Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài

115 1.3K 12
Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THIẾT HÙNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THIẾT HÙNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Chuyên ngành: LL & PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã số: 60. 14. 01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VĂN HẠNH NGHỆ AN - 2014 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 13 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 13 5. Phương pháp nghiên cứu 14 6. Cấu trúc của luận văn 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 15 1.1. Tính cần thiết của kỹ năng mềm đối với học sinh THPT 15 1.1.1. Khái niệm kỹ năng mềm 1.1.2. Phân loại kỹ năng mềm 1.1.3. Một số kỹ năng mềm cần thiết cho học sinh THPT 1.2. Những đặc điểm nổi bật của học sinh trung học phổ thông 24 1.2.1. Đặc điểm tâm, sinh lý 1.2.2. Sự nhận thức, phát triển của học sinh THPT 1.2.3. Đặc điểm tính cách của học sinh THPT 1.3 .Vị trí, cấu trúc của phân môn văn học nước ngoài trong chương trình môn văn THPT 27 1.3.1. Vị trí văn học nước ngoài trong trường THPT 1.3.2. Cấu trúc chương trình văn học nước ngoài trong trường THPT 1.4. Thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh ở trường THPT qua dạy học văn 33 1.4.1. Những nhận thức của học sinh về kỹ năng mềm 1.4.2. Quan điểm của giáo viên văn về một số vấn đề liên quan đến việc rèn luyện KNM cho học sinh THPT 1.4.3. Thực trạng rèn luyện KNM cho hoc sinh THPT qua dạy học văn bản văn học nước ngoài Tiểu kết chương 1 43 Chương 2 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KNM CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 44 2.1. Những nguyên tắc cơ bản 44 2.1.1. Phù hợp với đối tượng học sinh 2.1.2. Bám sát đặc trưng thể loại 2.1.3. Tiếp nhận tác phẩm qua văn bản dịch 2.1.4. Tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản 2.2. Phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài 53 2.2.1. Phương pháp thuyết trình 2.2.2. Phương pháp vấn đáp, đàm thoại 2.2.3. Phương pháp hoạt động nhóm 2.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động ngoại khóa Tiểu kết chương 2 68 Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 70 3.1. Mục đích, yêu cầu của hoạt động thực nghiệm 70 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm 3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 70 3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 3.2.2. Thời gian thực nghiệm 3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm 72 3.3.1. Giáo án TN1: (Tiết 44) 3.3.2. Giáo án TN 2: (Tiết 65 - 66) 3.3.3. Giáo án TN 3: (Tiết 80 - 81) 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 93 3.4.1. Nội dung thực nghiệm 3.4.2. Hình thức thực nghiệm 3.4.3. Kết quả thực nghiệm 3.4.4. Đánh giá chung KẾT LUẬN 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC 111 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh KNM : Kỹ năng mềm KNS : Kỹ năng sống Nxb : Nhà xuất bản PPDH : Phương pháp dạy học SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm VHNN : Văn học nước ngoài DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng: Bảng 1.1. Các văn bản VHNN trong Chương trình cơ bản 30 Bảng 1.2. Các văn bản VHNN trong Chương trình nâng cao 32 Bảng 1.3. Bảng tổng hợp số lượng văn bản văn học nước ngoài trong Chương cơ bản và Chương trình nâng cao 33 Bảng 1.4. Mức độ tiếp nhận thông tin KNM của HS THPT 35 Bảng 1.5. Mức độ hiểu biết về KNM của HS (%) 35 Bảng 1.6. Nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của các KNM (%) 36 Bảng 1.7. Nhận thức của học sinh về tác dụng của việc được trang bị KNM (%) 37 Bảng 1.8. Nguyên nhân học sinh THPT thiếu KNM (%) 38 Bảng 1.9. Nhận thức của giáo viên về tính cần thiết của việc rèn luyện KNM cho học sinh THPT 39 Bảng 1.10. Đánh giá của giáo viên về mức độ nắm bắt một số KNM của học sinh THPT 39 Bảng 1.11. Phương pháp rèn luyện KNM cho học sinh THPT được giáo viên sử dụng 40 Bảng 1.12. Cơ sở để giáo viên vận dụng biện pháp rèn luyện KNM cho học sinh THPT 41 Bảng 1.13. Quan điểm của giáo viên về khả năng của văn học nước ngoài trong việc rèn luyện KNM cho học sinh THPT 42 Bảng 1.14. Đánh giá của giáo viên về khả năng tiếp nhận KNM của HS THPT qua đọc hiểu văn bản văn học nước ngoài 42 Bảng 1.15. Ý thức rèn luyện KNM cho học học sinh THPT qua dạy học văn bản văn học nước ngoài của giáo viên 43 Bảng 3.1. Bảng kết quả điểm số bài kiểm tra KNM của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 97 Bảng 3.2. Mức độ nhận thức KNM của HS ở lớp TN và lớp ĐC 97 Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả mức độ nhận thức kỹ năng mềm của HS ở lớp TN và lớp ĐC 98 Bảng 3.3. Bảng kết quả điểm số bài kiểm tra kỹ năng mềm của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 99 Bảng 3.4. Mức độ nhận thức KNM của HS ở lớp TN và lớp ĐC 99 Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả mức độ nhận thức kỹ năng mềm của HS ở lớp TN và lớp ĐC 100 Bảng 3.5. Bảng kết quả điểm số bài kiểm tra KNM của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 101 Bảng 3.6. Mức độ nhận thức KNM của HS ở lớp TN và lớp ĐC 101 Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả mức độ nhận thức kỹ năng mềm của HS ở lớp TN và lớp ĐC 101 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ. Con người đang đối diện với những thách thức to lớn từ môi trường sống của mình. Giáo dục cần phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đào tạo con người vừa có nhân cách đạo đức, tri thức khoa học, vừa có kỹ năng làm việc. Tuy nhiên, trên thực tế, việc rèn luyện kỹ năng mềm (KNM) ở trường trung học phổ thông (THPT) vẫn còn nhiều bất cập. 1.2. Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn chương, môn Ngữ văn còn giúp học sinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hóa, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. So với nhiều môn học khác, môn Ngữ văn, trong đó có văn học nước ngoài, có ưu thế trong việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh. 1.3. Xuất phát từ những nhận thức nói trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài làm luận văn Thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định 1363/TTg về việc “Đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Mặc dầu chưa chỉ rõ việc cần thiết phải rèn luyện kỹ năng mềm ở các bậc học, tuy nhiên Quyết định đã đề cập đến việc trang bị cho người học những vấn đề về văn hóa ứng xử, về thái độ sống,… Chỉ thị 10/CT- BGDĐT năm 1995 và Chỉ thị 24/CT-BGDĐT năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đều đã có những chỉ đạo về công tác phòng chống HIV/AIDS hay tăng cường công tác phòng chống ma túy tại trường học ít 7 nhiều đã đề cập đến nội dung của kỹ năng mềm. Trong giai đoạn đầu của chương trình dành cho một số đối tượng của ngành giáo dục và Hội chữ thập đỏ, một số kỹ năng mềm đã được nói đến, như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiên định, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng xác định giá trị. Ở giai đoạn này, chương trình chỉ tập trung vào các chủ đề giáo dục sức khỏe của thanh, thiếu niên. Sang giai đoạn 2 của chương trình đối tượng tập huấn được mở rộng và khái niệm kỹ năng mềm được hiểu một cách rộng hơn: “Kỹ năng sống là các kỹ năng thiết thực mà con người cần đến để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh”. Một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu mang tính hệ thống về kỹ năng sống ở Việt Nam là Nguyễn Thanh Bình. Với một loạt bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và giáo trình, tài liệu tham khảo [6; 7; 8; 9; 10] Nguyễn Thanh Bình đã góp phần đáng kể vào việc gợi mở những hướng nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam. Trong một số bài nghiên cứu của Đặng Quốc Bảo, Dương Tự Đam, Phạm Minh Hạc, dù không trực tiếp đề cập đến vấn đề kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống như một đối tượng nghiên cứu, song đã bước đầu đưa ra quan điểm, phương pháp luận cũng như những định hướng tiếp cận trong việc nghiên cứu kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ. Năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa giáo dục kỹ năng sống (KNS) vào chương trình giảng dạy trong nhà trường trên phạm vi cả nước, nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục đã được nêu trong Luật giáo dục (2005), sửa đổi, bổ sung 2009. Về mục tiêu chung của giáo dục được quy định tại khoản 2 như sau: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, 8 đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” [47]. Mục tiêu của giáo dục phổ thông được quy định rõ tại khoản 1, điều 27 như sau: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [47]. Về nội dung, khoản 1, điều 5 quy định: “Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học” [47]. Về phương pháp, khoản 2, điều 5 quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” [47]. Cuốn Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28 tháng 3 năm 2011 cũng quy định về các hoạt động giáo dục tại khoản 1, điều 26 như sau: “Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động” [11] Như vậy, có thể thấy, mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay không phải tập trung vào trang bị cho các em kiến thức, thay vào đó trang bị cho các em những năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực 9 tiễn. Điều này, cho thấy việc giáo dục KNM cho các em là hết sức có ý nghĩa. Bởi xét đến cùng, bản chất của rèn luyện KNM là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Không chỉ vậy, các KNM như kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề,… cũng rất phù hợp với định hướng về đổi mới phương pháp giáo dục ở trường phổ thông. Xác định KNM là một nhu cầu, một đòi hỏi tất yếu của cuộc sống và đã được triển khai trong ngành giáo dục, nhưng cho đến nay việc rèn luyện KNM vẫn còn rất hạn chế. Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ấn hành một số tài liệu mang tính định hướng cho giáo viên trong hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Trong đó đáng chú ý là các cuốn, như: Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh phổ thông; Giáo dục kỹ năng sống trong môn Sinh học; Giáo dục kỹ năng sống trong môn Giáo dục công dân. Ngoài ra còn có cuốn Hướng dẫn thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông của Nguyễn Dục Quang nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội phát hành. Như tên gọi của cuốn sách, tác giả đã trình bày một số vấn đề chung về kỹ năng sống như ý nghĩa, vai trò, khái niệm. Từ đó, đưa ra các nguyên tắc, phương pháp và một số minh họa giáo dục kỹ năng sống. Đây là một tài liệu có ý nghĩa định hướng cho giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Cũng theo hướng đó, cuốn Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh phổ thông, các tác giả đã trình bày một số vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông như quan niệm về kỹ năng sống, phân loại kỹ năng sống, tầm quan trọng của kỹ năng sống, định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Ở phần này, các tác giả đã chỉ ra mục tiêu, khả năng, nội dung và một số bài minh họa. 10 [...]... pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát phân tích và đề xuất những giải pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài 3.2 Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ: Thứ nhất, phân tích những cơ sở lý luận, thực tiễn để tích hợp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh. .. THPT qua dạy học văn học nước ngoài Thứ hai, đề xuất một số nguyên tắc, phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài Thứ ba, trên cơ sở đó đề xuất một số thực nghiệm sư phạm 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế tiếp nhận của học sinh THPT, đặc trưng, khả năng của phân môn văn học nước ngoài trong việc rèn luyện kỹ năng mềm. .. là cần thiết, hữu ích cho việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh Trung học cơ sở qua dạy học văn học nước ngoài Điểm lại một số công trình, bài viết ít nhiều có liên quan đến phạm vi khảo sát của đề tài, chúng tôi nhận thấy, cho đến này chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào bàn về phương pháp tích hợp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài Tuy nhiên, đó đây... nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có một tài liệu mang tính chuyên sâu bàn về rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn, trong đó có văn học nước ngoài Trong số những tài liệu bàn về dạy học văn học nước ngoài ở trường phổ thông mà chúng tôi bao quát được, các tác giả chủ yếu bàn về nguyên tắc, phương pháp tiếp nhận các văn bản văn học nước ngoài Năm 1986, khi bàn về vấn đề dạy học văn học. .. cân đối Văn học Trung Quốc có tới 10 văn bản, văn học Nga có 3 văn bản, văn học Pháp có 3 văn bản được chọn học Sự khác biệt về số lượng và chất lượng của hai bộ sách, hai chương trình là không lớn 1.4 Thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh ở trường THPT qua dạy học văn 1.4.1 Những nhận thức của học sinh về kỹ năng mềm Để có được một cái nhìn khách quan về nhận thức của học sinh THPT. .. việc dạy học văn bản văn học nước ngoài Ý nghĩa của vấn đề không chỉ giúp học sinh tiếp nhận những giá trị đặc sắc của văn bản, mà còn tích hợp rèn luyện một số kỹ năng mềm cho học sinh, như: phát hiện vấn đề, trình bày vấn đề, tự tin trong giao tiếp Trong những năm gần đây, xuất hiện một số luận văn Thạc sĩ bàn về rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh phổ thông thông qua việc tích hợp trong các giờ học. .. chính khóa Trong số đó, đáng chú ý là Luận văn của Nguyễn 13 Chính Thành với đề tài Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh Trung học cơ sở qua dạy học văn học nước ngoài (Trường Đại học Vinh, tháng 10/2013) Trong Luận văn của mình, Nguyễn Chính Thành đã đề cập đến một số vần đề lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng mềm qua dạy học văn ở các trường Trung học cơ sở Từ đó, đề xuất một số nguyên tắc,... luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2 Một số nguyên tắc, phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài Chương 3 Thực nghiệm sư phạm 15 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tính cần thiết của kỹ năng mềm đối với học sinh THPT 1.1.1 Khái niệm kỹ năng mềm Từ... ấn hành trước đó, trong cuốn sách của mình, Phùng Văn Tửu không trực tiếp đề cập đến việc rèn luyện kỹ năng mềm, song qua việc định hướng dạy học văn bản văn học nước ngoài, tác giả đã gợi mở một số vấn đề hữu ích cho việc tích hợp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến lưu ý của tác giả về sự cần thiết phải hướng dẫn học sinh đối chiếu, phát hiện những khác biệt giữa bản... chương trình môn văn THPT So với phân môn văn học Việt Nam, phân môn văn học nước ngoài có những đặc điểm và lợi thế riêng trong 28 việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT Những văn bản VHNN được chọn học trong trường phổ thông đều chứa đựng những giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc mang tầm nhân loại Nó không chỉ mang đến cho người học những tri thức văn học mà còn cả những tri thức văn hóa, lịch . luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài. Thứ hai, đề xuất một số nguyên tắc, phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài. Thứ. giáo viên về khả năng tiếp nhận KNM của HS THPT qua đọc hiểu văn bản văn học nước ngoài 42 Bảng 1.15. Ý thức rèn luyện KNM cho học học sinh THPT qua dạy học văn bản văn học nước ngoài của giáo. việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có một tài liệu mang tính chuyên sâu bàn về rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn, trong đó có văn

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan