Tìm hiểu khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại cơ bản (Danh từ, động từ, tính từ) của học sinh tiểu học

53 2K 4
Tìm hiểu khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại cơ bản (Danh từ, động từ, tính từ) của học sinh tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC *********** NGUYỄN THỊ CẨM VÂN TÌM HIỂU KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ PHÂN BIỆT CÁC TỪ LOẠI CƠ BẢN (DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ) CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí thuyết ngôn ngữ Người hướng dẫn khoa học THS. LÊ BÁ MIÊN HÀ NỘI – 2011 - 2 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Quyết định số 2957/QĐ – ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ vai trò và tính chất của Giáo dục Tiểu học: Tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục Phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, giáo dục Tiểu học cần được chuẩn bị tốt về mọi mặt để học sinh tiếp tục học lên trên. Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học chính, chiếm nhiều thời gian trong tuần. Trong các giờ Tiếng Việt, nhà trường đã cung cấp cho học sinh những kiến thức về ngôn ngữ như: kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tu từ học – phong cách học tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt. Trong Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ cung cấp kiến thức tiếng Việt cho học sinh, trong đó có kiến thức về ngữ pháp học. Từ loại là một địa hạt quan trọng trong ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp tiếng Việt nói riêng. Đối với tiếng Việt, vấn đề từ loại rất đáng chú ý bởi nó là một vấn đề ngữ pháp lí luận được ứng dụng ở một ngôn ngữ cụ thể thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Từ loại tiếng Việt hết sức phong phú, có thể xếp thành hai nhóm chính: nhóm thực từ và nhóm hư từ. Trong thực từ, có danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, ; trong hư từ có quan hệ từ, tình thái từ, trợ từ, Trong danh từ, động từ, tính từ lại bao gồm những loại nhỏ hơn. Vì vậy, việc tìm hiểu từ loại Tiếng Việt là rất rộng. Trong khuôn khổ của khóa luận này, tôi đi vào tìm hiểu về khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại cơ bản (danh từ, động từ, tính từ) của học sinh tiểu học. - 3 - Phân biệt được từ loại là vấn đề rất quan trọng trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Phân biệt được từ loại sẽ xác định được chính xác từ loại cho các từ trong văn bản tiếng Việt. Việc xác định này sẽ hỗ trợ cho việc phân tích cú pháp các văn bản góp phần giải quyết tính đa nghĩa của từ và trợ giúp các hệ thống rút trích thông tin đến ngữ nghĩa. Hệ thống bài tập về từ loại có số lượng không nhiều song vấn đề về từ loại tiếng Việt được đưa vào giảng dạy ngay từ bậc Tiểu học, trung học Cơ sở, trung học Phổ thông và lên cả đại học. Các bài tập trong sách giáo khoa là cơ bản, đa số học sinh đều làm được do đó khó phân loại học sinh và phát hiện học sinh khá, giỏi. Trong khi đó để dạy học đạt hiệu quả cao cần phân loại học sinh để các bài tập đưa ra không tạo sự nhàm chán hay quá khó đối với các em. Qua điều tra thực tế việc nhận diện và phân biệt từ loại cơ bản của học sinh, tôi nhận thấy còn những vấn đề tồn tại làm cho hiệu quả học từ loại của học sinh chưa cao. Là một giáo viên tiểu học tương lai, tự nhận thấy tầm quan trong của việc bồi dưỡng kiến thức tiếng Việt cho học sinh, tôi mạnh dạn chọn và thực hiện đề tài “Tìm hiểu khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại cơ bản (danh từ, động từ, tính từ) của học sinh tiểu học”, với mong muốn được học hỏi, nâng cao tri thức cho học sinh. 2. Lịch sử vấn đề Nói đến các công trình nghiên cứu về ngữ pháp trong đó có vấn đề về từ loại trước hết phải kể đến Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam (1948) của tác giả Lê Văn Lý với hơn 200 trang, dành nửa số trang cho vấn đề từ loại. Ở đây, tác giả đưa ra các tiêu chuẩn xếp từ loại bằng xem xét khả năng phối hợp của các từ ngữ. Năm 1960, trong cuốn Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nguyễn Tài Cẩn đã khảo sát về một trong những từ loại quan trọng bậc nhất của tiếng Việt hiện đại: từ loại danh từ. Trong cuốn này, Nguyễn Tài Cẩn đã nêu rõ đặc điểm của danh từ, xem xét đoản ngữ có danh từ làm trung tâm (danh ngữ). Sau - 4 - đó ông đề cập đến các phạm trù từ vựng ngữ pháp quan trọng bậc nhất trong nội bộ từ loại danh từ Năm 1978, Đái Xuân Ninh trong Hoạt động của từ tiếng Việt đã để một phần trong chương 2 nói về lịch sử vấn đề cùng những nhận xét, đánh giá xác đáng việc phân định từ loại tiếng Việt từ những bước đầu tiên cho đến thời điểm tác giả viết cuốn tài liệu này. Tới năm 1986, tác giả Đinh Văn Đức trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại) quan tâm đến các vấn đề: 1) Bản chất và các đặc trưng của từ loại, tiêu chuẩn phân định từ loại. 2) Hệ thống các từ loại tiếng Việt. 3) Từ loại là các phạm trù của tư duy. Năm 1999, tác giả Lê Biên trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại nghiên cứu các vấn đề: khái niệm về từ loại, đối tượng, tiêu chí, mục đích phân định từ loại. Đặc biệt, tác giả đi sâu tìm hiểu hệ thống từ loại cơ bản, ranh giới giữa từ loại cơ bản với từ loại không cơ bản. Đến năm 2004 trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, khi nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, Diệp Quang Ban đã đưa ra ba tiêu chuẩn để phân định từ loại tiếng Việt: Ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp. Ngoài ra, khi bàn về vấn đề các lớp từ tiếng Việt, tác giả phân thành hai lớp lớn: thực từ và hư từ. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu ba từ loại thuộc lớp thực từ: danh từ, động từ tính từ. Và gần với đề tài chúng tôi nghiên cứu là cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2007, tác giả Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung đã dành ra một chương nghiên cứu về từ loại tiếng Việt với trọng tâm là tiêu chuẩn phân định từ loại và hệ thống từ loại tiếng Việt. Theo tác giả, hệ thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai nhóm: Nhóm 1: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ. - 5 - Nhóm 2: phụ từ (định từ, phó từ); kết từ; tiểu từ (trợ từ và tình thái từ) Đồng thời tác giả có sự lí giải cho cách sắp xếp nêu trên. Ngoài những tài liệu trên, Luận văn thạc sĩ của giảng viên Lê Thị Lan Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội II-2006) cũng nghiên cứu về từ loại qua đề tài Từ loại tiếng Việt và việc dạy từ loại cho học sinh tiểu học. Bên cạnh việc đề cập đến các đặc điểm của từ loại tiếng Việt luận văn còn đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết một số vấn đề về phương pháp dạy học tiếng Việt. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học lớp 4 trên cơ sở các bài Tập đọc (sinh viên Trần Thị Hoa, K30B- GDTH, Đại học Sư Phạm Hà Nội II) trình bày về một số đặc điểm của ba từ loại cơ bản: danh từ, động từ, tính từ, đồng thời tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh tiểu học qua một số bài tập. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về từ loại, liên quan đến từ loại tiếng Việt đã trình bày hết sức chi tiết về đặc điểm của từ loại tiếng Việt. Song những cuốn sách trên chỉ viết trên cơ sở lí luận mà chưa được thực nghiệm ở trường Tiểu học, hai cuốn Luận văn thạc sĩ và Khóa luận tốt nghiệp lại nghiên cứu hai khía cạnh là phương pháp dạy từ loại và khả năng xác định từ loại của học sinh tiểu học. Bên cạnh việc kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đó, chúng tôi mạnh dạn tiến hành điều tra thực nghiệm một khía cạnh khác. Đó là khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại cơ bản của học sinh tiểu học. 3. Mục đích nghiên cứu – Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích sau: Tìm hiểu thực tế khả năng nhận diện, phân biệt từ loại cơ bản của học sinh. Trên cơ sở đó nhận định đúng thực trạng đối tượng học sinh, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm giải quyết thực trạng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - 6 - - Tìm hiểu lí thuyết về từ loại cơ bản. - Trên cơ sở lí luận đã có, tiến hành khảo sát thực tế đối tượng học sinh, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm giải quyết thực trạng trên. 4. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Điều tra, thống kê, phân loại, so sánh, phân tích ngôn ngữ học và thực nghiệm sư phạm. Quá trình nghiên cứu đề tài được tiến hành tuần tự theo các bước sau: - Đọc lí thuyết có liên quan đến đề tài - Thống kê tư liệu điều tra được - Xử lí tư liệu điều tra bằng các biện pháp: phân tích, phân loại và so sánh. - Viết khóa luận và tóm tắt. 5. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là khả năng nhận diện và phân biệt từ loại danh từ, động từ, tính từ của học sinh tiểu học lớp 4, 5. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Như chúng tôi đã trình bày trước đó, tìm hiểu về từ loại là một đề tài rộng. Vì vậy, trong khuôn khổ của khóa luận này, chúng tôi chỉ đề cập nghiên cứu một khía cạnh nhỏ là “Tìm hiểu khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại cơ bản (danh từ, động từ, tính từ) của học sinh tiểu học”. 6. Dự kiến cấu trúc luận văn Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục - 7 - Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu – Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu 6. Dự kiến cấu trúc luận văn Phần nội dung Chương 1: Những vấn đề về từ loại cơ bản và việc học từ loại cơ bản của học sinh tiểu học 1. Khái niệm về từ loại 2. Việc dạy và học từ loại cơ bản ở Tiểu học Chương 2: Khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại cơ bản của học sinh tiểu học 1. Khả năng hiểu khái niệm từ loại cơ bản (trên phương diện lí thuyết) 2. Khả năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn xác định từ loại cơ bản 3. Khả năng nhận diện từ loại trong hệ thống các từ rời 4. Khả năng nhận diện từ loại cơ bản trong lời nói 5. Khả năng kết hợp các từ loại cơ bản 6. Khả năng kết hợp từ để chuyển loại các từ loại cơ bản 7. Khả năng đặt câu với các từ loại cơ bản Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo - 8 - PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỪ LOẠI CƠ BẢN VÀ VIỆC HỌC TỪ LOẠI CƠ BẢN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 1. Khái niệm về từ loại 1.1. Khái niệm Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp được phân chia theo ý nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu. (Đinh Văn Đức – Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại) Từ loại là khái niệm chỉ sự phân loại từ nhằm mục đích ngữ pháp, theo bản chất ngữ pháp của từ. (Lê Biên – Từ loại tiếng Việt hiện đại) Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp. Đó là những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các đặc trưng thống nhất làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại. (Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung – Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1) Trong cuốn Từ điển tiếng Việt – 2008 (Nguyễn Văn Xô) định nghĩa: “Từ loại là phạm trù ngữ pháp bao gồm các từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát như: danh từ, động từ, tính từ ” 1.2. Vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt 1.2.1. Phủ nhận sự tồn tại của từ loại, tác giả Hồ Hữu Tùng cho rằng: tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn so với các ngôn ngữ phương Tây (không có sự biến đổi hình thái) do đó không có từ loại, mà tùy thuộc vào vị trí trong câu mà có tính chất nhất định, một từ có thể có nhiều thuộc tính khác nhau. 1.2.2. Thừa nhận sự tồn tại của phạm trù từ loại. Tuy nhiên trong nhóm này có những khác biệt trong việc phân định, phân loại: - Thuần túy ý nghĩa khái quát (Trần Trọng Kim) - 9 - - Chức vụ cú pháp (Phan Khôi): Một từ có thể thuộc về nhiều từ loại khác nhau. - Khả năng kết hợp (Nguyễn Tài Cẩn) Khả năng làm trung tâm của cụm từ, ngữ. Khả năng làm thành tố phụ của ngữ 1.3. Tiêu chí phân định từ loại Trong tiếng Việt người ta dựa vào ba tiêu chí sau đây để phân chia thành các từ loại: 1.3.1. Ý nghĩa khái quát Ý nghĩa khái quát là ý nghĩa phạm trù có tính chất khái quát hóa cao: nó là kết quả của quá trình trừu tượng hóa nghĩa của hàng loạt cái cụ thể: danh từ chỉ sự vật; động từ chỉ hoạt động, trạng thái; còn tính từ chỉ đặc điểm, tính chất 1.3.2. Khả năng kết hợp Khả năng kết hợp của một từ là là năng lực tiềm tại của từ đó xuất hiện trong một tổ hợp từ có nghĩa với tư cách một yếu tố thường trực trong tổ hợp từ đó. - Danh từ có khả năng kết hợp với tất cả, những, các, mọi , này, kia, đó (Ví dụ: tất cả những ngôi nhà kia, mọi người ). - Động từ có khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ (Ví dụ: đừng chạy, hãy nói ). - Tính từ có khả năng kết hợp với hơi, rất, lắm, quá (Ví dụ: đẹp lắm, hơi nặng, cao quá, rất tốt ). 1.3.3. Khả năng đảm nhận các chức vụ ngữ pháp Khả năng giữ chức vụ cú pháp trong câu thường được sử dụng như một tiêu chuẩn hỗ trợ. Các từ thuộc một lớp nào đó có thể đảm đương không phải một mà một số chức vụ cú pháp ở trong câu. Trong số các chức vụ cú pháp đó thường có một hoặc vài chức vụ nổi lên rõ hơn có tính chất tiêu biểu cho lớp từ đó. - 10 - - Danh từ thường làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ thường phải kết hợp với từ “là” (Ví dụ: Tôi là sinh viên.). - Động từ thường làm vị ngữ. Khi đóng vai trò chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chứ, hãy, đừng, chớ - Tính từ thường làm vị ngữ. Khi đóng vai trò chủ ngữ, tính từ mất khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, cứ, rất, lắm, quá 1.4. Kết quả phân loại Hệ thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai nhóm, bao gồm những từ loại sau đây: Nhóm 1: danh từ, động từ, tính từ; số từ; đại từ Nhóm 2: phụ từ (định từ, phó từ); kết từ; tiểu từ (trợ từ và tình thái từ) Trong khóa luận này, chúng tôi chỉ nghiên cứu trên ba lớp: danh từ, động từ, tính từ - ba từ loại cơ bản trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học. A. Danh từ Về ý nghĩa ngữ pháp, danh từ là thực từ có ý nghĩa thực thể (ý nghĩa chỉ “vật” hiểu rộng), được dùng làm tên gọi các “vật”. Về khả năng kết hợp, danh từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ lượng (Những, các ) ở trước, và các từ chỉ định (này, nọ ) ở sau nghĩa là có khả năng làm thành tố chính của cụm danh từ. Về chức vụ ngữ pháp, danh từ thường làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu. Đáng chú ý là danh từ tiếng Việt cũng có thể làm vị ngữ trong câu, không cần phụ từ. Khi làm vị ngữ thường cần có từ “là”. Danh từ là một lớp từ lớn và đa dạng về ý nghĩa, về khả năng kết hợp nên được phân thành nhiều lớp nhỏ theo những tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể: 1. Danh từ riêng và danh từ chung [...]... học sinh này, cuối cùng vẫn phải phân loại và tách vị từ ra thành động và tính từ để các em có thể dễ dàng hơn trong việc sử dụng từ; nhập để rồi lại tách thêm một lần gây khó cho học sinh lứa tuổi này 2 Việc dạy và học từ loại cơ bản ở Tiểu học 2.1 Nội dung dạy từ loại cơ bản ở Tiểu học Về từ loại, ở Tiểu học chỉ học các khái niệm danh từ, động từ, tính từ, danh từ riêng, danh từ chung, tính từ chỉ tính. .. điểm khó của môn học muốn trở nên dễ với học sinh thì giáo viên phải không ngừng bồi dưỡng kiến thức cho mình, đồng thời đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp và tạo được hứng thú học tập cho học sinh - 23 - Chương 2 KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ PHÂN BIỆT TỪ LOẠI CƠ BẢN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Để tìm hiểu về khả năng nhận diện và phân biệt từ loại của học sinh tiểu học, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo... các từ chỉ người, vật, hành động Lớp 3: Các em nhận biết được từ chỉ tính chất, nhận biết cách dùng một số cặp từ nối Lớp 4: Hình thành khái niệm sơ giản về danh từ, động từ, tính từ Lớp 5: Hình thành các khái niệm sơ giản về đại từ, quan hệ từ Các bài Luyện từ và câu đề cập đến cách phân loại các từ loại cơ bản Cách phân loại này dựa vào các tiêu chí: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và khả năng. .. loại cơ bản và những lỗi sai của học sinh - 25 - Với câu hỏi như vậy các em có thể đưa ra khái niệm danh từ, động từ, tính từ theo cách hiểu của mình, không nhất thiết phải nêu chính xác từng từ từng chữ như trong sách giáo khoa Thông qua việc chấm các phiếu bài tập của học sinh, thống kê và phân loại theo bảng, chúng tôi dễ dàng nhận thấy khả năng hiểu khái niệm từ loại cơ bản của học sinh tiểu học. .. hệ Có thực từ đi kèm C Tính từ Tính từ là những từ chỉ đặc điểm hay tính chất Giống như động từ, tính từ có khả năng kết hợp với các loại phụ từ So với động từ, tính từ dễ kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ hơn nhưng hầu như không kết hợp được với các phụ từ chỉ mệnh lệnh Khả năng này cũng có thể coi là khả năng làm thành tố chính của cụm tính từ Tính từ có khả năng đảm nhiệm chức năng của các thành... - Từ những lỗi sai của học sinh và những phân tích bảng số liệu cho thấy việc nắm bắt khái niệm cũng như vận dụng lí thuyết từ loại tính từ khó khăn đối với học sinh hơn từ loại danh từ và động từ Qua việc đa số học sinh chỉ tìm được một loại danh từ, động từ hoặc tính từ cho thấy các em cũng phân biệt được ba từ loại này với nhau, nhưng chỉ nhớ được một cách phiến diện: danh từ là sự vật, động từ. .. danh từ, động từ, tính từ Đa số học sinh khi lấy ví dụ chỉ lấy được một loại danh từ, động từ, tính từ Chẳng hạn, các em chỉ lấy được ví dụ về danh từ chỉ đơn vị (xăngtimét, đềximét, mét ), động từ chỉ hoạt động (chạy, nhảy, hát, học ), tính từ chỉ màu sắc (đỏ, xanh, vàng ) Một số học sinh lấy sai ví dụ tính từ do nhầm với danh từ Chẳng hạn, từ “màu xanh” thuộc từ loại danh từ nhưng học sinh cho là tính. .. sát Nhằm tìm hiểu khả năng nhận diện từ loại cơ bản trong một hệ thống các từ cho sẵn của học sinh, thấy được những lỗi học sinh mắc phải Qua đó nhận định về khả năng phân biệt từ loại cơ bản của các em 3.2 Các bước tiến hành điều tra 3.2.1 Phát phiếu bài tập Chúng tôi đưa ra hai phiếu bài tập cho học sinh xác định từ loại Một phiếu bao gồm hệ thống các từ đơn và một phiếu gồm hệ thống các từ ghép PHIẾU... định từ loại, hệ thống từ loại, các tiểu loại của từng từ loại và đặc biệt là sự chuyển di từ loại; vẫn có tư tưởng phân định từ loại của những năm 50 thế kỉ trước: phân định từ loại chủ yếu dựa vào ý nghĩa của từ loại Họ dễ xác định sai từ loại của các từ như: những suy nghĩ, niềm vui, sự đau khổ, rất Tây, người đàn bà thép Về phía học sinh cũng ít hứng thú học môn này do đây là một môn khó và khô... qua các phiếu bài tập Do thời gian nghiên cứu có hạn cũng nhưng phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát trên hai đối tượng học sinh lớp 4 và lớp 5 qua các mặt sau 1 Khả năng hiểu khái niệm từ loại cơ bản (trên phương diện lí thuyết) 1.1 Mục đích khảo sát Xem xét mức độ nắm lí thuyết về các từ loại cơ bản (danh từ, động từ, tính từ) của học sinh, chỉ ra những lỗi mà học sinh . về từ loại cơ bản và việc học từ loại cơ bản của học sinh tiểu học 1. Khái niệm về từ loại 2. Việc dạy và học từ loại cơ bản ở Tiểu học Chương 2: Khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại. cho học sinh, tôi mạnh dạn chọn và thực hiện đề tài Tìm hiểu khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại cơ bản (danh từ, động từ, tính từ) của học sinh tiểu học , với mong muốn được học. dạy và học từ loại cơ bản ở Tiểu học 2.1. Nội dung dạy từ loại cơ bản ở Tiểu học Về từ loại, ở Tiểu học chỉ học các khái niệm danh từ, động từ, tính từ, danh từ riêng, danh từ chung, tính từ

Ngày đăng: 17/07/2015, 07:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan