Trắc nghiệm môn quản trị học có đáp án

23 8.1K 60
Trắc nghiệm môn quản trị học có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUẢN TRỊ HỌC Câu 1: Yếu tố nào thuộc về thuyết Y? A. Các quản đốc thích quản lý nhân viên B. Con người sẵn sang nhận trách nhiệm C. Một con người bình thường sẽ có cách chấp nhận và gánh vác trách nhiệm trong những điều kiện phù hợp D. Con người muốn lẫn tránh trách nhiệm Câu 2: Theo Herberg, yếu tố nào sau đây có tác dụng ngăn chặn sự bất mãn của nhân viên? A. Phần thưởng B. Sự hấp dẫn của công việc C. Yếu tố an toàn trong công việc D. Được thừa nhận trong công việc Câu 3: Cấp trên nên: A. Giao phó toàn bộ quyền hạn của mình cho cấp dưới để cấp dưới được tự do sang tạo. B. Giao quyền cho cấp dưới khi cấp trên không thể giám sát có hiệu quả tất cả các nhân viên. C. Giao quyền cho cấp dưới khi cấp trên muốn cấp dưới chịu trách nhiệm thay cho mình. D. Không giao quyền cho cấp dưới bởi vì không kiểm soát được việc sử dụng quyền của cấp dưới Câu 4: Thuật ngữ mục tiêu dung để chỉ: A. Các kết quả cụ thể mà tổ chức cần đánh giá việc thực hiện. B. Các kết quả cụ thể mà tổ chức cần phấn đấu đạt được. C. Khả năng hoạt động của tổ chức D. Định hướng hoạt động của tổ chức Câu 5: Một doanh nghiệp có 20 nhân viên, tầm hạn quản trị 20 thì : A. Doanh nghiệp có 1 cấp. B. Doanh nghiệp có 2 cấp. C. Doanh nghiệp có 3 cấp. D. Doanh nghiệp có 4 cấp. Câu 6: Đo lường kết quả thực tế thuộc loại hình: A. Kiểm tra trước khi thực hiện. B. Kiểm tra trong khi thực hiện. C. Kiểm tra sau khi thực hiện. D. Không thuộc loại hình kiểm tra nào. Câu 7: Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố: A. Môi trường nội bộ và bên ngoài của một tổ chức B. Môi trường bên ngoài của một tổ chức. C. Bên trường bên ngoài và bên trong của một tổ chức. D. Môi trường bên trong của một tổ chức. Câu 8: Phát nào dưới đây về mối quan hệ giữa kiểm tra và hoạch định là SAI: A. Hoạch định cung cấp thông tin cho việc kiểm tra. B. Hai chức năng có liên hệ chặt chẽ với nhau trong hệ thống quản trị doanh nghiệp. C. Hai chức năng này hoàn toàn độc lập trong hệ thống quản trị doanh nghiệp. D. Kiểm tra để đảm bảo thực hiện đúng như quy định. Câu 9: Theo A.Maslow, những nhu cầu cơ bản gồm: A. Nhu cầu ăn, uống, mặc, ở và những nhu cầu tồn tại khác. B. Nhu cầu về địa vị và những nhu cầu tồn tại khác. C. Nhu cầu ăn, uống, ở, giao tiếp và những nhu cầu tồn tại khác. D. Nhu cầu ăn, uống, mặc, an ninh và những nhu cầu tồn tại khác. Câu 10: Kiểm tra là chức năng quan trọng vì nhờ kiểm tra mà: A. Thực hiện công việc suôn sẻ. B. Nắm bắt được tiến bộ và chất lượng công việc của thuộc cấp. C. Nhà quản trị xác định được những nhược điểm trong việc ra quyết định hằng. D. Có đủ cơ sở để viết báo cáo. Câu 11: Các lực lượng cạnh tranh trong mô hình của Micheal Porter không bao gồm: A. Khách hàng. B. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng. C. Các doanh nghiệp trong ngành. D. Nguồn lực thay thế . Câu 12: Môi trường hoạt động của tổ chức là: A. Các yếu tố nội bộ. B. Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. C. Môi trường ngành. D. Môi trường vĩ mô. Câu 13: Tổ chức là tiến trình: A. Phân công ai sẽ làm việc gì,thời gian và địa điểm. B. Tạo ra những đơn vị hoạt động có lợi nhuận để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. C. Thiết kế cơ cấu tổ chức, phân công, phối hợp hành động và xác định quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ phận. D. Thiết kế các tiêu chuẩn đề điều khiển khuyến khích và kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức và các thành viên trong tổ chức. Câu 14: Cố vấn pháp lý riêng cho Ban giám đốc của một doanh nghiệp thuộc: A. Cấp cao trong hệ thống cấp bậc quản trị. B. Cấp thấp trong hệ thống cấp bậc quản trị. C. Không nằm trong hệ thống cấp bậc quản trị. D. Cấp trung trong hệ thống cấp bậc quản trị Câu 15: Trình tự nào sau đây là đúng theo hệ thống các loại hoạch định: A. Mục tiêu, hoạch định thường trực, hoạch định chiến lược. B. Hoạch định tác nghiệp, mục tiêu, hoạch định chiến lược. C. Mục tiêu, hoạch định chiến lược, hoạch định tác nghiệp. D. Mục tiêu, hoạch định tác nghiệp, hoạch định chiến lược. Câu 16: Trong quản lí nhóm, hoạt động nào dưới đây thuộc về hoạt động điều khiển? A. Xác định cấu trúc nhóm: chỉ định hay các thành viên tự thiết kế B. Giải quyết xung đột như thế nào. C. Xác định rõ quyền hạn của nhóm. D. Sử dụng hệ thống đãi ngộ bằng cách chia lợi nhuận. Câu 17: Mục đích của cơ cấu tổ chức là thiết lập: A. Hệ thống chính thức để thu lợi nhuận. B. Báo cáo thường xuyên về những thành công của lãnh đạo. C. Hệ thống không chính thức các cấp lãnh đạo D. Hệ thống chính thức để đạt được các mục tiêu đã định. Câu 18: Đang hướng dẫn say sưa trong một cuộc hội thảo nhằm chuẩn bị cho đợt bán hàng tại thị trường mới thì một nhân viên chen ngang bằng một câu hỏi không liên quan đến vấn đề trên, nhà quản trị nên: A. Nói thẳng với nhân viên ấy rằng câu hỏi đó không phù hợp với vấn đề đang trình bày. B. Yêu cầu tất cả nhân viên gửi lại câu hỏi đến khi phần trình bày kết thúc. C. Trả lời câu hỏi đó một cách thật chi tiết. D. Vờ đi như khôg nghe thấy. Câu 19: Thu nhập và sức mua thuộc nhóm yếu tố môi trường: A. Kinh tế B. Chính trị- pháp luật C. Văn hóa - xã hội D. Công nghệ Câu 20: Phong cách ra quyết định nào sau đây có mức độ tham gia của các cấp dưới ít hơn cả? A. Nhà quản trị trao đổi với các nhân viên cấp dưới để lấy ý kiến và sau đó ra quyết định. B. Nhà quản trị đề nghị cấp dưới cung cấp thông tin và độc lập ra quyết định . C. Nhà quản trị trao đổi riêng lẻ với cấp dưới có liên quan để lắng nghe ý kiến, sau đó ra quyết định. D. Nhà quản trị độc lập ra quyết định. Câu 21: Sức ép của các nhà cung cấp tăng nếu: A. Chính phủ hạn chế việc thành lập doanh nghiệp mới. B. Sản phẩm mà nhà cung cấp bán có sản phẩm thay thế. C. Hiện tại chỉ có một số ít nhà cung cấp trê thị trường D. Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp. Câu 22: Nhà quản trị cần kiểm soát: A. Trong quá trình thực hiện kế hoạch. B. Sauk hi thực hiện kế hoạch. C. Trước, trong, sau khi thực hiện kế hoạch và có sự phân bổ thời gian hợp lý. D. Trước khi thực hiện kế hoạch. Câu 23: Vai trò nào sau đây không nằm trong nhóm vai trò ra quyết định: A. Phân phối tài nguyên. B. Giải quyết xáo trộn. C. Cung cấp thông tin. D. Thương quyết. Câu 24: Trong hoạt động quản trị, việc phân nhóm các hoạt động hay các công việc của doanh nghiệp thuộc về chức năng: A. Ra quyết định B. Hoạch định C. Kiểm soát D. Tổ chức Câu 25: Theo M.Porter, tổ chức không thể hướng vào đối tượng khách hàng không nhạy cảm với giá khi kinh doanh mặt hàng: A. Độc nhất, chất lượng cao B. Thiết yếu. C. Giá trị vượt trội. D. Thiết kế đặc biệt. Câu 26: Trong ma trận New BCG, kích thước thắng lợi nhỏ nhưng có nhiều đường lối đi đến thắng lợi thì đó là ngành: A. Sản xuất khối lượng lớn B. Sản xuất manh mún. C. Sản xuất nhỏ. D. Sản xuất bị lỗi. Câu 27: Trong hoạt động kiểm soát, nhà quản trị sẽ phải điều chỉnh hoạt động khi: A. Sai lệch giữa tiêu chuẩn và thực tế quá lớn. B. Tiêu chuẩn không được hoàn thành. C. Tiêu chuẩn đã được hoàn thành. D. Tiêu chuẩn hợp lý. Câu 28: Phong cách dân chủ có đặc điểm: A. Thu hút người lao động tham gia vào công tác quản trị B. Thông tin theo chiều dọc là chủ yếu. C. Giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và kịp thời. D. Thông tin một chiều từ trên xuống là chủ yếu. Câu 29: Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh đơn ngành, kiểu phân chia bộ phận phù hợp nhất là: A. Phân chia bộ phận theo sản phẩm và dịch vụ. B. Phân chia bộ phận theo chức năng. C. Phân chia bộ phận theo khu vực địa lý. D. Cơ cấu tổ chức theo kiểu ma trận. Câu 30: Hiệu quả quản trị là: A. Làm được việc. B. Làm đúng việc. C. Tăng lợi nhuận của công ty. D. Làm việc đúng cách. Câu 31: Trong công tác kiểm soát MBO, nhà quản trị nên: A. Để mọi việc tiến triển tự nhiên không cần kiểm soát. B. Phân cấp công tác kiểm soát khuyến khích tự giác trong tổ chức. C. Tự thực hiện trực tiếp nhằm giảm thiểu rủi ro. D. Giao hoàn toàn cho cấp dưới để nhà quản trị tập trung hơn vào chuyên môn. Câu 32: Theo A.Maslow, nhu cầu thấp nhất trong thuyết phân cấp các nhu cầu là: A. Sinh lý. B. Tự thể hiện. C. Xã hội. D. An toàn. Câu 33: Những khuôn mẫu chu kì đời sống( của hang tư vấn D.Little Inc) không có giai đoạn nào? A. Phát triển. B. Phôi phai C. Suy thoái. D. Bão hòa. Câu 34: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu cầu của phương pháp MBO: A. Tập thể ra quyết định. B. Mục tiêu rõ rang. C. Tổ chức giám sát chặt chẽ. D. Mục tiêu có thời hạn. Câu 35: Nhóm yếu tố môi trường Chính trị- Pháp luật bao gồm các yếu tố dưới đây, trừ: A. Mức độ hiện đại của thiết bị sử dụng công nghệ viễn thông. B. Những điều luật bảo vệ người tiêu dung. C. Sự cạnh tranh bình đẳng trong xã hội. D. Các biện pháp chống bán phá giá. Câu 36: Một trong những đặc điểm của quản trị là: A. Đối tượng tác động chủ yếu là mục tiêu. B. Đối tượng tác động chủ yếu là con người và cơ sở vật chất. C. Đối tượng tác động chủ yếu là cơ sở vật chất. D. Đối tượng tác động chủ yếu là con người. Câu 37: Giám đốc một công ty TNHH cần nhấn mạnh vào khả năng nào trong các khả năng sau: A. Viết báo cáo. B. Giao việc cho nhân viên. C. Lập kế hoạch làm việc chi tiết cho nhân viên cấp dưới. D. Thiết kế sản phẩm. Câu 38: Quản trị cần biết trong các tổ chức nhằm: A. Giảm được tối đa chi phí hoạt động. B. Đạt được lợi nhuận cao. C. Đạt được mục tiêu với hiệu suất cao. D. Xây dựng quy trình quản trị hợp lý trong tổ chức. Câu 39: Khái niệm dung để chỉ số lượng nhân viên cấp dưới mà nhà quản trị có thể điều khiển một cách tốt đẹp nhất là khái niệm của: A. Tầm hạn hiểm soát. B. Nhân lực kiểm soát. C. Tầm hạn quyết định. D. Quyền quyết định. Câu 40: Mức độ chuyên môn hóa cao thể hiện trong kiểu cơ cấu tổ chức: A. Phân chia bộ phận theo sản phẩm. B. Phân chia bộ phận theo chức năng. C. Phân chia bộ phận theo khách hàng. D. Phân chia bộ phận theo ma trận. Câu 41: Chuyên môn hóa lao động là một trong những: A. Cơ sở khoa học của tầm hạn kiểm soát. B. Cơ sở khoa học của một cơ cấu tổ chức hợp lý. C. Cơ sở khoa học của công tác tổ chức. D. Cơ sở khoa học của thiết kế công việc hợp lý. Câu 42: Chiến lược WO là chiến lược: A. Dùng điểm mạnh để giảm điểm yếu bên trong. B. Tận dụng cơ hội bên ngoài để cải thiện điểm yếu bên trong. C. Điểm yếu là cản trở để nắm lấy những cơ hội kinh doanh. D. Dùng cơ hội bên ngoài để phát triển điểm mạnh của công ty. Câu 43: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: A. Tiêu chuẩn kiểm tra cần được xây dựng một cách hợp lý và có khả năng đạt được để có thể động viên, thúc đẩy nhân viên nổ lực trong công việc. B. Tiêu chuẩn kiểm tra càng cao sẽ càng thúc đẩy nhân viên cố gắng hơn trong công việc. C. Hệ thống kiểm tra là cố định, không thể thay đổi để đảm bảo tổ chức có thể đạt được các mục tiêu đặt ra. D. Thông tin từ hệ thống kiểm tra mang ý nghĩa khuyến cáo, nhắc nhở các cá nhân trong quá trình thực hiện công việc nên có thể không chính xác. Câu 44: Trong hoạt động kiểm soát, phương pháp đo lường nào dưới đây cung cấp ít thông tin nhất cho nhà quản trị? A. Quan sát cá nhân B. Báo cáo thống kê C. Báo cáo trực tiếp D. Báo cáo bằng văn bản. Câu 45: Nhóm quan hệ với con người của nhà quản trị gồm các vai trò: A. Đại diện, hướng dẫn và giao tiếp. B. Người lãnh đạo, giao tiếp và giúp đỡ C. Liên lạc, kiểm soát và đại diện. D. Đại diện, liên lạc và người lãnh đạo. Câu 46: Các yếu tố lối sống, phong tục, tập quán thuộc về: A. Môi trường bên ngoài và bên trong của một tổ chức. B. Môi trường nội bộ của một tổ chức. C. Môi trường bên trong của một tổ chức. D. Môi trường bên ngoài của một tổ chức. Câu 47: Yếu tố nào sau đây không thuộc môi trường xã hội A. Dân số ở tỉnh A B. Thái độ đối với công việc của dân cư tỉnh X C. Truyền thống văn hóa nước B D. Chế độ thưởng tại công ty Z. Câu 48: Những yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng: A. Các chính sách nhân sự của doanh nghiệp. B. Tình hình cung, cầu trên thị trường lao động. C. Hình ảnh của doanh nghiệp. D. Nhân viên cũ của doanh nghiệp. Câu 49: Trong các mục tiêu sau đây, mục tiêu nào thể hiện tốt nhất các yêu cầu đạt được? A. Tỷ số doanh lợi cần nâng cao trong thời gian tới. B. Lợi nhuận tăng 10%. C. Tăng năng suất lao động để đạt hiệu quả D. Tăng sản lượng lên 5% trong quý 3 năm tới. Câu 50: Môi trường bên trong của một tổ chức là môi trường: A. Đến từ các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức. B. Đến từ các yếu tố bên ngoài và nội bộ có ảnh hưởng khách quan đến hoạt động của tổ chức. C. Đến từ các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng khách quan đến hoạt động của tổ chức. D. Đến từ các yếu tố nội bộ của tổ chức. ÔN T Ậ P CH ƢƠ NG I: ĐẠ I C ƢƠ NG V Ề QTH - Các chức năng của quản trị là hoạch định, tổ chức, điều kiểm, kiểm soát. - Có 3 cấp quản trị: cấp cao, cấp trung và cấp thấp (hay cấp cơ sở). - Có 3 kỹ năng cần có của nhà quản trị là: kỹ năng tư duy (hay gọi là kỹ năng nhận thức), kỹ năng nhân sự (hay kỹ năng quan hệ) và kỹ năng kỹ thuật (hay gọi là kỹ năng chuyên môn) - Mối quan hệ giữa các kỹ năng với các cấp quản trị là: o Nhà quản trị cấp cao: cần nhất là kỹ năng tư duy, cần ít kỹ năng kỹ thuật o Nhà quản trị cấp thấp: cần nhiều kỹ năng kỹ thuật nhất, cần kỹ năng tư duy ít nhất. o Nhà quản trị của 3 cấp đều cần kỹ năng nhân sự như nhau. - Nhà quản trị có 10 vai trò, chia làm 3 nhóm: o Nhóm 1, vai trò quan hệ với con người: vai trò người đại diện, vai trò người lãnh đạo và vai trò liên lạc. o Nhóm 2: vai trò thông tin: vai trò thu thập và xử lý thông tin, vai trò phổ biến thông tin và vai trò cung cấp thông tin o Nhóm 3: vai trò quyết định: vai trò doanh nhân, vai trò người giải quyết xung đột, vai trò người phân bổ nguồn lực và vai trò người đàm phán. - Hiệu quả là đo lường sự thích hợp của các mục tiêu được chọn và mức độ chúng được thực hiện. Hiệu quả là làm đúng việc. Hiệu quả gắn với mức độ và mục tiêu. - Hiệu suất là đo lường các nguồn lực được sự dụng tốt như thế nào để đạt được các mục tiêu. Hiệu suất là làm việc đúng cách. Hiệu suất gắn liền với phương tiện làm việc. - Quản trị là khoa học vì nó cung cấp cho nhà quản trị suy nghĩ có hệ thống trước các vấn đề phát sinh, cung cấp những phương tiện khoa học để giải quyết vấn đề. - Tính nghệ thuật của quản trị thể hiện : Nghệ thuật quản trị là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng hoàn cảnh và tình huống cụ thể. [...]... viên có động cơ làm việc thấp ÔN TẬP CHƢƠNG 8: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ - Có các trường phái quản trị như sau: Trường phái quản trị cổ điển (ra đời sớm nhất), trường phái quản trị tâm lý, trường phái quản trị định lượng, trường phái quản trị hiện đại… - Trường phát quản trị cổ điển có 2 học thuyết là: học thuyết quản trị khoa học và học thuyết quản trị hành chính - Học thuyết quản trị khoa học. .. khoa học và quản trị hành chánh có cùng khuyết điểm là: Chỉ áp dụng được trong môi trường ổn định - Người đưa ra học thuyết quản trị khoa học là Federick Winslow Taylor – Ông còn được gọi là cha đẻ của quản trị học Khái niệm về “con người thuần lý kinh tế” là của học thuyết quản trị khoa học - Hoạt động quản trị xuất phát từ khi con người biết làm việc trong 1 tập thể, không phải là từ khi có công ty... Một trong những đặc điểm của quản trị là: Đối tượng tác động chủ yếu là con người - Một trong những đặc điểm của quản trị là:Thực hiện các mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao - Tầm quan trọng của khoa học quản trị so với nghệ thuật quản trị: Tùy theo từng tình huống - Hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi có ít nhất 2 người trở lên - Tổ chức là: Tập hợp người được sắp đặt có hệ thống nhằm thực hiện... vì hoạt động quản trị ko chỉ áp dụng trong kinh doanh - Nhóm học thuyết trong trường phái tâm lý xã hội có chủ trương quản trị là: Hoàn thành công việc bằng và thông qua con người Tuy nhiên họ lại ko đề cấp đến các yếu tố kinh tế trong việc quản lý - Trường phái định lượng trong quản trị chú ý đến yếu tố: Máy tính và các mô hình toán học Họ luôn định lượng các quyết định của nhà quản trị để đơn giản... chức - Tầm hạn quản trị: Số lượng bộ phận, nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị có thể điều khiển hữu hiệu nhất - Phân cấp quản trị: còn gọi là phân quyền hay phi tập trung hóa - Là sự phân chia hay ủy thác bớt quyền hành của mình cho cấp dưới - Cơ cấu tổ chức quản trị là một chỉnh thể các khâu, các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, có mối liên hệ... trình trước - Quyết định quản trị được đưa ra dựa trên các quy chế, chính sách của doanh nghiệp được gọi là: Quyết định được lập trình Do nhà quản trị đã có sẵn các phương án và không cần suy nghĩ phương án mới Các quy chế, chính sách là những khuôn mẫu giúp nhà quản trị quản lý tốt công ty - Quyết định được lập trình trước là loại quyết định không được xem là mới Do có sẵn phương án và chỉ là quyết định... trung ra quyết định chiến thuật + Nhà quản trị cấp thấp (cấp cơ sở) ra quyết định tác nghiệp - Ra quyết định là nhiệm vụ quan trọng của Quản trị viên cấp cao, Quản trị viên cấp trung gian, Quản trị viên cấp cơ sở Nói chung là tất cả các cấp quản trị đều phải ra quyết định Nội dung 3: các phương pháp ra quyết định: có 3 phương pháp là ra quyết định cá nhân, ra quyết định có tham vấn và ra quyết định tập... không được lập trình có đặc điểm thì các giải pháp thường mang tính sáng tạo Nhà quản trị cấp càng cao thì càng cần ra quyết định không lập trình trước Ví dụ: một giám đốc chi nhánh thì “ra quyết định không lập trình” nhiều hơn so với tổ trưởng, nhân viên kinh doanh Nội dung 2: Mối quan hệ giữa cấp quản trị và các quyết định: + Nhà quản trị cấp cao ra quyết định chiến lược + Nhà quản trị cấp trung ra quyết... - Ra quyết định theo phong cách độc đoán (ra quyết định cá nhân) có nhược điểm lớn nhất là không phát huy được tính sáng tạo của nhân viên - Ra quyết định tập thể là nhà quản trị trao đổi với tập thể để lấy ý kiến chung có nhược điểm lớn nhất là Có thể có khuynh hướng nhượng bộ, thỏa hiệp - Ra quyết định tập thể thì không hiệu quả và mất nhiều thời gian Nhà quản trị phải hỏi đi hỏi lại ý kiến của tập... nhằm đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm Nhược điểm của loại hình kiểm soát này là độ trễ về thời gian Ôn tập chƣơng 7: RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ Nội dung 1: Sinh viên cần nắm khái niệm quyết định quản trị và các đặc điểm của quyết định quản trị (trang 87-90) - Ra quyết định là việc lựa chọn giải pháp tốt cho một vấn đề xác định - Ra quyết định vừa mang tính khoa học vừa . điểm của quản trị là:Thực hiện các mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao. - Tầm quan trọng của khoa học quản trị so với nghệ thuật quản trị: Tùy theo từng tình huống. - Hoạt động quản trị chỉ. Quản trị là khoa học vì nó cung cấp cho nhà quản trị suy nghĩ có hệ thống trước các vấn đề phát sinh, cung cấp những phương tiện khoa học để giải quyết vấn đề. - Tính nghệ thuật của quản trị. trong hệ thống cấp bậc quản trị. B. Cấp thấp trong hệ thống cấp bậc quản trị. C. Không nằm trong hệ thống cấp bậc quản trị. D. Cấp trung trong hệ thống cấp bậc quản trị Câu 15: Trình tự nào

Ngày đăng: 20/07/2015, 22:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan