Dạy thử nghiệm môn tiếng việt lớp 2 theo mô hình trường học mới

131 2.3K 1
Dạy thử nghiệm môn tiếng việt lớp 2 theo mô hình trường học mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 LÊ THỊ HUYỀN DẠY THỬ NGHIỆM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 LÊ THỊ HUYỀN DẠY THỬ NGHIỆM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc tiểu học) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. ĐỖ HUY QUANG HÀ NỘI, 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Huy Quang đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Tiểu học, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cùng các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, quan tâm tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng GD & ĐT huyện Đông Anh, Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh trường Tiểu học Uy Nỗ - Đông Anh - Hà Nội, gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng song có lẽ vẫn còn hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy, cô giáo và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2013 TÁC GIẢ Lê Thị Huyền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Dạy thử nghiệm môn Tiếng Việt lớp 2 theo cách làm của mô hình trường học mới” do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Huy Quang. Đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2013 NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Thị Huyền MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2- Lịch sử vấn đề 5 3- Mục đích nghiên cứu 7 4- Đối tượng nghiên cứu 7 5- Phạm vi nghiên cứu 7 6- Nhiệm vụ nghiên cứu 7 7- Phương pháp nghiên cứu 8 8- Đóng góp của luận văn 8 9- Bố cục luận văn 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VÀ VIỆC TRIỂN KHAI MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VÀO VIỆT NAM 10 1.1. Mô hình trường học mới của Colombia 10 1.1.1. Escuela Nueva là gì? 10 1.1.2. Lịch sử mô hình trường học mới EN (Escuela Nueva) 10 1.1.3. Những thành tựu đạt được từ quá trình triển khai EN ở Colombia 11 1.1.4. Bài học kinh nghiệm từ quá trình triển khai EN ở Colombia 16 1.2. Chủ trương của Bộ GD&ĐT đưa mô hình trường học mới vào thử nghiệm ở Việt Nam 17 1.2.1. Giáo dục Việt Nam phải tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện 17 1.2.2. Dự án “Mô hình Trường học mới Việt Nam” (VNEN) 27 1.3- Những công việc để mô hình trường học mới triển khai vào Việt Nam. 30 1.3.1. Lập dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) 30 1.3.2. Tổ chức tập huấn và dạy thử nghiệm 30 1.4- Trường tiểu học Uy Nỗ huyện Đông Anh thành phố Hà Nội dạy thử nghiệm môn Tiếng Việt 2 theo Mô hình trường học mới (VNEN) 31 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY THỬ NGHIỆM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI 34 2.1. Công việc chuẩn bị để dạy thử nghiệm môn Tiếng Việt 2 theo mô hình VNEN 34 2.1.1.Chuẩn bị tài liệu để dạy thử nghiệm 34 2.1.2. Chọn trường, chọn GV để dạy thử nghiệm 34 2.1.3.Tập huấn cho cán bộ quản lí và giáo viên 34 2.1.4 Test để đo sự hiểu biết của giáo viên trường tiểu học Uy Nỗ về mô hình trường học mới thông qua việc sử dụng phiếu hỏi 35 2.2. Tập huấn cách tổ chức lớp học, trang trí lớp học theo VNEN. 35 2.2.1. Xây dựng Hội đồng tự quản học sinh 35 2.2.2. Các hình thức có thể được sử dụng để tạo điều kiện thúc đẩy Hội đồng tự quản học sinh 38 2.2.3. Xây dựng góc học tập Tiếng Việt 44 2.2.4. Tổ chức và sử dụng thư viện lớp học (thư viện góc lớp) 46 2.2.5. Xây dựng góc cộng đồng 49 2.3. Tập huấn sử dụng tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 2 (HDHTV2) 49 2.3.1. Mục tiêu: 49 2.3.2. Căn cứ biên soạn tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 2. 50 2.3.3.Tìm hiểu tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 2 (HDHTV2) 52 2.3.4. Tổ chức dạy học theo tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 60 2.4. Các việc GV cần làm để tổ chức cho HS thực hiện một hoạt động học tập theo tài liệu HDHTV2 67 2.4.1. Chuẩn bị cho hoạt động 67 2.4.2. Nắm chắc mục tiêu của hoạt động 67 2.5 - Các bước tiến hành của giáo viên và học sinh trong mỗi giờ học 68 2.5.1. Học sinh cần thực hiện theo 10 bước 68 2.5.2. Giáo viên thực hiện dạy theo 5 bước 69 2.6 - Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mô hình trường học mới 70 2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá 70 2.6.2. Hướng dẫn cách đánh giá kết quả học tập của học sinh 71 2.7.Yêu cầu cụ thể về sự thay đổi trong một lớp học, trong một trường học khi chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình trường học kiểu mới. 73 2.8- Dạy thử nghiệm 74 2.8.1.Tổ chức lớp học dạy thử nghiệm 74 2.8.2. Xây dựng chương trình học thử nghiệm môn Tiếng Việt lớp 2 75 2.8.3. Mô tả bài dạy theo 10 bước học của học sinh và 5 bước dạy của giáo viên thông qua các bài 5A, 5B, 5C 76 2.9 - Tổ chức rút kinh nghiệm 89 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC SƯ PHẠM SAU DẠY HỌC THỬ NGHIỆM THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI 92 3.1- Mô hình trường học mới có thể là hình mẫu cho trường phổ thông ở Việt Nam trong tương lai 92 3.1.1 Mô hình trường học mới có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam 92 3.1.2. Tài liệu Hướng dẫn học đã hiện thực hóa được những quan điểm và ý tưởng dạy học của Mô hình trường học mới 94 3.1.3. Về việc dạy và học theo Mô hình trường học mới 104 3.2. Một số vấn đề đặt ra từ thử nghiệm Mô hình trường học mới 106 3.2.1. Một số khó khăn khi dạy học theo Mô hình trường học mới 106 3.2.2. Hướng giải quyết khi tổ chức dạy học theo Mô hình trường học mới 106 KẾT LUẬN 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………… ……….114 PHỤ LỤC BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNGD Công nghệ giáo dục GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo EN Escuela Nueva ENF Quỹ HS Học sinh GV Giáo viên VNEN Trường học mới Việt Nam SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên VBT Vở bài tập HDHTV2 Hướng dẫn học tiếng Việt 2 HDH Hướng dẫn học HD Hướng dẫn 1 MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài 1.1- Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu Từ năm 1442, tức là cách đây hơn 600 năm, ông cha ta đã khẳng định giá trị của việc đào tạo người tài cho đất nước. Trong tấm bia đá số 1 còn lưu giữ ở Văn miếu Quốc tử giám, khắc “Bài ký đề tên tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3” (1442) do Thân Nhân Trung soạn, có đoạn. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà vươn cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp. Bởi vậy các bậc Thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc gây dựng người tài, kén chọn kẻ sĩ bồi đắp nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ đối với đất nước quan trọng là thế cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng” Năm 1996, tiếp nối tư tưởng của ông cha, Ban chấp hành trung ương Đảng khóa 8, họp hội nghị lần 2 đã ra nghị quyết về “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” khẳng định “Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”, “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư phát triển” Năm 2013, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tiếp tục khẳng định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Trên thế giới, từ những năm 70 của thế kỷ trước, khi xuất hiện lý luận về nguồn lực con người (Human Capital Theory) do TW Schultze (Mỹ) khởi xướng, vai trò của giáo dục càng được đề cao. Phát triển giáo dục trở thành 2 chủ đề quan trọng của các quốc gia tiến hành hiện đại hóa xã hội, bởi vì “Lý luận về nguồn lực con người” coi giáo dục là một hoạt động đầu tư, giáo dục có công năng nâng cao sức sản xuất và hiệu xuất lao động, đào tạo nhân tài cung cấp cho tăng trưởng kinh tế. (dẫn theo Luận về cải cách giáo dục của Viên Chấn Quốc, NXB Giáo dục 2001) 1.2- Đổi mới Giáo dục và Đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội và xu thế phát triển mang tính toàn cầu là nhiệm vụ thường trực của giáo dục Việt Nam. Giáo dục Cách mạng Việt Nam đã tiến hành 3 cuộc cải cách vào các năm 1950, 1956, 1981. Mỗi lần cải cách là một lần thay đổi lớn về hệ thống giáo dục, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Riêng lần cải cách thứ 3, từ năm 1981 đến nay, trong vòng hơn ba thập kỷ, giáo dục Việt Nam đã thực hiện rút gọn cả 3 đợt cải cách giáo dục của thế giới diễn ra suốt thế kỷ 20. Theo Viên Chấn Quốc, trong cuốn “Luận về cải cách giáo dục” (Bùi Minh Hiền dịch, NXB Giáo dục 2001), cuộc vận động cải cách giáo dục mang tính thế giới được bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, có thể phân thành 3 cao trào và cũng là 3 giai đoạn phát triển lịch sử: từ đầu thế kỷ đến những năm 50, từ sau những năm 50 đến những năm 70, từ sau năm 70 đến nay. - Cao trào cải cách giáo dục mang tính thế giới lần thứ nhất đã thúc đẩy sự biến đổi từ nền giáo dục truyền thống sang nền giáo dục hiện đại. Giáo dục truyền thống lấy người thày, lấy tài liệu, lấy khóa trình làm trung tâm. Việc học tập thụ động, nhà trường thoát ly khỏi đời sống xã hội. Còn giáo dục hiện đại, học sinh là trung tâm, học tập chủ động, nhà trường và xã hội liên hệ mật thiết với nhau. Nhà trường là xã hội, giáo dục là cuộc sống. - Cuộc vận động cải cách giáo dục mang tính thế giới lần 2 diễn ra từ những năm 50, có động lực bởi sự tiến bộ rất nhanh về khoa học kỹ thuật và bởi một quan điểm mới về giáo dục. Giáo dục không phải là một sự nghiệp mang tính tiêu phí, đối với sản xuất thì giáo dục là một loại vốn, một loại đầu [...]... Nam Chương 2 : Dạy thử nghiệm môn Tiếng Việt lớp 2 theo Mô hình trường học mới Chương 3 : Bài học sư phạm sau dạy học thử nghiệm theo Mô hình trường học mới 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VÀ VIỆC TRIỂN KHAI MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VÀO VIỆT NAM 1.1- Mô hình trường học mới của Colombia 1.1.1 Escuela Nueva là gì? Escuela Nueva viết tắt là EN có nghĩa là trường học mới EN là hình mẫu... lí luận của Mô hình trường học mới ở Colombia và cách dạy môn Tiếng Việt tiểu học theo Mô hình trường học mới ở Việt Nam - Thử nghiệm dạy học Tiếng Việt 2 tại trường tiểu học Uy Nỗ theo cách làm của Mô hình trường học mới để đánh giá giá trị, hiệu quả, tính khả thi của Mô hình trường học mới và Tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 thử nghiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đề xuất những bài học sư phạm... và học hiệu quả Mô hình trường học mới hy vọng sẽ trở thành mô hình trường học Việt Nam trong tương lai 7 3- Mục đích nghiên cứu Thông qua dạy học thực nghiệm để hiểu bản chất của cách dạy học theo mô hình trường học mới, tìm những ưu điểm, hạn chế của mô hình khi vận dụng vào trường học ở Việt Nam, góp phần khẳng định chủ trương của Bộ trong đổi mới nhà trường Việt Nam Cũng thông qua dạy học thực nghiệm, ... trường học mới triển khai ở huyện Đông Anh sẽ có những gì là thuận lợi và khó khăn, cần phải chủ động chuẩn bị những gì Từ đó, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn là Dạy thử nghiệm môn Tiếng Việt lớp 2 theo Mô hình trường học mới 5 2- Lịch sử vấn đề Quá trình đi tìm một mô hình trường học mới, hiện đại phù hợp với trình độ xã hội hiện đại, giáo dục Việt Nam đã trải qua một lần thử nghiệm. .. chức lớp học để thử nghiệm theo mô hình VNEN - Về nội dung dạy học, giữ nguyên nội dung kiến thức trong SGK và vẫn theo chuẩn kiến thữ, kĩ năng.của chương trình hiện hành - Về phương pháp dạy học, là trọng tâm đổi mới trong dạy thử nghiệm Đổi mới về phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo quy trình để học sinh biết tự học - Về tổ chức lớp học, tích hợp với phương pháp dạy học, ... 4 .2- Tìm hiểu quá trình tổ chức thử nghiệm dạy học theo mô hình trường học mới ở Việt Nam, thông qua các tài liệu hướng dẫn dạy học, tài liệu tập huấn cho giáo viên và thực tiễn dạy học thử nghiệm đang diễn ra ở một số trường tiểu học được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn làm thí điểm, trong đó có trường tiểu học Uy Nỗ huyện Đông Anh 5- Phạm vi nghiên cứu - Về chương trình và đối tượng học sinh: Thử nghiệm. .. Mô hình trường học mới ở Colombia cũng tổ chức dạy học theo quy trình công nghệ, người học cũng tự làm ra kiến thức và kỹ năng cho mình và người học cũng tham gia vào quá trình tự đánh giá quá trình giáo dục Không những thế, Mô hình trường học mới còn có nhiều biện pháp để xây dựng môi trường lớp học, môi trường cộng đồng thân thiện, dân chủ, tạo ra nhiều tương tác, cộng tác, hỗ trợ cho hoạt động dạy. .. dục Việt Nam để phát triển nền giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế” Mô hình trường học mới có xuất xứ từ Côlombia Thành công nổi trội từ mô hình này là đề xuất được giải pháp để học sinh tăng cường khả năng tự học và đảm bảo chất lượng hiệu quả dạy học đạt được như mục tiêu một cách chắc chắn Giáo dục Việt Nam đã chọn mô hình trường học mới để thử nghiệm. .. cận Mô hình trường học mới, cả về lý luận, và thực tiễn Chúng tôi phải tổ chức dạy thử nghiệm để hiểu bản chất của cách làm mới theo mô hình này Bởi vì trong công tác chỉ đạo, chúng tôi không những phải chỉ đạo công việc mà còn phải giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của giáo viên về tài liệu, nội dung, phương pháp hình thức tổ chức dạy học Do vậy chúng tôi muốn thông qua dạy thử nghiệm để biết Mô hình. .. 1.1 .2 Lịch sử mô hình trường học mới EN (Escuela Nueva) Mô hình trường học mới EN hình thành vào cuối những năm 70 ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều lớp học ghép ( có lớp tới 6 trình độ) ở Colombia Sau khi được UNESCO đánh giá EN đạt mức cải thiện cao nhất về chất lương học tập môn Toán và Ngôn ngữ vào năm 1998, EN được điều chỉnh và triển khai thành công ở các trường tiểu học, . Nội dạy thử nghiệm môn Tiếng Việt 2 theo Mô hình trường học mới (VNEN) 31 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY THỬ NGHIỆM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI 34 2. 1. Công việc chuẩn bị để dạy. Mô hình trường học mới ở Colombia và cách dạy môn Tiếng Việt tiểu học theo Mô hình trường học mới ở Việt Nam - Thử nghiệm dạy học Tiếng Việt 2 tại trường tiểu học Uy Nỗ theo cách làm của Mô. mô hình trường học mới và việc triển khai mô hình trường học mới vào Việt Nam. Chương 2 : Dạy thử nghiệm môn Tiếng Việt lớp 2 theo Mô hình trường học mới. Chương 3 : Bài học sư phạm sau dạy

Ngày đăng: 21/07/2015, 17:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan