Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên.

64 636 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN ĐÌNH QUÂN Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG NGÔ NẾP LAI HN88 VỤ XUÂN 2014 TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Lớp : 42 - Trồng trọt Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Kiều Oanh TS. Trần Trung Kiên ơng Mạnh HùngGiảng viên hướHùng Bộ môn : Cơ sở Thái Nguyên, 2014 LỜI CẢM ƠN Là sinh viên chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng của việc thực tập tốt nghiệp và đây cũng là giai đoạn quyết định đến toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện của mỗi chúng ta. Thực hiện theo phương châm: “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp nhằm củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học trên giảng đường. Từ đó áp dụng một cách đúng đắn và sáng tạo vào thực tiễn sản xuất. Kết hợp lý thuyết với thực hành giúp cho sinh viên rút ra được những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực chuyên môn để sau này ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội, hoàn thành tốt được mọi công việc được giao. Do vậy thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu trong hệ thống đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Ban chủ nhiệm Khoa Nông học chúng em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên”, để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của mình, em đã nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, của các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn ThS. Lê Thị Kiều Oanh. Xuất phát từ lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo đã giảng dạy chúng em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Trần Trung Kiên đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình làm đề tài. Với trình độ và năng lực bản thân có hạn, mặc dù đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Đình Quân MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích 2 1.3. Yêu cầu 2 1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2 1.4.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam 5 2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 5 2.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 8 2.2.3. Tình hình sản xuất ngô vùng Đông Bắc 12 2.2.4. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên 14 2.3. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế giới và ở Việt Nam 16 2.3.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế giới16 2.3.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô ở Việt Nam18 Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Vật liệu nghiên cứu 21 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 3.2.1. Địa điểm tiến hành đề tài 21 3.2.2. Thời gian tiến hành đề tài 21 3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 21 3.3.1. Nội dung 21 3.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 22 3.4. Phương pháp xử lý số liệu 29 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo trồng đến sinh trưởng và phát dục của giống ngô nếp lai HN88 trong vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 30 4.1.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc 31 4.1.2. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn, phun râu 31 4.1.3. Giai đoạn từ gieo đến chín sinh lý 32 4.2. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo trồng đến đặc điểm hình thái của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 33 4.2.1. Chiều cao cây 34 4.2.2. Chiều cao đóng bắp 34 4.2.3. Số lá trên cây 34 4.2.4. Chỉ số diện tích lá 35 4.3. Trạng thái cây, độ che kín bắp, màu hạt, dạng hạt của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách 35 4.3.1. Trạng thái cây 36 4.3.2. Độ che kín bắp 36 4.3.3. Dạng hạt và màu sắc hạt 36 4.4. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên37 4.4.1. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo trồng đến tình hình sâu bệnh hại của ngô 38 4.4.2. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo trồng đến tỷ lệ đổ rễ, gãy thân của giống ngô nếp lai HN88 40 4.5. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo trồng đến năng suất bắp tươi và thân lá của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 40 4.5.1. Năng suất bắp tươi 42 4.5.2. Năng suất thân lá 42 4.6. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 42 4.6.1. Số bắp trên cây 44 4.6.2. Chiều dài bắp 44 4.6.3. Đường kính bắp 44 4.6.4. Số hàng trên bắp 44 4.6.5. Số hạt trên hàng 45 4.6.6. Khối lượng 1000 hạt 45 4.6.7. Năng suất lý thuyết 46 4.6.8. Năng suất thực thu 46 4.7. Chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách gieo trồng 47 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Đề nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSDTL : Chỉ số diện tích lá CV : Hệ số biến động FAOSTAT : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc LSD. 05 : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa NSBT : Năng suất bắp tươi NSTL : Năng suất thân lá NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu P : Xác suất P 1000 hạt : Khối lượng 1000 hạt DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003 - 2012 6 Bảng 2.2. Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2012 6 Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mì, gạo lúa 7 Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2012 9 Bảng 2.5. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2012 10 Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô vùng Đông Bắc từ năm 2010 - 2012 13 Bảng 2.7. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2012 15 Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng và phát dục ở các mật độ khoảng cách trong thí nghiệm 31 Bảng 4.2. Một số đặc điểm hình thái của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách khác nhau 33 Bảng 4.3. Trạng thái cây, độ che kín bắp, màu hạt, dạng hạt của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách 36 Bảng 4.4. Tỷ lệ sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô nếp HN88 qua các mật độ khoảng cách khác nhau 37 Bảng 4.5. Năng suất bắp tươi và năng suất thân lá của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách 41 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 43 Bảng 4.7. Chất lượng thử nếm đối với ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách khác nhau 47 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1: Biểu đồ năng suất bắp tươi và năng suất thân lá của các công thức thí nghiệm 41 Hình 4.2: Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm 43 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh) có nội nhũ chứa gần như 100% amylopectin là dạng tinh bột có cấu trúc mạch nhánh, trong khi ngô thường chỉ chứa 75% amylopectin còn lại 25% là amylosa - dạng tinh bột có mạch không phân nhánh. Đặc tính của ngô nếp được quy định bởi đơn gen wx nằm ở locus 5S - 56 và có biểu hiện của gen opapue (Brewbaker. James L, 1998) [11], (Fergason, V., A.R. Hallauer, 1994) [14], (Thompson Peter, 2005) [21]. Do vậy, hạt ngô nếp cũng giàu lyzin, triptophan và protein, khi nấu chín có độ dẻo, mùi vị thơm ngon, tinh bột của ngô nếp dễ hấp thụ hơn so với ngô tẻ. Ngô nếp phổ biến rộng ở Đông và Đông Nam châu Á. Từ lâu, ngô nếp đã là nguồn lương thực quý của đồng bào dân tộc miền núi ở Đông Nam Á và là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp thực phẩm và công nghiệp dệt. Gần đây, vai trò của ngô nếp ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong việc nghiên cứu chọn tạo và mở rộng những giống lai cho năng suất khá cao mà vẫn giữ được chất lượng đặc biệt của nó. Chương trình ngô lai ở nước ta đã thu được kết quả đáng ghi nhận. So với năm 1991 khi bắt đầu trồng giống ngô lai thì năm 2011, với gần 95% diện tích được trồng bằng giống ngô lai, sản lượng tăng gần 8 lần trong khi diện tích và năng suất ngô trung bình cả nước tăng 2,6 lần. Đó là với ngô tẻ, còn với ngô thực phẩm - ngô nếp, ngô đường, ngô rau (ngô bao tử), chúng ta chỉ mới bắt đầu chương trình tạo giống lai chưa được 10 năm nhưng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Khác với ngô tẻ - năng suất hạt cuối cùng là mục đích của nhà tạo giống cũng như của người sản xuất, ngô nếp thì chất lượng sản phẩm quyết định giá trị của nó. Trong thực tế, các giống ngô nếp 2 địa phương có chất lượng thay đổi khi được trồng vào các vùng hoặc các mùa vụ khác nhau. Còn đối với ngô nếp lai, liệu chất lượng có thay đổi khi được trồng vào các thời vụ khác nhau. Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng sản phẩm của ngô nếp hầu như chưa được nghiên cứu ở nước ta. Xuất phát từ nhũng cơ sở khoa học và thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích Xác định được mật độ và khoảng cách trồng thích hợp nhất với giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên. 1.3. Yêu cầu - Theo dõi thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn phát dục của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau. - Đánh giá đặc điểm hình thái của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau. - Xác định được khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau. - Đánh giá được năng suất bắp tươi và thân lá tươi của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau. - Đánh giá được năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau. - Đánh giá được chất lượng ngô nếp luộc chín qua thử nếm. 1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 1.4.1. Ý nghĩa khoa học - Đối với học tập: Giúp sinh viên vận dụng được những kiến thức đã học được vào thực tế. Mặt khác thông qua thời gian thực tập tạo điều kiện cho [...]... Nguyên và cs, 2011) [4] Như vậy, ở nước ta mới chỉ tập trung nghiên cứu mật độ và khoảng cách trồng ngô tẻ, còn đối với ngô nếp còn rất ít nghiên cứu Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên 21 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu Giống ngô nếp lai HN88: ... qua các khoảng cách mật độ gieo trồng khác nhau - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của giống ngô nếp lai HN88 qua các khoảng cách mật độ gieo trồng khác nhau - Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 qua các khoảng cách mật độ gieo trồng khác nhau - Xác định năng suất bắp tươi và thân lá tươi của giống ngô nếp lai HN88 qua các khoảng cách mật độ gieo trồng khác... 50 cm cho năng suất cao nhất (Viện Nghiên cứu Ngô, 2010) Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách hàng gieo đến năng suất của giống ngô lai LVN66 tại vùng Đông Nam Bộ cho thấy ở mật độ 7,1 vạn cây/ha với khoảng cách 50 cm x 28 cm, vượt năng suất so với mật độ 5,7 vạn cây/ha với khoảng cách 70 cm x 25 cm từ 46,1 - 57,6% Với cùng khoảng cách hàng (50 cm hoặc 70 cm) năng suất giống LVN66... Đánh giá được năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau - Nghiên cứu chất lượng ngô nếp luộc chín qua thử nếm 3.3.2 Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu Tiến hành thí nghiệm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01 - 56: 1011/BNNPTNT 3.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm... cây/ha và 60.000 cây/ha Kết quả cho thấy mật độ gieo trồng 60.000 cây/ha cho năng suất cao nhất 8190 kg/ha, tiếp theo là mật độ 50.000 cây/ha năng suất đạt 7570 kg/ha và cuối cùng là mật độ 40.000 cây/ha năng suất đạt 7430 kg/ha (Borleanu, 2010) [10] 2.3.2 Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô ở Việt Nam Các nghiên cứu về mật độ và khoảng cách gieo trồng ngô ở nước ta đã được nghiên cứu. .. mật độ trồng 55.000 cây/ha và 110.000 cây/ha với giống ngô Faisal và giống ngô địa phương Giống Faisal cho số hạt/bắp, trọng lượng 1000 hạt và năng suất cao ở tất cả các thí nghiệm (Chaudhry và Khan, 2003) [12] Neradic và Slovic (1999) [17], đã thí nghiệm trên giống ngô lai ZPSP 704 với mật độ 40.016 - 90.416 cây/ha và được bón 100 - 125 N/ha Kết quả cho thấy năng suất ngô tăng khi mật độ tăng, và đã... tối đa tiềm năng sẵn có của tỉnh Những năm gần đây Thái Nguyên đã chuyển đổi cơ cấu giống, sử dụng các giống ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN11, LVN12, LVN99 và một số giống ngô nhập nội như: Bioseed9607, DK999, NK4300, C919 vào sản xuất 16 2.3 Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1 Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế... thời vụ gieo trồng) 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm tiến hành đề tài Các thí nghiệm khoảng cách mật độ được thực hiện tại Phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 3.2.2 Thời gian tiến hành đề tài Vụ Xuân 2014: Ngày gieo 18/02 /2014 3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Nội dung - Xác định thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn phát dục của giống ngô nếp lai HN88. .. nâng cao năng suất và chất lượng của sản xuất ngô Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam (Nguồn: FAOSTAT, 2014) [13] Năm 1991 diện tích trồng giống ngô lai chưa đến 1% trong tổng số 400.000 ha, năm 2004 diện tích trồng ngô của cả nước là 990.400 ha, năng suất đạt 34,9 tạ/ha và sản lượng là 3.454 triệu tấn Tỷ lệ diện tích trồng bằng giống lai là 84%, năm 2007 giống lai đã... tiềm năng năng suất cao hơn hẳn Năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40 năm qua tăng thêm 58% là nhờ đóng góp của giống lai đơn, 21% là nhờ tăng mật độ và 5% nhờ thu hẹp khoảng cách hàng (Minh Tang Trang và Peter, 2005) [16] Mật độ trồng và khoảng cách giữa các hàng ngô là những vấn đề được nghiên cứu nhiều và sâu nhất trong các biện pháp canh tác cây ngô Rất nhiều thí nghiệm liên quan đến mật độ và khoảng . hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên hạt 36 4.4. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên3 7 4.4.1. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách. trồng đến năng suất bắp tươi và thân lá của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 40 4.5.1. Năng suất bắp tươi 42 4.5.2. Năng suất thân lá 42 4.6. Ảnh hưởng của mật độ khoảng

Ngày đăng: 23/07/2015, 12:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan