công nghệ sinh học, di truyền phân tử, nghiên cứu về cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng sẽ thu được nhiều kết quả tốt. Công nghệ sinh học là một trong nhưng yếu tố quan trọng để cải tiến chất lượng hạt đậu tương và khả năng chống chịu của cây. Trên thế giới có rất nhiều quốc gia trồng đậu tương tuy nhiên sản xuất đậu tương tập trung chủ yếu ở 4 nước: Mỹ, Brazil, Achentina và Trung Quốc (Phạm Văn Thiều, 2006) [11]. Sản lượng đậu tương của 4 nước này chiếm 90 -95% sản lượng đậu tương của toàn thế giới. 2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam Việt Nam là nước nông nghiệp có lịch sử trồng đậu tương lâu đời. Hiện nay cây đậu tương ở Việt Nam chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền nông nghiệp. Đặc biệt ở những vùng nông thôn nghèo, kinh tế chưa phát triển. Ngoài ra, cây đậu tương còn là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Có thể nói cây đậu tương ở Việt 9 Nam đã và đang phát triển không ngừng và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cây đậu tương thích ứng với nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau, là cây có hiệu quả kinh tế cao trên đất bạc màu và khô hạn. Cây đậu tương đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, sử dụng hợp lý đất đai, lao động, tiền vốn. Trong vòng 10 năm trở lại đây, cây đậu tương đã phát triển khá nhanh cả về diện tích và sản lượng, nhưng sản xuất đậu tương ở nước ta chưa được đầu tư cao, năng suất còn thấp hơn nhiều so với thế giới. Khi đánh giá về tốc độ phát triển sản xuất đậu tương thì Việt Nam cũng là nước có tốc độ phát triển nhanh so với các nước khác trên thế giới. Trong văn kiện Đại hội V của Đảng cộng sản Việt Nam (tập 2 [37]) có ghi: ''Đậu tương cần được phát triển mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho con người, gia súc, cho đất đai và trở thành một loại hàng xuất khẩu’’. Vì thế mà diện tích đậu tương ngày càng tăng cụ thể trước Cách mạng Tháng 8-1945, diện tích trồng đậu tương của cả nước chỉ có 30 nghìn ha với năng suất rất thấp đạt 4,1 tạ/ha. Sau khi đất nước thống nhất diện tích đậu tương tăng lên 39,95 nghìn ha và năng suất đạt 5,2 tạ/ha. Đến nay diện tích và năng suất đậu tương vẫn không ngừng tăng lên tuy nhiên năng suất đậu tương của Việt Nam vẫn thấp hơn so với trung bình của thế giới rất nhiều. Hàng năm nhu cầu tiêu dùng đậu tương trong nước rất cao. Vì thế trong những năm gần đây cây đậu tương được chú trọng phát triển nên năng suất, diện tích và sản lượng tăng dần được thể hiện qua bảng sau: [...]... nghiệm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: Vụ Đông (từ tháng 9-12 /2013) 3.3 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống đậu tương DT2008 ở các tổ hợp phân bón khác nhau trong vụ Đông năm 2013 tại trường ĐHNL Thái Nguyên - Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh và khả năng chống... TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Phân bón cho giống đậu tương DT2008 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông năm 2013 tại trường ĐHNL Thái Nguyên 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Tại trung tâm... số tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông năm 2013 tại trường ĐHNL Thái Nguyên - Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông năm 2013 tại trường ĐHNL Thái Nguyên 19 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm + Thí nghiệm được bố... lý số liệu - Các số liệu thu được của các cây/ô chia cho số cây theo dõi để lấy số liệu trung bình của từng ô rồi tính trung bình của các lần nhắc lại - Các số liệu khi tính toán được xử lý trên EXCEL và IRRISTAT 5.0 25 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông năm 2013 tại Trường Đại Học Nông. .. năng suất sẽ bị ảnh hưởng, cần chú ý bón thêm các nguyên tố vi lượng để hỗ trợ trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây 2.3.2 Kết quả nghiên cứu bón phân đậu tương ở Việt Nam Cùng với việc nghiên cứu chọn tạo ra các giống đậu tương mới cho năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái mỗi vùng Các nhà khoa học nông nghiệp nước ta đã có những nghiên cứu về bón phân cho đậu tương nhằm phát. .. động của các yếu tố ngoại cảnh như: chế độ nhiệt, nước, ánh sáng, dinh dưỡng 33 Qua theo dõi khả năng tăng trưởng chiều cao cây của giống đậu tương DT 2008 ở các công thức bón phân trong thí nghiệm qua các thời kỳ sinh trưởng, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.2 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến chiều cao cây của giống đậu tương DT2008 trong vụ đông 2013 tại trường ĐHNL Thái. .. thái của giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông 2013 Đặc điểm hình thái của cây đậu tương thể hiện mức độ sinh trưởng của cây ở từng điều kiên cụ thể Qua đặc điểm hình thái bên ngoài có thể phân biệt được sự sai khác giữa các giống ở các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây Đặc điểm hình thái là cơ sở dự đoán khả năng cho năng suất của giống đó Một số chỉ tiêu về hình thái như chiều cao cây, số đốt/thân... dinh dưỡng (bón phân) là rất cần thiết 2.3 Kết quả nghiên cứu bón phân đậu tương trên thế giới và việt nam 2.3.1 Kết quả nghiên cứu bón phân đậu tương trên thế giới Nhận thức được vai trò quan trọng của phân bón đối với cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng Các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều kết quả nghiên cứu về bón phân cho đậu tương Với thí nghiệm trong chậu DeMooy và Pesek (1966)... khả năng chống đổ và đặc biệt là cho năng suất của giống Chính vì vậy trong quá trình thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi các chỉ tiêu này và thu được kết quả ở bảng 4.3 35 Bảng 4.3 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình thái của giống đậu tương DT 2008 trong vụ đông 2013 tại trường ĐHNLThái Nguyên CT1(Đ/C) Số cành cấp 1 trên cây (cành) 2,76 Số đốt trên thân chính(đốt) 10,23 Đường... những giống có lá màu xanh nhạt, cây cao, đốt lóng dài, thân nhỏ, ít cành cấp 1 thì thường sinh trưởng kém, năng suất thấp lại dễ bị đổ Ngoài yếu tố giống thì điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, điều kiện canh tác cũng ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái của cây, một trong những yếu tố đó là phân bón Nghiên cứu đặc điểm hình thái của giống đậu tương DT2008 ở các tổ hợp phân bón khác nhau để xem tổ hợp . hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông năm 2013 tại Trường Đại Học Nông Lâm thái. DT2008 trong vụ Đông năm 2013 tại trường ĐHNL Thái Nguyên. - Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông. nghiên cứu Phân bón cho giống đậu tương DT2008 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống đậu tương DT2008 trong

Ngày đăng: 23/07/2015, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan