Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Lương Năng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2010 - 2013.

75 593 0
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Lương Năng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2010 - 2013.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THỊ NGỌC LAN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA XÃ LƯƠNG NĂNG, HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN, GIAI ĐOẠN 2010 – 2013” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: THS. VƯƠNG VÂN HUYỀN Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm THÁI NGUYÊN - 2014 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một quá trình hoàn thiện kiến thức, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn công việc, năng lực công tác thực tế của mỗi sinh viên sau khi ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nghiên cứu khoa học. được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên em đã thực tập tốt nghiệp tại UBND xã Lương Năng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn để hoàn thiện và nâng cao kiến thức của bản thân. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, với lòng biết ơn chân thành em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Ths. Vương Vân Huyền, giảng viên khoa Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên người đã định hướng, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn tập thể các cô, chú, anh chị cùng toàn thể các cán bộ UBND xã Lương Năng, đã tạo mọi điều kiện, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại phòng UBND xã Lương Năng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo khoa Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức, tạo mọi điều kiện học tập trong suốt thời gian thực tập cũng như trong suốt khóa học vừa qua. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những người thân đã động viên khuyến khích trong suốt quá trình học tập để em có thể hoàn thành tốt 4 năm học. Thái Nguyên,…… tháng 05, năm 2014 Sinh viên Dương Thị Ngọc Lan DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND Uỷ ban nhân dân GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất STT Số thứ tự TN & MT Tài nguyên và Môi trường DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội qua một số năm 21 Bảng 4.2: Tình hình biến động dân số và lao động qua các năm 23 Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất của Xã Lương Năng năm 2013 27 Bảng 4.4 Một số văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất đai 30 giai đoạn 2010 - 2013 30 Bảng 4.5: Các loại tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính 32 Bảng 4.6: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ Xã Lương Năng 33 giai đoạn 1010 - 2013 33 Bảng 4.7: Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 của xã Lương Năng 35 Bảng số 4.8: Nội dung quy hoạch đất nông nghiệp 38 Bảng 4.9: Công tác giao đất giai đoạn 2010-2013 42 Bảng 4.10: Công tác cho thuê đất giai đoạn 2010-2013 43 Bảng 4.11: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 44 của Xã Lương Năng giai đoạn 2010 – 2013 44 Bảng 4.12: Kết quả tổng hợp hồ sơ địa chính của xã Lương Năng 45 giai đoạn 2010 - 2013 45 Bảng 4.13 Biến động đất đai năm 2013 so với năm 2010 của xã Lương Năng 46 Bảng 4.14: Kết quả thu ngân sách nhà nước về đất đai 48 của xã Lương Năng giai đoạn 2010 - 2013 48 Bảng 4.15: Kết quả chuyển quyền sử dụng đất trong giao đoạn 2010 - 2013 51 Bảng 4.16: Kết quả thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật 54 về đất đai của xã Lương Năng giai đoạn 2010- 2013 54 Bảng 4.17: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn xã giai đoạn 2010 - 2013 56 Bảng 4.18 kết quả về sự hiểu biết của cán bộ và người dân 57 về công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã 57 MỤC LỤC Trang Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích đề tài 2 1.3. Yêu cầu đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai 3 2.1.2. Cơ sở pháp lý hiện hành của công tác quản lý nhà nước về đất đai 4 2.2. Khái quát về tình hình quản lý đất đai ở tỉnh Lạng Sơn và huyện Văn Quan giai đoạn 2010 - 2014 7 2.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Lạng Sơn 7 2.2.2. Tình hình quản lý đất đai của huyện Văn Quan 11 Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đối tượng nghiên cứu 14 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14 3.3. Nội dung nghiên cứu 14 3.3.1. Đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của xã Lương Năng. 14 3.3.2. Tình hình sử dụng đất 14 3.3.3 Đánh giá 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai của xã Lương Năng từ 2010 đến 2013 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu 15 Phần 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 16 4.1. Tình hình cơ bản của xã Lương Năng 16 4.1.1. Điều kiện tự nhiên. 16 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 20 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 25 4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất của Xã Lương Năng năm 2013 26 4.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Lương Năng giai đoạn 2010 - 2013 29 4.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 30 4.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 32 4.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 33 4.2.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 34 4.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất 42 4.2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chững nhận quyền sử dụng đất 44 4.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai 46 4.2.8. Quản lý tài chính về đất 48 4.2.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 50 4.2.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 52 4.2.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về pháp luật đất đai 53 4.2.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. 55 4.2.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 56 4.3 Đánh giá kết quả về sự hiểu biết của cán bộ, người dân về công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã 57 4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Lương Năng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn . 58 4.4.1. Những tồn tại 58 4.4.2. Đề xuất giải pháp 59 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 5.1. Kết luận 61 5.2. Đề nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 Phần I: THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 66 Phần II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN 66 DANH MỤC CÁC BẢNG 69 1 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng của con người và môi trường sống, là yếu tố cấu thành của mỗi quốc gia, gắn liền với lịch sử dân tộc và tình cảm của mỗi con người. Luật đất đai khẳng định rằng: Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hóa, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng (luật đất đai 1993). Như vậy đất đai là điều kiện cơ bản cho quá trình phát triển, song yếu tố mang tính quyết định của nền kinh tế phát triển, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị - xã hội lâu dài lại đến từ việc quản lý, sử dụng đất có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, đây cũng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đất nước. Để thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng đất trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, đảm bảo quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992 thì Nhà nước cấp cơ sở có vai trò quan trọng đặc biệt, chính quyền cấp cơ sở là người đại diện cho Nhà nước ở địa phương, trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai đối với các chủ thể tham gia quan hệ đất đai (Viện nghiên cứu địa chính, 2004). Nếu chính quyền cấp cơ sở và cán bộ chuyên môn yếu về năng lực, trình độ quản lý, kém về chuyên môn nghiệp vụ và tha hóa về đạo đức thì các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương không thể quản lý tốt và có hiệu quả về đất đai được. Hiện nay nhà nước ta thực hiện cùng với việc hoàn thiện một bước cơ bản pháp luật về đất đai là kiện toàn và ổn định hoạt động các cơ quan quản lý về tài nguyên và môi trường ba cấp tỉnh, huyện, xã ở địa phương. Tuy nhiên thực tế cho thấy khối lượng công việc của địa chính cơ sở là rất lớn nhưng do trình độ của cán bộ địa chính giữa các vùng miền là khác nhau có nhiều hạn chế nên hiệu quả quản lý chưa đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 2 Thực tiễn cho thấy việc đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai theo pháp luật là rất cần thiết để thấy kết quả đã đạt được và cả những thiếu sót, yếu kém trong việc thực hiên chức năng quản lý đất đai của ngành nói chung và của địa phương nói riêng. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai, được sự phân công của Khoa Quản lý tài nguyên, dưới sự hướng dẫn của ThS. Vương Vân Huyền - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Lương Năng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2010 - 2013” 1.2. Mục đích đề tài Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Lương Năng giai đoạn 2010 - 2013. Xác định những điểm mạnh và những gì chưa làm được trong việc thực hiện 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp để làm tốt công tác này ở địa phương những năm tới. 1.3. Yêu cầu đề tài - Nắm vững nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai 2003, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai của Trung ương và địa phương. - Nắm vững thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Các số liệu điều tra, thu thập được phải đảm bảo được tính trung thực, khách quan. - Những kiến nghị đề xuất với các cấp có thẩm quyền phải phù hợp với thực tế ở địa phương và phù hợp với luật pháp do Nhà nước quy định. 1.4. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa học tập: Củng cố kiến thức đại học và bước đầu làm quen với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngoài thực tế. Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của xã Lương Năng, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện tốt hơn. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai Quản lý Nhà nước đối với đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai; đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất; trong việc phân phối và phân phối lại vốn đất đai theo quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất; trong việc điều tiết các nguồn lợi từ đất đai; trong việc thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất đai. * Mục đích quản lý Nhà nước về đất đai: - Bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. - Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của Nhà nước. - Tăng cường hiệu quả sử dụng đất. - Bảo vệ cải tạo đất, bảo vệ môi trường. * Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai: - Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai, giữa lợi ích của nhà nước với lợi ích của người dân. - Tiết kiệm và hiệu quả. * Phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai: Phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích của Nhà nước lên hệ thống đất đai và chủ thể sử dụng đất nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra trong những điều kiện cụ thể về không gian và thời gian nhất định. Các phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai được hình thành từ các phươngpháp quản lý Nhà nước nói chung nhưng được cụ thể hoá trong lĩnh vực đất đai. Cụ thể: - Phương pháp thu thập thông tin đất đai: Sử dụng các phương pháp như: thống kê, toán học, điều tra xã hội học. [...]... việc quản lý và sử dụng đất đai - Quản lý các dịch vụ công về đất 3.4 Phương pháp nghiên cứu - Điều tra cơ bản: Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực hiện 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai xã Lương Năng - Tìm hiểu các văn bản pháp luật, pháp quy về đất đai của Nhà nước các cấp ban hành, có liên quan đến 13 nội dung quản lý nhà Nước về đất đai của xã Lương. .. nghiên cứu 3.3.1 Đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của xã Lương Năng - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế xã hội - Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Lương Năng 3.3.2 Tình hình sử dụng đất 3.3.3 Đánh giá 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai của xã Lương Năng từ 2010 đến 2013 - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó - Xác định địa...4 - Phương pháp tác động đến con người: Sử dụng các phương pháp như: Phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tuyên truyền giáo dục * Công cụ quản lý Nhà nước về đất đai: - Công cụ pháp luật - Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai - Công cụ tài chính về đất đai 2.1.2 Cơ sở pháp lý hiện hành của công tác quản lý nhà nước về đất đai * Các văn bản luật: - Luật đất đai 2003 - Luật... Năng - Tổng hợp, xử lý, phân tích các tài liệu, số liệu thu thập được so sánh đánh giá các quy định trong văn bản và đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Lương Năng 16 Phần 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1 Tình hình cơ bản của xã Lương Năng 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Lương Năng là xã nằm ở phía Tây Bắc huyện văn Quan, trung tâm xã cách trung tâm huyện. .. sử dụng đất - Thống kê, kiểm kê đất đai - Quản lý tài chính về đất - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 15 - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai - Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết đơn thư khiếu... 2.2.2.2 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai Sau khi Luật đất đai năm 2003 được công bố, Uỷ ban nhân dân huyện văn Quan đã tổ chức quán triệt Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, phổ biến tới các xã và thị trấn và các tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn huyện Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện đã đạt được những kết quả sau: 1 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới... 19/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất - Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất - Nghị định 149/2004/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính trong quản lý đất đai - Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày... dụng đất hiện nay của huyện Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 4.2 Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Lương Năng giai. .. huyện Văn Quan giai đoạn 2010 - 2014 2.2.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Lạng Sơn 2.2.1.1 Công tác tổ chức cán bộ Sở Tài Nguyên và Môi trường có 175 cán bộ công nhân, viên chức và người lao động, được bố trí ở 06 phòng (Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng 8 quy hoạch Kế hoạch, Phòng Đăng ký Đất đai, Phòng Quản lý khoáng sản, Phòng Quản lý tài nguyên nước và khí tượng thuỷ văn) và 07 đơn vị... huyện văn Quan, trung tâm xã cách trung tâm huyện khoảng 15km và thuộc xã vùng II của huyện xã có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp xã Tân Văn Huyện Bình Gia; - Phía Nam giáp xã Tri Lễ; - Phía Đông giáp xã Tú Xuyên; - Phía Tây giáp xã Hưng Vũ và xã Trấn Yên huyện Bắc Sơn Tổng diện tích tự nhiên của xã là 3.652,15 ha, toàn xã có 7 thôn gồm: thôn Bản Đú, Thôn Bản Téng, thôn Nà Thang, thôn Nà Lượt, . Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Lương Năng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2010 - 2013 1.2. Mục đích đề tài Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất. tác quản lý nhà nước về đất đai 4 2.2. Khái quát về tình hình quản lý đất đai ở tỉnh Lạng Sơn và huyện Văn Quan giai đoạn 2010 - 2014 7 2.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Lạng. của Xã Lương Năng năm 2013 26 4.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Lương Năng giai đoạn 2010 - 2013 29 4.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất

Ngày đăng: 23/07/2015, 08:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan