Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay

109 1.4K 7
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ HUYỀN GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC 1 NGHỆ AN - 2014 NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ HUYỀN GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học TS. TRẦN VIẾT QUANG 1 NGHỆ AN - 2014 NGHỆ AN - 2014 2 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa giáo dục chính trị Trường Đại Học Vinh đã rất tận tình truyền đạt cho tôi những tri thức quý báu và đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học. Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Viết Quang - Phó trưởng Khoa giáo dục chính trị, Trường Đại Học Vinh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, Ban Giám hiệu trường THPT 1/5, trường THPT Cờ Đỏ cùng bạn bè đồng nghiệp, học sinh, gia đình đã động viên khích lệ và hỗ trỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và cũng đã rất cẩn trọng trong quá trình nghiên cứu song chắc sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót cần phải bổ sung. Bởi vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và những nhận xét quý báu của quý thầy cô để luận văn này được hoàn thiện hơn. Nghệ An, tháng 10 năm 2014 Tác giả Phạm Thị Huyền 2 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW : Ban chấp hành trung ương BVMT : Bảo vệ môi trường CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNXH : Chủ nghĩa xã hội GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo KHCNMT : Khoa học công nghệ môi trường MN : Mầm non MT : Môi trường THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNMT : Tài nguyên môi trường TNTT : Tài nguyên thiên nhiên TTGDTX : Trung tâm giáo dục thường xuyên 3 DANH MỤC BẢNG Trang 4 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môi trường, bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Ph.Ăngghen từng khẳng định: “Bản thân con người là sản phẩm của giới tự nhiên, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên”. Thế nhưng hiện nay môi trường ở nước ta đang bị hủy hoại nghiêm trọng gây nên sự mất cân bằng sinh thái. Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường cũng đã, đang diễn ra và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người một cách rất rõ ràng, đặc biệt là ở khu vực châu Á Thái Bình Dương - nơi cư trú của hơn 4 tỷ người như tình trạng: Ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán, bão lũ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Sự phát triển của khoa học, công nghệ và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa giúp cho cuộc sống của nhân loại hiện đại, văn minh hơn. Bên cạnh đó, từ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người đã làm cho họ phải đối diện với những vấn đề môi trường, với những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến cuộc sống của con người. Chính bởi thế nên bảo vệ môi trường là hoạt động mà xã hội loài người đã, đang và sẽ phải hành động tích cực hơn nữa để giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngăn chặn và khắc phục những hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây ra cho môi trường là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục phổ thông. Ở các trường THPT, giáo dục ý 6 thức bảo vệ môi trường được tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú như lồng ghép, liên hệ, tích hợp vào các môn học khác nhau (Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân, Lý, Hóa, Sinh ) hoặc thông qua các phong trào như phong trào xây dựng Trường học xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, nhận thức của nhiều học sinh THPT về tầm quan trọng của môi trường, về bảo vệ môi trường vẫn có những hạn chế nhất định. Công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tuy bước đầu đạt được những kết quả nhất định song nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, giúp cho học sinh THPT nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và biết cách bảo vệ môi trường để góp phần cải thiện, làm lành mạnh hóa môi trường là vấn đề có tính cấp thiết hiện nay. Chính vì lý do trên nên tác giả chọn vấn đề “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề về môi trường, bảo vệ môi trường, các chính sách bảo vệ môi trường gắn với sự tăng trưởng kinh tế bền vững được đề cập trong các văn kiện quan trọng của các kỳ Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhất là trong các văn kiện Đại hội lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI. Trong văn kiện Đại hội X, Đảng ta đã khẳng định: “Coi trọng việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội ”. Văn kiện Đại hội lần thứ XI xác định: Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề về môi trường, bảo vệ môi trường được đề cập trong các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Đảng và Nhà nước như: 7 Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về: Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước; Quyết định 1363 QĐ - TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án: Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào trong hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định này nhằm đưa ra nội dung phương hướng giáo dục bảo vệ môi trường một cách toàn diện từ bậc mầm non đến bậc học THPT; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đặc biệt Nghị quyết số 41 NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH. Các Quyết định, Chỉ thị đã đưa ra những quan điểm, định hướng cơ bản, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ các cấp các ngành và nhân dân do đó mức độ suy thoái, ô nhiễm môi trường đã từng bước được hạn chế. Đồng thời Chỉ thị, Nghị quyết cũng đã đánh giá mức độ và hiệu quả đạt được của quá trình triển khai. Từ đó Chỉ thị Nghị quyết đã đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu được đề cập trong các Quyết định, Nghị quyết gần đây như: Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 5/10/2012 ban hành kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020. Nghị quyết số 24-NQ /NQ/TW ngày 3/6/2013 Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 06/09/2013 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt chiến lược khai thác sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. 8 [...]... ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn trong giai đoạn hiện nay 11 3.2 Nhiệm vụ - Chỉ ra cơ sở lý luận của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT - Làm rõ thực trạng nhận thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT và... cứu vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT 5.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh khối 10 và khối 11 của các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 6 Ý nghĩa của luận văn 12 - Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT -... và hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An - Đề xuất quan điểm và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -... ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người, để ý thức bảo vệ môi trường ăn sâu vào tâm trí của mọi người Bởi thế ngay trong học đường chúng ta cần đẩy mạnh việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Nên đưa vào chương trình những bài học, kiến thức về bảo vệ môi trường, giáo dục các em một cách khoa học và thiết thực hơn Trong các hoạt động đoàn thể phải lấy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường làm một trong. .. kiến thức về môi trường để các em có thể tự giác thực hiện Hiện nay công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và học sinh THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn nói riêng chưa có tác giả nào đề cập đến Trên cơ sở các công trình nêu trên, tác giả tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình, qua đó giúp học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và học sinh. .. trạng ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giáo ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay 7 Giả thuyết khoa học Nếu làm rõ được cơ sở lý luận, thực tiễn và đề ra được các giải pháp phù hợp sẽ góp phần nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. .. hiểu biết về môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đã gây nên sự suy thoái và ô nhiễm môi trường Do đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường phải là một trong những nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo những con người có đạo đức về môi trường và biết xử lý các vấn đề về môi trường trong thực tiễn Ở nước ta, chương trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đã được triển khai ở các bậc học; từ mầm... của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Bảy là: Phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề về môi trường, đặc biệt là tìm cách giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên Tám là: Tận dụng các cơ hội để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo cơ bản kiến thức của môn học, ... ở các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An nói riêng và ở các trường THPT khác trong cả nước nói chung 8 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 2 chương, 4 tiết 13 B NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ... Khoa học Giáo dục, Trường Đại Học Vinh “Những giải pháp cơ bản tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên phường Cửa Nam và Đông Vĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Tác giả Dương Thị Hiệp, năm 2012, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại Học Vinh Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp” Như vậy, chúng ta thấy mặc dù vấn đề về môi trường . Chính vì lý do trên nên tác giả chọn vấn đề Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay làm. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ HUYỀN GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN 1.1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan