Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh

64 2.2K 26
Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *** NGUYỄN THỊ THUẤN NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TÁC PHẨM NGỒI KHÓC TRÊN CÂY CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên. Sự nhiệt tình đó giúp tôi hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghệ thuật trần thuật trong Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh”. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo. Đặc biệt là TS.Nguyễn Thị Kiều Anh – người trực tiếp hướng dẫn đã chỉ bảo tận tình, giúp tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả khoá luận Nguyễn Thị Thuấn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Khoá luận là kết quả nghiên cứu của người viết dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Kiều Anh. - Khoá luận không sao chép từ các tài liệu có sẵn. - Kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của bất cứ tác giả nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả khoá luận Nguyễn Thị Thuấn MỤC LỤC Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tượng và phạm vi đề tài nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Đóng góp của khoá luận 4 8. Bố cục của khoá luận 5 Nội dung 6 Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về trần thuật và hành trình sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh 6 1.1. Khái niệm trần thuật 6 1.1.1. Thuật ngữ 6 1.1.2. Vai trò của trần thuật đối với loại tác phẩm tự sự 8 1.2. Những yếu tố cơ bản của trần thuật 9 1.2.1. Người trần thuật và ngôi kể 9 1.2.1.1. Người trần thuật 9 1.2.1.2. Ngôi kể 11 1.2.2. Điểm nhìn trần thuật 12 1.2.3. Ngôn ngữ trần thuật 14 1.2.4. Giọng điệu trần thuật 16 1.3. Nguyễn Nhật Ánh và hành trình sáng tác cho thiếu nhi 18 1.3.1. Con người 18 1.3.2. Hành trình sáng tác VHTN của Nguyễn Nhật Ánh 20 Chƣơng 2: Điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh 26 2.1. Điểm nhìn gắn với ngôi kể 27 2.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn 34 2.2.1. Sự dịch chuyển điểm nhìn giữa tác giả với nhân vật 35 2.2.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn không gian, thời gian 37 Chƣơng 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh 43 3.1. Ngôn ngữ trần thuật 43 3.1.1. Ngôn ngữ người kể chuyện 43 3.1.1.1. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng 43 3.1.1.2. Ngôn ngữ trữ tình, đậm chất thơ 45 3.1.2. Ngôn ngữ nhân vật 46 3.1.2.1. Ngôn ngữ đối thoại 46 3.1.2.2. Ngôn ngữ độc thoại 48 3.2. Giọng điệu trần thuật 49 3.2.1. Giọng điệu trữ tình, ngọt ngào 49 3.2.2. Giọng điệu buồn bã, bi quan 52 3.2.3. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh 55 Kết luận 57 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi tác phẩm nghệ thuật được coi là một “đứa con tinh thần” của nhà văn. Trong quá trình sáng tác, nhà văn đã dồn hết tài năng và tâm huyết của mình để gia công, trau chuốt cho từng chi tiết trong tác phẩm. Trong đó, nghệ thuật trần thuật được coi là yếu tố quan trọng, là “sợi chỉ đỏ” dẫn đường để người đọc đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, giúp độc giả nắm bắt được quan niệm tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm mà tác giả gửi gắm. Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật được coi là “chiếc chìa khoá vàng” mở ra cánh cửa vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, thấy được sự sáng tạo tài tình của nhà văn. Đây cũng là một trong những yêu cầu đặt ra đối với người nghiên cứu và những người yêu thích văn chương. Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn được những độc giả nhỏ tuổi yêu thích bởi tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những tình cảm trong sáng, hồn nhiên của lứa tuổi mới lớn. Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng “Văn học trẻ hạng A”. Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh và báo tuổi trẻ, đồng thời được Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995). Năm 1998, ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất. Khối lượng tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh sáng tác lớn, đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết với bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam. Ngồi khóc trên cây là tác phẩm mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh xuất bản ngày 27 tháng 6 năm 2013, được lọt vào danh sách bán chạy nhất của nhiều kênh đặt mua trực tuyến. Truyện hấp dẫn người 2 đọc bởi những rắc rối nho nhỏ và hài hước trong cuộc sống tuổi teen, những rung động đầu đời, những tình cảm thiêng liêng, những kí ức tuổi thơ tươi đẹp nơi làng quê chân chất. Xuất phát từ những lí do trên, người viết chọn đề tài : “Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh”. Thực hiện đề tài này, người viết hi vọng sẽ có những đóng góp nhất định trong việc khẳng định giá trị trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. 2. Lịch sử vấn đề Những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là thành tựu không nhỏ đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Từ hai mươi năm trở lại đây, Nguyễn Nhật Ánh đã chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên, tuy nhiên những nghiên cứu về truyện của ông còn rải rác ở một số công trình như lời giới thiệu, lời nhận xét trên tạp chí và các luận văn tốt nghiệp đại học. Trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, phần lịch sử vấn đề này, người viết xin trích dẫn một số tài liệu tiêu biểu: Nhận xét về tác phẩm này, Hồng Loan trên trang Hongloan1103.blogspot.com đánh giá: “Khi đọc tác phẩm mới Ngồi khóc trên cây của anh, ta lại như ngược chuyến tàu thời gian trở về tuổi thơ gần thêm một chút, vẫn hồn nhiên trong trẻo như bao truyện khác của Nguyễn Nhật Ánh. Dường như truyện này có vẻ nhiều kịch tính hơn. Có những chỗ lúc đâù làm cho người đọc bi quan, tiếc nuối nhưng rồi lại được giải quyết một cách có hậu như một sự hoang đường trong cổ tích, có Bụt, có tiên hoá giải tất cả. Nó đem đến cho ta niềm tin khi mà hi vọng tưởng sắp lụi tàn”.Nhận xét này khẳng định phong cách văn chương của Nguyễn Nhật Ánh với lối viết hồn nhiên trong trẻo đã đưa người đọc về gần sân ga tuổi thơ. Đồng thời khẳng định sự mới mẻ của Ngồi khóc trên cây, tác phẩm mang nhiều éo le, kịch tính hơn các tác phẩm trước đó của nhà văn. 3 Trong lời giới thiệu sách trên trang web www.lazada.vn nhận định: “Có thể không ngoa khi nói rằng Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của tuổi mới lớn và là nhà văn thành công nhất khi khai thác đề tài hết sức thú vị này. Nhiều thế hệ độc giả Việt Nam đã lớn lên cùng những trang sách đầy mộng mơ, hồn nhiên, tươi vui của Nguyễn Nhật Ánh. Người đọc luôn yêu quý và thán phục ở ông chính là tâm hồn-một tâm hồn luôn tràn đầy năng lượng, hi vọng và không ngừng yêu thương cuộc đời, con người và tạo vật xung quanh mình. Tái ngộ độc giả với Ngồi khóc trên cây, Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục làm say mê không biết bao nhiêu độc giả mới lớn bằng một câu chuyện vừa quen vừa lạ và như thường lệ, luôn đong đầy cảm xúc trong sáng cùng với những nét vẽ minh hoạ ngộ nghĩnh, đáng yêu của Đỗ Hoàng Tường, nhà văn một lần nữa tặng đến người đọc một món quà quý giá, giúp người đọc tin tưởng rằng: điều tốt có thật và luôn tồn tại!”. Lời nhận xét này đã khẳng định giá trị của tác phẩm là đem lại niềm tin và hi vọng cho con người. Qua những ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy dù đứng dưới góc độ nào, các nhà nghiên cứu cũng đi đến khẳng định tài năng, sự độc đáo của nhà văn qua tác phẩm Ngồi khóc trên cây. Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đi trước, tác giả khoá luận mong muốn ở một mức độ nhất định sẽ lí giải cụ thể, hệ thống vấn đề “Nghệ thuật trần thuật trong Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh”. Qua đó người viết phần nào hiểu sâu hơn giá trị tác phẩm. 3. Mục đích nghiên cứu Khóa luận hướng tới khám phá cách thức trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh. Từ đó khẳng định thành công của nhà văn trong lối viết, trong cách dẫn chuyện và những đóng góp riêng của anh cho nền văn học thiếu nhi(VHTN) Việt Nam đương đại. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu hành trình sáng tác VHTN của Nguyễn Nhật Ánh - Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu “Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh”. - Phạm vi nghiên cứu Tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp loại hình. - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp hệ thống - Phương pháp phân tích tổng hợp 7. Đóng góp của khoá luận - Về mặt lí luận: Với khoá luận này, người viết sẽ làm rõ các vấn đề về nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh. Đồng thời khoá luận sẽ khẳng định thêm sự đúng đắn, tin cậy của con đường nghiên VHTN hiện đại. - Về mặt thực tiễn: với đề tài này, người viết mong muốn tìm hiểu những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh trong sự tìm tòi, khám phá, cách tân của VHTN Việt Nam hiện nay. Thông qua đó, góp phần khẳng định tài năng, vị trí của nhà văn trong nền văn học mới. Khoá luận cũng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc, chân thực về nhà văn tài năng này. 5 8. Bố cục khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về trần thuật và hành trình sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh Chương 2. Điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh [...]... đường viền cụ thể thì yếu tố trần thuật là chìa khoá mở ra những cánh cửa của tác phẩm Hơn nữa, qua thực tiễn của công việc sáng tạo nghệ thuật cho thấy: nghệ thuật trần thuật là một trong những căn cứ quan trọng để ánh giá bản lĩnh sáng tạo và phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ Ở những nghệ sĩ tài 8 năng, độc giả sẽ tìm thấy trong tác phẩm của họ nghệ thuật trần thuật luôn có sự tìm tòi sáng... phiên trượt điểm nhìn tạo ra sự đa dạng trong điểm nhìn Với sự thay đổi điểm nhìn, tác phẩm tạo nên những ô cửa sổ khác nhau nhìn vào thế giới nhằm đem lại sự phức điệu đa âm Tìm hiểu về nghệ thuật trần thuật trong Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi nhận thấy sự hấp dẫn trong nghệ thuật trần thuật của tác phẩm nằm ở những thể nghiệm, cách tân táo bạo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất... diện cơ bản của thi pháp thể loại trong giới hạn của khoá luận, người viết chỉ tập trung bàn về một vài yếu tố cơ bản của vấn đề trần thuật đó là: - Người trần thuật và ngôi kể - Điểm nhìn trần thuật - Ngôn ngữ trần thuật 1.2.1 Ngƣời trần thuật và ngôi kể 1.2.1.1 Ngƣời trần thuật “Người trần thuật hay “người kể chuyện” là vấn đề quan trọng, then chốt của tác phẩm tự sự Vì không có tác phẩm tự sự nào... yếu tố cơ bản của trần thuật như: người trần thuật và ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật Đó là những tiền đề cơ bản để 17 người viết tiến hành nghiên cứu cụ thể tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh 1.3 Nguyễn Nhật Ánh và hành trình sáng tác cho thiếu nhi 1.3.1 Con ngƣời Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7.5.1955 tại xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam... trần thuật của miêu tả, các chức năng của miêu tả giúp cho trần thuật được dựng lại, nghỉ ngơi hoặc chuẩn bị thúc đẩy trần thuật [10,49] Như vậy, nội hàm của khái niệm này bao quát một diện rất rộng Do đó, các yếu tố của nó cũng khá phong phú và phức tạp 1.1.2 Vai trò của trần thuật đối với loại tác phẩm tự sự Trong tác phẩm tự sự, trần thuật giữ một vai trò quan trọng tạo nên thế giới nghệ thuật của. .. đa dạng hơn cả Trong đó trần thuật là một yếu tố quan trọng không thể thiếu Có thể thấy vai trò của trần thuật trong tác phẩm tự sự được thể hiện cụ thể: trần thuật là yếu tố tạo nên diện mạo của một tác phẩm tự sự ở cả hai phương diện nội dung và hình thức Theo tác giả Trần Đăng Suyền: Trần thuật là một phương thức cơ bản của tự sự, một yếu tố quan trọng tạo nên hình thức của một tác phẩm văn học”... dịch chuyển điểm nhìn giúp tác phẩm hấp dẫn, độc đáo hơn Trong phạm vi chương 2, chúng tôi tiến hành tìm hiểu điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh ở hai phương diện: điểm nhìn gắn với ngôi kể và sự dịch chuyển điểm nhìn 2.1 Điểm nhìn gắn với ngôi kể Tác phẩm tự sự là sản phẩm tất yếu của người kể chuyện khi thực hiện hành vi kể chuyện Trong khi kể chuyện, người... TRẦN THUẬT TRONG TÁC PHẨM NGỒI KHÓC TRÊN CÂY CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH Điểm nhìn là một phạm trù quan trọng trong thi pháp học hiện đại Điểm nhìn là vị trí người kể hay nhà văn lựa chọn để quan sát, thâu tóm hiện thực được phản ánh trong tác phẩm, nó cũng là cơ sở để phân biệt người kể chuyện và tác giả Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và... LUẬN VỀ TRẦN THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 1.1 Khái niệm trần thuật 1.1.1 Thuật ngữ Trần thuật là phương thức đặc trưng quan trọng không thể thiếu đối với các tác phẩm tự sự Ngay từ đầu thế kỉ XX, trần thuật đã trở thành một trong những vấn đề lý thuyết tự sự học thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới Song, cho tới nay, ở Việt Nam và trên thế... cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả” Còn trong cuốn giáo trình Lí luận văn học, Trần Đình Sử lại cho rằng, trần thuật gồm 6 yếu tố cơ bản: “người kể chuyện; người trần thuật- vai trần thuật; điểm nhìn trần thuật; lược thuật; miêu tả chân dung và dựng cảnh; phân tích, bình luận; giọng điệu” [9,60] Tìm hiểu các yếu tố của trần thuật trong tác phẩm . sáng tác VHTN của Nguyễn Nhật Ánh - Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Nghệ thuật trần. tượng nghiên cứu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh . - Phạm vi nghiên cứu Tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh 6. Phƣơng pháp nghiên cứu. khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh 6 NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẦN

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan