Nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị về khả năng ứng dụng các xét nghiệm đông máu cần thiết để theo dõi, dự phòng chảy máu trong khi mang thai và khi đẻ

25 431 0
Nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị về khả năng ứng dụng các xét nghiệm đông máu cần thiết để theo dõi, dự phòng chảy máu trong khi mang thai và khi đẻ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình mang thai, sự thay đổi của cơ thể người phụ nữ nhằm đáp ứng phù hợp với sự xuất hiện và phát triển của thai nhi trong tử cung. Trong đó hệ thống tuần hoàn máu nói chung và hệ thống đông cầm máu nói riêng cũng có sự thay đổi để đảm bảo điều hòa, phát triển của mẹ và thai nhi. Vì vậy nghiên cứu về những thay đổi về đông cầm máu ở phụ nữ mang thai là rất cần thiết, từ đó có thể biết được những thay đổi về đông cầm máu ở từng giai đoạn mang thai và tác động của những thay đổi đông cầm máu với mẹ và thai nhi ở từng thời kì mang thai, khi sinh và sau sinh. Những thay đổi này có liên quan gì đến các biến chứng trong quá trình mang thai, quá trình đẻ và chăm sóc sau đẻ như: tiền sản giật, chảy máu, rau tiền đạo, hội chứng thiếu máu tan huyết-tăng các enzym gan- giảm tiểu cầu, hội chứng đông máu nội mạch rải rác [9], [13]. Trong đó, chảy máu hoặc tắc mạch là một trong những biến chứng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của thai phụ và thai nhi nếu không chẩn đoán và xử trí kịp thời, nhất là trong lúc chuyển dạ và sinh đẻ [7], [11], [20]. Qua nghiên cứu về những thay đổi đông cầm máu ở 2700 thai phụ ở Bệnh viện phụ sản Hà Nội từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 11 năm 2012 đã cho thấy kết quả có sự thay đổi về tiểu cầu, các xét nghiệm đông máu cơ bản, hoạt tính một số yếu tố đông máu và kháng đông sinh lý trong qua trình mang thai. Đồng thời cũng thấy được một số mối liên quan giữa bất thường đông máu vòng đầu (gồm xét nghiệm số lượng tiểu cầu và đông máu cơ bản) với một số biến chứng sản khoa. Từ những kết quả nghiên cứu này cho thấy việc đưa ra khuyến nghị thực hiện các xét nghiệm đông cầm máu là cần thiết để góp phần hạn chế những biến chứng khi mang thai và những tai biến khi sinh. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện chuyên đề “Nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị về khả năng ứng dụng các xét nghiệm đông máu cần thiết để theo dõi, dự phòng chảy máu trong khi mang thai và khi đẻ” với 2 mục tiêu sau: 1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu về bất thường đông cầm máu ở 2700 thai phụ khám tại bệnh viện phụ sản Hà Nội từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 11 năm 2012. 2. Đề xuất một số xét nghiệm đông máu theo dõi, dự phòng chảy máu khi mang thai và khi đẻ. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thay đổi về đông cầm máu ở phụ nữ mang thai Phụ nữ mang thai có sự thay đổi của hệ thống đông cầm máu theo hướng tăng đông để giảm thiểu nguy cơ chảy máu trong quá trình mang thai và chuyển dạ. Đây là một trong những phản ứng bảo vệ của cơ thể. Các thay đổi của hệ thống đông máu gồm: tiểu cầu, các YTĐM, các chất ức chế đông máu, quá trình tiêu fibrin. a. Thay đổi về tiểu cầu Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong hệ thống đông cầm máu. Khi có thai, tiểu cầu có sự giảm số lượng hoặc chức năng cần được lưu ý, bởi nguy cơ chảy máu có thể xảy ra đặc biệt là lúc đẻ. Số lượng tiểu cầu thường giảm nhẹ. Nguyên nhân có thể do máu bị pha loãng, tăng dung nạp hoặc giảm sinh ở tủy. Như giảm tiểu cầu do thai, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (Idiophatic thrombocytopaenic purpura – ITP) với tỷ lệ rất thấp [5], [6], [14]. b. Thay đổi về các yếu tố đông máu Trong thời kỳ mang thai hầu hết các yếu tố đông máu đều tăng hoạt tính. Hoạt tính yếu tố VII có thể tăng gấp 10 lần, yếu tố VIII tăng đáng kể trong quá trình thai nghén. Đồng thời yếu tố IX, XII cũng đều tăng trong quá trình thai nghén [6], [18]. Yếu tố von-Willebrand (mang yếu tố VIII) cũng tăng lên trong quá trình thai nghén bình thường. Sự tăng lên của yếu tố von-Willebrand phản ánh sự tăng tổng hợp protein của nhau thai. Trên lâm sàng sự tăng nồng độ yếu tố von- Willebrand dự báo biến chứng sản khoa như: tăng huyết áp thai kỳ, nhiễm độc thai nghén, là bằng chứng của tổn thương mạch máu. Một số tác giả đã nghiên cứu về vấn đề trên và từ đó đưa ra đề xuất định lượng yếu tố von-Willebrand vào phác đồ điều trị thai nghén có nguy cơ [6]. Yếu tố XIII yếu tố ổn định sợi huyết hoạt tính tăng rất sớm trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sau đó lại giảm dần và ổn định ở mức bình thường. 3 Cùng lúc hoạt tính yếu tố II, V, XI lại giảm, có thể hiểu sự giảm này để cân bằng với sự tăng hoạt tính của các YTĐM khác. Nồng độ fibrinogen giá trị bình thường 2 – 4 g/L, khi có thai nồng độ tăng thêm khoảng 50%. Nồng độ fibrinogen tăng là một nguyên nhân lớn làm cho tốc độ máu lắng tăng khi có thai [2], [6], [8]. c. Thay đổi ở giai đoạn tiêu fibrin Phụ nữ mang thai có tình trạng giảm tiêu sợi huyết. Plasminogen và fibrinogen tăng bình thường trong 3 tháng giữa và tăng mạnh trong 3 tháng cuối thai kỳ. Những biến đổi này do tình trạng đông máu nội mạch khu trú mức nhau thai. Các sản phẩm thoái giáng của fibrin huyết tương cũng tăng lên trong suốt quá trình mang thai. Đặc biệt D-Dimer tăng cao ở tháng thứ 9 thai kỳ. Tuy vậy, tình trạng đông máu nội mạch khu trú không làm giảm các YTĐM, do đó nó được bù trừ bởi sự tăng tổng hợp và hoạt tính các YTĐM với tốc độ tổng hợp cao vượt quá quá trình tiêu thụ [7], [10], [17]. Quá trình tiêu sợi huyết giảm biểu hiện rằng chất ức chế hoạt hóa plasminogen 1 (PAI-1) tăng mạnh có thể gấp 3 lần bình thường, nồng độ của nó ở tuần thai 35 tăng gấp 5 lần so với tuần thai 12 . Chất ức chế hoạt hóa plasminogen 2 (PAI-2) tăng 25 lần vào đầu thai kỳ. Nồng độ PAI-2 trong huyết tương tỷ lệ thuận với tuổi thai và cân nặng thai. Chất hoạt hóa plasminogen ở mô (t-PA) giảm do sự tăng của PAI-1 và PAI-2 [10]. 1.2. Một số thay đổi khác ở phụ nữ mang thai 1.2.1. Thay đổi về sinh lý Khi có thai cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi lớn về giải phẫu, tâm lý, sinh lý, sinh hóa. Những thay đổi của người phụ nữ xuất hiện rất sớm sau khi 4 thụ tinh và trong thời kỳ thai nghén. Tới cuối thời kỳ thai nghén, những thay đổi của người phụ nữ sẽ phù hợp và đáp ứng tốt với kích thích sinh lý chuyển dạ và sinh con. Nguyên nhân gây ra thay đổi trên là sự thay đổi về nội tiết và thần kinh [1]. a. Hormone Phụ nữ khi mang thai các tuyến nội tiết đều thay đổi, sự thay đổi quan trọng nhất đó là hocmone hướng sinh dục (Human Chorionic Gonadotropin – HCG), kích nhũ tố rau thai (Human Placental Lactogen – HPL), Prolactin và hormone steroid [3]. - HCG: trong giai đoạn này hCG giảm nhanh và tiếp tục giảm cho tới khi chuyển dạ đẻ. Chỉ tăng nhanh sau thụ tinh 8 ngày, cứ 2 tới 3 ngày nồng độ hCG tăng gấp đôi và đạt cực đại vào tuần lễ thứ 8. Phát hiện và định lượng nồng độ hCG giúp phát hiện và theo dõi thai nghén [3], [12]. - HPL: làm thay đổi trạng thái trao đổi chất của thai phụ, tạo điều kiện cung cấp năng lượng cho chuyển hóa của thai nhi. HPL đã tăng trong huyết thanh mẹ với sự phát triển của thai và rau thai [3], [12]. - Prolactin xuất hiện ở 2 giới và khác nhau trong suốt cả ngày và đêm, thường được sản xuất để duy trì thể vàng, kích thích tuyến vú phát triển, sản xuất sữa và kích thích tình dục. Nồng độ tăng cao trong máu phản ánh tình trạng bệnh lý. - Các hormone steroid: khi có thai hormone steroid tăng nhanh và được bài xuất bởi nhiều tuyến nội tiết và cơ quan [3], đặc biệt là Estrogen và Progesterone. Ở giai đoạn này tăng đều và đạt cực đại vào tháng cuối và giảm đột ngột trước khi chuyển dạ đẻ. - Buồng trứng và bánh rau: lượng Estrogen và Progesterone chủ yếu do rau thai chế tiết ở giai đoạn này và tới cuối kì thai nghén. - Tuyến yên và tuyến cận giáp trạng: khi mang thai tuyến yên to lên khoảng 35% so với bình thường. Nồng độ GH (Growth Hormone) và Prolactin tăng nhẹ. 5 Nồng độ hormone cận giáp trạng tăng dần lên từ tháng thứ tư và làm cho nồng độ calci máu giảm trường diễn khi có thai [3]. b. Bộ phận sinh dục - Tử cung, âm đạo và âm hộ: trọng lượng tử cung tăng lên chủ yếu nửa đầu thời kỳ thai nghén (đặc biệt là thân tử cung), nguyên nhân do tử cung tăng tạo sợi cơ mới, tăng sinh mạch máu và tăng giữ nước ở cơ tử cung. Những biến đổi này xuất phát chủ yếu từ tăng hormone Estrogen, Progesterone và phát triển của thai. Niêm mạc âm đạo và âm hộ có máu tím, do tăng sinh mạch máu và ứ máu; thành âm đạo dày lên, tổ chức liên kết lỏng lẻo, các cơ trơn phì đại làm cho âm đạo dài ra và dễ giãn rộng. - Buồng trứng và vòi trứng: buồng trứng xung huyết, phù, to và nặng lên. Từ tháng thứ 4 của thai nghén hoàng thể bắt đầu teo đi và thoái hóa [3]. c. Ngoài bộ phận sinh dục - Hệ tuần hoàn: + Máu: trong khi có thai, khối lượng máu tăng lên khoảng 50%. Bình thường, người phụ nữ ngoài thời kỳ thai nghén có khoảng 4 lít máu thì khi mang thai có thể tăng lên tới 6 lít. Khối lượng máu tăng nhanh trong 3 tháng giữa và cao nhất ở tháng thứ 7 của thai nghén. Sau đó hằng định ở những tuần lễ cuối, sau đẻ khối lượng máu giảm nhanh và trở về bình thường [1]. + Tim: nhịp tim bình thường tăng từ 10 – 15 nhịp/phút, tăng 25 – 30 nhịp/phút trong trường hợp đa thai. Cung lượng tim tăng lên 50% khi có thai. Bắt đầu tăng từ khi có thai và tăng cực đại vào tháng thứ 7, rồi giảm dần tới khi thai đủ tháng. Trong chuyển dạ giai đoạn I, cung lượng tim tăng lên vừa phải. Giai đoạn II, thời kì rặn đẻ, cung lượng tim tăng lên cao nhất. Sau đẻ thì giảm nhanh xuống. + Mạch máu: các mạch máu mềm, dài, to ra, dễ giãn vì vậy huyết áp động mạch không tăng. Trong 3 tháng giữa và giai đoạn đầu của 3 tháng cuối thường huyết áp hơi giảm, sau đó tăng lên. 6 - Tiết niệu: khi có thai kích thước của thận hơi tăng lên. Từ 3 tháng giữa của thai kỳ tốc độ lọc máu ở cầu thận tăng lên 50%. Cũng do tăng tốc độ lọc máu của cầu thận làm cho một thay đổi bất thường xảy ra khi có thai, đó là do sự mất đi các chất dinh dưỡng ra nước tiểu. Nồng độ urê và creatinin trong huyết thanh của thai phụ cũng giảm so với bình thường. - Thần kinh: mang thai, người phụ nữ thay đổi về tâm lý, cảm xúc như: hay cáu gắt, dễ thay đổi tính nết, trí nhớ giảm sút. Giai đoạn này triệu chứng buồn nôn, kém ăn, khó ngủ…giảm đi. Xuyên suốt cho thấy sự thay đổi thần kinh có liên quan mật thiết với thay đổi về nội tiết. - Da, gân, cơ: nhiều thai phụ, ở da xuất hiện vết sắc tố (vết rám), tạo cho thai phụ có khuôn mặt đặc biệt gọi là “gương mặt thai nghén”. - Bộ xương và dây chằng: dây chằng khớp và các bộ phận gắn với khung chậu lỏng ra giúp cho xương chậu dễ dàng hoạt động. Hiện tượng này đến gần tháng sinh càng thấy rõ và sau sinh mới hồi phục [3]. 1.3. Một số nghiên cứu về thay đổi đông cầm máu ở phụ nữ mang thai Buseri F.I., Jeremiah Z.A., Kalio F.G. (2008) tiến hành đánh giá PT%, APTT, fibrinogen và yếu tố VIII trên 126 thai phụ và 58 người nhóm chứng cho thấy sự tăng hoạt hóa con đường đông máu ngoại sinh và nội sinh [15]. Liu XH, và cộng sự nghiên cứu 232 phụ nữ mang thai thấy PT(s), INR, APTT(s), r APTT giảm, SLTC giảm dần trong thời kỳ mang thai. Ngược lại, các sản phẩm thoái giáng của fibrin huyết tương tăng lên đáng kể trong thời kỳ thai nghén [17]. Szecsi P.B. (2010) nghiên cứu trên 391 thai phụ thấy hoạt tính các yếu tố II, V, VII, VIII, IX, X tăng đáng kể trong lúc mang thai và XI, XIII giảm nhẹ hoặc không thay đổi [19]. Kadir R., Chi C. and Bolton-Maggs P. (2009) tiến hành đánh giá sự thay đổi chảy máu hiếm gặp ở phụ nữ mang thai cho thấy hoạt tính yếu tố VII, VIII, 7 X, von-Willebrand đều tăng; hoạt tính yếu tố II, V, IX có sự thay đổi còn yếu tố XI sự thay đổi không rõ ràng [16]. Tác giả Đoàn Thị Bé Hùng (2007) nghiên cứu tỷ lệ và nguyên nhân các rối loạn đông máu thường gặp trong sản khoa bệnh viện Hùng Vương cho thấy tỷ lệ các rối loạn đông máu trước sinh qua các bất thường xét nghiệm APTT, Fibrinogen, SLTC theo thứ tự 31,8%; 13,6%; 17,3%; 46,4%. Tỷ lệ nguyên nhân gây rối loạn đông máu thường gặp ở sản phụ trước sinh là bệnh lý giảm tiểu cầu (46,4%), bệnh lý tiền sản giật (18,2%), hội chứng HELLP (8,2%), rau bong non (6,4%), các nguyên nhân khác (2,7%) [4]. 8 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 2700 phụ nữ mang thai được khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 11 năm 2012 đủ tiêu chuẩn nghiên cứu gồm: 900 phụ nữ mang thai 3 tháng đầu (phụ nữ có thai từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 13). 900 phụ nữ mang thai 3 tháng giữa (phụ nữ có thai từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28). 900 phụ nữ mang thai 3 tháng cuối (phụ nữ có thai từ tuần thứ 29 trở đi). Trong đó 201 thai phụ được theo dõi dọc đến khi sinh gồm 101 thai phụ có đông máu vòng đầu (ĐMVĐ) bình thường và 100 thai phụ có ĐMVĐ bất thường. Loại trừ khỏi nghiên cứu các thai phụ có các bệnh lý liên quan đến rối loạn đông cầm máu bẩm sinh, những thai phụ đang điều trị các thuốc chống đông, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và một số thuốc khác có ảnh hưởng đến quá trình đông cầm máu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu, phân tích có đối chứng. Mỗi thai phụ có một phiếu nghiên cứu theo mẫu thống nhất. 2.2.2. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu. - Lấy mẫu máu xét nghiệm: máu tĩnh mạch 1,0 ml máu chống đông bằng 1mg EDTA để đếm số lượng tiểu cầu và 6 ml máu chống đông bằng natri citrate 3,8% với tỷ lệ 1/10, tiến hành các xét nghiệm đông máu. - Thực hiện phân tích xét nghiệm: + Các xét nghiệm đông máu được thực hiện trên máy phân tích đông máu tự động CA-1500, hóa chất của hãng Sysmex (Nhật Bản) và ống xét nghiệm của hãng Nihon Kohden- Nhật Bản. 9 + Số lượng tiểu cầu: thực hiện trên máy phân tích tế bào tự động XT 4000i, hoá chất của hãng Sysmex (Nhật Bản) và ống xét nghiệm của hãng Nihon Kohden- Nhật Bản. 2.2.3. Các thông số nghiên cứu a. Thông số đông cầm máu: Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi để xác định số lượng tiểu cầu. PT: bình thường 70 - 140%. INR bình thường: 0,8 - 1,2. APTT: bình thường 24 đến 36 giây, rAPTT bình thường 0,8 - 1,2. Fibrinogen: bình thường 2 - 4 g/l. Hoạt tính các yếu tố đông máu và chất kháng đông sinh lý được đánh giá tăng, giảm và bình thường dựa vào X±1SD của nhóm chứng. b. Thông tin chung: Bệnh lý mẹ: xuất huyết, tai biến sản khoa: đẻ non, dị tật thai, cân nặng thai nhi, thai lưu, các dấu hiệu tiền sản giật: phù, tăng huyết áp, protein niệu c. Phân tích các chỉ số đánh giá thay đổi về đông cầm máu: - Phân tích kết quả thay đổi về tiểu cầu, đông máu cơ bản (xét nghiệm đông máu vòng đầu – viết tắt là ĐMVĐ). - Phân tích kết quả thay đổi hoạt tính các yếu tố đông máu và kháng đông sinh lý. - Phân tích các mối liên quan giữa nhóm thai phụ có bất thường ĐMVĐ với những biến chứng sản khoa như chảy máu trước và sau sinh và bất thường sản khoa khác. 2.2.4 Qui trình nghiên cứu - 2700 thai phụ (trong đó có 201 thai phụ được lựa chọn ngẫu nhiên để theo dõi dọc) được thu thập các số liệu lâm sàng và lấy mẫu máu tại bệnh viện phụ sản Hà nội theo mẫu thống nhất (Phụ lục II). - Các mẫu nghiệm được vận chuyển về Khoa Huyết học - Truyền máu Bệnh viện Bạch Mai và thực hiện các xét nghiệm đông cầm máu theo qui trình 10 [...]... : NGHIÊN CứU Đề XUấT MộT Số KHUYếN NGHị Về KHả NĂNG ứNG DụNG CáC XéT NGHIệM ĐÔNG MáU CầN THIếT Để THEO DõI, Dự PHòNG CHảY MáU TRONG KHI MANG THAI Và KHI Đẻ Ngi vit chuyờn ng ch nhim ti TS Nguyn Tun Tựng GS.TS Phm Quang Vinh N V THC HIN TI Bnh vin Ph sn H Ni H NI - 2013 MC LC T VN 1 CHNG 1: TNG QUAN TI LIU 3 1.1.Thay i v ụng cm mỏu ph n mang thai 3 1.2.Mt s thay i khỏc ph n mang. .. tui c theo dừi dc cng tng ng vi nhúm tui trung bỡnh t 2700 thai ph c nghiờn cu T l xut huyt trong quỏ trỡnh mang thai l 1,99% Trong ú, nhúm thai ph cú bt thng MV thỡ t l thai ph cú biu hin xut huyt khi mang thai cao hn so vi nhúm thai ph bỡnh thng MV (3% so vi 0,99%) Biu hin xut huyt sau sinh gp nhúm thai ph cú bt thng MV l 2% Cỏc bin chng hay tai bin sn khoa ca thai ph trong quỏ trỡnh mang thai, khi. .. lý AT III, PS, PC cú xu hng gim trong sut thi k mang thai, trong ú PS gim mnh nht 2 Mt s xut xột nghim ụng cm mỏu: - Nờn thc hin xột nghim m s lng tiu cu ngay t 3 thỏng u mang thai ti cỏc c s theo dừi ph n mang thai - Nờn thc hin cỏc xột nghim ụng mỏu c bn (PT, APTT v nng fibrinogen) ngay t 3 thỏng gia mang thai ti cỏc c s theo dừi ph n mang thai - Khi cú bt thng mt trong cỏc xột nghim ụng mỏu vũng... ATIII, PS, PC l iu hũa hot ng ụng mỏu Khi hot tớnh cỏc yu t ny gim s lm tng nguy c huyt khi Kt qu nghiờn cu ny cho thy ph n mang thai cú xu hng gim hot tớnh cỏc yu t ny S thay i ca cỏc yu t ny cng thay i tng quý mang thai Hot tớnh PC gim nhiu nht quớ 1 mang thai, ATIII gim nhiu nht quớ 2 mang thai, PS l yu t gim mnh c 3 quớ mang thai trong ú mnh nht l quớ 3 mang thai Kt qu ny cho thy cng phự hp vi... Trong nghiờn cu ny chỳng tụi thy gim nhiu nht nhúm thai ph 3 thỏng cui (quớ 3) vi t l gim ln lt t quý 1 n quớ 3 mang thai l 6,7%, 5,9%, 11,4% Trong ú cú 2,84% thai ph cú s lng tiu cu gim va v nng chỳng tụi phi iu tr v theo dừi n lỳc Khi m s lng tiu cu thp cn truyn 02 n v tiu cu t mt ngi cho Nh vy ph n mang thai cú th gim tiu cu t nhng thỏng u khi mang thai nờn cn theo dừi s lng tiu cu kp thi theo. .. 2700 thai ph v theo dừi 100 thai ph cú xột nghim ụng mỏu vũng u bt thng v 101 thai ph cú xột nghim ụng mỏu vũng u bỡnh thng cho thy: 1 Cú mt s thay i v ụng cm mỏu thai ph trong quỏ trỡnh mang thai, c bit quớ 2 v quớ 3 thai kỡ ú l tui thai cng ln thỡ PT% v nng fibrinogen cng tng, rAPTT rỳt ngn v SLTC gim Thi kỡ u mang thai cú t l ỏng k thai ph gim hot tớnh cỏc yu t V, VIII, XI Tui thai cng ln thỡ... xut xột nghim cn lm trong quỏ trỡnh mang thai d phũng chy mỏu 2.2.5 X lý s liu: Cỏc s liu trờn c x lý theo phng phỏp thng kờ y hc trờn chng trỡnh SPSS 16.0 12 CHNG 3 KT QU 3.1 Kt qu bt thng ụng mỏu trong quỏ trỡnh mang thai Qua nghiờn cu 2700 thai ph cỏc thai kỡ, cú tui trung bỡnh l 27 tui chỳng thy cú mt s thay i v xột nghim ụng cm mỏu c bit thai ph trong quỏ trỡnh mang thai quớ 2 v quớ 3 ú... thai k T l thai ph gim AT III ln lt t quớ 1 n quớ 3 thai k l 17,58%; 26,25% v 13,73% Hot tớnh cht PS gim rừ rt trong sut thi k mang thai T l thai ph gim PS ln lt t quớ 1 n quớ 3 thai k l 87,91%; 68,75% v 82,35%.Hot tớnh cht PC cú xu hng gim trong sut thi k mang thai T l thai ph gim PC nhiu nht quớ 1 ca thai k, t l thai ph gim ln lt t quớ 1 n quớ 3 thai k l 18,68,%; 11,25%; 3,92% S hot ng ca cỏc yu... chung Kt qu nghiờn cu 2700 thai ph chỳng tụi thy cú s thay i theo hng tng hot tớnh ụng mỏu cỏc ng ụng mỏu ny, th hin rừ nht thai ph mang thai 3 thỏng gia v 3 thỏng cui Vỡ vy khi mang thai nờn theo dừi cỏc xột nghim PT, APTT v nng fibrinogen ngay t khi mang thai 3 thỏng gia kp thi phỏt hin nhng bt thng ụng mỏu T ú bit c cỏc xu hng ụng mỏu thai ph, kp thi lm thờm cỏc xột nghim chuyờn sõu chn oỏn v... quớ mang thai, trong ú yu t II thp nht quớ mang thai th 3 cũn yu t V thp nht quớ mang thai th 2 Hot tớnh yu t VII bỡnh thng quớ 1, tng quý 2 v quớ 3 trong ú tng nhiu nht quớ 3 ca thai k Hot tớnh yu t X tng dn t quớ 1 n quớ 2 v quớ 3 trong ú tng nhiu nht quớ 3 ca thai k Kt qu nghiờn cu hot tớnh cỏc yu t ụng mỏu ni sinh cho thy hot tớnh yu t VIII gim quớ 1, bỡnh thng quý 2 v tng quớ 3 ca thai

Ngày đăng: 21/07/2015, 21:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan