Đánh giá chất lượng nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng.

62 1.1K 6
Đánh giá chất lượng nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  ĐỖ NÔNG LƯU Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BẰNG GIANG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG”. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Lớp : K42 B - ĐCMT Khoá học : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Duy Hải Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp có một vai trò quan trọng bởi lẽ đây là giai đoạn sinh viên có thể củng cố toàn bộ kiến thức đã học tập ở trường. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý báu từ thực tế để khi ra trường trở thành một người cán bộ có năng lực tốt, trình độ lý luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội. Với mục đích và tầm quan trọng nêu trên được sự phân công của khoa Quản lý tài nguyên đồng thời được sự tiếp nhận của Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng. Em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lượng nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng” Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, khoa Môi trường, cùng các cô, chú, anh, chị trong Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng. Đặc biệt em trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Duy Hải đã định hướng, chỉ bảo, dìu dắt em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế, bản thân còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Đỗ Nông Lưu DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 KCN Khu công nghiệp 3 KTXH Kinh tế xã hội 4 PTBV Phát triển bền vững 5 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 6 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 7 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 8 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 UNEP Chương trình môi trường liên hợp quốc 11 WHO Tổ chức Y tế Thế giới 12 WQI Chỉ số chất lượng nước DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Chất lượng nước mặt trên thế giới 11 Bảng 2.2 Một số đặc trưng cơ bản của 9 hệ thống sông chính ở Việt Nam 12 Bảng 2.3. Chất lượng môi trường nước trên một số con sông ở Việt Nam năm 2006 13 Bảng 2.4. Nồng độ một số chất ô nhiễm trong một số con sông nội thành ở Việt Nam 14 Bảng 2.5. Bảng kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi trường nước tại một số điểm quan trắc trên sông Bằng Giang năm 2013. 16 Bảng 3.1. Tên vị trí lấy mẫu 22 Bảng 3.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 23 Bảng 3.3. Bảng quy định các giá trị q i , BP i 25 Bảng 3.4 Bảng quy định các giá trị BP i và qi đối với DO % bão hòa 26 Bảng 3.5.Bảng quy định các giá trị BP i và q i đối với thông số pH 26 Bảng 3.6. Bảng xác định WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước 27 Bảng 4.1. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng năm 2014 32 Bảng 4.2. Vị trí thuộc lưu vực trong mạng quan trắc định kỳ hàng năm tỉnh Cao Bằng 34 Bảng 4.3. Vị trí bổ sung quan trắc phục vụ đề tài : Trên các nhánh sông suối đổ trực tiếp vào sông và trên sông Bằng Giang cụ thể gồm: 34 Bảng 4.4 Kết quả tính toán WQI cho các vị trí lựa chọn cho mạng lưới quan trắc định kỳ 35 Bảng 4.5. Kết quả tính toán WQI cho các vị trí bổ sung 36 Bảng 4.6. Kết quả tính toán chỉ số WQI và mức đánh giá chất lượng nước sông Bằng Giang tại khu vực Thành Phố Cao Bằng 37 Bảng 4.7. Kết quả phân loại chất lượng nước trên lưu vực sông 38 Bảng 4.8. Định mức tải lượng ô nhiễm trung bình 1 người trong 1 ngày/đêm 41 Bảng 4.9. Ước tính tải lượng một số chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của các khu dân cư ven sông Bằng Giang 42 Bảng 4.10. Nồng độ nước thải bệnh viện 43 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Kết quả quan trắc một số chỉ tiêu trên sông Bằng Giang 17 Hình 4.1. Nguồn gây ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt 40 Hình 4.2. Sông Bằng Giang tại khu vực chợ Xanh 42 Hình 4.3. Ảnh nước sông Bằng Giang sau khi chảy qua bệnh viện Tỉnh 43 Hình 4.4. Nước sông chịu tác động của hoạt động khai thác cát sỏi và các hoạt động xây dựng 45 MỤC LỤC Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 1.4.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Các khái niệm chung 4 2.1.2. Khái niệm các chỉ tiêu thông số đánh giá 5 2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của nước đối với con người. 7 2.2. Cơ sở pháp lý 9 2.3. Cơ sở thực tiễn 9 2.3.1 Tình hình về chất lượng môi trường nước sông trên Thế giới. 9 2.3.2 Tình hình về chất lượng môi trường nước sông ở Việt Nam. 12 2.3.3 Tình hình về chất lượng môi trường nước sông tại tỉnh Cao Bằng 15 2.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước 17 2.4.1. Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên 18 2.4.2. Sự ô nhiễm nước từ các hoạt động của con người 18 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21 3.2. Nội dung nghiên cứu 21 3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu 22 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: 22 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa: 22 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 23 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá chất lượng 23 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tỉnh Cao Bằng 28 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 28 4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng. 31 4.2.1. Trữ lượng nước 31 4.2.2. Chất lượng nước 31 4.2.3. Đánh giá chất lượng nước theo WQI trên lưu vực sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng. 33 4.3. Đánh giá ảnh hưởng của một số nguồn gây ô nhiễm nước 39 4.3.1. Nước thải công nghiệp 39 4.3.2. Nước thải sinh hoạt 39 4.3.3. Nước thải y tế. 42 4.3.4. Tác động do hoạt động sản xuất nông nghiệp. 44 4.3.5. Hoạt động khai thác cát, sỏi. 44 4.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước sông 45 4.4.1. Biện pháp hành chính. 45 4.4.2. Biện pháp nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng 46 4.4.3. Các giải pháp về quy hoạch phát triển 47 4.4.4. Các giải pháp cụ thể khác tùy theo vấn đề trọng tâm. 47 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Kiến nghị 51 1 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới, có tọa độ địa lý 22 o 22’- 23 o 08’ vĩ độ Bắc và 105 o 40’ - 106 o 40’ kinh độ Đông, phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, với đường biên giới trải dài 331km. Phía Nam giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang. Kinh tế tỉnh Cao Bằng ước đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 10,96%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005, tăng trưởng 10,79%/năm và giai đoạn 2006-2008 tăng cao hơn giai đoạn trước đạt 11,23%/năm. Ngành đạt tăng trưởng cao nhất là ngành xây dựng, toàn giai đoạn tăng trên 20%/năm, tiếp đến là ngành dịch vụ tăng trên 16%/năm, ngành công nghiệp tăng 11,69%/năm, ngành nông lâm thủy sản tăng 2,61%/năm. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Cao Bằng trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên cũng tác động không nhỏ đến môi trường. Các quá trình gia tăng dân số, công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn đến khai thác tài nguyên một cách quá mức, đáng báo động là các cánh rừng đầu nguồn các con sông chính, nạn khai thác vàng sa khoáng trái phép trên sông, khai thác triệt để nguồn tài nguyên cát cuội sỏi vốn rất nghèo trên sông Bằng Giang, sông Hiến, sông Khuây Sơn, sông Gâm Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Cao Bằng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của con người. Những thách thức này nếu không được giải quyết tốt có thể gây ra những thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu, hậu quả cuối cùng là tác động nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người dân hiện tại và tương lai. Nhận định được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, tỉnh Cao Bằng hướng đến mục tiêu PTBV, do đó vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý có liên quan và người dân quan tâm. 2 Nguồn tài nguyên nước ở sông Bằng Giang, thuộc thành phố Cao Bằng cũng đang là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc ô nhiễm trầm trọng, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Xuất phát từ yêu cầu thực tế về đánh giá chất lượng môi trường nước của thành phố, để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước của thành phố trong thời gian tới. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên, khoa Môi Trường - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.s Nguyễn Duy Hải tôi tiến hành xây dựng đề tài: “Đánh giá chất lượng nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đưa ra kết quả chính xác về hiện trạng môi trường nước sông Bằng Giang. - Làm rõ nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước. - Đề xuất các biện pháp cải thiện ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước phù hợp. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Số liệu thu thập phải đảm bảo độ chính xác và tin cậy. - Đánh giá đúng hiện trạng chất lượng nước sông chảy qua thành phố Cao Bằng. - Xác định nguồn và mức độ ảnh hưởng tới chất lượng nước sông. - Đảm bảo đúng các TCVN, các kỹ thuật lấy mẫu và phân tích mẫu. - Thể hiện tính khoa học, khách quan, dễ hiểu, dễ làm và có tính xã hội cao. - Đề ra các giải pháp mang tính khả thi và phù hợp với khu vực nghiên cứu 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã được học tập và nghiên cứu. - Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. 3 - Bổ sung tư liệu cho học tập sau này. - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đưa ra được các đánh giá chung nhất về chất lượng môi trường nước, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có biện pháp thích hợp bảo vệ môi trường. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi cộng đồng dân cư. [...]... hiện trạng phát triển văn hóa, giáo dục, y tế… 22 3.2.2 Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường nước sông Bằng Giang 3.2.3 Đánh giá ảnh hưởng của một số nguồn gây ô nhiễm nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng 3.2.4 Đề xuất các biện pháp để cải thiện chất lượng môi trường nước sông 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: - Thu thập số liệu thứ cấp: +... Excel - Số liệu sau khi được xử lý được đánh giá chất lượng theo QCNV 08: 2008/BTNMT về chất lượng nước mặt - Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI): là một chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó, được biểu diễn qua một thang điểm - Thang đo giá trị... Bằng, tạo nên bán đảo trung tâm tại phường Hợp Giang thành phố Cao Bằng Theo kết quả quan trắc môi trường nước sông Bằng Giang chảy qua địa bàn thành phố Cao Bằng hàng năm trước khi hợp nhất với sông Hiến, sau khi hợp nhất vẫn gọi tên là sông Bằng cho thấy chất lượng nước sông Bằng cũng đã bị ô nhiễm nặng về các chỉ số như TSS, PO4 3- , đặc biệt nghiêm trọng là chất rắn lơ lửng vượt rất nhiều lần so với... trắc ở các vị trí quan trắc khác nhau có sự khác nhau rõ rệt Chất lượng nước càng vào sâu trong thành phố mức độ nước sông ô nhiễm càng nặng - Ở điểm quan trắc phía sau nhà máy luyện gang – Km5, đây là điểm quan trắc đầu tiên trên sông Bằng Giang trong đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng (sông chảy qua huyện Hòa An rồi chảy vào thành phố) Qua số liệu ta thấy đa số các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới... mẫu Kí hiệu Tên Sông mẫu Phía sau nhà máy Luyện gang NM- 1 Cuối chợ Xanh NM - 2 Sông Giang Các nguồn tác động chính Bằng Nước thải nhà máy luyện gang Nước thải sinh hoạt, chợ, Sông Bằng khách sạn Bằng Giang, khu Giang trung tâm hành chính … 23 Sông Bằng Nước thải bệnh viện, sinh Phía dưới chân cầu NM- 3 Hoàng Ngà Giang hoạt… - Thu mẫu nước: Mẫu nước được thu, xử lý và bảo quản trong chai 2 lít, được... phát sinh nước thải từ các hoạt động công - nông nghiệp + Tình hình xử lý nước thải tại địa phương + Mức độ ô nhiễm của nước thải và ảnh hưởng của nước thải tới sức khỏe cộng đồng 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa: - Tiến hành thu mẫu ở dòng chính là sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng - Một số vị trí lấy mẫu Bảng 3.1 Tên vị trí lấy mẫu Tên vị trí lấy mẫu Kí hiệu Tên Sông mẫu... - Sông Hàn (Đà Nẵng) 4 0,21 65 - Sông Sài Gòn (Hồ Chí Minh) 9 0,85 105 2.100 Sông Hậu (Cần Thơ) 3 0,31 50 2.600 Sông Lam (Bến Thuỷ) 8 0,25 45 2.500 TCVN: 594 2-1 995 loại A 6 0,50 50 2.000 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trường Tỉnh Cao Bằng) .[13] Trên lưu vực sông Cầu, nước mặt tại vùng trung lưu và hạ lưu đang bị ô nhiễm cục bộ bởi các hợp chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng (SS) và dầu mỡ Đoạn sông Cầu chảy qua. .. số liệu hiện trạng chất lượng nước tình hình xả thải, xử lý nước thải, ảnh hưởng của nguồn thải tới chất lượng nước sông đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng - Thu thập tài liệu sơ cấp: + Tình hình sử dụng và quản lý nước tại địa phương + Ý thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường và mong muốn có thể đạt được của người dân về cải thiện môi trường + Thông tin về sản xuất công - nông nghiệp, dịch... được chia thành các khoảng nhất định Mỗi khoảng ứng với 1 mức đánh giá chất lượng nước nhất định 24 - Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường nước bao gồm các bước sau: Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường nước mặt lục địa (số liệu đã qua xử lý) + Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc phải đảm bảo các yêu cầu sau: • Số liệu quan trắc... nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - Dự án “ Điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước sông Bằng và sông Hiến” 2.3 Cơ sở thực tiễn 2.3.1 Tình hình về chất lượng môi trường nước sông trên Thế giới Các dòng sông ngoài việc cung cấp nước cho mục đích sản xuất, sinh hoạt, khai thác các nguồn lợi sẵn có thì bên cạnh đó nó cũn là nơi tiếp nhận một khối lượng chất thải rất lớn từ các hoạt . trường nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng. 31 4.2.1. Trữ lượng nước 31 4.2.2. Chất lượng nước 31 4.2.3. Đánh giá chất lượng nước theo WQI trên lưu vực sông Bằng Giang đoạn chảy. lượng nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong ban giám. NÔNG LÂM  ĐỖ NÔNG LƯU Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BẰNG GIANG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG”. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngày đăng: 23/07/2015, 09:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan