Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ ngoại thương của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng

26 401 1
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ ngoại thương của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ MẠNH BẢO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hương Phản biện 1: TS. Nguyễn Thanh Liêm Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 3 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng luôn luôn cần sự hỗ trợ về mặt nguồn vốn cũng như các hỗ trợ khác để thực hiện các giao dịch quốc tế an toàn. Các nghiệp vụ tài trợ quốc tế của ngân hàng ra đời để đáp ứng các yêu cầu đó doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động ngoại thương và tài trợ ngoại thương vốn chứa đựng rất nhiều rủi ro, do đó, yêu cầu quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ ngoại thương là có ý nghĩa cấp bách. Đối với Ngân hàng TMCP ngoại Thương Đà Nẵng, hoạt động tài trợ ngoại thương là một trong những hoạt động chủ yếu và mang lại lợi ích cho ngân hàng. Khi xẩy ra rủi ro trong hoạt động này thì nó sẽ gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Do đó, việc thực hiện quản trị rủi ro trong hoạt động này tại ngân hàng hiệu quả sẽ mang ý nghĩa thực tiễn lớn cho chi nhánh. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ ngoại thương tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Đà nẵng” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến quản trị rủi ro & rủi ro trong hoạt động tài trợ ngoại thương của ngân hàng thương mại; - Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ ngoại thương (nhập khẩu) tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng; - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ ngoại thương (nhập khẩu) của chi nhánh. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ ngoại thương (nhập khẩu) tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ nhập khẩu của chi nhánh trong thời gian từ 2011 đến hết năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận biện chứng nhằm đánh giá vấn đề trên cơ sở khoa học, khách quan, theo trình tự thời gian để đánh giá quá trình vận động của vấn đề một cách toàn diện. - Phương pháp thống kê số liệu: Thống kê các số liệu và trình bày thành bảng biểu để phục vụ cho việc phân tích. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích theo logic các vấn đề nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thứ cấp. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Đối chiếu các hoạt động của ngân hàng với lý thuyết về quản trị rủi ro nhằm chỉ ra các điểm hợp lý và chưa hợp lý trong tiến trình thực hiện. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài gồm: 3 chương, 10 tiết. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Luận văn sử dụng một số kết quả của các nghiên cứu dưới đây để làm nền tảng lý luận và minh chứng cho những nhận định được trình bày trong luận văn. Cụ thể như sau: Luận văn của tác giả Nguyễn Lưu Nam (2013), Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ ngoại thương tại ngân hàng TMCP Đại dương – CN Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định. – Luận văn Thạc sỹ Quản 3 trị kinh doanh – Đại học Đà Nẵng. Trong đề tài này, tác giả đã trình bày đầy đủ lý thuyết về tài trợ ngoại thương , quản trị rủi ro, cũng như sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, mô tả - giải thích để đánh giá hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Quy Nhơn. Tuy nhiên, do việc chọn ngân hàng để nghiên cứu là TMCP Đại Dương – CN Quy Nhơn là một ngân hàng mới, các lĩnh vực hoạt động còn hạn chế nên đề tài chưa thể đánh giá hết các rủi ro trong hoạt động tài trợ ngoại thương. Luận văn của tác giả Trần Minh Hoàng (2012), Quản trị rủi ro tín dụng trong tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Buôn Mê Thuật – Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Đại học Đà Nẵng. Trong đề tài, tác giả đã nêu ra được các rủi trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và phân tích quy trình này trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Buôn Mê Thuật. Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Anh Đào (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Đà Nẵng, - Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh chuyên ngành ngân hàng – Đại học Đà Nẵng. Đề tài này cũng đã tổng hợp được các lý thuyết về rủi ro. Tuy nhiên, nó tập trung chủ yếu vào mặt hạn chế rủi ro – là một phần của quản trị rủi ro mà chưa quan tâm đến các mục tiêu chính của hoạt động ngân hàng – mục tiêu lợi nhuận. Để hoàn thành đề tài này, tôi cũng đã tham khảo và trích dẫn một số tài liệu về quản trị rủi ro và tài liệu chuyên ngành ngân hàng quản trị các loại rủi ro cơ bản: Rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, tài liệu về thanh tra, kiểm soát trên cơ sở rủi ro. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. QUẢN TRỊ RỦI RO 1.1.1. Các khái niệm a. Khái niệm rủi ro Các khái niệm rủi ro phổ biến - Rủi ro được định nghĩa là những sự kiện xảy ra có thể làm cho mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ. - Rủi ro là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể không đạt được những mục tiêu dài hạn và mục tiêu hoạt động ngắn hạn, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất những cơ hội thị trường. b. Quản trị rủi ro Khái niệm được chấp nhận nhiều nhất thì “Quản trị rủi ro là một quá trình bao gồm các hoạt động nhằm hạn chế, loại bỏ các rủi ro hoặc khắc phục các hậu quả mà rủi ro gây ra đối với hoạt động kinh doanh từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp, giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại cho doanh nghiệp” 1.1.2. Quy trình quản trị rủi ro Quy trình quản trị rủi ro gồm các bước nhận dạng rủi ro, ước lượng rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Nhận dạng rủi ro: Là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và nguồn gốc rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Ước lượng rủi ro: Là quá trình thu thập thông tin, phân tích và 5 xử lý thông tin để từ đó tính toán một cách tương đối xác suất xảy ra các loại rủi ro cũng như giá trị rủi ro ước tính. Kiểm soát rủi ro: Là quá trình nhận thức và lựa chọn biện pháp tiếp nhận rủi ro cho phù hợp. Tài trợ rủi ro: Là các biện pháp tạo nguồn dự phòng để bù đắp những tổn thất mất mát. Bốn bước này ảnh hưởng chặt chẽ lẫn nhau, bước sau sử dụng kết quả của các bước trước và cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo một cách hợp lý. Và nhằm đảm bảo việc thực hiện tiến trình quản trị rủi ro đúng như yêu cầu, toàn bộ quy trình quản trị rủi ro được giám sát bởi hệ thống kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ. 1.2. RỦI RO TRONG TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Tài trợ ngoại thương a. Khái niệm tài trợ ngoại thương Tài trợ ngoại thương của ngân hàng thương mại là hình thức cung ứng vốn cho các doanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương nhằm mục đích sinh lợi. b. Phân loại tài trợ ngoại thương Căn cứ vào chủ thể tài trợ: Tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu Căn cứ vào loại hình tài trợ: Cho vay; Bao thanh toán; Bảo lãnh; Chiết khấu. Căn cứ vào thời hạn tài trợ: Tài trợ ngắn hạn; Tài trợ trung hạn; Tài trợ dài hạn. Căn cứ vào phương thức tài trợ: Tài trợ từng lần; Tài trợ theo hạn mức tín dụng. 6 1.2.2. Rủi ro trong tài trợ ngoại thương Rủi ro chính trong tài trợ ngoại thương bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường. 1.3. TÀI TRỢ NHẬP KHẨU VÀ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU Như đã trình bày trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro trong tài trợ nhập khẩu bởi vì tài trợ nhập khẩu thường chiếm tỉ trọng lớn trong tài trợ ngoại thương của ngân hàng thương mại và phần lớn các rủi ro trong tài trợ ngoại thương xảy ra trong hoạt động tài trợ nhập khẩu. 1.3.1. Tài trợ nhập khẩu a. Khái niệm tài trợ nhập khẩu Tài trợ nhập khẩu là một bộ phận trong hoạt động tài trợ ngoại thương của các ngân hàng thương mại. Tài trợ nhập khẩu nhằm hỗ trợ về tài chính cùng với thủ tục giấy tờ liên quan để doanh nghiệp nhập khẩu có thể thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong hợp đồng nhập khẩu hàng hóa. b. Các hình thức tài trợ nhập khẩu thường gặp - Tài trợ nhập khẩu theo Thư tín dụng (L/C):Thư tín dụng là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính đối với người thụ hưởng với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C và phụ hợp với các quy ước quốc tế được trích dẫn. Các hình thức tài trợ bằng L/C bao gồmài trợ nhập khẩu theo L/C trả chậm có điều khoản cho phép thanh toán trả ngay, phát hành L/C không hủy ngang, phát hành L/C không hủy ngang, có xác nhận; L/C chuyển nhượng; L/C giáp lưng 7 - Chiết khấu thương phiếu Chiết khấu thương phiếu là loại hình tài trợ ngân hàng dưới hình thức mua lại thương phiếu trước khi nó đến hạn thanh toán, tức là ngân hàng mua lại khoản nợ phải đòi. Giá trị mua lại của thương phiếu là mệnh giá trừ đi lãi suất chiết khấu và các loại phí, hoa hồng mà ngân hàng được hưởng. Có hai hình thức chiết khấu là chiết khấu miễn truy đòi và chiết khấu được phép truy đòi. - Cho vay nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập: Ngân hàng tài trợ ngắn hạn cho Doanh nghiệp để thanh toán chi phí nhập khẩu hàng hóa theo các phương thức thư tín dụng trả ngay, nhờ thu kèm chứng từ, chuyển tiền đi bằng điện trả sau. - Tài trợ nhập khẩu bằng vốn vay nước ngoài theo hợp đồng khung: Khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi về lãi suất, thời hạn và hạn mức cho vay từ các điều khoản trong các hợp đồng khung nhằm kích thích nhập khẩu. - Bao thanh toán nhập khẩu: Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận tại hợp đồng mua bán. c. Các đặc điểm của hoạt động tài trợ nhập khẩu của ngân hàng thương mại - Người được tài trợ là các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu trong quá trình kinh doanh. - Được thực hiện dưới hình thức đầu tư cung ứng vốn hoặc bảo lãnh cho doanh nghiệp trong kinh doanh ngoại thương. - Số vốn mà ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp thường 8 không phải là toàn bộ trị giá của thương vụ. - Thời hạn tài trợ chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn. Tài trợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp. - Tài trợ bằng ngoại tệ chiếm tỉ lệ cao. - Thường gắn liền với dịch vụ thanh toán quốc tế mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình. 1.3.2. Rủi ro trong tài trợ nhập khẩu - Rủi ro tín dụng: Rủi ro xẩy ra khi doanh nghiệp không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ liên quan đến việc tài trợ nhập khẩu. - Rủi ro hoạt động: Là rủi ro do các quy trình nội bộ của ngân hàng quy định không đầy đủ hoặc có sai sót do con người, do các hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài. - Rủi ro thanh khoản: là rủi ro do ngân hàng thương mại không có khả năng thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn hoặc có khả năng thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn nhưng phải chịu tổn thất lớn để thực hiện nghĩa vụ đó. - Rủi ro thị trường (Bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tỉ giá, rủi ro giá): là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất cho vay, chiết khấu; tỉ giá ngoại hối. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong tài trợ nhập khẩu a. Môi trường kinh tế Chất lượng khoản tài trợ nhập khẩu chịu tác động rất lớn của môi trường kinh tế và thể hiện rõ nhất ở các sự biến động của các tốc độ tăng trưởng, lãi suất, tỷ giá hối đoái. [...]... ngư nghiệp, thương mại và dịch vụ, xây dựng, cơ khí, dệt may 13 2.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG TẠI VIETCOMBANK ĐÀ NẴNG 2.3.1 Tình hình chung về rủi ro và quản trị rủi ro trong tài trợ ngoại thương a Rủi ro tín dụng Tỉ lệ rủi ro trong hoạt động tài trợ ngoại thương mà trong đối tượng nghiên cứu cụ thể là tài trợ nhập khẩu của Vietcombak Đà nẵng được giữ ở mức thấp Trong năm 2011,... rủi ro pháp lý trong quản lý doanh nghiệp, trong tranh chấp tài sản đảm bảo, trong các quan hệ tranh chấp dân sự các ngân hàng còn chịu rủi ro chung với doanh nghiệp khi xảy ra các tranh chấp thương mại trong quan hệ kinh doanh nhập khẩu và rủi ro trong chính sách về các ngành hàng nhập khẩu của chính phủ Do vậy, khi ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp này, ngân hàng cũng phải chịu nhiều rủi ro. .. hoạt động quản trị rủi ro tại Vietcombank Đà Nẵng CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 3.1 CÁC CĂN CỨ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN 3.1.1 Định hướng của Vietcombank a Chính sách phát triển - Phát triển thành Tập đoàn Ngân hàng tài chính đa... TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG ĐÀ NẴNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK ĐÀ NẴNG 2.1.1 Khái quát chung về Vietcombank Đà Nẵng Vietcombank Đà Nẵng được chuyển đổi từ Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Đà Nẵng theo quyết định số 520/QĐ.NHNT-TCCB-ĐT ngày 05/6/2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank Đà... bản nhất về rủi ro, quản trị rủi ro và các bước trong quy trình quản trị rủi ro Thêm vào đó, đề tài cũng đã phân tích các rủi ro trọng yếu trong hoạt động tài trợ nhập khẩu và nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động này - Trên cơ sở lý luận tìm hiểu được, tác giả đã đi vào phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ nhập khẩu của Vietcombank Đà Nẵng, đối chi u với các lý... ngân hàng luôn đi kèm với rủi ro Chính vì vậy hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng Trong chương, đề tài tập trung tiếp cận và hệ thống hóa các vấn đề khái niệm và quy trình quản trị rủi ro, cũng như đã nêu những vấn đề khái quát về tài trợ nhập khẩu và rủi ro trong tài trợ nhập khẩu, những nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trong tài trợ nhập khẩu tạo tiền... những đóng góp to lớn trong quá trình quản trị rủi ro nhưng nó đã dần không phù hợp với những yêu cầu mới về quản trị rủi ro Đề nghị Vietcombank có những thay đổi trong quy trình tài trợ 23 ngoại thương để việc quản trị rủi ro trong hoạt động này được thực hiện tốt hơn, giảm thiểu các rủi ro phát sinh 3.3.2 Thiết lập kênh thông tin hiệu quả - Tạo ra kênh trao đổi để các cán bộ trong hệ thống có thể... Hoạt động ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn mà cụ thể là rủi ro tín dụng tăng cao trong năm 2013, xuất hiện tình trạng ứ đọng vốn không thể giải ngân kéo chi phí hoạt động lên cao Trong hoàn 16 cảnh khó khăn như vậy, nhưng Vietcombank Đà Nẵng vẫn đạt được những thành công trong tài trợ nhập khẩu: Doanh số tài trợ nhập khẩu đạt 761.337 triệu tăng gần 167.000 triệu so với năm 2012; Rủi ro trong hoạt... quản trị rủi ro - Tiến hành nâng cấp hệ thống Corebanking hiện tại để phù hợp với nhu cầu trong quá trình tác nghiệp, trong đó có quản trị rủi ro - Triển khai đại trà mô hình tính toán xác suất vỡ nợ PD, LGD 19 - Triển khai các dự án về quản trị rủi ro c Các chính sách quản lý rủi ro tín dụng - Thống nhất cơ chế quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống - Tạo môi trường quản lý rủi ro tín dụng minh... bạch và hiệu quả - Đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững, chủ động đối phó với rủi ro tín dụng - Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro đối với từng cấp bậc trong ngân hàng d Các chỉ tiêu của Vietcombank Đà Nẵng về rủi ro tín dụng - Đảm bảo tăng trưởng tín dụng với tỉ lệ rủi ro tín dụng dưới 2% - Phân tán rủi ro trong các danh mục tín dụng - Sử dụng chấm điểm tín dụng để chọn lựa các khách hàng . ro trong tài trợ ngoại thương Rủi ro chính trong tài trợ ngoại thương bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường. 1.3. TÀI TRỢ NHẬP KHẨU VÀ RỦI RO TRONG. rủi ro & rủi ro trong hoạt động tài trợ ngoại thương của ngân hàng thương mại; - Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ ngoại thương (nhập khẩu) tại ngân hàng TMCP. NẴNG 2.3.1 Tình hình chung về rủi ro và quản trị rủi ro trong tài trợ ngoại thương a. Rủi ro tín dụng Tỉ lệ rủi ro trong hoạt động tài trợ ngoại thương mà trong đối tượng nghiên cứu cụ thể

Ngày đăng: 22/07/2015, 15:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan