SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BẰNG CÁCH LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP KIẾN THỨC THỰC TIỄN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ THỐNG BÀI TẬP LIÊN QUAN TỚI HÌNH VẼ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT

33 825 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BẰNG CÁCH       LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP KIẾN THỨC THỰC TIỄN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ THỐNG BÀI TẬP LIÊN QUAN TỚI HÌNH VẼ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BẰNG CÁCH LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP KIẾN THỨC THỰC TIỄN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ THỐNG BÀI TẬP LIÊN QUAN TỚI HÌNH VẼ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục có vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến việc hình thành và phát triển con người, nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Vì vậy quốc gia nào, dân tộc nào cũng hết sức quan tâm đến giáo dục. Hóa học là một khoa học thực nghiệm, một trong những mục tiêu của dạy học hóa học ở nhà trường là ngoài việc cung cấp kiến thức lí thuyết bộ môn còn phải tạo điều kiện cho HS phát triển tư duy và KNTH hóa học, từ đó có khả năng vận dụng những kiến thức khoa học vào cuộc sống. Thực tế dạy học hóa học ở nhiều trường phổ thông hiện nay vẫn đang ở tình trạng “lí thuyết chưa gắn liền thực nghiệm, thực tiễn cuộc sống”. Có nhiều nguyên nhân: do kết cấu nội dung chương trình sách giáo khoa đang có nhiều bất cập giữa lí thuyết và thực hành, cơ sở vật chất phương tiện thí nghiệm không được đầu tư đúng mức, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS cũng chưa có hoặc rất ít nội dung thực hành. Ngoài ra, về phía giáo viên phần nhiều có tâm lí “ngại” biểu diễn thí nghiệm trong các giờ dạy và có xu hướng phổ biến “dạy chay”. Vì vậy hầu như rất ít giáo viên thực hiện được các thí nghiệm cần thiết trong toàn bộ chương trình hóa học ở tất cả các lớp. Hậu quả của thực tế dạy học trên dẫn đến hạn chế sự phát triển tư duy và KNTH hóa học của HS, dần dần làm mất đi những hiểu biết sáng tạo vốn rất lí thú của bộ môn khoa học thực nghiệm. Để khắc phục tình trạng trên, nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường phổ thông, bên cạnh việc tăng cường sử dụng thí nghiệm trong các giờ dạy lí thuyết hoặc giờ thực hành còn đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên sử dụng và thiết kế các loại bài tập thực nghiệm, câu hỏi liên quan đến các tình huống thực tiễn, bảo vệ môi trường trong dạy học hóa học để HS có điều kiện phát triển tư duy và làm cho môn Hóa học ngày càng gần gũi, thiết thực với đời sống và tạo hứng thú cho học sinh khi học. Đây cũng là một trong những xu hướng kiểm tra đánh giá trong các đề thi tuyển sinh trong thời gian gần đây. Trên tinh thần đó, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học bằng cách lồng ghép, tích hợp kiến thức thực tiễn, bảo vệ môi trường và hệ thống bài tập liên quan tới hình vẽ trong dạy học hóa học ở trường THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu Tổng hợp, nghiên cứu xây dựng và sử dụng BTHHTN liên quan tới hình vẽ, câu hỏi thực tiễn, bảo vệ môi trường nhằm rèn luyện kỹ năng giải bài tập, kỹ năng thí nghiệm hóa học và phát huy tính tích cực nhận thức của HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy học hóa học.

TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BẰNG CÁCH LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP KIẾN THỨC THỰC TIỄN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ THỐNG BÀI TẬP LIÊN QUAN TỚI HÌNH VẼ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục có vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến việc hình thành và phát triển con người, nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Vì vậy quốc gia nào, dân tộc nào cũng hết sức quan tâm đến giáo dục. Hóa học là một khoa học thực nghiệm, một trong những mục tiêu của dạy học hóa học ở nhà trường là ngoài việc cung cấp kiến thức lí thuyết bộ môn còn phải tạo điều kiện cho HS phát triển tư duy và KNTH hóa học, từ đó có khả năng vận dụng những kiến thức khoa học vào cuộc sống. Thực tế dạy học hóa học ở nhiều trường phổ thông hiện nay vẫn đang ở tình trạng “lí thuyết chưa gắn liền thực nghiệm, thực tiễn cuộc sống”. Có nhiều nguyên nhân: do kết cấu nội dung chương trình sách giáo khoa đang có nhiều bất cập giữa lí thuyết và thực hành, cơ sở vật chất phương tiện thí nghiệm không được đầu tư đúng mức, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS cũng chưa có hoặc rất ít nội dung thực hành. Ngoài ra, về phía giáo viên phần nhiều có tâm lí “ngại” biểu diễn thí nghiệm trong các giờ dạy và có xu hướng phổ biến “dạy chay”. Vì vậy hầu như rất ít giáo viên thực hiện được các thí nghiệm cần thiết trong toàn bộ chương trình hóa học ở tất cả các lớp. Hậu quả của thực tế dạy học trên dẫn đến hạn chế sự phát triển tư duy và KNTH hóa học của HS, dần dần làm mất đi những hiểu biết sáng tạo vốn rất lí thú của bộ môn khoa học thực nghiệm. Để khắc phục tình trạng trên, nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường phổ thông, bên cạnh việc tăng cường sử dụng thí nghiệm trong các giờ dạy lí thuyết hoặc giờ thực hành còn đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên sử dụng và thiết kế các loại bài tập thực nghiệm, câu hỏi liên quan đến các tình huống thực tiễn, bảo vệ môi trường trong dạy học hóa học để HS có điều kiện phát triển tư duy và làm cho môn Hóa học ngày càng gần gũi, thiết thực với đời sống và tạo hứng thú cho học sinh khi học. Đây cũng là một trong những xu hướng kiểm tra đánh giá trong các đề thi tuyển sinh trong thời gian gần đây. Trên tinh thần đó, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học bằng cách lồng ghép, tích hợp kiến thức thực tiễn, bảo vệ môi trường và hệ thống bài tập liên quan tới hình vẽ trong dạy học hóa học ở trường THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu Tổng hợp, nghiên cứu xây dựng và sử dụng BTHHTN liên quan tới hình vẽ, câu hỏi thực tiễn, bảo vệ môi trường nhằm rèn luyện kỹ năng giải bài tập, kỹ năng thí nghiệm hóa học và phát huy tính tích cực nhận thức của HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy học hóa học. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Đặt tình huống vào bài mới. Bất kỳ một hoạt động nào đều có sự mở đầu. Trong mỗi tiết học, mở đầu bài giảng là một khâu quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả của cả giờ học. Đây chính là thời điểm để giáo viên tìm mọi cách tạo động cơ và hứng thú học tập cho học viên. Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên còn xem nhẹ vai trò của mở đầu bài giảng, chưa chú ý nhiều đến việc phải bắt đầu tiết học như thế nào để học viên cảm thấy hứng thú và tham gia vào bài học một cách tích cực nhất Vì thế nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định, gần gũi xung quanh đời sống của học viên sau đó yêu cầu các em cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học viên trong tiết dạy. 1.2. Tích hợp môi trường trong bài học. Môi trường ngày nay đang là một trong những vấn đề lớn của toàn nhân loại, là mối quan tâm của tất cả các quốc gia. Môi trường và bảo vệ môi trường đang là một vấn đề toàn cầu, giáo dục môi trường cho nhân loại ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Trong đời sống hằng ngày, các học viên đã thấy, biết được những ảnh hưởng của môi trường đối với con người nên giáo viên cần phải tích hợp, lồng ghép các hiện tượng ô nhiễm môi trường vào các bài học sẽ tạo được sự chú ý của học viên, ngoài ra còn giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học viên. Đặc biệt là các học viên hiện đang làm công nhân trong một số nhà máy khu công nghiệp, đây chính là lực lượng lớn có thể phát hiện và góp phần bảo vệ môi trường. 1.3. Bài tập hóa học thực nghiệm 1.3.1. Một số quan điểm và cách phân loại BTHHTN a) Theo các tác giả Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh thì BTHHTN có hai tính chất: - Tính chất lí thuyết: Muốn giải bài tập này cấn phải nắm vững về lí thuyết, vận dụng lí thuyết để vạch ra phương án giải quyết. - Tính chất thực hành: vận dụng các KN, kĩ xảo thực hành để thực hiện phương án đã vạch ra. Chúng ta có thể cho HS làm các BTHHTN với bốn hình thức khác nhau: - Bài tập thực nghiệm dùng các dụng cụ và hóa chất đơn giản có thể cho toàn thể HS hoặc tất cả các nhóm đều thực hiện. - Bài tập thực nghiệm dùng các dụng cụ và hóa chất phức tạp hơn (cho tất các HS đều làm phần lí thuyết và một vài HS làm thí nghiệm biểu diễn). - Bài tập chỉ được giải lí thuyết và một phần bằng thí nghiệm (do không đủ hóa chất hoặc không đủ thời gian hoặc không cần vì thí nghiệm quá quen thuộc). - Bài tập bằng hình vẽ. 2 1.3.2. Tác dụng của BTHHTN trong việc phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức học tập cho học sinh Bài tập nói chung và BTHH nói riêng trong dạy học ở trường phổ thông vừa là mục đích, vừa là nội dung, lài vừa là PPDH hiệu nghiệm, nó cung cấp cho HS không chỉ kiến thức mà cả con đường giành lấy kiến thức và còn mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, vận dụng kiến thức, của việc tìm ra đáp số. Sử dụng BTHHTN trong dạy học hóa học sẽ mang lại một số tác dụng tích cực sau đây: - Giúp HS tích cực tìm tòi, xây dựng và phát hiện kiến thức mới. HS học tập chủ động, tích cực, tăng hứng thú học tập và yêu thích môn học. Giúp GV nâng cao hiệu quả dạy học. - Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy từ lí thuyết đến thực hành và ngược lại từ đó xác nhận những thao tác KNTH hợp lí. - Rèn luyện KN sử dụng hóa chất, các dụng cụ thí nghiệm và PP thiết kế thí nghiệm. - Rèn luyện các thao tác, KNTH cần thiết trong PTN (cân, đong, đun nóng, nung, sấy, chưng cất, hòa tan, lọc, kết tinh, chiết…) góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS. - Rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống: giải thích các hiện tượng hóa học trong tự nhiên; sự ảnh hưởng của hóa học đến kinh tế, sức khỏe, môi trường và các hoạt đông sản xuất, … tạo sự say mê, hứng thú học tập hóa học cho HS. - Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động: rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, sáng tạo, chính xác, khoa học; rèn luyện tác phong lao động có tổ chức, có kế hoạch, có kỉ luật, có văn hóa, … 1.3.3. Nguyên tắc và qui trình thiết kế bài tập hóa học thực nghiệm 1.3.3.1. Nguyên tắc thiết kế hệ thống BTHHTN theo hướng dạy học tích cực Khi thiết kế hệ thống BTHHTN cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Xác định đúng mục tiêu của bài tập. - Nội dung phù hợp với mục tiêu đã đề ra. - Đảm bảo tính chính xác khoa học. - Đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng. - Phù hợp với trình độ HS, đảm bảo tính phân hóa theo các loại đối tượng. - Đảm bảo phát huy tính tích cực học tập, rèn luyện năng lực sáng tạo, phát triển tư duy và rèn luyện KNTH cho HS. - Đảm bảo tính sư phạm. - Các BT có yêu cầu làm thực nghiệm phải đảm bảo tính an toàn, thí nghiệm dễ thực hiện và tốn ít thời gian. 1.3.3.2. Quy trình xây dựng hệ thống BTHHTN BTHH nói chung và BTHHTN nói riêng đều có tác dụng rèn luyện KN, phát triển tư duy, rèn luyện tính kiên trì, chịu khó, tạo sự say mê, yêu thích môn học, tăng tính tích cực học tập, … cho HS. Do đó việc xây dựng hệ thống BTHH chất lượng, đầy đủ, đa dạng là điều quan trọng và cần thiết. Thực tế hiện nay nhiều GV chỉ lấy những BT có sẵn trong các tài liệu tham khảo, trên mạng về chỉnh sửa (hoặc không chỉnh sửa). Ít khi hoặc không xây dựng BT theo một 3 quy trình cụ thể, do đó BT dễ có những sai sót, dẫn đến làm giảm chất lượng dạy và học. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng hệ thống BTHHTN như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu của bài tập Bước 2: Xác định nội dung BT Bước 3: Xác định loại BT Bước 4: Xác định cơ sở và nguyên tắc thiết kế Bước 5: Xây dựng bài tập gốc Bước 6: Biến đổi bài tập gốc thành nhiều BT khác nhau Bước 7: Xác định phương pháp giải BT Bước 8: Xây dựng đáp án cho BT Bước 9: Thử nghiệm và chỉnh lí 1.4. Giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan tới bài học. Khi học xong vấn đề gì học viên thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó trong mỗi bài học giáo viên cần đưa ra được một số hiện tượng thực tiễn liên quan cho học viên giải thích sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học viên. 1.4. Nguyên tắc thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học • Đảm bảo tính chính xác, khoa học • Đảm bảo tính thực tiễn • Đảm bảo tính trọng tâm • Đảm bảo tính logic, ngắn gọn • Đảm bảo tính giáo dục • Đảm bảo tính sư phạm • Kích thích hứng thú, khả năng sáng tạo của người học 1.5. Quy trình thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học Tình huống dạy học là một vấn đề cần phải được giải quyết. Điều đầu tiên cần phải nhớ khi thiết kế tình huống là tình huống phải chứa đựng vấn đề để người học giải quyết. Các tình huống phải có đủ thông tin mà trong đó người học có thể hiểu vấn đề đó là gì và sau khi suy nghĩ, phân tích thông tin thì người học có thể đề xuất phương án giải quyết. Có tám bước cơ bản khi thiết kế tình huống gắn với thực tiễn : • Bước 1 : Xác định mục tiêu và nội dung bài học • Bước 2 : Thiết lập hệ thống câu hỏi cần nghiên cứu • Bước 3 : Lựa chọn chính xác vấn đề để xây dựng tình huống • Bước 4 : Thu thập dữ liệu • Bước 5 : Đánh giá và phân tích dữ liệu • Bước 6 : Lựa chọn hình thức và kỹ thuật thiết kế 4 • Bước 7 : Thiết kế tình huống • Bước 8 : Hoàn thiện tình huống 1.5. Tổng quan về phần phi kim lớp 10 1.5.1. Hệ thống kiến thức phần hóa phi kim lớp 10 Hệ thống kiến thức của các chương được thể hiện qua sơ đồ sau: Chương 5: Nhóm Halogen • • • • • • • • • • Chương 6: Nhóm Oxi 1.5.2. Phương pháp dạy học 5 Khái quát nhóm Halogen Clo Br IotFlo Hiđro clorua Axit clohiđric Hợp chất có oxi của clo Luyện tập về clo và hợp chất của clo Luyện tập chương 5 Bài TH 3: Tính chất của các halogen Bài TH 4: Tính chất các hợp chất của các halogen Khái quát nhóm oxi Ox i Ozon và hiđro peoxit Lưu huỳnh Hiđro sunfua Hợp chất có oxi của lưu huỳnh Bài TH 5: Tính chất của oxi, lưu huỳnh Bài TH 6: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh Luyện tập chương 6 Đây là 2 chương nghiên cứu về chất cụ thể. PPDH chung của chương được thiết kế theo mô hình: • • • • • - Giáo viên cần khai thác lí thuyết chủ đạo như cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âm điện, … Sử dụng BTHHTN hướng dẫn HS suy luận, giải thích, chứng minh tính chất của chất. Các thí nghiệm được tiến hành là nhằm minh họa cho những tính chất đã được rút ra từ lí thuyết chủ đạo. Tuy nhiên đối với một số tính chất mới mà HS chưa được học có thể khai thác thí nghiệm dưới dạng thí nghiệm nghiên cứu. - Đối với nội dung về ứng dụng của chất, cần gợi ý HS thông qua TCVL, TCHH và vai trò của chất trong tự nhiên để tự rút ra kiến thức. - Đối với nội dung về sản xuất cần chú ý sử dụng các mô hình, hình vẽ, dụng cụ trực quan, … để HS dễ hiểu bài. 6 Vận dụng lí thuyết chủ đạo về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, định luật tuần hoàn, phản Dự đoán tính chất lí hóa của đơn chất và những hợp chất của chúng Xác minh những điều dự đoán về tính chất bằng các thí nghiệm, thực hành hóa học CHƯƠNG 2: XÂY DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM BẰNG HÌNH VẼ, TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN, TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHẦN HÓA PHI KIM LỚP 10 2.1. BÀI CLO I. TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Câu hỏi 1: Cloramin là chất gì mà sát trùng được nguồn nước ? Giải thích: Là chất NH 2 Cl và NHCl 2 . Khi hoà tan cloramin vào nước sẽ giải phóng ra clo. Clo tác dụng với nước tạo ra HOCl: Cl 2 + H 2 O HOCl + HCl HOCl là phần tử rất nhỏ, dễ hấp thụ trên màng sinh học của vi sinh vật, phá huỷ protein của màng, cản trở tính bán thấm của màng, thay đổi áp suất thẩm thấu của tế bào và làm chết vi khuẩn, nấm. HOCl có tính oxi hoá rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi sinh vật, gây chết cho vi sinh vật. Cloramin không gây độc hại cho người dùng nước đã được khử trùng bằng chất này. Câu hỏi 2: Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo? Giải thích:Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước. Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Tuy nhiên, giáo viên cũng nên đưa ra vấn đề cần chú ý khi sử dụng nước máy: “Clo là một khí độc, vì vậy, buổi sáng trước khi sử dụng nước máy chúng ta nên xả nước khoảng 2 - 3 phút để cho lượng Clo bị giữ lại trong ống dẫn nước máy sau một đêm có thể thoát hết ra ngoài, như vậy sẽ không gây độc cho người sử dụng.” Ý nghĩa:Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay ở các nhà máy nước cung cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị trấn. Giải thích được hiện tượng này giúp học viên hiểu được vai trò và ứng dụng của clo trong cuộc sống mà học viên có thể kiểm nghiệm thật dể dàng. Giáo viên cũng có thể đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ để trả lời trong phần ứng dụng của clo . Giáo viên có thể giáo dục môi trường và tác hại của khí clo qua việc kể mẩu chuyện quân Đức sử dụng clo trong chiến tranh . Tháng 4 năm 1915, ở phòng tuyến phía Tây, quân Anh - Pháp đang giao chiến với quân Đức. Quân Anh - Pháp đang bày trận chờ quân Đức, chuẩn bị tổng tiến công, bỗng nhiên một đám khói màu lục bay đến bao trùm quân Anh - Pháp. Cái gì vậy? có người ưỡn ngực hướng về làn khí lạ. Khi làn khí đã bao trùm, có người cố hít vài hơi xem cái gì. Nhưng đột nhiên họ thấy mờ mắt, cổ họng nóng rát và đau. Toàn bộ trận tuyến dài mấy chục cây số bỗng náo động kinh hoàng, nhiều người cứ tưởng trúng pháp thuật của địch, ôm đầu bỏ chạy. Đến lúc này họ mới thấy làn khí màu vàng lục này thật đáng sợ. Lần đánh khí độc này, quân Đức đứng ở trên cao, đầu chiều gió, bố trí mấy ngàn thùng khí độc, phóng về phía liên quân Anh - Pháp 160 tấn khí Clo trong thời gian 5 phút. Kết quả, 1,5 vạn người trúng độc; 5000 người chết, khiến trận tuyến 7 Bông tẩm xút Bình 1 (3) (4) (1) (2) quân Anh - Pháp vỡ ra một khoảng trông dài 6km, quân Đức không tốn bao công mà đạt được chiến thắng. II. BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC NGHIỆM DÙNG HÌNH VẼ Bài tập 1: Nội dung đề: Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. o o o o o o o o o o o o o o / o o - - - - HCl d MnO 2 Cl 2 Cl 2 Cl 2 Cl 2 Hãy quan sát hình vẽ và cho biết: a. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí clo ta có thể sử dụng hóa chất nào? Viết phương trình hóa học minh họa cho phản ứng xảy ra. b. Khí clo sau khi ra khỏi bình 1 thường có lẫn tạp chất gì? c. Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa và H 2 SO 4 đặc trong quá trình trên là gì? d. Nếu dẫn khí clo có lẫn tạp chất vào bình chứa H 2 SO 4 đặc trước khi vào bình dung dịch NaCl bão hòa có được không? e. Nêu vai trò của bông tẩm xút. Bài tập 2: Nội dung đề: Hãy điền chú thích vào hình vẽ mô tả thí nghiệm về tính tẩy màu của clo ẩm và giải thích biết chất ở các vị trí là khác nhau. Giấy quì khô Giấy quì ẩm Hình 1 Hình 2 Bài tập 3 (ĐH K.B 2014) : Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl 2 từ M n O 2 và dung dịch H Cl: dung dịch HCl đặc 8 Dung dịch NaCl bão hòa (bình 2) H 2 SO 4 đặc (bình 3) Bình (1) Bình (2) K hí Cl 2 s inh r a thường lẫn hơi nước và hiđ r o clo r ua. Đ ể thu được khí Cl 2 khô thì bình ( 1 ) và bình ( 2 ) lần lượt đựng A . dung dịch N aCl và dung dịch H 2 SO 4 đặc. B. dung dịch H 2 SO 4 đặc và dung dịch N aCl. C . dung dịc h H 2 SO 4 đặc và dung dịch A g NO 3 . D . dung dịch N a OH và dung dịch H 2 SO 4 đặc. Bài tập 4: Trong PTN, khí clo được điều chế từ MnO 2 và axit HCl bằng bộ dụng cụ như hình vẽ sau. a. Viết PTHH của phản ứng và ghi rõ điều kiện (nếu có). b. Phân tích những chỗ chưa đúng trong bộ dụng cụ hình sau. Giải thích. Bài tập 5: Người ta điều chế khí Cl 2 trong phòng thí nghiệm từ MnO 2 và HCl đặc. Để thu được khí Cl 2 sạch và khô, cần dẫn khí thu được đi qua các bình rửa khí A và B (hình 2.7). a) Hãy cho biết bình A và B đựng chất nào trong các chất sau đây: dd Ca(OH) 2 , dd NH 3 , H 2 SO 4 đặc, H 2 O, dd NaCl bão hòa, dd Br 2 ? Giải thích. b) Cách thu này có thu được một thể tích xác định của khí clo không? Giải thích 9 dd HCl đặc Mn O 2 A B Bông tẩm dd NaOH Hình 2.7 dd HCl 10% MnO 2 Hình 2.6 Bài tập 6: Trong thí nghiệm ở hình sau người ta dẫn khí clo mới điều chế vào bình A có đặt 1 miếng giấy màu, khô. Nếu đóng khóa K thì miếng giấy không mất màu. Nếu mở khóa K thì miếng giấy mất màu. Giải thích hiện tượng. Bài tập 7: Cho biết hiện tượng xảy ra ở 2 ống nghiệm sau giống và khác nhau như thế nào. Giải thích và viết PTHH (nếu có). III. CÂU HỎI TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Câu 1. Không khí bị ô nhiễm clo gây ra những tác hại nào sau đây. A. cây lá úa vàng, gây thiệt hại cho năng suất cây trồng B. động vật nuôi chết hàng loạt C. phá huỷ các công trình công cộng D. hình thành mưa axit Câu 2. Những phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của clo là sai A. là khí màu vàng lục, mùi xốc B. khí clo rất độc, phá hoại niêm mạc đương hô hấp C. nhẹ hơn không khí tan rất nhiều trong nước D. tan nhiều trong dung môi hữư cơ Câu 3: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ mùi chất sát trùng là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn của nước clo là do A. Clo độ nên có tính sát trùng. B. Clo có tính oxi hóa mạnh. C. có HClO, chất này có tính oxi hóa mạnh. D. Có oxi nguyên tử nên có tính oxi hóa mạnh. Câu 4: Để diệt chuột ở ngoài đồng, người ta có thể cho khí clo qua những ống mềm dẫn vào hang chuột. Hai tính chất nào của clo đã cho phép làm như vậy? 2.2. BÀI AXIT CLOHIDRIC – MUỐI CLORUA 10 H 2 SO 4 đặc K A Bông tẩm ddNaOH C l 2 Gi ấy màu H 2 SO 4 đặc H 2 O Cl 2 C l 2 Hình 2.22 [...]... nâng cao theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ ĐHSP TP Hồ Chí Minh 12 Hoàng Thị Mỹ Dung (2012), Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học, SKKN THPT Thanh Bình 13 Cao Cự Giác (2003), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hóa học tập 1 hóa học vô cơ, NXB GD 14 Cao Cự Giác (2009), Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học hóa học, NXB GD 15 Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh (2013), Lồng. .. thực tiễn, tích hợp bảo vệ môi trường trong SGK, SBT - Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường học, tiến tới đưa dạng bài tập thực nghiệm có tính chất thực hành vào việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS 2.2 Với Sở Giáo dục và Đào tạo - Tăng cường sử dụng các dạng BTHHTN, tình huống thực tiễn, tích hợp bảo vệ môi trường trong đề kiểm tra học kì cho HS 2.3 Với giáo viên - Tích. .. sử dụng hệ thống BTHHTN, tình huống thực tiễn, tích hợp bảo vệ môi trường theo hướng dạy học tích cực trong từng bài cụ thể của phần hóa phi kim lớp 10 - đây là một trong những hướng đổi mới quan trọng của nền giáo dục nước ta - Xây dựng 1 giáo án minh họa cho việc sử dụng BTHHTN, tình huống thực tiễn, tích hợp bảo vệ môi trường theo hướng dạy học tích cực khi nghiên cứu bài mới, bài luyện tập - Đã... xây dựng và sử dụng BTHHTN, tình huống thực tiễn, tích hợp bảo vệ môi trường trong các giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa 2.4 Với học sinh - Chú ý rèn luyện kĩ năng giải BTHHTN, kĩ năng thực hành thí nghiệm - Nâng cao tính tích cực trong học tập, vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tiễn trong đời sống và sản xuất 32 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO Cao Thị Thiên An (2011), Phân dạng và phương... pháp giải bài tập hóa học 10, NXB ĐHQG Hà Nội 2 Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), SGK hóa học 10 nâng cao, NXB GD 3 Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), SGK hóa học 10, NXB GD 4 Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), SBT hóa học 10 nâng cao, NXB GD 5 Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), SBT hóa học 10, NXB GD 6 Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), SGV hóa học 10 nâng cao, NXB GD 7 Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), SGV hóa học 10, NXB... hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Tôn Đức Thắng (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) giáo án đã biên soạn Sau giờ dạy đã tiến hành trao đổi, rút kinh nghiệm, cho tiến hành 2 bài kiểm tra, chấm bài và xử lí thống kê kết quả thu được cho thấy kết quả học tập ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở lớp đối chứng 2 Kiến nghị 2.1 Với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Biên soạn thêm các dạng bài tập thực nghiệm, tình huống thực. .. dục và Đào Tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên hóa học 10, NXB GD 9 Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn hóa học 10, NXB Hà Nội 10 Ngô Ngọc Minh Châu (2013), Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học 10, SKKN THPT Trấn Biên 11 Tô Mạnh Cường (2012), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng. .. không chú ý thì học viên sẽ không biết Học viên dễ dàng làm thí nghiệm ngay khi nấu ăn Từ đó góp phần tạo nên kinh nghiệm nấu ăn cho học viên, rất thiết thực trong cuộc sống II BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC NGHIỆM DÙNG HÌNH VẼ Bài tập 1: Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm C B A Bông tẩm xút - - - - D a Xác định các chất A, B, C, D trong hình vẽ trên b Hãy... ra trong hai ống nghiệm Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có) c Nêu hiện tượng quan sát được khi nhỏ 1 giọt dung dịch thu được lên giấy quì tím Bài tập 2: Hình vẽ nào mô tả đúng nhất cách thu khí hiđro clorua (trong phòng thí nghiệm) trong các hình vẽ sau đây? Giải thích Khí HCl Khí HCl Bông tẩm ddNa OH Khí HCl Khí HCl 11 H O 2 ddN aCl bão hòa Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 III CÂU HỎI TÍCH HỢP BẢO... là vấn đề có liên quan đến giáo dục môi trường Qua bài học học sinh hiểu được tầm quan trọng của ozon, vừa có ý thức bảo vệ môi trường và kích thích sự tìm hiểu vấn đề này II BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC NGHIỆM DÙNG HÌNH VẼ Bài tập 1: Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm KMnO4 Boâng - O2 O2 . của xã hội. Vì vậy quốc gia nào, dân tộc nào cũng hết sức quan tâm đến giáo dục. Hóa học là một khoa học thực nghiệm, một trong những mục tiêu của dạy học hóa học ở nhà trường là ngoài việc cung. điều kiện cho HS phát triển tư duy và KNTH hóa học, từ đó có khả năng vận dụng những kiến thức khoa học vào cuộc sống. Thực tế dạy học hóa học ở nhiều trường phổ thông hiện nay vẫn đang ở tình. nghiệm, thực tiễn cuộc sống”. Có nhiều nguyên nhân: do kết cấu nội dung chương trình sách giáo khoa đang có nhiều bất cập giữa lí thuyết và thực hành, cơ sở vật chất phương tiện thí nghiệm không

Ngày đăng: 17/07/2015, 21:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan