Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Sông Cầu - thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2014.

67 851 0
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Sông Cầu - thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2014.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  MA NGỌC ĐỨC Tên chuyên đề: “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA PHƯỜNG SÔNG CẦU, THỊ XÃ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2010 - 2013” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài Nguyên Khóa học : 2012 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  MA NGỌC ĐỨC Tên chuyên đề: “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA PHƯỜNG SÔNG CẦU, THỊ XÃ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2010 - 2013” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài Nguyên Khóa học : 2012 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Nhuận Khoa Quản lý Tài Nguyên - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa: Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Sông Cầu - thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2014” Sau thời gian nghiên cứu, học tập và thực tập tốt nghiệp em đã hoàn thành xong bản báo cáo của mình. Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn chúng em. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên TS. Nguyễn Đức Nhuận người đã trực tiếp hướng dẫn em, cũng như sự chỉ bảo gióp đỡ nhiệt tình của các cán bộ viên chức Phòng Tài nguyên – Môi trường thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo tốt nghiệp này. Do điều kiện trình độ, kiến thức cũng như năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên những nội dung nêu ra trong đề tài có thể còn chưa hoàn chỉnh, không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo trong nhà trường để bản báo cáo của em được hoàn thiện và có ý nghĩa trong thực tiễn công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Bắc Kạn, ngày … tháng … năm 2014 SINH VIÊN THỰC HIỆN Ma Ngọc Đức DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động trên địa bàn phường Sông Cầu 29 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 35 Bảng 4.3: Tổng hợp các văn bản do thị xã Bắc Kạn ban hành có liên quan đến quá trình quản lý và sử dụng đất 36 Bảng 4.4: Tổng hợp hồ sơ địa giới hành chính phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 38 Bảng 4.5: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ phường Sông Cầu, 38 thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 38 Bảng 4.6: Quy hoạch sử dụng đất của phường Sông Cầu đến năm 2020 40 Bảng 4.7: Chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch phường Sông Cầu 41 Bảng 4.8: Kết quả giao đất giai đoạn 2010 - 2013 phường Sông Cầu 42 Bảng 4.9: Kết quả đăng ký cấp GCNQSDĐ của phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010-2013 44 Bảng 4.10: Kết quả tổng hợp hồ sơ địa chính 45 Bảng 4.11: Kết quả cấp GCNQSDĐ 46 Bảng 4.12: Tình hình biến động đất đai phường Sông Cầu 47 Bảng 4.13: Kết quả kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất 51 Bảng 4.14: Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai phường Sông Cầu 53 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM VIẾT TẮT Từ, cụm viết tắt Chú giải - GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - UBND : Ủy ban nhân dân - LĐĐ : Luật đất đai - ĐGHC : Địa giới hành chính - GCN : Giấy chứng nhận - GPMB : Giải phóng mặt bằng - QH-KHSDĐ : Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất - TN&MT : Tài nguyên và Môi trường - TĐC : Tái định cư - STT : Số thứ tự - BDS : Bất động sản - CTBCVT : Công trình bưu chính viễn thông - TS,CQ,CTSNNN : Trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp Nhà nước - V/v : Về việc - VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật - SX : Sản xuất - HĐND : Hội đồng nhân dân MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích, yêu cầu 2 1.2.1. Mục đích của đề tài 2 1.2.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.2.3. Yêu cầu 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta. . 5 2.2. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam theo luật đất đai 2003. 8 2.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam và tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2013 9 2.3.1. Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam 9 2.3.1.1. Tổ chức bộ máy Nhà nước còn nặng nề, tổ chức biên chế vượt quá chức năng và nhiệm vụ 10 2.3.1.2. Sự chồng chéo giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. 11 2.3.1.3. Tình trạng tập trung quan liêu từ phía Trung ương và địa phương, cục bộ từ địa phương. 12 2.3.1.4. Trong hoạt động xây dựng pháp luật còn nhiều sơ hở 13 2.3.1.5. Hiện tượng mất dân chủ còn xảy ra khá phổ biến. 13 2.3.1.6. Sự trì trệ trong việc đơn giản hoá thủ tục hành chính tư pháp. 14 2.3.1.7. Chức năng kiểm kê, kiểm soát của các cơ quan chức năng trong bộ máy Nhà nước và vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Nhà nước còn bộc lộ những hạn chế. 15 2.3.2.1. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. 16 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 24 3.3. Nội dung nghiên cứu 24 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 24 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên 24 3.3.1.2. Điều kiện kinh tế 24 3.3.1.3. Điều kiện xã hội 24 3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 24 3.3.3. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010-2013 theo 13 nội dung quy định của Luật Đất Đai 2003 24 3.3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý sử dụng đất và những giải pháp nhằm tăng cường quản lý đất đai của phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu 25 PHẦN 4: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26 4.1.1.1. Vị trí địa lý 26 4.1.2.2. Các nguồn tài nguyên 27 4.1.2. Điều kiện kinh tế 28 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 28 4.1.3. Điều kiện xã hội 29 4.1.3.1. Dân số 29 4.1.3.2. Lao động, việc làm, mức sống 31 4.1.3.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 32 4.1.3.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 33 4.2. Hiện trạng sử dụng đất phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 35 4.3. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010-2013 36 4.3.1. Công tác ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 36 4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 37 4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 38 4.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 39 4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 42 4.3.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 44 4.3.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 46 4.3.8. Đánh giá công tác quản lý tài chính về đất đai 48 4.3.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 49 4.3.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm trong pháp luật về đất đai. 51 4.3.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai 52 4.3.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 53 4.4. Đánh giá chung về công tác quản lý, sử dụng đất và những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai của phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 54 4.4.1. Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng đất phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 54 4.4.1.1. Những kết quả đạt được 54 4.1.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân 55 4.4.2. Một số giải pháp 55 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 5.1. Kết luận 57 5.2. Kiến nghị 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, an ninh, quốc phòng. Nhưng đất đai là tài nguyên không thể tái tạo được, nó cố định về vị trí và có giới hạn về không gian. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai sửa đổi năm 1998, năm 2001 và Luật đất đai năm 2003 đã quy định rõ vớ 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Hiện nay, kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nên công tác trong quản lý và sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp các cấp, các ngành sắp xếp, bố trí, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật người ta rất chú ý tới sự phát triển của khoa học đến tác động của môi trường trong quá trình hoạt động, sản xuất của con người. Trong đó sử dụng và khai thác đất đai hợp lý là yếu tố không thể không quan tâm. Ngoài những tác động ảnh hưởng của tự nhiên: đất, nước, khí hậu thì vai trò của con người tác động cũng rất lớn; lụt úng do phá rừng, canh tác bất hợp lý, khai thác bừa bãi. Như vậy đất đai phải có nhà quản lý. Tuy nhiên do sự thiếu hiểu biết của một bộ phận tầng lớp dân cư họ chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, đồng thời việc đầu tư bồi bổ đất còn rất hạn chế làm cho đất đai ngày càng xấu đi. Do vậy hiệu quả sử dụng đất không cao, gây lãng phí đất. Mặt khác quá trình tổ chức thực hiện Quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, bất cập nảy sinh nhiều vấn đề. Tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất đai sự kiểm soát của pháp luật, nhất là tình trạng mua bán đất nông nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang chuyển mình đổi mới nền kinh tế thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước làm cho kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho sự phát triển kinh tế 2 ngày càng tăng. Quyền sử dụng đất trở thành đối tượng mua, bán, chuyển nhượng, cầm cố, thuê mượn. Thị trường đất đai trở nên sôi động và khó kiểm soát. Đất đai thực sự trở thành nguồn vốn và động lực phát triển kinh tế để nguồn tài nguyên quốc gia được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đạt mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp thì yêu cầu cấp bách cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Bên cạnh thực trạng về sử dụng đất của nước ta là sử dụng và cải tạo đất còn hạn chế, nhiều người chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến sự suy giảm chất lượng của nguồn tài nguyên không tái tạo này. Thêm vào đó là công tác quản lý nhà nước về đất đai còn lỏng lẻo, quá trình tổ chức thực hiện còn hạn chế dẫn tới các hiện tượng vi phạm khi sử dụng đất: lấn chiếm, tranh chấp, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất Như vậy cần xác định những tồn tại để đề ra biện pháp khắc phục sao cho quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và bền vững là việc làm hết sức cần thiết. Góp phần quan trọng vào việc nắm chắc quỹ đất của từng địa phương nói riêng và đất nước nói chung để công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày một tốt hơn. Xuất phát từ những vấn đề trên được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên, với sự hướng dẫn của Thầy giáo - TS Nguyễn Đức Nhuận em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2013” 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích của đề tài - Tìm hiểu tình hình quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn 2010 - 2013 của phường Sông Cầu theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. - Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng đất đai của phường Sông Cầu giai đoạn 2010-2013 - Tìm ra những nguyên nhân và đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian tiếp theo. [...]... sử dụng đất của phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 3.3.3 Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 25 Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 201 0-2 013 theo 13 nội dung quy định của Luật Đất Đai 2003 3.3.4 Đánh giá chung về công tác quản lý sử dụng đất và những giải pháp nhằm tăng cường quản lý đất đai của phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 3.4... hành các quy định của pháp luật về đất đai và sử lý vi phạm pháp luật về đất đai - Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai - Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 2.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam và tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2013 2.3.1 Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam Nước ta có tổng... bàn phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2013 - Phạm vi: Đề tài được nghiên cứu trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai trong quy định Luật Đất đai năm 2003 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Phòng TN&MT Thị xã Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn - Thời gian: 24/02/201 4-1 0/05/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội phường Sông Cầu, thị xã Bắc. .. môi trường * Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai: - Đảm bảo sự quản lý tập chung và thống nhất của Nhà nước - Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hưu đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người dân - Tiết kiệm và hiệu quả * Phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai; Các phương pháp quản lý nhà nước về đất đai nói chung và các phương pháp quản lý nhà nước về đất đai nói riêng có vai... tiêu của đề tài - Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tại phường Sông Cầu theo 13 nội dung của Luật Đất đai - Phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý đất đai 1.2.3 Yêu cầu - Nắm vững 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, các văn bản, nghị định về đất đai - Các số liệu thực, khách quan - Những đề xuất phải có tính khả thi, phù hợp với thực tế của địa phương - Thu... Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương 1.3 Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa học tập: Củng cố kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngoài thực tế - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của phường Sông Cầu, từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn 4... cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; Trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai Vì vậy Luật Đất đai 2003 quy định Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch” Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất, nó đảm bảo cho sự chỉ đạo,... pháp nghiên cứu - Nghiên cứu các văn bản luật và văn bản dưới luật về Quản lý Đất đai đặc biệt là Luật Đất đai năm 2003 có quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về Đất đai - Điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp theo 13 nội dung quản lý nhà nước về Đất đai của UBND phường Sông Cầu - Tổng hợp số liệu điều tra được, phân tích, so sánh, đối chiếu với quy định của pháp luật Đất đai - Sử dụng các... thành một hệ thống quản lý đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng phân tán đất, sử dụng đất không đúng mục đích, bỏ hoang hóa gây lãng phí * Mục đích của quản lý nhà nước về đất đai: - Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất - Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của Nhà nước - Tăng cường hiệu quả sử dụng đất - Bảo vệ cải tạo đất, bảo vệ môi trường... giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất - Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Thống kê, kiểm kê đất đai - Quản lý tài chính về đất đai - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất - Thanh tra, kiểm tra . của phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 24 3.3.3. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 201 0-2 013 theo. giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 201 0-2 013 36 4.3.1. Công tác ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất. NGỌC ĐỨC Tên chuyên đề: “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA PHƯỜNG SÔNG CẦU, THỊ XÃ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2010 - 2013” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngày đăng: 23/07/2015, 08:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan