Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa

108 417 0
Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ HỒNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN – 2013 B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH TRN TH HNG HNG DN HC SINH T HC TRONG DY HC MễN CHNH TR TRNG CAO NG NGH CễNG NGHIP THANH HểA Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn giáo dục chính trị Mã số: 60.14.10 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Ngi hng dn khoc hc: TS. TRN VIT QUANG NGH AN - 2013 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo khoa Giáo dục Chính trị, các thầy cô giáo phòng Sau đại học cũng như sự động viên chia sẻ của gia đình, bạn bè và những người thân, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình, chu đáo, sâu sắc của thầy giáo - TS. Trần Viết Quang - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn này. Tất cả những tình cảm đó là nguồn động lực tinh thần vô cùng lớn lao để cổ vũ và tiếp thêm sức mạnh cho tôi để tôi hoàn thành Luận văn của mình. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá học và hoàn thành tốt Luận văn thạc sĩ của mình. Vinh, tháng 10 năm 2013 Tác giả Trần Thị Hồng MỤC LỤC Trang luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc 2 Thứ ba: Xây dựng nội dung bài học 71 Thứ tư: Lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học 71 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Điều 40, Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005) trang 32 ghi rõ: "Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng". Đối với các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ giáo dục và Đào tạo đã quy định trong hướng dẫn số 11381/BGDĐT- ĐH và SĐH ngày 10/10/2006: “Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng chuyển quá trình dạy ở bậc đại học thành quá trình tự học của sinh viên có tổ chức và hỗ trợ tối ưu của giảng viên, ứng dụng mạnh mẽ các phương tiện hỗ trợ và công nghệ thông tin, chấm dứt tình trạng “đọc-chép” trên giảng đường đại học”. Hoạt động tự học của học sinh, sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng ngày nay được diễn ra trong những điều kiện hết sức mới mẻ. Sự hình thành xã hội thông tin trong nền kinh tế tri thức đang tạo điều kiện nhưng đồng thời gây sức ép lớn đối với người học, đòi hỏi học sinh, sinh viên phải có sự thay đổi lớn trong việc định hướng, lựa chọn thông tin cũng như phương pháp tiếp nhận, xử lý, lưu trữ thông tin. Trong hoàn cảnh ấy, tri thức mà học sinh, sinh viên tiếp nhận được thông qua bài giảng của giảng viên trên lớp trở nên ít ỏi. Học sinh, sinh viên đang có xu hướng vượt ra khỏi bài giảng ở lớp để tìm kiếm, mở rộng, đào sâu tri thức từ nhiều nguồn khác nhau. Chính vì vậy, tự học ở các trường đại học, cao đẳng trở nên phổ biến và trở thành một tính chất đặc trưng trong dạy học. Tự học sẽ trở thành mục tiêu, động lực, phương thức đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng để có thể đào tạo ra những con người lao động sáng tạo, năng động, tự chủ, độc lập để có khả năng học tập liên tục, suốt đời. Quá trình dạy học môn Chính trị là quá trình tương tác (tác động, phối hợp và quy định lẫn nhau) thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, sinh viên trong đó giáo viên giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, điều khiển quá trình học tập, kích thích tính tích 1 cực, chủ động, năng động của người học để phát huy vai trò chủ thể nhận thức của người học. Sinh viên là chủ thể nhận thức trong quá trình học tập. Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa đã tích cực hưởng ứng, thực hiện chủ trương đổi mới trong giáo dục của Đảng, Nhà nước và của ngành. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của thầy và trò toàn trường. Trong đó đòi hỏi nhà giáo phải là tấm gương sáng về tự học, tự đào tạo, vì hơn ai hết họ phải dạy cho học sinh về phương pháp tự học, tự đào tạo qua đó phát huy tính tích cực, sáng tạo cho cho sinh viên. Chuyển dần từ cách dạy “tập trung vào người dạy” sang cách dạy “tập trung vào người học”. Hướng dẫn hoạt động tự học cho học sinh trở thành một nội dung đổi mới trong nhà trường, nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở cao đẳng, đại học hiện nay. Nhưng thực tế nó chưa được quan tâm đúng mức, học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động tự học, hiệu quả hoạt động tự học của học sinh chưa cao. Việc dạy học chủ yếu nhằm cung cấp một khối lượng kiến thức lớn trong các giờ lên lớp, chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc tổ chức hoạt động tự học, tự rèn luyện. Điều đó không chỉ dẫn đến sự tụt hậu của người học mà còn làm cho họ không tự cập nhật, bổ sung, thích ứng với kiến thức mới, học sinh không có khả năng tự học thường xuyên, tự học suốt đời để đáp ứng những yêu cầu của nghề nghiệp tương lai. Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa” làm đề tài luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở Việt Nam, vấn đề tự học cũng đã có từ xa xưa. Thời phong kiến, thầy đồ dạy học thường kèm cặp một nhóm học nhiều đối tượng có trình độ khác nhau. Các thầy phải chú ý trình độ, đặc điểm tính cách từng đối tượng và có biện pháp dạy thích hợp. Người học tự học thông qua hình thức có thầy trực tiếp hoặc gián tiếp. Từ những năm 1945 trở về sau này, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng phát triển giáo dục thường xuyên, các lớp Bổ túc văn hoá, đại học tại chức, vừa làm vừa học, mở ra chủ yếu dựa vào hình thức tự học là chính. Từ sau những năm 1970, với 2 tinh thần “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, ở các trường Cao đẳng, Đại học đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc tăng cường các hoạt động tự học của sinh viên. Nhiều hội nghị khoa học về đổi mới phương pháp dạy học, các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo khoa học được công bố xoay quanh vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ở đại học, trong đó vấn đề tự học, tự nghiên cứu của sinh viên rất được coi trọng. Qua các tài liệu đã công bố, chúng ta có thể thấy tiêu biểu là: Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sáng về vấn đề tự học. Người còn chỉ rõ: “Về việc học tập phải lấy tự học làm cốt”; “Về cách dạy thì phải tránh lối dạy nhồi sọ, v.v Về học tập tránh lối học vẹt”. Những công trình nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo đều đã thống nhất một trong những tư tưởng cơ bản xuyên suốt của Người là tự học, tự đào tạo. Người cho rằng “học cốt lõi là tự học”, Người dạy: muốn học suốt đời, làm việc suốt đời thì phải tự học, muốn tự học có kết quả thì phải có mục đích rõ ràng, lao động nghiêm túc, có các điều kiện cần thíết, tích cực luyện tập và thực hành; cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: “Phương pháp dạy học tích cực một phương pháp vô cùng quý báu”, Nhiều tác giả cũng công bố các bài báo, tài liệu có liên quan đến việc hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, chẳng hạn trong giáo trình “Lý luận dạy học Đại học” đã giành một phần trình bày về tự học ở đại học [20]; tác giả Nguyễn Lương Bằng, trong bài: “Đổi mới phương pháp dạy học lý luận Mác - Lênin ở các trường Đại học hiện nay”, Tạp chí Lý luận, số 7/2002; tác giả Đoàn Minh Duệ, với bài: “Hướng tới việc dạy học môn triết học có hiệu quả hơn”, Kỷ yếu hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập môn triết học Mác - Lênin trong các trường Đại học toàn quốc, Hà Nội, 12/ 2002; tác giả Trần Viết Quang: “Đổi mới phương pháp học triết học nhằm trau dồi tư duy biện chứng”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 8/ 2007. Để phát huy vai trò của triết học và giảng dạy triết học nhằm trau dồi năng lực tư duy biện chứng cần có một hệ thống các phương pháp đồng bộ và toàn diện, trong đó đổi mới phương pháp học của sinh viên là giải pháp hàng đầu như học một cách toàn diện trên tất cả các khâu: nghe giảng, thảo luận, nghiên cứu khoa học, nắm 3 bắt thông tin; tác giả Bùi Văn Dũng với bài viết: “Tích cực hoá hoạt động học tập của sinh viên khi học môn triết học Mác - Lênin”, Kỷ yếu hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy học tập môn triết học Mác - Lênin trong các trường đại học toàn quốc, Hà Nội, 12/ 2002. Trong những năm gần đây có nhiều Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ cũng đã đề cập tới vấn đề này ở nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau: Luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Hữu Niềm (năm 2003): “Phương pháp hướng dẫn tự học phần cơ sở di truyền học cho học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên”. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tính (2004), “Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học môn giáo dục học cho sinh viên các trường đại học sư phạm”. Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Long (2009), “Hướng dẫn sinh viên tự học chương trình giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An”. Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Thị Tuyết Mai (2010), “Hướng dẫn sinh viên tự học trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Phần I) nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Nghệ An”. Về mặt lý luận, tự học là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, sinh viên chính là khâu then chốt để tạo ra "nội lực" nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Có thể nói, đây là những nguồn tư liệu quý giá mà chúng tôi đã kế thừa trực tiếp trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện đề tài này. Hầu hết các tác giả đã đề cập đến vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tự học, các kỹ năng tự học và một số biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho người học nói chung. Tuy nhiên, thực tế hoạt động tự học của học sinh - sinh viên , đặc biệt là học sinh trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận tự học và đưa ra các giải pháp cơ bản cho việc vận 4 dụng phương pháp tổ chức hoạt động tự học trong quá trình dạy học môn Chính trị cho học sinh Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa trở thành một yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ quan trọng trong công tác đào tạo hiện nay ở các trường đại học, cao đẳng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh tự học và từ thực nghiệm sư phạm ở Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa, luận văn đưa ra quy trình và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị. 3.2 Nhiệm vụ Chỉ ra sự cần thiết phát huy hiệu quả hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa. Phân tích, đánh giá thực trạng hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa hiện nay. Tiến hành thực nghiệm sư phạm hướng dẫn học sinh tự học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa. Đề xuất quy trình và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh tự học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vấn đề hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị. Đối tượng khảo sát: Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là học sinh trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa qua dạy học môn Chính trị. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận 5 Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về giáo dục- đào tạo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu các phương pháp sau: + Phương pháp quan sát, khảo sát, điều tra; + Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện; + Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu; + Phương pháp thực nghiệm sư phạm; + Phương pháp xin ý kiến các chuyên gia. 6. Giả thuyết khoa học Nếu quan tâm đúng mức và tiến hành hợp lí việc hướng dẫn học sinh tự học trong khi dạy học môn Chính trị thì sẽ góp phần phát huy tính tích cực học tập của học sinh trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hoá. 7. Những đóng gọp mới về mặt khoa học của luận văn Đề tài góp phần làm rõ lý luận về tự học và hướng dẫn tự học cho học sinh trong dạy học môn Chính trị; đề xuất những giải pháp hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Kết quả của đề tài có thể làm Tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy môn môn Chính trị ở trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hoá nói riêng và các trường Cao đẳng Nghề nói chung. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 3 chương. Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa. Chương 2: Thực nghiệm sư phạm hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa. 6 [...]... nhằm nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa 8 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA 1.1 Lý luận về hướng dẫn học sinh tự học 1.1.1 Khái niệm tự học, vai trò và yêu cầu của hoạt động tự học 1.1.1.1 Tự học Đổi mới... năng tự học để có khả năng tự học suốt đời Song thực tiễn dạy học bộ môn Chính trị ở trường cao đẳng Nghề hiện nay cho thấy vấn đề tự học bộ môn Chính trị và việc rèn luyện kĩ năng tự học môn Chính trị cho học sinh còn chưa được quan tâm đúng mực Học sinh ít hào hứng học tập bộ môn, “sợ” bộ môn Chính trị, vì chưa biết phương pháp học tập, chưa có kĩ năng tự học Học tập là một khâu của quá trình dạy học, ... nghề Nói cách khác trong quá trình dạy học ở trường Cao đẳng nghề thì người học vừa là khách thể của quá trình dạy vừa là chủ thể của quá trình 30 học, độc lập, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến nghề nghiệp tương lai của mình 1.3 Thực trạng hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa 1.3.1 Khái quát về Trường Cao. .. cá nhân học sinh, là cơ sở cho tự học suốt đời Tóm lại, tự học là cốt lõi của việc học, là con đường tối ưu để nâng cao tri thức, nhân cách của mỗi con người 1.1.2 Khái niệm hướng dẫn tự học, vai trò và yêu cầu của hướng dẫn học sinh tự học 1.1.2.1 Khái niệm hướng dẫn học sinh tự học Tự học, tự nghiên cứu là hoạt động thường xuyên, liên tục của học sinh trong quá trình học tập Nhưng để nâng cao chất... người đã trưởng thành; Tự học trong cuộc sống – Thường gặp ở các nhà văn, các nhà văn hóa, các nhà kinh tế, các nhà chính trị xã hội…[40, tr 302 - 303] Tự học trong trường Cao đẳng Nghề công nghiệp là tự học có hướng dẫn Vì vậy, hoạt động tự học của học sinh có một số dấu hiệu đặc trưng: Học sinh phải tìm ra kiến thức bằng chính hoạt động của mình; Học sinh tự thể hiện mình, tự đặt mình vào tình huống,... trường là 201 người, giáo viên có trình độ thạc sĩ 29; có 07 giáo viên đang học cao học; 02 giáo viên đang làm nghiên cứu sinh; trình độ đại học, Sau đại học 123 giáo viên, trong đó có 04 giáo viên dạy môn Chính trị, độ tuổi bình quân cán bộ giáo viên dạy môn Chính trị là 31,97 100% có trình độ đại học trở lên Tính đến năm học 2013 tổng số học sinh - sinh viên của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh. .. năng tự học môn Chính trị nói riêng, năng lực tự học môn Chính trị nói chung là một biện pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn ở trường Cao đẳng nghề Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy tự học có vai trò rất quan trọng đối với học sinh, đó là: Phát huy nội lực của người học: Trong việc học thì kiến thức, kỹ năng, cách học, cách tư duy, nhân cách vừa là mục tiêu cần đạt tới, vừa là công. .. khác tự học là cách học với sự tự giác, tính tích cực và độc lập cao của từng cá nhân Kết quả tự học cao hay thấp phụ thuộc vào năng lực của mỗi con người 15 Hoạt động tự học diễn ra dưới nhiều hình thức: Tự học dưới sự hướng dẫn của thầy như tự học của học sinh, sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu sinh; Tự học không có sự hướng dẫn của thầy – Trường hợp này thường liên quan đến những người đã trưởng... năng nghề nghiệp vụ, đến các bước đi, kế hoạch học tập cụ thể Cách dạy học như vậy tất yếu dẫn đến tính ỷ lại của số đông học sinh, sẽ không phát triển năng lực tự học cho học sinh 1.2.4 Tự học đối với sự phát triển nhân cách của học sinh Tự học là cốt lõi của việc học, hễ có học là có tự học, không ai có thể học hộ người khác Khi nói đến tự học là nói đến nội lực của người học và ngoại lực của người dạy. .. 5250 học sinh - sinh viên Về trình độ đầu vào khi các em bắt đầu học Trung cấp nghề hoặc Cao đẳng nghề đều là xét tuyển các môn văn hoá lớp 12 (đạt 15 điểm ba môn toán, lý, hoá lớp 12) chính điểm xuất phát thấp này nên khi các em bước vào học các môn học cơ bản; các môn chuyên về nghề gặp nhiều khó khăn - Về cơ sở vật chất nói chung và cơ sở vật chất để dạy các môn Cơ bản ở Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp . hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa. Phân tích, đánh giá thực trạng hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở Trường. trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa. 6 Chương 3: Quy trình và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở trường. Cở sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa. Chương 2: Thực nghiệm sư phạm hướng dẫn học sinh tự học

Ngày đăng: 19/07/2015, 18:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc

    • Thứ ba: Xây dựng nội dung bài học

    • Thứ tư: Lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan