Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật đô lương, nghệ an

119 515 0
Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật đô lương, nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯƠNG ĐÌNH THÀNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ- KỸ THUẬT ĐÔ LƯƠNG -NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, tháng 4 năm 2014 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯƠNG ĐÌNH THÀNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ- KỸ THUẬT ĐÔ LƯƠNG -NGHỆ AN MÃ SỐ: 60140114 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Mai Văn Tư Nghệ An, tháng 4 năm 2014 2 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn: Trường Đại học Vinh, Lãnh đạo và quý thầy, cô đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt hai năm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, Cấp ủy, Ban giám hiệu, cán bộ quản lý các Phòng - Khoa của trường Trung cấp nghề KT- KT Đô Lương. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học TS Mai Văn Tư- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác, các em học sinh, sinh viên, những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trong thời gian qua. Và mặc dù đã cố gắng thật nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhân được sự chỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ quý báu của quý các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn! Nghệ An, tháng 4 năm 2014 Tác giả Trương Đình Thành 3 i MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 1.2. Một số khái niệm cơ bản 7 1.2.1. Nghề và đào tạo nghề 7 1.2.1.1. Khái niệm nghề 7 1.2.1.2. Đào tạo nghề 8 1.2.2. Chất lượng và chất lượng đào tạo nghề 10 1.2.2.1. Khái niệm chất lượng 10 1.2.2.2. Chất lượng đào tạo nghề 12 1.2.3. Quản lý và quản lý chất lượng đào tạo nghề 14 1.2.3.1. Khái niệm quản lý 14 1.2.3.2. Quản lý chất lượng đào tạo nghề 20 1.2.4. Giải pháp & giải pháp quản lý chất lượng ĐT nghề 21 1.2.4.1. Giải pháp 21 1.2.4.2. Giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề 21 1.3. Một số vấn đề về lý luận liên quan đến đề tài 21 1.3.1. Đặc điểm của đào tạo nghề: 21 1.3.2. Các đặc trưng cơ bản của nghề. 23 1.3.3. Vai trò, vị trí của dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực. 24 1.3.4. Các yếu tố của quá trình đào tạo nghề 25 4 ii 1.3.4.1. Mục tiêu của đào tạo nghề 25 1.3.4.2. Nội dung của đào tạo nghề 26 1.3.4.3. Phương pháp đào tạo nghề 26 1.3.4.4. Hoạt động dạy nghề và học nghề 27 1.3.4.5. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề 28 1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề 28 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRUỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KT- KT ĐÔ LƯƠNG - NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010-2013 31 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, tình hình giáo dục và đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An thời gian qua. 31 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, KT-XH tỉnh Nghệ An 31 2.1.2. Tình hình giáo dục và thực tiễn công tác đào tạo nghề của tỉnh Nghệ An trong những năm qua. 32 2.1.3. Mục tiêu phát triển ĐT nghề tỉnh Nghệ An đến 2020. 35 2.2. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề ở Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương thời gian qua 35 2.2.1. Giới thiệu về Trường Trung cấp nghề KT-KT Đô Lương 35 2.2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 36 2.2.1.2. Một số nét cơ bản về Trường Trung cấp nghề KT- KT Đô Lương hiện nay. 37 2.2.2. Thực trạng tình hình chất lượng đào tạo nghề ở Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương trong thời gian qua. 38 2.2.2.1. Thực trạng về công tác tuyển sinh và số lượng ĐT 38 2.2.2.2. Thực trạng về CBQL và chất lượng đội ngũ GV 41 5 iii 2.2.2.3. Thực trạng về nội dung, chương trình đào tạo 46 2.2.2.4. Thực trạng về phương pháp dạy học. 50 2.2.2.5. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo nghề. 53 2.2.2.6. Công tác kiểm tra đánh giá. 54 2.2.2.7. Thực trạng quan hệ nhà trường và doanh nghiệp 56 2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng 58 2.2.3.1. Nguyên nhân đạt được 58 2.2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế. 59 Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐÔ LƯƠNG 62 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 62 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 62 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 63 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 63 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 63 3.2. Một số giải pháp quản lí đề xuất 64 3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyển sinh, từng bước nâng cao chất lượng đầu vào 64 3.2.2. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo 66 3.2.3. Cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất, đáp ứng thị trường lao động. 70 3.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học 73 6 iv 3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ dạy và học 79 3.2.6. Tổ chức thực hiện tốt công kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo 83 3.2.7. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với đơn vị, doanh nghiệp sản xuất. Tập trung đào tạo một số ngành nghề mũi nhọn, có thế mạnh của đơn vị mà địa phương, xã hội đang cần. 87 3.3. Kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 100-110 7 v NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN CBQL Cán bộ quản lý CB-GV-CNV Cán bộ, giáo viên, công nhân viên CĐ Cao đẳng CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNTY Chăn nuôi thú y CSDN Cơ sở dạy nghề ĐH Đại học GDTX&DN Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo HĐND Hội đồng nhân dân KT-KT Kinh tế - Kỹ thuật LĐTB &XH Lao động Thương binh và Xã hội NCKH Nghiên cứu khoa học PPDH Phương pháp dạy học QH Quốc hội SPKT Sư phạm kỹ thuật THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân 8 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão, với quy mô rộng, trình độ ngày càng cao, tạo tiền đề cho việc hình thành nền kinh tế tri thức. Toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và quốc tế đã và đang là xu thế tất yếu khách quan và nhu cầu cấp bách đối với mỗi một quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong xu thế đó, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, thì lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn lực với chất lượng cao. Vì vậy chú trọng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chính là chìa khoá để phát triển nền kinh tế. Việt Nam hiện tại vẫn đang là một nước nông nghiệp, nhưng từ thuở xa xưa, ông cha ta đã ý thức được rằng: “ Ruộng bề bề không bằng nghề cầm tay” hay “ nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Hết thế hệ này đến thế hệ khác, Việt Nam không thiếu những người thợ tài hoa. Thế kỷ 20, Người thợ máy Tôn Đức Thắng là người Việt Nam đầu tiên kéo cờ trên Biển Đen ủng hộ cách mạng tháng 10 Nga và sau này trở thành Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Ngay giữa đô thị Sài Gòn, người thợ điện Nguyễn Văn Trỗi đã nêu gương sáng về lòng yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Gần 40 năm đất nước thống nhất, đất nước ta cũng đã có nhiều bàn tay vàng và nhiều anh hùng lao động. Thế nhưng trước sự nghiệp đổi mới, chúng ta đang thiếu nhiều thợ lành nghề. Hiện nay trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và Quốc tế, trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng, bước vào “cuộc chơi” chung toàn cầu, cơ hội là rất lớn nhưng thách thức với chúng ta không hề nhỏ, 9 cuộc chiến cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Lợi thế cạnh tranh thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhận thức được vấn đề đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và quyết sách đúng đắn nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục & đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, giải quyết bài toán chất lượng nguồn nhân lực. Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, do Bộ LĐ TB & XH đệ trình. Tổng kinh phí của đề án dự kiến khoảng hơn 32.000 tỷ đồng, được lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước, phân bổ cho cho 03 đề án thành phần gồm: Dạy nghề cho nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp hiện đại; Dạy nghề cho nông dân và con em nông dân để chuyển dịch cơ cấu lao động, xuất khẩu lao động và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Có thể nói kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề. Nguồn nhân lực nói chung, công nhân kỹ thuật có tay nghề nói riêng đang trở thành yếu tố cơ bản trong sự nghiệp CNH, HĐH, đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước, tạo sức cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế. Đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động có tay nghề cao chính là sản phẩm được đào tạo qua các trường kỹ thuật và dạy nghề. Nhiệm vụ đào tạo nhân lực được coi là trọng yếu, then chốt trong hệ thống giáo dục đào tạo quốc dân, bởi vì suy cho cùng lao động kỹ thuật là lực lượng tác động trực tiếp vào quá trình tạo nên sản phẩm xã hội, trực tiếp tạo nên năng suất lao động trong bất kỳ phương thức sản xuất nào. Chính vì ý nghĩa quan trọng đó mà việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo nghề luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia. 10 [...]... quá trình đào tạo nghề, thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo nghề của nhà trường 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý chất lượng đào tạo nghề 5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương 5.3 Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương... lượng đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương trong thời gian qua Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề KT- KT Đô Lương 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề chất lượng đào tạo nghề từ... Kinh tế Kỹ thuật Đô Lương 3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương 3.3 Phạm vị nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi trường Trung cấp nghề KTKT Đô Lương và tập trung vào nội dung quản lý chất lượng đào tạo. .. triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Từ những nhận thức trên, trong những năm qua, Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương ( tiền thân là Trung tâm DN-HN Đô Lương ) luôn xác định: Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề cấp bách, mang tính sống còn đối với đơn vị Với cương vị là trưởng phòng đào tạo của Trường Trung cấp nghề Kinh tế kỹ thuật Đô Lương, bản thân tôi cảm... giữa các chức năng quản lý 28 1.2.3.2 Quản lý chất lượng đào tạo nghề Quản lý chất lượng đào tạo nghề thực chất là quản lý các yếu tố sau theo một trình tự, qui trình vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường, đem lại hiệu quả trong công tác đào tạo Các yếu tố đó là: + Mục tiêu đào tạo nghề + Nội dung đào tạo nghề + Phương pháp đào tạo nghề + Hoạt động dạy nghề (chủ thể là thầy,... nghề Đối với cán bộ quản lý cần xác định những trọng tâm giáo dục – đào tạo nghề của nhà trường mình để từ đó có Giải pháp trong công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động đào tạo của nhà trường 1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề Để đo lường chất lượng đào tạo nghề chúng ta thường tập trung vào 2 đối tượng: bản thân người công nhân kỹ thuật và cơ sở đào tạo nghề ( Chất lượng. .. lượng đào tạo nghề - Khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề ở trường Trung cấp nghề KT-KT Đô Lương trong khoảng thời gian từ 2010-2013 4 Giả thuyết khoa học Chất lượng đào tạo nghề ở Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay Nếu đề xuất được các Giải pháp quản lý tác động đồng... vụ đào tạo nghề + Mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với các doanh nghiệp sản xuất Mức độ tác động của các khâu nói trên không giống nhau Vì vậy để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cần phải tìm các Giải pháp quản lý tốt trong các khâu đó 22 Như vậy chất lượng đào tạo nghề phản ánh mức độ đạt được mục tiêu đào tạo sau quá trình đào tạo: có chất lượng, chất lượng cao, hay chất lượng thấp Đồng thời chất. .. lượng đào tạo nghề hiện nay, đề xuất được các nhóm giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề Các nhóm giải pháp này áp dụng trong thực tiễn sẽ góp phần đổi mới cung cách quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường 8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, Luận văn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào. .. dục nghề nghiệp, theo mục tiêu 21 và chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, đáp ứng thị trường lao động Đồng thời chất lượng đào tạo nghề còn phản ánh kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, của cả hệ thống đào tạo nghề Khái niệm chất lượng đào tạo nghề liên quan chặt chẽ với khái niệm hiệu quả đào tạo, nói đến hiệu quả đào tạo là nói đến các mục tiêu đó đạt ở mức . DỤC Nghệ An, tháng 4 năm 2014 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯƠNG ĐÌNH THÀNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH T - KỸ THUẬT ĐÔ LƯƠNG -NGHỆ. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯƠNG ĐÌNH THÀNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH T - KỸ THUẬT ĐÔ LƯƠNG -NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP. Công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương 3.3 Phạm vị nghiên cứu - Đề tài

Ngày đăng: 20/07/2015, 07:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan