BÀI BÁO CÁO NHÓM CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

36 296 1
BÀI BÁO CÁO NHÓM CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI BÁO CÁO NHÓM CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 1. Tên, địa chỉ, quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1. Tên và địa chỉ - Tên công ty: Tổng công ty Giấy Việt Nam - Tên viết tắt: VINAPACO - Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM PAPER CORPORATION - Mã số thuế: 0600357502 - Vốn điều lệ: 1.521.000.000 đồng - Trụ sở hoạt động văn phòng Tổng công ty tại Hà Nội: Địa chỉ: 25A- Lý Thường Kiệt- Hoàn Kiếm- Hà Nội Điện thoại: ( 043)8 247 773, Fax: ( 043)8 260 381 Email: vp@vinapaco.com.vn - Trụ sở hoạt động văn phòng Tổng công ty tại Phú Thọ Địa chỉ: Thị trấn Phong Châu – Phù Ninh – Phú Thọ Điện thoại: ( 0210) 3 829 755, Fax: ( 0210) 3 829 177 Email: bapaco@hn.vnn.vn - Giám đốc: Vũ Thanh Bình 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty Giấy Việt Nam (địa điểm tại tỉnh Phú Thọ) tiền thân là công ty Giấy Bãi Bằng thành lập và đi vào hoạt động từ 26/11/1982. Đây là kết quả của sự lao động sáng tạo không mệt mỏi của tập thể lãnh đạo, chuyên gia kỹ thuật, các kỹ sư và tập thể công nhân Việt Nam và Thụy Điển trong suốt 8 năm (từ năm 1974 đến năm 1982), bằng vốn viện trợ không hoàn lại gần 2,7 tỷ Kuron (tương đương với 448 triệu USD) của Chính phủ Vương quốc Thụy Điển. Địa điểm kinh doanh chính của Tổng công ty đặt tại Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích khoảng 100 ha. Sản phẩm chính của Tổng công ty là bột giấy và các loại giấy phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt. 2 Từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã trải qua 4 giai đoạn phát triển. * Giai đoạn 1 (1974 – 1982) Đây là giai đoạn xây dựng và chuẩn bị sản xuất. Ngày 5/10/1974, nhà máy giấy Bãi Bằng được khởi công xây dựng. Đến ngày 26/11/1982, kết thúc 8 năm xây dựng, lế khánh thành nhà máy được tổ chức trọng thể. Nhà máy được lấy tên gọi chính thức là Nhà máy bột và giấy Vĩnh Phú. Sự kiện này đã chứng minh thành quả của sự hợp tác tốt đẹp, tình hữu nghị Việt Nam – Thụy Điển. * Giai đoạn 2 ( 1983 – 1990) Nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động đòi hỏi tập thể cán bộ công nhân viên phải sát cánh cùng các chuyên gia Thụy Điển cùng vươn lên để tiếp quản công trình, vừa sản xuất, vừa học tập, chuyển giao kiến thức tiến tới làm chủ vận hành nhà máy. Mặc dù có thuận lợi là được sự giúp đỡ toàn diện của các chuyên gia Thụy Điển nhưng sản lượng giấy trong những năm 1990 trở về trước cao nhất cũng chỉ đạt 55% công suất thiết kế. Ngày 25/4/1986, Nhà máy bột và giấy Vĩnh Phú đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp giấy Vĩnh Phú. * Giai đoạn 3 (1990 – 2005): Giai đoạn Công ty giấy Bãi Bằng đổi mới toàn diện. Tháng 7/1990 các chuyên gia Thụy Điển về nước, bàn giao lại toàn bộ việc quản lý, điều hành, khai thác nhà máy cho cán bộ công nhân viên Việt Nam. Bằng sự năng động sáng tạo, kết hợp đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất và chế độ khen thưởng xứng đáng, các cán bộ công nhân viên của nhà máy đã khắc phục được khó khăn và dần làm chủ máy móc thiết bị. Năm 1992 được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì. Năm 1993, Xí nghiệp liên hợp giấy Vính Phú đổ tên thành Công ty giấy Bãi Bằng. Năm 1995, lần đầu tiên đạt sản lượng 50.622 tấn giấy/năm, đạt 92% công suất thiết kế. Năm 1996, sản lượng giấy đạt 57.027 tấn giấy/năm, so với công suất thiết kế là 55.000 tấn/năm. Năm 2000, sản lượng giấy đạt 65.648 tấn, cũng là năm sản phẩm giấy Bãi Bằng được Tổ chức cấp chứng chỉ chất lượng quốc tế “TUVNURD” và Tổ chức cấp chứng 3 chỉ chất lượng “QUACERT” cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Năm 2004 Công ty Giấy Bãi Bằng đã thực hiện nâng cấp và mở rộng sản xuất lên 100.000 tấn giấy/ năm và 61.000 tấn bột giấy/ năm với chất lượng cạnh tranh quốc tế. * Giai đoạn 4 ( 2006 đến nay): Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc với những thành tựu to lớn và năm 2006 cũng là thời điểm lịch sử đối với Công ty Giấy Bãi Bằng. Theo Quyết định số 29/QĐ/TTg ngày 01 tháng 02 năm 2005 và Quyết định số 09/QĐ-BCN ngày 04 tháng 03 năm 2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương): Chuyển đổi hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt Nam được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty và công ty giấy Bãi Bằng và các đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm các lâm trường nay là các Công ty Lâm Nghiệp, Công ty Giấy Tissue Sông Đuống, Công ty chế biến và xuất khẩu Dăm Mảnh, Ban quản lý dự án Giấy Bãi Bằng giai đoạn II và các chi nhánh. Năm 2007, thương hiệu giấy Bãi Bằng lọt vào Top 100 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Ngày nay với mô hình này, kinh doanh đa ngành của Tổng công ty Giấy Việt Nam, giấy Bãi Bằng trở thành hạt nhân quan trọng, là một trong những nhân tố tọa nên năng lực cạnh tranh của giấy Việt Nam trên thị trường quốc tế, đã, đang và sẽ có nhiều đóng góp cùng ngành giấy Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng cả nước hội nhập và phát triển. 2. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất của công ty 2.1. Chức năng - Sản phẩm sản xuất chủ yếu của Tổng công ty là bột giấy và các loại giấy như: giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh, giấy bao gói có chất lượng cao: bao gồm các loại giấy cuộn, giấy ram từ khổ A 0 – A 4 , giấy photocopy, giấy tập, vở học sinh, giấy vi tính, giấy telex… - Sản xuất kinh doanh chế biến các loại nông lâm sản gỗ và các loại sản phẩm chế biến từ gỗ… - Sản xuất kinh doanh ngành in, các sản phẩm văn hóa phẩm… 4 Theo đó công ty có các quyền hạn sau: - Có quyền tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp. - Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với giấy phép đăng ký kinh doanh. - Được mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu của thị trường. - Có quyền tuyển chọn, thuê mướn sử dụng lao động và cho thôi việc theo quy định của của bộ luật lao động và pháp luật liên quan khác. - Có quyền thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của công ty. - Được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. - Công ty có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp nguồn lực, nguồn hàng không được pháp luật quy định của bất kỳ tổ chức cá nhân nào. 2.2. Nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ các quy định của pháp luật. - Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với Bộ công nghiệp và nhà nước giải quyết các vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. - Quản lý và sử dụng vốn, đầu tư đổi mới trang thiết bị, đảm bảo kinh doanh có lãi và làm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. - Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý vật tư chặt chẽ, nâng cao chất lượng các mặt hàng sản xuất kinh doanh nhằm tăng cương sức cạnh tranh và mở rộng thị trường. - Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để theo kịp sự đổi mới của yêu cầu sản xuất kinh doanh đặt ra. 3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam những năm gần đây ( từ 2010- đến 2012) Bảng 1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm ( 2010 – 2012) ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ tăng trưởng(%) 2011/2010 2012/2011 BQ 5 1. Tổng DT 3.254.269.851.258 3.330.379.851.921 3.386.839.580.239 2,34 1,70 2,02 2. Tổng CP 3.178.082.202.449 3.247.299.997.167 3.337.822.866.468 2,18 2,79 2,49 3. Tổng LNTT 76.187.648.809 83.079.854.754 49.016.713.771 9,05 -41,00 -15,98 4. Thuế TNDN 9.856.190.816 13.953.738.668 9.564.308.192 41,57 -31,46 5,06 5. Tổng LNST 66.331.457.993 69.126.116.086 39.452.405.579 4,21 -42,93 -19,36 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Nhận xét: Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 ta thấy: Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2011 so với năm 2010 các chỉ tiêu của năm 2011 đều tăng, chứng tỏ sự phát triển đi lên, kinh doanh có hiệu quả của công ty. Tuy nhiên các chỉ tiêu chỉ tăng nhẹ, cụ thể: Tổng doanh thu tăng 2,34%, tổng chi phí tăng 2,18%, mức tăng tổng doanh thu lớn hơn mức tăng tổng chi phí đã làm cho tổng lợi nhuận trước thuế tăng 9,05%. Kinh doanh có hiệu quả nên việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 cũng tăng lên 41,57%. Lợi nhuận sau thuế tăng 4,21%. Sang năm 2012, kết quả hoạt động kinh doanh có sự giảm sút so với năm 2011. Điều này có thể do ảnh hưởng chung của sự suy thoái kinh tế năm 2012, năm 2012 được coi là một trong những năm nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại. Và Việt Nam cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng đó. Chịu sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế, kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam cũng thể hiện sự giảm sút, cụ thể qua các chỉ tiêu: Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 giảm 29.673.710.507 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ giảm 42,93%. Lợi nhuận sau thuế giảm là do mức tăng của tổng doanh thu nhỏ hơn mức tăng của tổng chi phí, cụ thể: Tổng doanh thu năm 2012 tăng 56.459.728.318 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 1,70%, nhưng tổng chi phí lại tăng 90.522.869.301 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 2,79%. Lợi nhuận trước thuế do đó mà cũng giảm 34.063.140.983 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 41% và thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 4.389.430.468 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 31,46%. Để cải thiện tình hình, trong thời gian tới công ty cần có các biện pháp như: tái cấu trúc để công ty sản xuất có được sức cạnh tranh, có công nghệ tiên tiến, có lao động lành nghề - đây chính là biện pháp dài 6 hạn mà công ty cần đặc biệt quan tâm để khắc phục tình trạng khó khăn mở ra thời kỳ tăng trưởng và phát triển mới. 4. Tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty Giấy Việt Nam 4.1. Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty Tổng công ty Giấy Việt Nam tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Theo hình thức kế toán này thì công tác kế toán được tiến hành tại phòng Tài chính kế toán mà người đứng đầu là kế toán trưởng. Do vậy công tác kế toán, công tác thống kê, công tác tài chính được thống nhất trong một bộ máy chung gọi là Phòng Tài chính kế toán. Mọi nghiệp vụ kế toán cũng như việc phản ánh ghi chép, lưu giữ chứng từ, hệ thống sổ sách, báo cáo đều được thực hiện ở Phòng Tài chính kế toán của Tổng công ty. Căn cứ vào quy mô đặc điểm tổ sản xuất, yêu cầu quản lý tài chính, để đáp úng nhu cầu thực hiện một khối lượng lớn công việc, một phần hành có thể do nhiều bao gồm có 30 thành viên. Đứng đầu là kế toán trưởng, kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất, có quyền chỉ đạo, điều hành và phân công công việc cho các nhân viên kế toán trong toàn Tổng công ty. Mỗi nhân viên kế toán tại Tổng công ty chịu trách nhiệm chính về một mảng, một phần hành kế toán riêng biệt. Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: người đảm nhiệm, bộ máy kế toán của Tổng công ty 7 Sơ đồ 2.4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Nguồn: Phòng Tài chính- kế toán Kế toán trưởng Tổ tổng hợp Bộ phận máy tính Kế toán tổng hợp Kế toán giá thành Kế toán TSCĐ Kế toán đời sống ăn ca Kế toán vốn bằng tiền Kế toán tiêu thụ Kế toán tiền lương Kế toán vlp, ccdc Kế toán NVL chính Kế toán nhiên liệu Kho VL phụ tùng Bộ phận kế toán Hà Nội Kế toán XDCB Tổ tài chính Tổ vật liệu Tổ XDCB 8 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: Kế toán trưởng: Phụ trách chung bao quát toàn bộ hoạt động của phòng phân công công việccho các Phó trưởng Phòng Tài Chính - Kế toán và toàn bộ các nhân viên trong phòng. Phó kế toán trưởng về tài chính: Giúp kế toán trưởng trực tiếp điều hành tổ máy tính và tổ tài chính. Phó kế toán trưởng về xây dựng cơ bản: Giúp kế toán truởng phụ trách điều hành theo dõi trực tiếp toàn bộ mảng xây dựng cơ bản và các hạm mục đầu tư về vấn đề tài chính. Phó kế toán trưởng tổng hợp: Giúp kế toán trưởng trực tiếp điều hành chung các phần hành kế toán phụ trách lập báo cáo tổng hợp. Các kế toán viên thì được phân công cụ thể với từng phần hành và các chức năng: Kế toán đời sống ăn ca: Theo dõi tiền chi ra cho các bếp ăn hàng tuần, nhận chứng từ mua hàng vào sổ chi tiết, cuối tháng lên NKCT số 10. Kế toán tiền lương và bảo hiểm XH: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ phân xuởng, tổ, đội SX gửi lên để phối hơp với các bộ phận khác thanh toán lương. Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi thu chi tiền mặt, thanh toán với ngân hàng. Kế toán sử dụng bảng kê, nhật ký chứng từ số 1,2 sổ chi tiết, sổ quỹ tiền mặt. Kế toán tiêu thụ: Theo dõi tình hình N-X-T kho của thành phẩm giấy Cuối tháng lên bảng kê số 11, lên NKCT số 8 và các báo cáo khác. Kế toán vật liệu: Ghi chép số liệu tổng hợp tình hình mua, vận chuyển, bảo quản, N-X-T kho nguyên vật liệu, tính giá thực tế vật liệu xuất kho. Hàng tháng lên bảng kê số 3, bảng phân bổ Kế toán thống kê tổng hợp: Thống kê sản lượng, tính giá trị sản xuất Thông tin kinh tế hàng ngày về tình hình sản xuất kinh doanh để chỉ đạo cho việc SX hàng ngày. 9 Kế toán XDCB: Căn cứ vào bảng kê, bảng phân bổ để tập hợp chi phí giá thành XDCB phát sinh trong kỳ. Kế toán tổng hợp giá thành: căn cứ vào bảng kê, bảng phân bổ của kế toán chi tiết, tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành chi tiết theo khoản mục yếu tố định kỳ. 4.2. Hình thức và chế độ kế toán đang áp dụng tại công ty  Hình thức kế toán: Tổng công ty Giấy Việt Nam là công ty có quy mô sản xuất lớn và quy trình sản xuất rất phức tạp, hàng ngày có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do vậy, yêu cầu đặt ra cho công tác kế toán là phải phản ánh đầy đủ, chính xác cũng như tổ chức hợp lý để có thể cung cấp thông tin một cách nhanh nhất. Vì vậy công ty đã lựa chọn và áp dụng hình thức kế toán là Nhật ký chứng từ trên máy vi tính. Và hình thức này bao gồm các loại sổ sách như: Nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái, sổ thẻ chi tiết. Tổng công ty bắt đầu áp dụng kế toán trên máy vi tính từ năm 1999. Công tác kế toán ở công ty được thực hiện trên phần mềm kế toán FAST accounting. Từ năm 2006 đến nay, do yêu cầu quản lý công tác kế toán ngày càng cao, Tổng công ty chuyển sang áp dụng phần mềm kế toán ASIA accounting. Cụ thể như sau: Khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán nhập dữ liệu vào máy. Từ đó máy sẽ tự động vào các sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản. Cuối kỳ, kế toán chỉ cần làm bút toán kết chuyển, tổng hợp và in ra các sổ sách theo yêu cầu quản lý. 10 [...]... hao tài sản cố định: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng - Hệ thống báo cáo kế toán: + Bảng cân đối kế toán: (Mẫu số B02- DN): + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: (Mẫu số B02- DN) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: (Mẫu số B03- DN) + Thuyết minh báo cáo tài chính: (Mẫu số B09- DN) - Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng: công ty sử dụng tổng hợp cả các chứng từ in sẵn trên mẫu biểu kế toán được Bộ Tài chính. .. cụ thể và chuyển sang phân hệ kế toán tổng hợp để lên các sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chi phí và giá thành  Chế độ kế toán sử dụng: Tổng công ty Giấy Việt Nam áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn thực hiện - Niên độ kế toán : Năm tài chính được bắt đầu từ 01/01... phòng kế toán, Kế toán tiêu thụ căn cứ vào đó để hạch toán lên phần mềm kế toán  Trình tự hạch toán Đây là trường hợp xuất thành phẩm tiêu thụ nội bộ Kế toán hạch toán tương tự như đối với trường hợp xuất bán thành phẩm Căn cứ vào Bảng kê chi tiết sản phẩm xuất kho số PXK000023574, Hóa đơn GTGT số 0041485, kế toán tiến hành hạch toán vào phần mềm kế toán như sau: 28 Từ giao diện phần mềm kế toán ASIA kế. .. phiếu xuất kho cho bộn phận kế toán, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để hạch toán vào phần mềm kế toán  Trình tự hạch toán Căn cứ vào phiếu xuất kho số 140 kế toán tiến hành hạch toán vào phần mềm kế toán như sau: Từ giao diện phần mềm kế toán ASIA kế toán vào phân hệ “Hàng tồn kho / Số liệu / Phiếu xuất kho” và điền đầy đủ các thông tin trên giao diện mà máy tính đã thiết kế sẵn như sau: - Loại phiếu... cho kế toán vốn bằng tiền, Kế toán vốn bằng tiền căn cứ vào đó để hạch toán vào phần mềm kế toán  Trình tự hạch toán Căn cứ vào Hóa đơn bán hàng, Giấy đề nghị thanh toán, Phiếu chi số 4336 kế toán hạch toán vào phần mềm như sau: Từ giao diện phần mềm kế toán ASIA kế toán vào phân hệ “Tiền mặt ngân hàng / Số liệu / Phiếu chi tiền mặt” và điền đầy đủ các thông tin trên giao diện mà máy tính đã thiết kế. .. BCTC - Báo cáo khác Chứng từ trên máy Xử lý của phần mềm KT trên MVT Sơ đồ 2.5 Quy trình hạch toán kế toán trên máy vi tính tại Tổng công ty Giấy Việt Nam - Giới thiệu phần mềm kế toán ASIA Accounting Hệ thống menu trong ASIA Accounting được tổ chức theo các phân hệ sau: 1 Kế toán tổng hợp 2 Kế toán bán hàng và công nợ phải thu 3 Kế toán mua hàng và công nợ phải trả 4 Kế toán hàng tồn kho 5 Kế toán chi... cho kế toán tiêu thụ (Kèm theo Bảng kê chi tiết sản phẩm xuất kho số PXK000023375), kế toán tiêu thụ căn cứ vào đó tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán để hạch toán Sau đó, Liên 3 được kế toán tiêu thụ lưu trữ và bảo quản  Trình tự hạch toán Căn cứ vào Bảng kê chi tiết sản phẩm xuất kho số PXK000024182, Hóa đơn GTGT số 0041854 ngày 31/12/2012 kế toán tiến hành hạch toán vào phần mềm kế toán. .. theo Hóa đơn GTGT của bên bán) cho kế toán vật tư 13 - Kế toán vật tư căn cứ vào bộ chứng từ gồm ( Hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho) để hạch toán lên phần mềm kế toán  Trình tự hạch toán Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0008919 và phiếu nhập kho số 00000063 kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm như sau: Từ giao diện chính của phần mềm kế toán Asiasoft (Giao diện 1.1) kế toán vào phân hệ “ Mua hàng và công... toán căn cứ vào đó để hạch toán vào phần mềm kế toán  Trình tự hạch toán Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 0001540, kế toán tiến hành hạch toán vào phần mềm kế toán như sau: Từ giao diện phần mềm kế toán ASIA kế toán vào phân hệ “Mua hàng và công nợ phải trả / Số liệu / Hóa đơn mua hàng (dịch vụ)” và điền đầy đủ các thông tin trên giao diện mà máy tính đã thiết kế sẵn như sau: 31 - Nhà cung cấp: nhập mã 00001455... vào thẻ kho và chuyển phiếu nhập kho ( kèm theo Hóa đơn GTGT của bên bán, biên bản giao nhận) cho kế toán vật tư - Kế toán vật tư căn cứ vào bộ chứng từ gồm ( Hóa đơn GTGT, Biên bản giao nhận, phiếu nhập kho) để hạch toán lên phần mềm kế toán  Trình tự hạch toán Khi phiếu nhập kho gửi lên phòng kế toán, kế toán vật tư căn cứ vào phiếu nhập kho và Hóa đơn GTGT kèm theo tiến hành nhập dữ liệu vào máy và

Ngày đăng: 22/07/2015, 18:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan