Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an đến năm 2020

125 997 11
Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN XUÂN THỦY QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN XUÂN THỦY QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh NGHỆ AN - 2014 4 LỜI CẢM ƠN Đề tài “Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đến năm 2020” được thực hiện trong thời gian không nhiều, điều kiện không ít khó khăn. Để Đề tài được hoàn thành, tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc Hội đồng khoa học, chuyên ngành “Quản lý giáo dục” trường Đại học Vinh. Các thầy, các cô đã trực tiếp giảng dạy, tham gia quản lý, tư vấn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu; đặc biệt cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn: Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Hưng Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu khoa học, giúp tôi những định hướng phát triển giáo dục - đào tạo và chương trình hành động cụ thể làm cơ sở xây dựng Quy hoạch. Lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục - Đào tạo, phòng Thống kê, phòng Tài chính - Kế hoạch, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, các trường tiểu học huyện Hưng Nguyên đã tạo điều kiện, cung cấp số liệu, tham gia ý kiến giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn. Bạn bè, đồng nghiệp cùng gia đình đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn. Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và eo hẹp về thời gian thực hiện, chắc chắn Đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn. Vinh, tháng 4 năm 2014 Tác giả Nguyễn Xuân Thủy v MỤC LỤC 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI, TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HOÁ CỦA HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN 34 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 34 vi KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN CCG : Cần cố gắng CNH : Công nghiệp hoá CSVC : Cơ sở vật chất CT : Chính trị GDPT : Giáo dục phổ thông GV : Giáo viên HĐH : Hiện đại hoá HS : Học sinh HTCTTH : Hoàn thành chương trình tiểu học KHCN : Khoa học công nghệ KT : Kinh tế KT – XH : Kinh tế - xã hội PCGDTH : Phổ cập giáo dục tiểu học PCGDTHCS : Phổ cập giáo dục trung học cơ sở. QLGD : Quản lý giáo dục SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm TB : Trung bình TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNTH : Tốt nghiệp tiểu học VH : Văn hoá XHH : Xã hội hoá vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng số 2.1. Hệ thống trường lớp, học sinh tiểu học huyện Hưng Nguyên 47 Bảng số 2. 2. Thống kê trình độ đào tạo, trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học, độ tuổi đội ngũ CBQL, GV, NV tiểu học huyện Hưng Nguyên hiện nay 49 Bảng số 2.3. Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm của học sinh Tiểu học qua các năm .53 Bảng số 2.4. Tỉ lệ xếp loại học lực của HSTH huyện Hưng Nguyên qua các năm 53 Bảng số 2.5. Tỉ lệ lên lớp, lưu ban, bỏ học và hiệu quả đào tạo. 54 Bảng số 3.1. Thống kê dân số, tỉ lệ sinh, dân số độ tuổi, học sinh TH trên địa bàn huyện Hưng Nguyên 73 Bảng số 3.2 Dự báo dân số trong độ tuổi nhập học tiểu học và dân số trong độ tuổi tiểu học 75 Bảng số 3.3 Dự báo tỉ lệ nhập học, lên lớp, lưu ban, hoàn thành chương trình tiểu học từ năm 2014 đến 2020 76 Bảng số 3.4. Kết quả dự báo số lượng học sinh tiểu học theo chương trình phần mềm của Bộ GD-ĐT 77 Bảng số 3.5. Kết quả dự báo số lượng học sinh tiểu học theo phương pháp ngoại suy xu thế, tỷ lệ học sinh trong dân số độ tuổi 78 Bảng số 3.6. Thống kê và dự báo số học sinh tiểu học huyện Hưng Nguyên theo Phương án 3. 80 Bảng số 3.8. Kết quả dự báo phát triển giáo dục Tiểu học huyện Hưng Nguyên 84 Bảng số 3.9. Nhu cầu giáo viên đứng lớp bậc Tiểu học huyện Hưng Nguyên 86 Bảng số 3.10. Nhu cầu giáo viên chuyên biệt bậc tiểu học huyện Hưng Nguyên (Tin học, Ngoại ngữ, ) 87 Bảng số 3.11. Kết quả thăm dò về tính khả thi của bản Quy hoạch 94 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Chu trình phương pháp luận xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học 19 Sơ đồ 1.2. Quá trình dự báo phát triển GD-ĐT 21 Sơ đồ 1.3. Dự báo số lượng học sinh bằng phương pháp sơ đồ luồng 24 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về lý luận Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, việc xây dựng, phát triển một nền giáo dục vững mạnh là nhân tố then chốt, quyết định để thúc đẩy xã hội phát triển. Trong các kỳ Đại hội vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) là quốc sách hàng đầu và là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ vào thực tiễn tình hình GD-ĐT của đất nước, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định và chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Đây là tư duy mang tầm chiến lược, thể hiện quan điểm toàn diện, khách quan, khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi phát triển đội ngũ giáo viên vững mạnh, toàn diện, vừa hồng vừa chuyên là yêu cầu cấp thiết của giáo dục Việt Nam hiện tại. Yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên được Đại hội Đảng ta chỉ rõ là phải "xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng", đây là khâu then chốt trong đổi mới GD-ĐT. Để GD-ĐT xứng tầm với vị thế nêu trên, từ Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đề ra Nghị quyết “Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH, Nghị quyết đã khẳng định: Một trong 4 giải pháp quan trọng để thực hiện Nghị quyết là “Phải đổi mới công tác quản lý giáo dục, mà trước hết là tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hoá sự phát triển. Đưa giáo dục vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của cả nước và của từng địa phương. Có chính sách điều tiết 1 quy mô và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển KT-XH, khắc phục tình trạng mất cân đối như hiện nay. Tại Điều 99 (Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005) quy định nội dung quản lý Nhà nước về giáo dục bao gồm “Trước hết là việc xây dựng và chỉ đạo chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục” (Điều luật này được thực hiện từ ngày 01 tháng 6 năm 1999). Điều đó chứng tỏ việc lập dự báo, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục là một trong những chức năng quản lý quan trọng hàng đầu của các cấp quản lý giáo dục phải thực hiện. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đã khẳng định: “Một trong những giải pháp quan trọng để đổi mới giáo dục là phải tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hóa sự phát triển giáo dục". Nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư và khắc phục tình trạng phát triển thiếu định hướng, công tác xây dựng quy hoạch ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 2178/CT-TTg, ngày 2/12/ 2010, về việc tăng cường Công tác quy hoạch; UBND tỉnh Nghệ An có Công văn số 8284/UBND-CN ngày 27 tháng 12 năm 2010 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 2178/CT-TTg, trong đó yêu cầu các ngành khẩn trương triển khai xây dựng quy hoạch ngành trên địa bàn tỉnh. Mặt khác trong những năm qua thực tế phát triển GD-ĐT cho thấy bên cạnh những thành tựu to lớn đáng tự hào, ngành GD-ĐT còn đứng trước những mâu thuẫn, bất cập, mất cân đối, còn bộc lộ những yếu kém về các vấn đề: Giữa yêu cầu phát triển GD-ĐT nhanh và mức độ đầu tư còn thấp; giữa đòi hỏi cơ cấu lao động và cơ cấu ngành nghề đào tạo, giữa đào tạo và sử dụng, giữa yêu cầu giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục với các 2 [...]... dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An Chương 3: Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Hưng Nguyên đến năm 2020 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Vấn đề dự báo, hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển. .. lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Hưng Nguyên 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học 5.2 Nghiên cứu thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đoạn từ 2006-2010; 2010-2013 5.3 Đề xuất Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Hưng Nguyên,. .. 2015” (Nguyễn Thị Ngọc - 2010) 9 Quy t định số 2220/QĐ.UBND.VX năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, giai đoạn 2011 - 2020 Tóm lại: Quy hoạch phát triển giáo dục, quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học nói chung, quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng có một tầm quan trọng đặc biệt, do vậy vấn đề này... có mối quan hệ biện chứng với nhau - Quy hoạch phát triển đội ngũ GVTH làm cơ sở cho các quy hoạch phát triển GDTH - Quy hoạch phát triển đội ngũ GVTH dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các quy hoạch phát triển GDTH, như kết quả dự báo dân số, phân bố dân cư, nguồn nhân lực, quy mô phát triển và phân bố đội ngũ GVTH 1.4.2 Mục đích, yêu cầu của quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học Mục đích... chắc cho phát triển 1.2.5 Quy hoạch phát triển Giáo dục Từ quan niệm chung về quy hoạch phát triển KT-XH, ta thấy quy hoạch phát triển GD-ĐT thuộc quy hoạch phát triển các ngành và là một bộ phận cấu thành, không thể thiếu của quy hoạch phát triển KT-XH nói chung Quy hoạch phát triển ngành GD-ĐT chính là bản luận chứng khoa học quá trình phát triển của hệ thống giáo dục trong thời kỳ quy hoạch Trên... dục đang hết sức quan tâm Tuy vậy, trên thực tế, từ trước đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về quy hoạch phát triển giáo dục Tiểu học nói chung, quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học nói riêng một cách quy mô và hệ thống Vì thế, việc xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục Tiểu học nói chung, quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. .. lượng giáo dục huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 1 Khách thể nghiên cứu Vấn đề quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học 6 3 2 Đối tượng nghiên cứu Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An 4 Giả thuyết khoa học Nếu bản quy hoạch được xây dựng cùng với các giải pháp thực hiện có cơ sở khoa học, phù hợp với... Nội dung chủ yếu của quy hoạch GDTH bao gồm: - Xác định quy mô học sinh cho từng thời kì trong giai đoạn quy hoạch - Quy hoạch về mạng lưới trường lớp - Quy hoạch về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý - Quy hoạch về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng cho sự phát triển giáo dục e) Quy trình xây dựng quy hoạch phát triển GDTH ở địa phương Xây dựng quy hoạch phát triển GDTH ở địa phương... giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý lựa chọn con đường phát triển giáo dục của một địa phương hay một quốc gia 1.4 VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GVTH 1.4.1 Vị trí và mối quan hệ giữa quy hoạch phát triển đội ngũ GVTH với quy hoạch phát triển GDTH ở địa phương - Quy hoạch phát triển và phân bố đội ngũ GVTH của địa phương là một bộ phận hữu cơ của quy hoạch phát triển GDTH,... trường lớp giáo dục tiểu học của địa phương - Quy hoạch các chỉ tiêu, điều kiện phục vụ yêu cầu phát triển trường lớp, phát triển đội ngũ giáo viên của giáo dục tiểu học của địa phương - Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch 1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC 1.3.1 Vị trí vai trò, nhiệm vụ của giáo dục Tiểu học trong hệ thống giáo dục Quốc dân 14 Với quan điểm giáo dục . dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học. Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Chương 3: Quy hoạch. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN XUÂN THỦY QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN. đoạn 2011 - 2020. Tóm lại: Quy hoạch phát triển giáo dục, quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học nói chung, quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng có một tầm quan trọng đặc

Ngày đăng: 20/07/2015, 11:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI, TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HOÁ CỦA HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN

    • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên

      • 2.1.5.2. Khó khăn

      • 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

      • Phấn đấu đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2015, và tỉnh khá của cả nước vào năm 2020; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, tài chính, y tế, KH- CN của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

      • 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan