Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh yên bái

126 1.5K 12
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh yên bái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh. Mã ngành: 60340102 Đề tài: Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái. HỌC VIÊN THỰC HIỆN: TỐNG THUÝ HÀ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀO VĂN HÙNG Hà Nội, tháng 10/2013 2 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU 6 Chương 1. KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 11 1.1. Khái quát chung về chi thường xuyên NSNN 11 1.1.1. Khái niệm 11 1.1.2. Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước 11 1.1.3. Vai trò chi thường xuyên ngân sách nhà nước 11 1.1.4. Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước 12 1.2. Khái quát chung về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 14 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN 14 1.2.2. Nguyên tắc quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước 15 1.2.3. Nội dung và vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước 15 1.2.3.1. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên 16 1.2.3.2. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN 16 1.2.4. Điều kiện cấp phát, thanh toán các khoản chi thường xuyên 17 1.2.4.1. Điều kiện chi trả, thanh toán 17 1.2.4.2. Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN 18 1.2.4.3. Hồ sơ thanh toán, kiểm soát 21 a. Đối với các khoản chi theo hình thức rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước 21 b. Đối với hình thức chi theo lệnh chi tiền của cơ quan tài chính 25 c. Thời hạn xử lý hồ sơ 25 d. Kho bạc Nhà nước kiểm soát hồ sơ thanh toán của đơn vị 25 e. Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán 26 3 f. Phương thức chi trả, thanh toán 26 g. Kiểm soát thanh toán đối với các khản chi chủ yếu 30 h. Kiểm soát, thanh toán việc sử dụng các khoản kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm. 34 1.2.5. Xử lý kinh phí cuối năm 34 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. 35 1.3.1. Nhân tố bên trong 35 1.3.2. Nhân tố bên ngoài 36 1.4. Bài học kinh nghiệm quản lý và kiểm soát chi ngân sách nhà nước của một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam 38 1.4.1. Kinh nghiệm của các nước 38 1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào Việt Nam 43 Chương 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KBNN TẠI KBNN YÊN BÁI 46 2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái có ảnh huởng đến chi ngân sách nhà nước 46 2.1.1. Tài nguyên thiên nhiên 46 2.1.2. Dân cư 48 2.2. Tình hình thu chi ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái 48 2.2.1. Thu ngân sách địa phương 48 2.2.2. Chi ngân sách địa phương 50 2.3. Tình hình cơ quan, đơn vị thụ hưởng chi thường xuyên NSNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 51 2.4. Tổ chức kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nuớc tại Kho bạc Nhà nuớc Yên Bái 52 2.4.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái 52 2.4.2. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước Yên Bái 56 2.4.3. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nuớc tại Kho bạc Nhà nước Yên Bái hiện đang áp dụng 56 2.4.3.1. Quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi thường 56 4 xuyên tại Kho bạc Nhà nước Yên Bái 2.4.3.2. Qui trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước Yên Bái hiện đang áp dụng 59 2.4.3.3. Kêt quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước Yên Bái 67 a. Đối với chi thường xuyên 69 b. Đối với kinh phí không thường xuyên 73 2.4.4. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Yên Bái 81 2.5. Đánh giá thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Yên Bái 86 2.5.1. Kết quả đạt được 86 2.5.2. Hạn chế 88 2.5.3. Những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế, trở ngại trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nư ớc Yên Bái 93 Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KBNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI. 97 3.1. Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 97 3.2. Mục tiêu kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước 100 3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Yên Bái 101 3.1.1. Tăng cường thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. 101 3.3.2. Xây dựng quy trình kiểm soát mua sắm tài sản công theo phương phức mua tập trung nhằm hạn chế sự thất thoát ngân sách nhà nước 102 3.3.3. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra nhằm khắc phục những tồn tại hình thức kiểm soát chi theo dự toán 104 3.3.4. Xây dựng và thực hiện tốt quy trình kiểm soát cam kết chi trong điều kiện triển khai hệ thống TABMIS. 106 3.3.5. Hoàn thiện quy trình giao dịch “một cửa” qua Kho bạc Nhà nước Yên Bái 108 5 3.3.6. Xây dựng phần mềm tin học quản lý giao nhận hồ sơ kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Yên Bái 110 3.3.7. Hiện đại hóa công nghệ thông tin và triển khai thành công hệ thống TABMIS 111 3.3.8. Chú trọng xây dựng đội ngũ và phát triển nguồn nhân lực của Kho bạc Nhà nước 112 3.4. Một số đề xuất, kiến nghị hỗ trợ việc triển khai các giải pháp nêu trên 112 3.4.1. Kiến nghị với Quốc hội 112 3.4.2. Kiến nghị với Chính phủ 113 3.4.3. Kiến nghị với Bộ Tài chính 113 3.4.4. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước 116 3.4.5. Kiến nghị với chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái 117 3.4.6. Kiến nghị với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước 117 KẾT LUẬN 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) của Việt Nam được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Chi NSNN là công cụ chủ yếu của Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Là một công cụ quan trọng của chính sách tài chính quốc gia, có tác động rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Chi ngân sách bao gồm: chi cho đầu tư phát triển (tích lũy), chi tiêu dùng thường xuyên duy trì hoạt động của các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị, đơn vị hành chính sự nghiệp công lập và chi trả nợ gốc Chính phủ vay. Trong các khoản chi thì chi thường xuyên giữ vai trò thúc đẩy toàn bộ guồng máy xã hội hoạt động trơn chu. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN để có nền tài chính lành mạnh, góp phần quan trọng giám sát việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả; đồng thời là một biện pháp hữu hiệu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ của hệ thống Kho 7 bạc Nhà nước. Để công tác kiểm soát chi đạt chất lượng tốt, đảm bảo tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán, đúng vai trò kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN đã từng bước được hoàn thiện, ngày một chặt chẽ hơn cả về quy mô và chất lượng. Kết quả của thực hiện cơ chế kiểm soát chi đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng NSNN có hiệu quả. Kho bạc Nhà nước (cơ quan thực hiện chức năng kiểm soát chi NSNN) trên cơ sở dự toán đơn vị được giao (trừ một số trường hợp tạm cấp kinh phí, chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao, chi ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau); đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qui định; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi; có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định; ngoài ra, trường hợp sử dụng kinh phí NSNN để mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác thuộc phạm vi phải đấu thầu thì phải có đầy đủ quyết định trúng thầu hoặc quyết định chỉ định đơn vị cung cấp hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình giám sát chi thường xuyên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng ngân sách, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong xu thế đẩy mạnh mở cửa và hội nhập quốc tế, cụ thể như sau: - Tình trạng sử dụng kinh phí ngân sách sai mục đích; tạm ứng sai chế độ; chi vượt định mức, tiêu chuẩn; chi vượt dự toán được giao vẫn còn diễn ra ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi qua KBNN. - Sử dụng kinh phí NSNN vẫn còn tình trạng kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát, dễ phát sinh tiêu cực. - Công tác kiểm soát chi còn phân ra nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức khác nhau; nhiều khoản chi chưa có đủ cơ sở để KBNN kiểm soát đến khâu cuối cùng và chưa có cơ chế quy trách nhiệm trong thực hiện một số nghiệp vụ chi cụ 8 thể; chưa có cơ chế tổng thể và thống nhất để kiểm soát giá mua sắm một số hàng hóa dịch vụ một cách chặt chẽ và có hiệu quả nhất. - Việc phân công nhiệm vụ kiểm soát chi trong hệ thống KBNN còn một số bất cập, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị giao dịch. - Cán bộ, công chức làm nhiệm vụ chi ngân sách tại các đơn vị sử dụng NSNN còn có tình trạng chưa am hiểu đầy đủ về quản lý NSNN và chưa được đào tạo đồng đều. - Thực hiện chế độ công khai minh bạch trong chi tiêu ngân sách của những đơn vị sử dụng ngân sách còn hạn chế. Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN được Kho bạc Nhà nước Yên Bái quan tâm thực hiện và đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, trong quá trình giám sát chi thường xuyên của các đơn vị tại tỉnh Yên Bái vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng ngân sách, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và cải cách thủ tục hành chính. Vì vậy, công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Yên Bái cần tiếp tục được hoàn thiện một cách khoa học và có hệ thống hơn. Căn cứ vào những vấn đề nêu trên, tác giả xin chọn đề tài: “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái” làm luận văn thạc sỹ, nhằm góp phần làm rõ hơn cơ chế kiểm soát chi NSNN và hoàn thiện cơ chế chi thường xuyên NSNN thông qua KBNN Yên Bái. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực kiểm soát chi NSNN Chi NSNN là một phạm trù với nhiều vấn đề khác nhau, liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực; vì vây, trên thực tế đã có rất nhiều đề tài, nhiều công trình nghiên cứu với nhiều góc độ, cụ thể như: - Luận văn thạc sĩ, năm 2000, tác giả Đinh Cẩm Vân: Đổi mới quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. - Luận văn thạc sĩ, năm 2002, tác giả Dương Ngọc Ánh: Hoàn thiện quy 9 trình và phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Luận văn thạc sĩ, năm 2006, tác giả Phùng Quang Anh, Kiểm soát chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN Hà Nội - thực trạng và giải pháp. - Luận văn Thạc sĩ, năm 2008, tác giả Nguyễn Duy Minh: Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Việt Nam. - Luận văn Thạc sĩ, năm 2010, tác giả Lê Thanh Tú: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm - Hà Nội. - Tác giả Nguyễn Ngọc Hùng, Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2006: Quản lý ngân sách nhà nước. - Tác giả Vĩnh Sang, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số 62/2007: Kiểm soát một cửa hay giao dịch một cửa. - Tác giả Nguyễn Thị Huệ, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 6(95) – 2011: Bất cập và giải pháp chống thất thoát trong chi NSNN. - Tác giả Nguyễn Quang Hưng - Nguyễn Việt Dũng, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 6(95) - 2011: Kiểm soát chi NSNN nhìn từ góc độ hoá đơn thanh toán. - Tác giả Phạm Thị Thanh Vân, Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 108 (T6/2011), số 109 (T7/2011): Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN của KBNN. Tuy nhiên, qua khảo sát, chưa thấy có công trình nào đi sâu nghiên cứu về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Do đó, tác giả lựa chọn luận văn nêu trên nhằm đi sâu nghiên cứu để làm rõ những bất cập trong cơ chế chính sách về quản lý NSNN nói chung và cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Yên Bái. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên NSNN, luận văn 10 đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và những hạn chế của công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua; Từ đó, rút ra những nguyên nhân và đề xuất giải pháp chủ yếu cùng các điều kiện thực hiện nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN: Phạm vi nghiên cứu là hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn qua hệ thống KBNN Yên Bái gồm 09 đơn vị KBNN (Văn phòng Kho bạc Yên Bái và 08 Kho bạc huyện, thị xã trực thuộc). . 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp thống kê, đối chiếu, phân tính, so sánh, tổng hợp… 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước tại KBNN Yên Bái. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Yên Bái. [...]... cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhà nước theo đúng trình tự quy định 1.2.3 Nội dung và vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác kiểm soát chi 15 thường xuyên NSNN 1.2.3.1 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên: Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát hồ sơ của đơn vị theo các nội dung sau: - Kiểm soát, đối chi u... quan Nhà nước có thẩm quyền quy định Đối với các kho n chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát 1.2.3.2 Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Kiểm soát chi NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan... đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước * Khái niệm Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là việc KBNN sử dụng các công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện kiểm tra, kiểm soát các kho n chi thường xuyên NSNN qua KBNN nhằm đảm bảo các kho n chi đó được thực hiện đúng đối tượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định và theo những nguyên tắc, hình thức,...CHƯƠNG I KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1 Khái quát chung về chi thường xuyên ngân sách nhà nước 1.1.1 Khái niệm Chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nghĩa vụ quản lý Nhà nước ở các hoạt... pháp quản lý tài chính của Nhà nước * Đặc điểm: Kiểm soát chi thường xuyên NSNN có một số đặc điểm sau: Một là, kiểm soát chi thường xuyên gắn liền với những kho n chi thường xuyên nên phần lớn công tác kiểm soát chi diễn ra đều đặn trong năm, ít có tính thời vụ, ngoại trừ những kho n chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định Hai là, kiểm soát chi thường xuyên diễn ra trên nhiều lĩnh vực và nhiều... các kho n chi thường xuyên nhằm duy trì bảo đảm hoạt động bình thường, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước Hơn nữa, những quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc định hướng, phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN 1.1.3 Vai trò chi thường xuyên ngân sách nhà nước Chi thường xuyên NSNN có vai trò rất quan trọng, thể hiện trên các mặt... chữa: chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và các kho n khác - Chi khác là các kho n chi ngoài các kho n chi nêu trên chẳng hạn như: chi hoàn thuế giá trị gia tăng, chi xử lý tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước và các kho n khác 13 1.2 Khái quát chung về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm kiểm soát. .. phủ), Kho bạc Nhà nước kiểm soát, thanh toán cho đơn vị, đảm bảo theo đúng nội dung chi và không vượt quá mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định *) Kiểm soát, thanh toán đối với những kho n chi khác Các kho n chi khác trong nội dung kinh phí được giao, nhưng không thuộc 4 nội dung chi nêu trên thì Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát và thanh toán cho đơn vị như sau: - Đối với những kho n chi. .. nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhà nước các kho n chi sai phải thu hồi giảm chi. .. các kho n chi so với dự toán ngân sách nhà nước, bảo đảm các kho n chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài kho n dự toán của đơn vị còn đủ để chi - Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng kho n chi - Kiểm tra, kiểm soát các kho n chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan . về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước * Khái niệm Kiểm soát chi. trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước tại KBNN Yên Bái. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Yên Bái. . giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi thường 56 4 xuyên tại Kho bạc Nhà nước Yên Bái 2.4.3.2. Qui trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước Yên Bái hiện đang áp dụng

Ngày đăng: 17/07/2015, 11:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan