DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN

58 4.8K 37
DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA  DẠY HỌC DỰ ÁN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN… I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển đồng bộ các lĩnh vực trong toàn xã hội, giáo dục phổ thông nước ta cũng đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện được việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy học cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực cho người học; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy và học. Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Năm 2014, Bộ GD – ĐT đã tổ chức tập huấn vấn đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho toàn bộ giáo viên của tất cả các bộ môn. Đối với môn Sinh học, Sở GD – ĐT Đồng Nai đã chỉ đạo và triển khai sinh hoạt tổ bộ môn nội dung này theo cụm ở thành phố Biên Hòa và ở các huyện trong toàn tỉnh. Cùng với xu hướng đổi mới giáo dục này, tôi đã biên soạn và thực hiện dạy học được một số chuyên đề với mục tiêu phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên, ở khối 12, năm nay hình thức thi có thay đổi lớn nên tôi mới thực hiện được ở khối lớp 10. Từ những lý do trên tôi xin trao đổi kinh nghiệm qua đề tài : “DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN…”.

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vò : Trường THPT Long Thành   Mã số :…………………. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC MƠN SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THƠNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN Người thực hiện : VŨ THỊ HỒNG Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ mơn: SINH HỌC  - Lĩnh vực khác: ………………………………… Có đính kèm:  Mơ hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học : 2014 – 2015 SƠ LƯC LÝ LỊCH KHOA HỌC  I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : VŨ THỊ HỒNG 2. Ngày tháng năm sinh : 12 – 08 – 1971 3. Nam, nữ : nữ. 4. Đòa chỉ : K5/186 tổ 4 khu Văn Hải – Thò trấn Long Thành – Huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại : 0613844281 (CQ)/ 0613545969 (NR) 6. Email : Larosetb315@gmail.com 7. Chức vụ : Giáo viên. 8. Nhiệm vụ được giao : Tổ trưởng chun mơn (tổ Sinh học – Nữ cơng); Giảng dạy mơn Sinh học lớp 12A 3 , 12A 5 , 12A 7 , 12A 8 , 12A 10 , 12A 11 , 10A 5 , 10A 7 ,10A 8 , 10A 9 . 9. Đơn vò công tác : Trường THPT Long Thành. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO − Học vò : Thạc só khoa học sinh học. − Năm nhận bằng : 2001. − Chuyên ngành đào tạo : Vi sinh. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC − Lónh vực chuyên môn có kinh nghiệm : giảng dạy sinh học. − Số năm có kinh nghiệm : 18 năm. − Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : • Vận dụng phương pháp vấn đáp – tìm tòi trong giảng dạy Sinh học trung học phổ thông. • Tích hợp giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên qua bộ mơn Sinh học ở trường THPT. • Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chun mơn bộ mơn Sinh học cấp THPT. • Sử dụng phiếu học tập trong ơn thi tốt nghiệp mơn Sinh học cấp trung học phổ thơng. • Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong mơn Sinh học 10 2 DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN… I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển đồng bộ các lĩnh vực trong toàn xã hội, giáo dục phổ thông nước ta cũng đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện được việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy học cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực cho người học; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy và học. Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Năm 2014, Bộ GD – ĐT đã tổ chức tập huấn vấn đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho toàn bộ giáo viên của tất cả các bộ môn. Đối với môn Sinh học, Sở GD – ĐT Đồng Nai đã chỉ đạo và triển khai sinh hoạt tổ bộ môn nội dung này theo cụm ở thành phố Biên Hòa và ở các huyện trong toàn tỉnh. Cùng với xu hướng đổi mới giáo dục này, tôi đã biên soạn và thực hiện dạy học được một số chuyên đề với mục tiêu phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên, ở khối 12, năm nay hình thức thi có thay đổi lớn nên tôi mới thực hiện được ở khối lớp 10. Từ những lý do trên tôi xin trao đổi kinh nghiệm qua đề tài : “DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN…”. 3 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN II. 1. Cơ sở lý luận Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi". (Theo tài liệu Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Bộ Giáo dục năm 2014 – trang 13) Từ những quan điểm định hướng nêu trên đã tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra – đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học. 4 II. 2. Cơ sở thực tiễn Năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn tất và xuất bản các tài liệu tham khảo dành cho GV và HS về “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh” và các tài liệu cụ thể trong từng môn học. Cuối năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hoàn tất các đợt tập huấn dành cho GV về “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh” ở tất cả các môn học. Đối với môn Sinh học, Sở GD – ĐT Đồng Nai đã chỉ đạo và triển khai sinh hoạt tổ bộ môn nội dung này theo cụm ở thành phố Biên Hòa và ở các huyện trong toàn tỉnh. Cùng với xu hướng đổi mới giáo dục này, tôi được tham gia các đợt tập huấn của Bộ, Sở và có trách nhiệm chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp trong tổ bộ môn. Do đó, tôi bắt đầu tiên phong biên soạn và thực hiện dạy học được một số chuyên đề với mục tiêu phát triển năng lực học sinh tại đơn vị. Mặt khác, trong các nội dung của tài liệu và của các đợt tập huấn nói trên mới chỉ mang tính khái quát và chỉ nhằm mục đích định hướng, chưa có chỉ đạo cụ thể, do đó trong năm học 2014 – 2015 tôi thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy môn Sinh học ở các khối lớp được phân công (khối 10 và khối 12). Tuy nhiên, ở khối 12, năm nay hình thức thi có thay đổi lớn và ở khối lớp 10 ít bị áp lực về lượng kiến thức chuyên môn cũng như áp lực về thi cử hơn khối 12 nên tôi chọn việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh chủ yếu ở khối 10. Từ những định hướng trong các tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi đã phát triển thêm các chuyên đề, các giải pháp tích cực để phát triển năng lực học sinh một cách hợp lí và cụ thể hơn. Năm học 2014 – 2015 tôi đã áp dụng đề tài này lần đầu tiên tại đơn vị có hiệu quả cao. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học hay ”định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào). Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học. 5 Tuy nhiên chương trình giáo dục định hướng nội dung chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung là việc truyền thụ cho người học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống. Tuy nhiên ngày nay chương trình dạy học định hướng nội dung không còn thích hợp, trong đó có những nguyên nhân sau: - Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội dung chương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại. Do đó việc rèn luyện phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng học tập suốt đời. - Chương trình dạy học định hướng nội dung dẫn đến xu hướng việc kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn. - Do phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động. Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiện lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện. 6 (Theo tài liệu Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Bộ Giáo dục năm 2014 – trang 14, 15) Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng như sau: - Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành; - Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực; - Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn ; - Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp; - Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống; - Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học; - Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm nhất định nào đó, học sinh có thể/phải đạt được những gì? Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học cần phát triển cho học sinh những năng lực sau: * Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. Vì thế có nước gọi là năng lực xuyên chương trình. Có 8 năng lực sau đây được khá nhiều nước đề xuất/lựa chọn: 1) Tư duy phê phán, tư duy logic 2) Sáng tạo, tự chủ 3) Giải quyết vấn đề 4) Làm việc nhóm 5) Giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ 6) Tính toán, ứng dụng số 7) Đọc- viết (literacy) 8) Công nghệ thông tin- truyền thông (ICT) 7 * Hệ thống năng lực chuyên ngành Sinh học : Theo nghiên cứu đề xuất của trường Đại học Victoria (Úc) 1 thì hệ thống các năng lực sinh học bao gồm 4 nhóm năng lực chính như sau: 1) Tri thức về sinh học (Biology knowledge) 2) Năng lực nghiên cứu 3) Năng lực thực địa 4) Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm * Hệ thống các kĩ năng cụ thể trong môn Sinh học nói chung được liệt kê trong bảng sau: 1) Quan sát (Observation ) 2) Đo đạc (Measurement ) 3) Phân loại hay phân nhóm (Grouping or classification ) 4) Tìm kiếm mối quan hệ (Relationship finding ) 5) Tính toán (Calculation) 6) Xử lí và trình bày các số liệu bao gồm vẽ đồ thị, lập các bảng biểu, biểu đồ cột, sơ đồ, ảnh chụp 7) Đưa ra các tiên đoán (Prediction/projection) 8) Hình thành nên các giả thuyết khoa học (Hypothesis formulation) 9) Đưa ra các định nghĩa (Operational definition: scope, condition, assumption) 10) Xác định các biến và đối chứng (Variable identification and control) 11) Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập số liệu và kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận. 12) Xác định mức độ chính xác của các số liệu (Representing numerical results with appropriate accuracy (correct number of digits) (Theo tài liệu Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Bộ Giáo dục năm 2014 – trang 46 – 50) Phát triển năng lực người học là một vấn đề cấp thiết hiện nay nhưng chưa có chỉ đạo cụ thể, do đó việc chọn lựa những nội dung phù hợp để dạy thành chuyên đề trong giảng dạy là cần thiết. Mặt khác, đối với môn Sinh học 10 thì dạy học dự án sẽ 1 Program-specific competencies for BIOLOGY. The University of Victoria’s Department of Biology and UVic Co-op and Career. 8 thuận lợi hơn do học sinh ít chịu áp lực của thi cử và thời gian. Để thực hiện hiệu quả việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần có những giải pháp sau: III.1. Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học Qua trải nghiệm thực tế khi thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, tôi nhận thấy việc dạy học theo định hướng năng lực về bản chất không thay thế mà chỉ mở rộng hoạt động dạy học hướng nội dung bằng cách tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ, phát huy năng lực của mình. Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV phải nghiên cứu để sử dụng những phương pháp tích cực. Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Chẳng hạn có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề. Mặt khác, không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơc điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Như vậy, để hình thành và phát triển năng lực cho HS, cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt cần tổ chức các hoạt động học tập gắn liền với thực tiễn để kích thích và hoạt động hóa người học. Một số phương pháp có nhiều ưu thế trong việc hình thành và phát triển năng lực HS trong dạy học Sinh học thường là dạy học dự án, dạy học dựa trên tìm tòi, khám phá khoa học (dạy học khám phá), dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột, dạy học giải quyết vấn đề… Trong đó, 9 phù hợp với các tình huống thực tiễn, những vấn đề gần gũi trong cuộc sống…thì dạy học dự án là phù hợp. Phương pháp dạy học theo dự án : Là phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều khiển, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án là sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu. Ưu điểm của dạy học dự án là : Mang tính thực tiễn cao nên có thể mang lại những tác động tích cực cho xã hội; Tạo hứng thú cho người học; Kết hợp được lí thuyết và hành động gắn liền với thực tiễn; Tạo tính chủ động hơn trong cuộc sống cho người học; Rèn kỹ năng sống cần thiết và phát huy năng lực người học; Phát huy tính tự lực, tự học, tự sáng tạo của người học; Phát huy khả năng hợp tác nhóm, tạo sản phẩm ứng dụng cao trong thực tiễn… Tuy nhiên, khi thực hiện dạy học dự án để phát triển năng lực học sinh tôi nhận thấy rằng : bên cạnh những ưu điểm nói trên thì dạy học dự án còn gặp những khó khăn như : tốn nhiều thời gian khi thực hiện ngoài giờ lên lớp, vì học sinh còn phải học nhiều môn, nếu như môn học nào cũng dạy học dự án cùng một lúc thì học sinh sẽ bị quá tải, phản tác dụng; bên cạnh đó không phải tất cả các HS đều tích cực tham gia vào việc thực hiện dự án…Vì lí do đó, tôi đã khắc phục khó khăn bằngcách sử dụng nhiều phương pháp tích cực khác mà vẫn phát triển được năng lực học sinh ngay trên giờ học ở lớp, đồng thời trong từng chuyên đề, chỉ chọn những nội dung mang tính thực tiễn nổi bật, gần gũi với học sinh và đặc biệt phải vừa sức và phù hợp với quỹ thời gian ở nhà của học sinh để thực hiện dạy học dự án, như vậy sẽ tránh được việc ảnh hưởng đến quỹ thời gian của HS và sự nhàm chán khi thực hiện (môn học nào, chuyên đề nào cũng thực hiện dự án). Quy trình thực hiện dạy học dự án có thể tóm tắt theo 3 giai đoạn như mô tả ở sơ đồ sau: Quyết định chủ đề dự án và xây dựng kế hoạch Giáo viên tạo điều kiện để học sinh đề xuất chủ đề, xác định mục tiêu dự án. Học sinh lập kế hoạch làm việc, phân công lao động. 10 [...]... bột để giúp HS có kỹ năng dự đoán khoa học, chủ động nghiên cứu khoa học (Minh họa ở chuyên đề 1) III.3 Giới thiệu một số chuyên đề có thể thực hiện trong môn Sinh học 10 : Trong năm học đầu tiên thực hiện việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tôi nhận thấy có những chuyên đề sau đây là áp dụng dạy học phát triển năng lực học sinh có hiệu quả thông qua dạy học dự án và các phương pháp... tính tích cực học tập của HS Kĩ thuật dạy học là cách thức hoạt động của HS và GV trong các tình huống nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học, là thành phần của phương pháp dạy học Một kĩ thuật dạy học có thể được sử dụng trong nhiều phương pháp dạy học khác nhau Dưới đây là một số các kĩ thuật dạy học có thể sử dụng trong dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh môn Sinh học: - Kĩ thuật... dụng hiệu quả phương tiện dạy học Trong trong dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh môn Sinh học, các phương tiện trực quan, đồ dùng học tập có vai trò hết sức quan trọng như: Tranh, ảnh; Băng, đĩa hình; Mẫu thật; Thông tin cập nhật về các vấn đề thời sự Những tư liệu dạy học trên Internet rất dồi dào, phong phú GV có thể dễ dàng tìm kiếm được tư liệu phục vụ dạy học Hơn nữa, GV và HS còn... gì thực tế về môi trường đang diễn ra xung quanh, điều này rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc giáo dục ý thức cho các em và có tác động tích cực trong sự chuyển biến hành vi của các em Một trong những phương tiện dạy học tôi thường sử dụng trong trong dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh môn Sinh học là mẫu vật, tận dụng những đồ dùng dạy học bị lãng phí, ví dụ bộ mô hình mô tả các... Kết quả 2.3.3 Ý nghĩa 2.4 Thực hành : Quan sát các kì nguyên phân qua tiêu bản hoặc phim 3 Thời lượng : Số tiết học trên lớp : 3 tiết (Không dạy học theo dự án mà sử dụng các phương pháp tích cực khác để chỉ sử dụng thời gian học trên lớp mà vẫn phát triển năng lực học sinh) II TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ 1 Mục tiêu chuyên đề : Sau khi học xong chuyên đề này HS có khả năng: 1.1 Kiến thức - Nêu được khái... 1.3 Thái độ - Yêu khoa học, say mê nghiên cứu, sáng tạo - Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội trong việc tránh xa tác nhân đột biến, sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để tránh phát sinh đột biến số lượng NST - Tự chủ trong quan hệ tình cảm, tránh mang thai ngoài ý muốn 1.4 Định hướng phát triển năng lực trong chuyên đề - Năng lực tự học trong việc xác định nhiệm vụ học tập về diễn biến các... HIV/AIDS; Sởi; Cúm…) 1.4 Định hướng phát triển năng lực trong chuyên đề - Năng lực tự học trong việc xác định nhiệm vụ học tập về virut - Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống xuất phát của GV đưa ra, thu thập được thông tin có liên quan đến vấn đề, phân tích được một số giải pháp giải pháp giải quyết vấn đề, lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất - Năng lực sáng tạo trong giải quyết... Phần 2 Sinh học Tế bào – Sinh học 10 THPT - Bài 5 : Prôtêin - Bài 6 : Axit nuclêic Chuyên đề 2 : Cấu trúc tế bào Chuyên đề này gồm các bài trong chương II, thuộc Phần 2 Sinh học Tế bào – Sinh học 10 THPT Bài 7 : Tế bào nhân sơ Bài 8, 9, 10 : Tế bào nhân thực Chuyên đề 3 : Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Chuyên đề này gồm các bài trong chương II, thuộc Phần 2 Sinh học Tế bào – Sinh học 10 THPT... vấn đề giai đoạn chính của quá trình -Năng lực hình thành và phát triển ở sáng tạo người -Năng lực tự chủ, tự quản lí 23 -Năng lực làm việc nhóm – quan hệ với người khác -Năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ - GV đặt câu hỏi kiểm tra bài - HS nhớ lại kiến thức -Năng lực tính về nguyên phân đã học toán cũ : Giai đoạn từ hợp tử → ở tiết trước và trả lời : -Năng lực đọc phôi → cơ thể là kết quả của quá...Thực hiện dự án Học sinh làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch Kết hợp lý thuyết và thực hành, tạo ra sản phẩm Tổng hợp kết quả Học sinh thu thập sản phẩm, giới thiệu, công bố sản phẩm dự án Giáo viên và học sinh đánh giá kết quả và quá trình Rút ra kinh nghiệm III.2 Kết hợp một số kĩ thuật dạy học tích cực Trong quá trình dạy học, GV có thể sử dụng các kĩ thuật dạy học khác nhau để kích . giảng dạy Sinh học trung học phổ thông. • Tích hợp giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên qua bộ mơn Sinh học ở trường THPT. • Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chun mơn bộ mơn Sinh học. nghiệp mơn Sinh học cấp trung học phổ thơng. • Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong mơn Sinh học 10 2 DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG. trong chương II, thuộc Phần 2. Sinh học Tế bào – Sinh học 10 THPT. Bài 11 : Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Bài 12 : Thực hành : Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh Chuyên đề 4 : Phân bào Chuyên

Ngày đăng: 18/07/2015, 11:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan