Một số giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tân phú, tỉnh đồng nai

107 874 3
Một số giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tân phú, tỉnh đồng nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH _________________________ NGUYỄN VĂN BÌNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, 2014 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH _________________________ NGUYỄN VĂN BÌNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Giáo viên hướng dẫn khoa học: PGS-TS Ngô Sỹ Tùng Nghệ An, 2014 0 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, sự biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn trường Đại học Vinh, Sở GD&ĐT Đồng Nai, Huyện ủy, UBND huyện Tân Phú, Ban giám hiệu các trường THPT trên địa bàn huyện và Phòng GD&ĐT Tân Phú đã tạo điều kiện và hỗ trợ để tôi hoàn thành luận văn này. Xin bày tỏ lòng kính mến và biết ơn đến quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, làm việc lâu dài để hoàn thiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc đến PGS.TS Ngô Sỹ Tùng, thầy đã tận tình định hướng, chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, nhưng do khả năng và thời gian còn giới hạn nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chỉ dẫn, giúp đỡ thêm của quý thầy cô, các nhà khoa học và đồng nghiệp để tôi hiểu sâu sắc hơn về khoa học giáo dục và đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục. Nghệ An, tháng 6 năm 2014 Tác giả Nguyễn Văn Bình 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước 7 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản 11 1.2.1. Sĩ số học sinh 11 1.2.2. Duy trì sĩ số học sinh 11 1.2.3. Quản lý, quản lí việc duy trì sĩ số học sinh 11 1.2.4. Giải pháp, giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh 18 1.3. Một số vấn đề về quản lý việc duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông 19 1.3.1. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học 19 1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở trường trung học phổ thông 24 1.3.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở trường trung học phổ thông 28 1.3.4. Nội dung, phương pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở trường trung học phổ thông 28 1.4. Công tác quản lý của nhà trường trong việc duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông 31 Kết luận chương 1 31 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI 32 2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Tân Phú 32 2.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 32 2 2.2. Thực trạng về giáo dục THPT huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. 36 2.2.1. Khái quát về tình hình giáo dục THPT huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 36 2.2.2. Về chất lượng giáo dục và đào tạo 37 2.2.3. Khái quát về các trường trung học phổ thông huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai 38 2.3. Thực trạng học sinh bỏ học ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 39 2.3.1. Thời điểm học sinh bỏ học 40 2.3.2. Hoàn cảnh gia đình học sinh bỏ học 41 2.3.3. Học sinh bỏ học phân theo kết quả học lực và hạnh kiểm 42 2.3.4. Những nhân tố tác động đến việc bỏ học của học sinh. 43 2.4. Thực trạng các giải pháp mà các trường trung học phổ thông huyện Tân Phú đã thực hiện để duy trì sĩ số học sinh 45 2.5. Đánh giá chung về thực trạng 49 2.5.1. Ưu điểm 49 2.5.2. Hạn chế 49 Kết luận chương 2 51 Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TÂN PHÚ 52 TỈNH ĐỒNG NAI 52 3.1. Những nguyên tắc đề xuất các giải pháp 52 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 52 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 52 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 53 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 53 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 54 3.2. Các giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông bỏ học trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 54 3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh về việc phòng chống tình trạng bỏ học của học sinh trung học phổ thông 55 3 3.2.2. Lập kế hoạch, phân công nhân sự, xây dựng chương trình hoạt động trong công tác phòng chống tình trạng học sinh trung học phổ thông bỏ học 59 3.2.3. Xây dựng môi trường giáo dục tốt; phát hiện và giải quyết dứt điểm, đồng bộ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh trung học phổ thông bỏ học ở huyện Tân Phú 62 3.2.4. Đẩy mạnh xã hội hóa trong phòng chống tình trạng bỏ học của học sinh trung học phổ thông 69 3.2.5. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác phòng chống tình trạng học sinh trung học phổ thông bỏ học 73 3.2.6. Tổ chức tốt các hoạt động tư vấn giáo dục cho phụ huynh và học sinh 76 3.2.7. Đảm bảo các điều kiện hoạt động, công tác thanh tra kiểm tra, đánh giá hiệu quả của công tác phòng chống tình trạng học sinh trung học phổ thông bỏ học 79 3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 80 3.3.1. Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp 81 3.3.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp 82 Kết luận chương 3 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84 1. Kết luận 84 2. Kiến nghị 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 4 DANH MỤC VIẾT TẮT CNH Công nghiệp hóa CNH – HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HĐH Hiện đại hóa HS Học sinh HS THPT Học sinh trung học phổ thong HSBH Học sinh bỏ học QL Quản lí QLGD Quản lí giáo dục THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNCS Thanh niên cộng sản TW Trung ương XHH Xã hội hóa XHHGD Xã hội hóa giáo dục 5 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ Sơ đồ 1.1. Mối liên hệ giữa không tiếp cận được giáo dục, đói nghèo và nguy cơ vi phạm pháp luật 29 Sơ đồ 1.2. Tổ chức của trường THPT 30 Bảng Bảng 2.1: Quy mô phát triển giáo dục THPT huyện Tân Phú 36 Bảng 2.2: Quy mô trường, lớp, học sinh trên địa bàn huyện Tân Phú năm học 2012 - 2013 39 Bảng 2.3. HS THPT bỏ học qua khảo sát 42 HS đã bỏ học 40 Bảng 2.4. Nghề nghiệp của bố, mẹ HS bỏ học (42 HS THPT bỏ học) 41 Bảng 2.5. Nhận thức của cha mẹ HS về mức độ ảnh hưởng từ việc bỏ học 43 Bảng 2.6. Thống kê trình độ văn hóa của cha mẹ HS THPT bỏ học 43 Biểu Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ HS THPT bỏ học qua khảo sát 42 HS đã bỏ học 40 Biểu đồ 2.2. Xếp loại học lực của HS THPT bỏ học ở huyện Tân Phú 42 Biểu đồ 2.3: Xếp loại hạnh kiểm của HS THPT bỏ học ở huyện Tân Phú 42 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Qua gần mười năm công tác trong ngành giáo dục, gần 3 năm làm công tác quản lý trường học, với vai trò là người lãnh đạo, quản lý một trường THPT ở huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai, tôi luôn trăn trở về tình trạng bỏ học khá phổ biến của học sinh những năm gần đây ở các trường THPT trên địa bàn huyện. Thực tiễn ấy đã thôi thúc tôi nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp hữu hiệu để phòng chống tình trạng học sinh bỏ học ở bậc THPT trên địa bàn huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai. Giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của mỗi đất nước. Từ đó mà các quốc gia trên thế giới luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, các chính sách phù hợp và hiệu quả nhằm xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu của thời đại và bắt kịp sự tiến bộ của các quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam là một nước có truyền thống tôn sư trọng đạo, Đảng và nhà nước cùng toàn dân luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, trong nhiều văn kiện của nhiều kỳ Đại hội Đảng đều khẳng định “GD&ĐT cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển”. Hiến pháp 1992, Luật Giáo dục 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009) xác định rõ các quan điểm chỉ đạo phát triển GD: GD là quốc sách hàng đầu; phát triển GD nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phát triển GD là nền tảng cho nguồn nhân lực chất lượng cao, một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã ban hành kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 về đề án 2 “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đặt ra yêu cầu cao đối với GD&ĐT, đặt ra trách nhiệm nặng nề và đòi hỏi cao đối với các nhà QLGD. Trong thời kỳ CNH-HĐH hiện nay của nước ta, Việt Nam đã và đang thực hiện quá trình cải cách giáo dục sâu rộng ở các bậc học, các cấp học. Việc nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi những bài học kinh nghiệm cả về lý luận lẫn thực tiễn từ các nền giáo dục của các nước khác trên thế giới là điều cần thiết phải làm. Đổi mới phương pháp quản lý, đổi mới tư duy lãnh đạo quản lý là việc làm thường xuyên, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển hay bị quy luật sa thải đối với các nhà quản lý giáo dục. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục truyền thống, hình thành, xây dựng và phát triển các năng lực, phẩm chất của người lao động mới, năng động, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH, là những nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường. Mọi hoạt động giáo dục HS được thực hiện chủ yếu trong nhà trường, đặc biệt các nhà trường phổ thông đóng vai trò rất quan trọng. Do đó việc duy trì sĩ số HS, phòng chống tình trạng HS bỏ học để thực hiện nhiệm vụ GD là việc làm cần thiết và quan trọng đối với từng nhà trường, nhất là đối với các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Phú, một huyện miền núi còn nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội. Nhiệm vụ này được đặt ra và là bài toán cần phải giải quyết đối với các nhà QLGD. Trọng trách giáo dục đào tạo thế hệ trẻ có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ, niềm tin và quyết tâm cao trong học tập, trong lao động sáng tạo được đặt lên vai các nhà trường nói chung và các trường phổ thông nói riêng. Hiện nay, tuy nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhưng những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến một bộ phận thanh [...]... thể nghiên cứu Công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THPT 3.2 Đối tượng nghiên cứu Giải pháp quản lý nhằm duy trì sĩ số học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 4 Giả thuyết khoa học Có thể duy trì sĩ số học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai nếu đề xuất và thực hiện các giải pháp quản lí có cơ sở khoa học và có tính khả thi 5 Nhiệm... giá các báo cáo sơ kết về tình hình duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông trong tỉnh; từ đó phân tích, tổng hợp rút ra đánh giá và các bài học kinh nghiệm tạo tiền đề cho vệc đề xuất các giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 6.3 Phương pháp toán học Nhằm xử lý số liệu thu được từ thực tế quản lý việc duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông. .. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý duy trì sĩ số học sinh ở các trường THPT 5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở các trường THPT 5.3 Đề xuất giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh ở các trường THPT huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của... sinh ở các trường THPT huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 4 2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn để tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nhằm duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý. .. Phú, tỉnh Đồng Nai Chương 3: Một số giải pháp quản lý nhằm duy trì sĩ số học sinh ở các trường THPT huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước Tình trạng HS bỏ học diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, phổ biến nhất là các nước nghèo, các nước chậm... bỏ học của một bộ phận HS, từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả phòng chống tình trạng HS bỏ học 6 8 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài lệu tham khảo, phần nội dung luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở các trường THPT Chương 2: Thực trạng công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở các trường THPT huyện Tân Phú, tỉnh Đồng. .. trường được ổn định, giảm thiểu những khó khăn do sự biến động sĩ số gây ra 1.2.4 Giải pháp, giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh 1.2.4.1 Giải pháp Nghĩa chung nhất của giải pháp là “Cách làm, cách thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra” Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì: Giải pháp là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể 1.2.4.2 Giải pháp quản lý duy trì sĩ. .. học về việc nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục để phòng chống tình trạng HS bỏ học trên địa bàn huyện Tình hình HS bỏ học những năm qua ở các trường THPT trên địa bàn huyện là đáng báo động Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp quản lý phòng chống tình trạng HS bỏ học trở nên hết sức cần thiết Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề Một số giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học. .. hóa những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài, làm 5 cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn các giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài Điều tra, khảo sát, thâm nhập thực tiễn, trao đổi với các khách thể nghiên cứu, tham khảo các văn bản tổng... Viện Ngôn ngữ học thì sĩ số học sinh (SSHS) là Số HS của trường hay của lớp” 1.2.2 Duy trì sĩ số học sinh Duy trì là giữ cho tiếp tục tồn tại trong tình trạng như cũ (thường dùng cho những cái đang có chiều hướng giảm sút hoặc mất đi) Như vậy, duy trì sĩ số HS là giữ cho số HS đang theo học ở nhà trường ổn định và không bị tụt giảm Nghĩa là duy trì sĩ số HS từ khi được tuyển vào học ở trường cho đến . 3: Một số giải pháp quản lý nhằm duy trì sĩ số học sinh ở các trường THPT huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG. Giải pháp quản lý nhằm duy trì sĩ số học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. 4. Giả thuyết khoa học Có thể duy trì sĩ số học sinh ở các trường trung học phổ thông. Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở các trường THPT Chương 2: Thực trạng công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở các trường THPT huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Chương

Ngày đăng: 20/07/2015, 09:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan