Một số giải pháp phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2013 2020

127 764 0
Một số giải pháp phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2013   2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐOÀN ĐĂNG KHOA MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐOÀN ĐĂNG KHOA MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM MINH HÙNG NGHỆ AN - 2014 4 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài Luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Luận văn cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị…Đặc biệt là sự hợp tác của cán bộ giáo viên các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đồng thời là sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó GS - TS Phạm Minh Hùng - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Vinh - người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong Luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn ! Tác giả Đoàn Đăng Khoa i MỤC LỤC ĐOÀN ĐĂNG KHOA ĐOÀN ĐĂNG KHOA ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. BCH 2. CBQL 3. CMHS 4. CNH - HĐH 5. CNV 6. CSVC 7. GD 8. GD - ĐT 9. GDCN 10. GV 11. HĐND 12. HP 13. HS 14. HT 15. NCGD 16. NXB 17. PCGD 18. QLCB 19. SGK 20. TD 21. THCS 22. TTGDTX - DN 23.UBND Ban chấp hành Cán bộ quản lý Cha mẹ học sinh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Công nhân viên Cơ sở vật chất Giáo dục Giáo dục - Đào tạo Giáo dục chuyên nghiệp Giáo viên Hội đồng nhân dân Hiệu phó Học sinh Hiệu trưởng Nghiên cứu giáo dục Nhà xuất bản Phổ cập giáo dục Quản lý cán bộ Sách giáo khoa Thể dục Trung học cơ sở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Dạy nghề Ủy ban nhân dân iii DANH MỤC CÁC BẢNG ĐOÀN ĐĂNG KHOA ĐOÀN ĐĂNG KHOA iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, con người là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển văn minh nhân loại. Nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là quốc sách chiến lược hàng đầu của nhiều quốc gia. Bởi “Không có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể thoát khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó. Và những nước nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết tiến hành sự nghiệp giáo dục một cách hiệu quả thì số phận quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sự phá sản” UNESCO - 1994. Chính vì vậy, từ khi Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới đất nước, giáo dục đào tạo được đặt lên vị trí “Quốc sách hàng đầu”. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992), điều 35 ghi rõ: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu, nước mạch, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện được mục tiêu ấy, một trong những vấn đề quan trọng đầu tiên là phải xây dựng được một nền giáo dục phổ thông tốt. Giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục TH, THCS và THPT. Trong đó giáo dục TH và THCS có một vị trí đặc biệt quan trọng. Luật Giáo dục, điều 27 ghi rõ: “Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Theo phân cấp quản lý Nhà nước về giáo dục hiện nay thì giáo dục TH và THCS do Phòng Giáo dục giúp Uỷ ban nhân dân huyện trực tiếp quản lý. Một trong các nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về giáo dục là “xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục” (điều 99 Luật Giáo dục). Điều đó chứng tỏ việc dự báo, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục là một trong những chức năng quản lý quan trọng hàng đầu mà các cấp quản lý giáo dục nói chung, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nói riêng phải hết sức quan tâm. Đảng và Nhà nước cũng đã khẳng định và chỉ rõ rằng: Một trong những giải pháp quan trọng để đổi mới công tác quản lý giáo dục là phải “Tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hoá sự phát triển giáo dục”. Thế nhưng hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa, việc “xây dựng quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch chưa theo kịp yêu cầu, chất lượng có chỗ còn chưa cao, tầm nhìn còn hạn chế. Quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ, triển khai thực hiện thiếu đồng bộ”. Chính vì vậy nhiệm vụ của các cấp, các ngành là phải “Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý quy hoạch, tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh, các huyện, thị xã và các quy hoạch ngành, vùng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, đảm bảo quy hoạch phải đi trước một bước, có tầm nhìn xa, có trọng tâm, trọng điểm và đồng bộ, cân đối” và “khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. [...]... biện pháp góp phần phát triển giáo dục Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay chưa có tác giả đi sâu nghiên cứu về phát triển giáo dục THCS Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa Từ đó chúng tôi nghiên cứu đề tài Một số giải pháp phát triển giáo dục THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2020 nhằm đề xuất giải pháp phát triển giáo dục THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013 - 2020 1.2 Một số. .. Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển giáo dục THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2013 - 2020 Chương 3: Một số giải pháp phát triển giáo dục THCS Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2013 - 2020 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nghiên cứu phát triển giáo dục THCS là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp... Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2013 - 2020 4 Giả thuyết khoa học Có thể phát triển giáo dục THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013 - 2020 một cách vững chắc nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề phát triển giáo dục THCS 5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển giáo dục. .. tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2020 để nghiên cứu 2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển giáo dục THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2013 2020 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Vấn đề phát triển giáo dục THCS giai đoạn 2013 - 2020 3.2 Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp phát triển giáo dục THCS Huyện. .. ngũ giáo viên nhân viên và cán bộ quản lý mất cân đối, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học còn thiếu nhiều chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trên là do thiếu các giải pháp đồng bộ để phát triển giáo dục Trung học cơ sở Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Một số giải pháp Phát triển giáo dục Trung học cơ sở huyện Hoằng Hóa, tỉnh. .. THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013 - 2020 5.3 Đề xuất một số giải pháp phát triển giáo dục THCS Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013 - 2020 6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây: - Phương pháp. .. Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp có tính khoa học và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả phát triển giáo dục THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2020 8 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nghiên cứu, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển giáo dục THCS Chương 2: Cơ sở thực... riêng cơ bản của thuật ngữ này là nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề với sự khắc phục khó khăn nhất định Trong một giải pháp có thể bao gồm nhiều biện pháp 1.2.3.2 Giải pháp phát triển giáo dục THCS Giải pháp phát triển giáo dục THCS là phương pháp cơ bản làm biến đổi giáo dục THCS cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn nhất định Giáo dục là một thiết... đến các mặt giáo dục như: trí học, đức học, mĩ dục, thể dục, giáo dục lao động Ngoài ra, giáo dục còn được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục chỉ liên quan đến giáo dục đạo đức Sự ra đời và phát triển của giáo dục gắn liền với sự ra đời và phát triển của xã hội Một mặt, giáo dục phục vụ cho sự phát triển xã hội, bởi lẽ xã hội sẽ không phát triển thêm một bước nào... hơn với những xu thế phát triển mới mẻ, năng động của toàn nhân loại và có khả năng tạo ra được những nguồn lực mới để phát triển nhanh, bền vững 1.2.1.2 Giáo dục Trung học cơ sở * Trường Trung học cơ sở Trong hầu hết các hệ thống giáo dục hiện nay trên thế giới, giáo dục trung học bao gồm giáo dục chính quy dành cho thanh thiếu niên Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa giáo dục tiểu học, thường là bắt . đề tài Một số giải pháp phát triển giáo dục THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2020 nhằm đề xuất giải pháp phát triển giáo dục THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013. phát triển giáo dục THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013 - 2020. 5.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển giáo dục THCS Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013 - 2020. 6 triển giáo dục THCS Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2013 - 2020. 4. Giả thuyết khoa học Có thể phát triển giáo dục THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013 - 2020 một cách

Ngày đăng: 20/07/2015, 08:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐOÀN ĐĂNG KHOA

  • ĐOÀN ĐĂNG KHOA

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan