Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

64 911 2
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN SỸ VŨ Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH ĐA KHOA HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi Trường Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Huệ Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm THÁI NGUYÊN - 2014 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An”. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Huệ là những người trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú, anh chị, cán bộ làm việc tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại bệnh viện. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện nhưng khóa luận vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn. Thái Nguyên,ngày 05 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Sỹ Vũ DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CTR : Chất thải rắn CTRYT : Chất thải rắn y tế CTRYTNH : Chất thải rắn y tế nguy hại RYT : Rác y tế ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long KHCN&MT : Khoa học công nghệ & Môi trường NIOEH : Viện y học lao động và vệ sinh môi trường TW : Trung ương CN, TTCN : Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp WHO : Tổ chức y tế thế giới BV : Bệnh viện TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN : Quy chuẩn Việt Nam KHCN : Khoa học công nghệ CTNH : Chất thải nguy hại UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Lượng chất thải y tế phát sinh tại các bệnh viện và các khoa trong bệnh viện tại Việt Nam 6 Bảng 2.2: Thành phần chất thải rắn bệnh viện ở Việt Nam 7 Bảng 2.3. Một số loại bệnh có nguy cơ lây nhiễm từ chất thải y tế 12 Bảng 2.4: Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại ở các bệnh viện 17 của một số tỉnh thành phố 17 Bảng 4.1: Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong 43 Bảng 4.2: Thành phần chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong 44 Bảng 4.3: Hiểu biết về mã màu sắc dụng cụ đựng chất thải y tế (n=40) 45 Bảng 4.4: Tình hình phát sinh, phân loại thu gom, xử lý chất thải rắn y tế 46 tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong 46 Bảng 4.5: Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong( n= 40) 47 Bảng 4.6: Công cụ thu gom chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong 48 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Nguồn phát sinh chất thải y tế bệnh viện 5 Hình 2.2: Chất thải y tế. 24 Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An 28 Hình 4.2: Sơ đồ bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 41 Hình 4.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của bệnh viện Đa khoa huyện Quế 42 MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa đề tài 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Một số khái niệm về chất thải rắn y tế 3 2.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế 3 2.1.3. Nguồn phát sinh và khối lượng chất thải rắn y tế 5 2.1.4. Thành phần của chất thải rắn y tế 7 2.1.5. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn y tế 8 2.1.6. Tác động của chất thải rắn y tế tới môi trường và sức khỏe cộng đồng 10 2.2. Cơ sở pháp lý 13 2.3. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới và Việt Nam 13 2.3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới 13 2.3.2. Hiện trang quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam 15 2.3.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế ở tỉnh Nghệ An 21 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26 3.3. Nội dung nghiên cứu 26 3.3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An 26 3.3.2. Tổng quan về bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An 26 3.3.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An 26 3.3.4. Đề xuất các giải pháp trong quản lý và xử lý chất thải rắn y tế trong bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 26 3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn, khảo sát thực địa 26 3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 27 3.4.4. Phương pháp so sánh, xử lý và phân tích số liệu 27 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An . 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 28 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 31 4.2. Tổng quan về bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An 37 4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 37 4.2.2. Cơ cấu tổ chức và quy mô của bệnh viện Đa khoa Huyện Quế Phong 40 4.2.3. Chức năng nhiệm vụ của bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong 42 4.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An 43 4.3.1. Nguồn gốc phát sinh và khối lượng chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong 43 4.3.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong 45 4.3.3. Những vấn đề đặt ra trong vấn đề quản lý chất thải rắn y tế đối với bệnh viện 49 4.4. Đề xuất các giải pháp trong quản lý và xử lý chất thải rắn y tế trong bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong 49 4.4.1. Nâng cao hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong 50 4.4.2. Giải pháp cho công tác bảo vệ môi trường tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong 52 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54 5.1. Kết luận 54 5.2. Đề nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội càng nhiều, dẫn đến tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Qua đó, con người đã nhận ra mối quan hệ tác động qua lại giữa hoạt động kinh tế – xã hội – môi trường tự nhiên. Con người do hoạt động của mình đã làm biến đổi môi trường và sự biến đổi đó đã tác động trở lại sự sống của con người. Vì vậy, bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Việt Nam tuy là một nước đang phát triển, nền kinh tế sản xuất còn lạc hậu tuy nhiên không vì thế mà Đảng và Nhà nước coi nhẹ vấn đề môi trường. Nhà nước có chủ trương loại bỏ các dự án đầu tư gây nguy cơ ô nhiễm cao, bên cạnh đó đưa ra các chính sách nhằm bảo vệ môi trường, một trong những mục tiêu quan trọng đó là việc quản lý về cơ bản các chất thải độc hại trong đó có chất thải y tế, đặc biệt đó là chất thải rắn y tế nguy hại. Theo thống kê của Cục môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải nguy hại mỗi năm của nước ta thải ra ngoài môi trường 10946 tấn/năm, riêng tại TP. HCM mỗi năm thải ra môi trường chiếm tới 42% tổng lượng thải của cả nước. Theo đánh giá của tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có tới 20% đến 25% là chất thải y tế nguy hại, trong đó có khoảng 15% là chất thải lâm sàng có khả năng gây lây nhiễm và truyền bệnh cao như: kim tiêm, dao mổ, các mô bệnh, bông băng dính máu của bệnh nhân, nhau thai sau khi sinh đẻ… Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả công tác thu gom, quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện cần cụ thể hơn, kết hợp với quá trình giám sát thực tế giúp tìm hiểu những thiếu sót còn tồn tại trong công tác thu gom và quản lý hiện nay của bệnh viện, góp phần làm tăng hiểu biết và nâng cao ý thức cũng như chất lượng điều trị. Từ đó, nâng cao chất lượng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An. Từ những thực tế đó, được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiêm khoa Môi trường, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths. Nguyễn Thị Huệ, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An”, 2 nhằm góp phần làm rõ hơn về hiện trạng quản lý chất thải rắn của bệnh viện, tìm ra giải pháp và nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn cho bệnh viện và có các giải pháp xử lý và khắc phục hợp lý, phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường cho phép, tránh tác động đến môi trường. 1.2. Mục đích đề tài - Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Nắm chắc các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Văn bản hướng dẫn hiện hành về công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế. - Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác. - Phản ánh đầy đủ, đúng đắn công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong. - Số liệu điều tra, thu thập phải bảo đảm chính xác, khách quan. - Các giải pháp đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở. - Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi ra trường. 1.4. Ý nghĩa đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Bổ sung những kiến thức đã học trên lớp, học hỏi, tiếp cập những kiến thức, kinh nghiệm ngoài thực tế và hiểu rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường cũng như là thành phần, tính độc hại, nguy hiểm của các chất thải rắn trong y tế hiện này. - Ý nghĩa trong thực tế: Đánh giá được các mặt tích cực, hạn chế trong công tác thu gom, quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế. Từ đó đưa ra những giải pháp có tính khả thi, rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trong ý tế hiện nay. [...]... 3.3.2 Tổng quan về bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An 3.3.3 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An 3.3.4 Đề xuất các giải pháp trong quản lý và xử lý chất thải rắn y tế trong bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu - Các số liệu thu thập tại bệnh viện Đa Khoa huyện Quế Phong: Kế thừa... sở khoa học của đề tài 2.1.1 Một số khái niệm về chất thải rắn y tế - Chất thải y tế (CTYT): Theo qui định về quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế ban hành, chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo, chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng, khí.(Bộ Y tế, 2007)[6] - Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH): Là chất thải y tế. .. tiêu h y chung Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm công nghệ đốt và không đốt Việc lựa chọn công nghệ xử lý dựa vào các tiêu chí sau: Thành phần, tính chất chất thải rắn y tế nguy hại; khả năng phân loại, cô lập chất thải rắn y tế tại nguồn thải, khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại cần xử lý, vị trí đặt cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại, khả năng tài chính và khả năng quản lý vận... công nghệ vi sóng hiện đại và tiên tiến nhất, với công suất 2500 – 3000 kg/ng y * Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế Tại Nghệ An, ở các bệnh viện tuyến huyện, chất thải rắn y tế được xử lý tại chỗ bằng lò đốt, không có hệ thống lọc khí thải, thậm chí có bệnh viện (như bệnh viện Đa khoa khu vực T y Bắc và T y Nam xử lý chất thải rắn nguy hại bằng lò đốt thủ công và chôn lấp ngay trong khu vực bệnh viện. .. kg/ng y) nên g y quá tải, hư hỏng Tại Nghệ An, ở các bệnh viện tuyến huyện, chất thải rắn y tế được xử lý tại chỗ bằng lò đốt, không có hệ thống lọc khí thải, thậm chí có bệnh viện (như bệnh viện đa khoa khu vực T y Bắc và T y Nam xử lý chất thải rắn nguy hại bằng lò đốt thủ công và chôn lấp ngay trong khu vực bệnh viện vì chưa có lò đốt) Việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại của các cơ sở y tế trên... đoán và điều trị - Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ng y 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế - QCVN 02:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế 2.3 Tình hình quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới và Việt Nam 2.3.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới Trên thế giới, quản lý chất thải rắn bệnh viện. .. loại và xử lý chất thải rắn y tế Chất thải rắn y tế trong bệnh viện được phân làm hai loại gồm: Chất thải rắn thông thường và chất thải rắn y tế nguy hại Chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng 75 - 80% chất thải rắn y tế trong bệnh viện (gồm chất hữu cơ, gi y gỗ, kim loại, sành sứ gạch vỡ, th y tinh, Plastic, nylon và các thành phần khác, ) Loại n y ít độc hại nhưng công tác phân loại, thu gom, vận chuyển... thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 4 năm 2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An.. . có 18 – 64% cơ sở y tế chưa có biện pháp xử lý chất thải đúng cách Tại các cơ sở y tế, có 12,5% tổn thương do kim tiêm đâm x y ra trong quá trình xử lý CTYT của công nhân xử lý chất thải + Quá trình xử lý chất thải rắn y tế Trong hầu hết các bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện tuyến tỉnh, chất thải y tế được chôn lấp tại các bãi rác công cộng hay chôn lấp trong khu đất của bệnh viện Theo thống... cơ sở y tế đực xử lý rác thải rắn nguy hại đạt tiêu chuẩn môi trường, trong đó 70% được tái chế tái sử dụng * Nghệ An gặp khó trong xử lý chất thải y tế nguy hại: Nghệ An đang thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của chất thải rắn y tế nguy hại đến cộng đồng dân cư, đến hoạt động của nhân viên y tế và bệnh nhân Tỉnh Nghệ An chủ trương quy hoạch hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại . Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An 43 4.3.1. Nguồn gốc phát sinh và khối lượng chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong. trong quản lý và xử lý chất thải rắn y tế trong bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong 49 4.4.1. Nâng cao hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế. của cô giáo Ths. Nguyễn Thị Huệ, em tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An , 2

Ngày đăng: 23/07/2015, 09:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan