Một số giải pháp quản lý đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề kinh tế, công nghệ VICET

113 854 6
Một số giải pháp quản lý đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề kinh tế, công nghệ VICET

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH –––––––––––––––––––––––––– TRỊNH THỊ GIANG MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ––––––––––––––––––– TRỊNH THỊ GIANG MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60.14.01.14 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Xuân Khoa Nghệ An, 2014 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng sau Đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Giáo dục, các thầy cô trường Đại học Vinh đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng tri ân tới PGS-TS Đinh Xuân Khoa đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận văn “Một số giải pháp quản lí đào tạo nghề ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET”. Nhân dịp này, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến: Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi được tìm hiểu những thông tin về công tác quản lí đào tạo nghề của nhà trường trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, tất cả bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và góp ý kiến của quý thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Nghệ An, tháng 4 năm 2014 Tác giả Trịnh Thị Giang BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 3 Thứ tự Từ viết tắt Giải nghĩa 1 BLĐTB-XH Bộ lao động thương binh & xã hội 2 BGH Ban giám hiệu 3 BTTrĐT Ban thanh tra đào tạo 4 CBGV Cán bộ giáo viên 5 CBQL Cán bộ quản lý 6 CLĐT Chất lượng đào tạo 7 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 8 CNQL Chức năng quản lý 9 CSVC Cơ sở vật chất 10 CSSX Cơ sở sản xuất 11 GD-ĐT Giáo dục- đào tạo 12 GV Giáo viên 13 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 14 HT Hiệu trưởng 15 HTGD Hệ thống giáo dục 16 KHCN Khoa học công nghệ 17 KHKT Khoa học kỹ thuật 18 KCN Khu công nghiệp 19 KKT Khu kinh tế 20 KT-XH Kinh tế- xã hội 21 MTQL Mục tiêu quản lý 22 NCKH Nghiên cứu khoa học 23 NTQL Nguyên tắc quản lý 24 PĐT Phòng đào tạo 25 PHT Phó hiệu trưởng 26 PPGD Phương pháp giảng dạy 27 PPQL Phương pháp quản lý 28 QLGD Quản lý giáo dục 29 TC-HC Tổ chức- hành chính 30 TCDN Tổng cục dạy nghề 31 CĐN KT-CN VICET Cao đẳng nghệ Kinh tế - Công nghệ VICET 32 THCS Trung học cơ sở 33 THPT Trung học phổ thông 34 TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 35 TW Trung ương 36 UBND Ủy ban nhân dân 37 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 8 Mục đích nghiên cứu 10 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 10 Giả thuyết khoa học 10 Nhiệm vụ nghiên cứu 10 Phạm vi nghiên cứu 11 Phương pháp nghiên cứu 11 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận 11 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 11 7.3. Phương pháp thống kê toán học. 11 Đóng góp của luận văn 11 Cấu trúc luận văn 12 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ 13 a. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 13 1.1.1. Ở nước ngoài 13 1.1.2. Ở Việt Nam 14 b. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 15 i. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ 15 ii. Đào tạo, đào tạo nghề 16 iii. Quản lý, quản lý đào tạo nghề 18 iv. Giải pháp, giải pháp quản lý 21 v. Chất lượng, chất lượng đào tạo nghề 22 c. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ 24 i. Mục tiêu của đào tạo nghề 24 ii. Nội dung đào tạo nghề 25 iii. Phương pháp, hình thức đào tạo nghề 26 iv. Hoạt động dạy học và hoạt động học tập 27 * Hoạt động học tập 28 v. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 28 d. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ-CÔNG NGHỆ 29 1.4.1. Nội dung quản lý đào tạo 29 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET 40 2.1. NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP CỦA THANH HÓA 40 2.2. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET 41 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET 48 Các giải pháp quản lý 62 Mức độ cần thiết 62 Các giải pháp quản lý 65 Mức độ cần thiết 65 Các giải pháp quản lý 67 Mức độ cần thiết 67 Các giải pháp quản lý 69 Mức độ cần thiết 69 Các giải pháp quản lý 70 Mức độ cần thiết 70 Các giải pháp quản lý 72 Mức độ cần thiết 72 6 Các giải pháp quản lý 73 Mức độ cần thiết 73 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 79 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG 82 CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET 82 3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 82 3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET 84 3.3. THĂM DÒ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 102 Các giải pháp 103 Các giải pháp 104 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108 1. KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 7 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc, bên cạnh sự hợp tác là sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt; chất lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia. Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội cần thiết phải có chiến lược đào tạo nghề. Đảng và Nhà nước ta đã có những chiến lược, chính sách ưu tiên để đầu tư phát triển lĩnh vực này. Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020 đã đề ra mục tiêu phát triển giáo dục nghề là: “Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;”[21,tr.2]. Tuy nhiên cho đến nay, dạy nghề vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, bức xúc và là mối quan tâm của toàn xã hội. Do thiếu quy hoạch hệ thống đào tạo nghề, cho nên cơ cấu ngành nghề và đào tạo dạy nghề hiện nay mất cân đối, phân tán, chưa gắn kết với nhu cầu thực tế, không đáp ứng nhu cầu chuyển dịch kinh tế. Số trường dạy nghề có nhiều nhưng nhìn chung quy mô nhỏ. Ở nước ta hiện nay đang tồn tại mất cân đối giữa đào tạo công nhân với đào tạo cán bộ đại học, tình trạng thừa thầy thiếu thợ khá phổ biến. Hơn nữa đào tạo nghề chưa thích ứng với thị trường lao động, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp - khu chế xuất cả về số lượng và chất lượng. Sinh viên mới tốt nghiệp vào công tác ở các xí nghiệp, công ty thường gặp khó khăn khi tiếp cận với các thiết bị khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại. Một trong những nhược điểm lớn nhất của họ hiện nay là thiếu khả năng tư duy, sáng tạo và tính chủ động trong công việc. Hệ quả là lãng phí nguồn ngân sách của nhà nước; cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ đã được đào tạo của người lao động thấp; nhiều doanh nghiệp để có nguồn nhân lực theo mong muốn, sau khi tuyển lao động về phải cho đi đào tạo lại, rất mất thời gian, tiền bạc. 8 Thanh Hóa là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, với dân số đông, số người trong độ tuổi lao động lớn, theo số liệu của Cục Thống Kê Thanh Hóa năm 2012, dân số toàn tỉnh là 3,42 triệu người, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 2,7 triệu người. Tăng trưởng kinh tế trung bình năm đạt 17 - 18%. Thanh Hoá có KKT Nghi Sơn, 4 KCN tập trung là Lễ Môn, Tây Bắc ga, Bỉm Sơn, Lam Sơn; dự kiến đến năm 2020 sẽ có thêm 5 KCN mới và 1 khu công nghệ cao được thành lập. Trong giai đoạn tới, nhu cầu lao động có tay nghề cao cho KKT, các KCN và khu công nghệ cao của tỉnh là khá lớn; đến năm 2015 lao động qua đào tạo trên 150 nghìn người, năm 2020 trên 294 nghìn người. Giai đoạn 2011 - 2015: đào tạo CĐN trên 18 nghìn người, TCN 22,5 nghìn người; đào tạo CĐ, ĐH và trên ĐH trên 4,5 nghìn người; giai đoạn 2016 - 2020: đào tạo CĐN trên 35 nghìn người, TCN trên 44 nghìn người, đào tạo CĐ, ĐH và trên ĐH trên 9 nghìn người [18,tr.6]. Theo khảo sát của ngành chức năng, toàn tỉnh hiện có khoảng 40 cơ sở dạy nghề (cả công lập và tư thục) chủ yếu đào tạo nghề ngắn hạn (sơ cấp), số lượng học viên theo học tại các cơ sở dạy nghề lại quá ít so với lao động đến tuổi và trong độ tuổi. Thị trường lao động Thanh Hóa luôn đặt trong tình trạng khan hiếm nhân lực. Bài toán “đào tạo nghề, giải quyết việc làm” càng trở nên khó khăn khi yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng gay gắt. Một trong những nguyên nhân chính là do chất lượng đào tạo không đáp ứng được đòi hỏi mà những diễn biến nhanh chóng của nền kinh tế và quá trình phát triển công nghệ đặt ra. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET được thành lập tháng 12 năm 2004, hiện nay quy mô trường, lớp phục vụ cho đào tạo nghề còn khiêm tốn so với yêu cầu đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tuy từng bước được đầu tư nâng cấp, song vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ cũng như chưa theo kịp với công nghệ sản xuất tiên tiến; nội dung chương trình tuy đã được xây dựng kịp thời song vẫn còn những bất cập; trình độ năng lực và kỹ thuật dạy học của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế, một bộ phận giáo viên dạy thực hành thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất. Đặc biệt là các giải pháp quản lý đào tạo nghề của cán bộ quản lý còn bất cập, thiếu sự phối kết hợp trong việc thúc đẩy giữa một bên là tích cực chủ động của học sinh với một bên phương pháp dạy học có hiệu quả của đội ngũ giáo viên. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh với sự hình thành và phát triển khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công 9 nghiệp và cụm công nghiệp khác đòi hỏi cần phải có một lực lượng lao động kỹ thuật lành nghề có chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động tại các địa phương trong tỉnh, đồng thời có năng lực nghề nghiệp để tham gia xuất khẩu lao động tại các nước trong khu vực. Điều này nói lên rằng, nghiên cứu các giải pháp quản lý đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề đang là một trong những bức xúc và cấp thiết trong tình hình hiện nay. Với những lý do đã trình bày như trên, tôi chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học trong lĩnh vực Quản lý giáo dục: “Một số giải pháp quản lý đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET ". Mục đích nghiên cứu Đề xuất được các giải pháp quản lý đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của nhà trường. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề ở Trường cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET. Giả thuyết khoa học Nếu có những giải pháp quản lý đào tạo nghề khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tế thì công tác đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề KT-CN VICET sẽ có chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu lao động của xã hội. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của các trường dạy nghề. 5.2. Đánh giá thực trạng quản lý đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET. 5.3. Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET. 10 [...]... trạng công tác quản lý đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Công nghệ VICET Chương 3: Một số giải pháp quản lý đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Công nghệ VICET 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ a LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1 Ở nước ngoài Tùy thuộc vào điều kiện, trình độ phát triển kinh tế xã hội , khoa học công nghệ và văn... dưỡng ở cơ sở đào tạo của mình từ đó có những giải pháp trong công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động đào tạo của trường d MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ-CÔNG NGHỆ 1.4.1 Nội dung quản lý đào tạo 1.4.1.1 Quản lý kế hoạch đào tạo Quản lý kế hoạch dạy nghề được tiến hành trong quá trình quản lý kế hoạch đào tạo chung Quản lý kế hoạch bao gồm việc thu thập thông tin,... nghề của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở [20, tr 1] * Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ là trường Cao đẳng nghề chuyên đào tạo các nghề thuộc lĩnh vự Kinh tế - Công nghệ ở các cấp trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề. .. một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET - Là một trong những tài liệu tham khảo cho trường nghề Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế Công nghệ Chương 2: Thực trạng công. .. các công thức toán thống kê để xử lý và phân tích các số liệu, kết quả điều tra, nhằm rút ra kết luận khoa học của đề tài Đóng góp của luận văn * Về mặt lý luận: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề ở các trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ 12 * Về mặt thực tiễn: - Đánh giá được thực trạng quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET - Đề xuất được một. .. công tác quản lý chuyên môn của nhà quản lý, của nhà trường, ở từng địa phương, đồng thời đề ra một số giải pháp quản lý hợp lý nhằm giải quyết các vướng mắc ở từng cơ sở giáo dục, đào tạo cụ thể Tuy nhiên, những giải pháp mà các tác giả nêu trong các luận văn, nó không hoàn toàn là những giải pháp quản lý mà trường CĐN KT - CN VICET có thể áp dụng Do đó, việc nghiên cứu các giải pháp quản lý đào tạo. .. chuyên môn nghề nghiệp Nội dung quản lý đào tạo nghề cũng bao gồm những mặt sau: Quản lý mục tiêu dạy học; Quản lý kế hoạch hoạt động dạy học; Quản lý nội dung, kế hoạch, chương trình phương pháp dạy học lý thuyết; Quản lý nội dung, phương pháp dạy học thực hành; Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên; Quản lý hoạt động học tập thực hành của học sinh iv Giải pháp, giải pháp quản lý * Giải pháp Theo... xuất giải pháp quản lý đào tạo đối với hệ Trung cấp nghề tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET Phương pháp nghiên cứu 7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết để nghiên cứu - Nghiên cứu các văn bản, quy chế, quy định, chính sách… của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề - Nghiên cứu lý luận về công tác đào tạo nghề. .. i Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ * Trường Cao đẳng nghề Trường Cao đẳng nghề là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập và hoạt động theo qui định của pháp luật; là đơn vị sự nghiệp có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của Pháp luật Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Trường cao đẳng nghề chịu sự 16 quản lý nhà nước... hóa, sở trường nguyện vọng, sức khỏe, tình trạng kinh tế … của người học nghề - Quá trình đào tạo (hoạt động đào tạo nghề của cơ sở đào tạo nghề) + Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo + Đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo và cán bộ quản lý (phẩm chất, năng lực) + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp đáp ứng nghề đào tạo (số lượng, chất lượng, hiệu quả hoạt động) + Tài chính (kinh phí, . MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ-CÔNG NGHỆ 29 1.4.1. Nội dung quản lý đào tạo 29 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET. nghệ. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Công nghệ VICET. Chương 3: Một số giải pháp quản lý đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Công. cứu Công tác quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề ở Trường cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET. Giả

Ngày đăng: 20/07/2015, 09:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ

  • THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET

    • Tốt

    • %

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

    • MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG

    • CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

    • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

      • 1. Đặng Quốc Bảo và đồng sự (1999), Khoa học tổ chức và quản lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.

      • 2. Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (2008), Báo cáo tổng quan tại Hội nghị dạy nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tháng 5/2008, Hà Nội.

      • 3. Nguyễn Mạnh Cường (2005), Tài liệu kiến thức Hội nhập kinh tế quốc tế về dạy nghề, Tổng cục dạy nghề, Hà Nội.

      • 4. Trần Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ (2007), Đại cương khoa học quản lý, NXB Nghệ An.

      • 5. Nguyễn Quốc Chí (1996), Những vấn đề lý luận quản lý giáo dục, trường cán bộ Quản lý giáo dục - đào tạo TWI, Hà Nội.

      • 6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB chính trị quốc gia, Hà nội.

      • 7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, NXB chính trị quốc gia, Hà nội.

      • 8. Nguyễn Minh Đường (1996), Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội .

      • 9. Harold Koontz - Cyril o’ donnell - Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

      • 10. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Tp.Hồ Chí Minh.

      • 11. Nghị định số 02/2001/NĐ-CP của Chính phủ (2001), qui định chi tiết thi hành Bộ luật lao động và luật giáo dục về dạy nghề, Hà Nội.

      • 12. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 hội nghị Trung ương 8 khóa XI (2013), về đổi mới Căn bản, toàn diện nền Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

      • 13. P.V.Zimin - M.I. Kôn đakốp - N.I.Saxerđơlốp(1985), Những vấn đề quản lý trường học, Trường CBQLGD, Bộ giáo dục.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan